Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Phật pháp và giáo dục - Kinh nghiệm của Hướng Đạo Thiên Nhiên

10/09/201519:47(Xem: 5214)
5. Phật pháp và giáo dục - Kinh nghiệm của Hướng Đạo Thiên Nhiên

 Phật pháp và giáo dục -

Kinh nghiệm của Hướng Đạo Thiên Nhiên

Georges Lançon

 

 

I . Nhìn chung về hội

1. Hướng Đạo Thiên Nhiên là gì ?

EDLN (HĐTN) là phong trào hướng đạo Pháp theo tinh thần Phật Giáo, được xây dựng trên 3 trụ cột giáo dục :

. Phong trào hướng đạo: Phong trào dựa lên những phương pháp hiện nay của phong trào hướng đạo nhằm tạo điều kiện phát triển thăng hoa cho trẻ em và thanh thiếu niên, giúp họ trưởng thành trong tinh thần là người công dân xây dựng hòa bình, dấn thân trong xã hội, có trách nhiệm với chính mình,  với người khác và với môi sinh. Phong trào đang chuẩn bị nối kết trở thành thành viên kết hợp của Liên Đoàn Hướng Đạo Pháp.

. Đạo Phật: Là nguồn cảm hứng tâm linh của phong trào. Thanh thiếu niên sẽ được hướng dẫn nhập môn tu tập thiền Tỉnh thức trong đường hướng phi tôn giáo và tu học thấm nhuần tinh thần bất bạo động. Chương trình tu tập tâm linh được đề nghị này kèm theo suốt hành trình phát triển tự nhiên của trẻ em và thanh thiếu niên. Nó trợ giúp các em trong công cuộc xây dựng nhân cách của mình, ứng xử với người và đúc kết kinh nghiệm bản thân.

. Môi sinh : Tôn trọng môi sinh là cơ sở của dự án giáo dục của hội, là nền tảng của mọi sinh hoạt được tổ chức: Đoàn sinh tập tôn trọng thiên nhiên và môi sinh. Ngày nay, hơn bao giờ hết, thiên nhiên là môi trường chủ yếu thu tập kinh nghiệm sống cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Hội Hướng Đạo Thiên Nhiên là một hội theo quy chế đạo luật 1901 phi lợi nhuận, được công nhận như một tổ chức cho Thanh thiếu niên và Giáo dục Quần chúng. Sinh hoạt của hội được khai báo tại Bộ Thanh Niên và Thể thao. Điều lệ và nội quy của hội được giới thiệu trên trạm www.edln.org.

2. Hoạt động của hội được tổ chức như thế nào?

Hàng năm, từ tháng Chín đến tháng Sáu, các liên đoàn của mỗi địa phương tổ chức sinh hoạt ngoài trời  theo nhịp độ một tháng một lần. Những sinh hoạt này có thể là sinh hoạt một ngày hay sinh hoạt cuối tuần.

Các trại hướng đạo được tổ chức vào mùa hè hay đôi khi vào dịp nghỉ lễ toussaint, mở rộng đón nhận mọi người, là một phương tiện rất tốt để giới thiệu phong trào. Trại hè cũng là mục tiêu cuối năm cho các thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt trong các liên đoàn địa phương.

Thanh thiếu niên được sắp xếp theo 4 lứa tuổi:

- 8-11 tuổi : Voyageurs (Ấu sinh/ chemise xanh dương)

- 11-14 tuổi: Vaillants (Thiếu sinh/ Chemise xanh lá cây)

- 14-17 tuổi: Pionniers (Kha sinh/chemise đỏ)

- 17-19 tuổi: Compagnons (Tráng sinh/chemise màu beige)

Thanh thiếu niên của mỗi lứa tuổi (còn gọi là "ngành" ) mặc đồng phục hướng đạo như sau : chemise theo màu của ngành mình, và khăn quàng theo màu chung cho mọi ngành

3. Phong trào đã được thành lập từ bao giờ ?

Đại hội thành lập đã được tổ chức vào tháng Décembre năm 2007. Trại đầu tiên được tổ chức trong dịp hè 2008. Từ đó đến nay, hội phát triền đều đặn , các liên đoàn địa phương được thành lập trên toàn nước Pháp, các trại hướng đạo liên tiếp được tổ chức vào dịp hè và dịp nghỉ lễ Toussaint.

Chương trình giáo dục được cải tiến hàng năm qua kinh nghiệm kết thu được, qua những đúc kết hoạt động các nơi. Chương trình do Ban giáo dục của hội soạn thảo.

4. Hội có bao nhiêu thành viên ?

Hiện nay, hội quy tụ hơn 700 thành viên trên toàn nước Pháp.

Hội sinh hoạt nhờ sự góp sức tại các địa phương của khoảng sáu mươi người thiện nguyện, 2 người có lương bổng và những người tự nguyện theo chế độ nghĩa vụ công dân.

Hội được điều hành bởi một hội đồng 14 người , do hội viên bầu ra trong đại hội.

5. Khối lượng sinh hoạt của hội như thế nào?

Hội gồm:

Tám liên đoàn đang sinh hoạt tại các địa phương Annecy/Chambéry, Grenoble, Lyon, Montpellier, Nice, Paris, Polynésie-Française

Hai liên đoàn đang thành lập tại Marseille và Lille

Hội đã tổ chức sáu trại hè trong năm 2014, cộng một trại nhân dịp nghỉ lễ Toussaint, và sẽ tiếp tục tổ chức chín trại nữa vào năm 2015.

6. Liên hệ của hội với các cộng đồng Phật tử.

Hội Hướng Đạo Thiên nhiên là một tổ chức nền tảng chung được xây dựng cho tất cả mọi cộng đồng Phật tử trên đất Pháp.

 Mỗi cộng đồng có thể tùy ý tự tạo ra một liên đoàn hướng đạo địa phương của mình và từ đó tiếp nhận những hỗ trợ về vật chất, về kinh nghiệm và về tác động hoạt náo của hội.

Vì phong trào Phật giáo tại Pháp không đông và rất phân tán, chúng tôi nghĩ rằng tổ chức nền tảng chung này phải vượt lên trên mọi hình thức tu học tông phái.

Do đó, Hội Hướng Đạo Thiên Nhiên không tổ chức giảng dạy giáo lý, vốn đã được mỗi cộng đồng tự lo liệu, mà chỉ xây dựng phương hướng giáo dục của mình trên những giá trị tinh thần và phương pháp gần lời Phật dạy như thiền Tỉnh thức và phát triển định tâm .

 

II . Phong trào hướng đạo, đạo Phật và Phong trào tôn trọng môi sinh

7. Đâu là lợi ích của con đường hướng đạo?

. Học và phát triển tâm trí qua trò chơi và hành động, thu tập thật nhiều kinh nghiệm sống

. Học một lối sống thể hiện lòng tự trọng chính mình, lòng tôn trọng người khác và tôn trọng môi sinh

. Học tinh thần tự lập, tự xây dựng con đường sống cho chính mình

. Biết trở về một đời sống thanh bần, nhất là qua kinh nghiệm sống với thiên nhiên

. Tạo tình thần trách nhiệm cho thanh thiếu niên qua các trò chơi

. Giúp cho thanh thiếu niên khôn lớn lên với tinh thần là công dân có trách nhiệm, dấn thân vào các hoạt động tương thân tương trợ.

. Mở rộng tầm nhìn ra bốn phương, khám phá và đón tiếp những nguồn văn hóa đa dạng cùng những tư tưởng đến từ mọi nơi.

8. Phương pháp hướng đạo vận hành như thế nào ?

Phương pháp hướng đạo được xây dựng trên 7 yếu tố cơ bản:

. Đạo đức và tuyên hứa: lựa chọn những nguyên tắc sống lành mạnh cho mình và cho người khác.

. Tự luyện qua hành động: Kết thu những khả năng và hiểu biết có ích cho đời bằng cách thể hiện chúng.

. Sống tập thể: sống phiêu lưu , xây dựng đề án trong một tập thể thanh thiếu niên cùng lứa tuổi, tạo dựng một nền dân chủ theo hình ảnh một nước tiểu cộng hòa của thanh thiếu niên.

. Bối cảnh biểu tượng: Là một "nhà thám hiểm", một người hướng đạo đi khám phá chính mình, tìm hiểu người khác và khám phá thế giới.

. Sống với thiên nhiên: đi cắm trại trong thiên nhiên, học cách sống với đất và tôn trọng đất.

. Thăng hoa cá nhân: thu tập những khả năng mới, tự định cho mình những mục tiêu cần đạt tới, và lựa chọn những phương thức giúp mình tới đích.

. Giáo dục qua tương quan liên hệ: xây dựng với những người trẻ một mối giây liên hệ dựa trên tinh thần biết nghe, biết tôn trọng và biết tin tưởng.

Chính sự kết hợp tất cả những yếu tố này là đặc điểm, là tính mạch lạc, là sức mạnh của phương pháp hướng đạo.

 

9. Đâu là những mối giây liên hệ giữa phong trào hướng đạo và đạo Phật ?

Với phong trào hướng đạo của chúng tôi, sự khai triển tâm linh được giới thiệu trong tinh thần phi tôn giáo, không dính mắc vào bất cứ một khái niệm hay giáo điều nào.

Phong trào Hướng Đạo Thiên nhiên bắt nguồn tâm linh từ cốt tủy của đạo Phật, nương theo phương pháp tu tập "Tỉnh thức": luôn luôn sống với hiện tại trong mọi tình huống. Phương pháp này cho ta ý thức được rằng các đức tính từ bi , giác ngộ , có sẵn trong tâm mỗi người. Theo chúng tôi, cốt tủy cần thiết của việc học hỏi là học cách khám phá và móc nối với những tiềm năng của chính mình để khai triển chúng, thăng hoa chúng trên mọi mặt của cuộc sống mình.

Phong trào hướng đạo và đạo Phật , như vậy, có cùng một đề án: khai triển những tiềm năng mà mỗi người có sẵn trong chính mình. Lời Phật dạy cho ta một tầm nhìn toàn diện về đời sống con người, đặt con người trong một tổng thể liên tục không đứt quãng và tương quan tương duyên với thiên nhiên theo nghĩa rộng nhất bao gồm con người và vạn vật phi nhân cách. Phong trào hướng đạo, hòa mình trong thiên nhiên, cố tìm lại tính đồng nhất, tính bổ túc của sợi giây gắn bó mình với mọi loài hữu tình.

Các phương pháp được dùng có cùng những đặc tính như sau:

. Phát triển những đức tính như: bao dung, kiên nhẫn, nghị lực, kỷ luật, định tâm;

. Tìm hiểu bản tính của mình theo tinh thần socrate "tự tìm hiểu được chính mình là hiểu được thiên nhiên và lẽ trời ".

. Chú tâm đến tính tương hợp, cảm thông lẽ tương quan, cuộc đời là một mạng lưới chằng chịt gắn bó chặt chẽ mọi người chúng ta với nhau.

. Khơi động mối giây gắn bó mình với thiên nhiên, cảm nhận rằng thiên nhiên là bản thể của ta, và chúng ta chỉ khác biệt với thế giới bao quanh qua hình dạng được giả hợp trong hành trình sống này.

. Thẩm thấu thực tại qua kinh nghiệm trực tiếp.

 

10. Đâu là những khác biệt đối với những phong trào hướng đạo khác ?

Chúng tôi không sáng chế ra một phong trào hướng đạo mới. Phương pháp giáo dục của phong trào Hướng Đạo Thiên Nhiên bắt nguồn từ phương pháp hướng đạo, đã qua một thế kỷ thử thách, ngày nay đang dìu dắt khoảng 30 triệu hướng đạo sinh trong 216 nước. Chúng tôi sống đời sống hướng đạo như mọi hướng đạo sinh, với các trại giữa thiên nhiên, với những cuộc phiêu lưu bản đồ và địa bàn trong tay, với lửa trại, với một lối sống dân chủ thanh thiếu niên qua hình thức tổ chức hội đồng chỉ đạo.

Về khác biệt, đề án giáo dục của chúng tôi xây dựng trên ba trụ cột, được ghi rõ trong chương trình giáo dục các ngành và qua những đường hướng chủ đạo của các nguyên tắc tâm linh.

. Trưởng thành với tâm hồn hướng đạo (Phong trào hướng đạo)

. Khám phá bản thân mình (Đạo Phật)

. Bảo vệ, tôn trọng môi sinh cùng chúng sinh (Bảo vệ môi sinh)

11. Phương pháp giáo dục về bảo vệ môi sinh của phong trào ra sao ?

Chúng tôi giới thiệu cho trẻ em và thanh thiếu niên tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên , cắm trại trong thiên nhiên với lòng tôn trọng. Với thái độ kính trọng, thân cận và biết ơn tất cả mọi hình thức sinh tồn , mỗi người sẽ từ từ cảm nhận rằng giữa ta và thiên nhiên không có gì thực sự chia cắt: tôi sống trong thiên nhiên, và thiên nhiên nằm trong tôi.

Phong trào hướng đạo là một thứ "trường học ngoài trường học" tại đó mỗi thanh thiếu niên tìm học tính thanh bần trong hạnh phúc và tính giản dị. Chúng tôi đề nghị cùng thanh thiếu niên bắt lại mối giây cơ bản nối ta với quả đất: quả đất là mẹ nuôi của chúng ta. Chúng ta học tôn trọng quả đất và tôn trọng thân thể ta bằng cách dùng những thức ăn lành mạnh, được trồng trọt nuôi dưỡng tại nơi mình trú ngụ với phương pháp nông nghiệp tự nhiên tránh dựa lên hóa chất, kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đây là "đất màu" từ đó tinh thần bảo vệ môi sinh sẽ tự nhiên nảy mầm.

 

III. Đối đáp với gia đình đoàn sinh

12. Vì sao ghi tên cho con em vào phong trào?

. Vì sinh hoạt được đề nghị vui tươi, hoạt náo, trong tinh thần bảo đảm an ninh vật chất cũng như tinh thần của mỗi trẻ em

. Vì thanh thiếu niên sẽ khai phá những sở năng mà có lẽ sẽ không bao giờ tìm ra trong bối cảnh khác.

. Vì chúng tôi đặc biệt chú tâm tiếp đón và hội nhập những trẻ mới ghi tên.

. Vì phong cách bảo vệ môi sinh là cốt tủy của phong trào (thức ăn lành mạnh, v.v...)

Vì đề án của chúng tôi có một không hai. Chúng tôi nghĩ rằng giáo dục sống bất bạo động, tập tôn trọng thân tâm mình, là phương cách chủ yếu để con em chúng ta, những con người trưởng thành của ngày mai, sẽ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, công bình hơn.

Vì mỗi khi các trẻ em tham gia một trại trở về nhà, chúng trở nên chín chắn hơn, chúng đã qua một cuộc phiêu lưu tươi đẹp, và về nhà bình thản an lành. 

Vị mọi người ai cũng cần, trong công cuộc vun đắp đời sống cá nhân mình, sống những giây phút vui tươi giữa thiên nhiên, xa rời vật dụng máy móc bao quanh ta trong đời sống hàng ngày.

13. Hội có đón nhận không phân biệt mọi người không ?

Chúng tôi tiếp nhận không phân biệt mọi trẻ em từ tám tuổi trở lên. Những người đã trưởng thành, đồng ý với đề án giáo dục của phong trào, có thể tham gia hội và nếu muốn gia nhập các nhóm thiện nguyện.

14. Trẻ em được tiếp nhận từ mấy tuổi ? và có được sinh hoạt chung với những trẻ em cùng lứa tuổi ?

Trẻ em được tiếp nhận bắt đầu từ 7 tuổi, với điều kiện được 8 tuổi cùng năm đó. Chúng sẽ được phân phối theo các "ngành" tùy lứa tuổi.

- Ngành Voyageurs (Ấu sinh) tiếp nhận lứa tuổi 8-11

- Ngành Vaillants (Thiếu sinh) tiếp nhận lứa tuổi 11-14.

- Ngành Pionners (Kha sinh) tiếp nhận lứa tuổi 14-17.

- Bắt đầu từ 17 tuổi, các thanh thiếu niên có thể tự nguyện trở thành hoạt náo viên sau khi thi bằng BAFA (brevet d’aptitude aux fonctions d'animateur), hay tổ chức với những bạn cùng lứa tuổi một "đề án tráng đoàn"

15. Con tôi có thể thử nghiệm tham gia một buổi sinh hoạt ngoài trời  ?

Dĩ nhiên là được  Trẻ em có thể thử nghiệm tham gia một buổi sinh hoạt ngoài trời. Quý vị cha mẹ phải điền một phiếu sức khoẻ, và sau buổi sinh hoạt,  có thể quyết định ghi tên con em cho cả năm.

16. Làm sao ghi tên cho con tôi ?

Việc ghi tên tham gia sinh hoạt cho cả năm sẽ do các người trách nhiệm của liên đoàn địa phương giải quyết. Tên tuổi và địa chỉ liên lạc của những người này được giới thiệu trên mạng lưới của  EDLN (www.edln.org). Người trách nhiệm của liên đoàn địa phương sẽ gửi đến quý vị thời biểu và các sinh hoạt dự tính trong năm

Quý vị có thể trực tiếp ghi tên tham gia các trại hè qua mạng lưới của EDLN, bắt đầu từ thời điểm mùa xuân, và sẽ phải trả trước một phần tiền để hợp thức hóa.

17. Phí tổn ra sao  ?

Phải ghi tên vào hội mới được tham gia sinh hoạt. Ghi tên, cùng lúc, cũng là đóng bảo hiểm cho trẻ em. Niên liễm là 40 Euros một người     ( và 20 Euros cho mỗi người ghi tên thêm trong gia đình)

Khi ghi tên trẻ em phải mua một bộ đồng phục: giá một áo chemise là 30 Euros và khăn quàng là 10 Euros.

Các đoàn sinh phải đóng một số tiền tham gia chi phí cho mỗi sinh hoạt ngoài trời. Tiền đóng góp cho trại hè bao gồm vật dụng cần thiết, ăn, ngủ, cùng chi phí những sinh hoạt được đề nghị. Số tiền đóng góp ước chừng 250 Euros cho 8 ngày (8-11 tuổi) và 380 Euros cho 14 ngày (Từ 12 tuổi trở lên).

Những gia đình gặp khó khăn tài chính có thể được quỹ tương trợ phụ gíup.

 

18. Ai hướng dẫn sinh hoạt và tổ chức như thế nào? Các sinh hoạt có được khai báo và bảo hiểm không ?

Các sinh hoạt được tổ chức trong bối cảnh luật pháp hiện hành. Tất cả được khai báo tại Directions Départementales de la Cohésion Socíle (DDCS) là cơ quan nhà nước bảo vệ trẻ em vị thành niên. Các sinh hoạt được cơ quan này kiểm soát hàng năm , và có đóng bảo hiểm.

Sinh hoạt được hướng dẫn bởi những người tự nguyện trẻ đã trường thành , với tỷ số định theo luật pháp của những người có bằng hoạt náo (BAFA và BAFD). Những người này được đào tạo về phương pháp giáo dục của phong trào.

19. Con tôi mắc bận tham gia một lễ sinh nhật, một buổi đấu nhu đạo hay một việc khác đúng vào một buổi sinh hoạt ngoài trời hay sinh hoạt cuối tuần, nó có thể tham gia giữa chừng không

  Chúng tôi cố gắng tránh một thứ "Hướng đạo tùy tiện". Đều đặn là một yếu tố quan trọng trong đời sống tập thể. Mọi người nên cùng nhau khởi đầu và cùng nhau chấm dứt các sinh hoạt. Tuy nhiên, vẫn có thể có những ngoại lệ nếu được sự đồng ý của các trưởng hướng đạo trách nhiệm đoàn.

IV. Đến với chúng tôi

20. Làm sao tham gia phong trào với tư cách thiện nguyện ?

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có chỗ đứng trong phong trào hướng đạo. Nếu dự án của chúng tôi hợp với quý vị , xin cứ liên lạc thẳng với một liên đoàn địa phương gần chỗ ở của quý vị, hay qua trung gian mạng lưới internet của chúng tôi.

Phong trào hướng đạo là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời cần được chia xẻ cùng mọi người! Hãy đến với chúng tôi !

21. Làm sao tổ chức nối kết với phong trào EDLN ?

Vì giáo dục là một việc quá quan trọng, vì những thách thức sắp tới của thế kỷ XXI cũng không kém, chúng tôi mong muốn kết nối sáng kiến của chúng tôi với mọi người cùng chung những giá trị tinh thần. Quý vị có thể là một cơ quan, một xí nghiệp, một hội, hay một công dân đơn độc, quý vị có thể ủng hộ phong trào bằng cách khai triển cùng phong trào những đề án cộng tác. Xin liên lạc với những người trách nhiệm địa phương hay với ban điều hành quốc gia của hội.

22. Tạo ra một liên đoàn địa phương

Tạo ra một liên đoàn địa phương là một đề án cần đi theo một phương pháp đặc biệt và một sự hỗ trợ rất tích cực lúc khởi đầu. Do đó, muốn làm việc này, phải liên hệ với ban thư ký của phong trào để định chung những thể thức hỗ trợ khi cần thiết.

 

 

***

Dharma et éducation -

Expérience des Eclaireurs De La Nature

Georges Lançon

 

 

I. Généralités sur l’association

1. Que sont les EDLN ?

C’est le mouvement scout français d’inspiration bouddhiste, bâti autour des 3 piliers éducatifs que sont :Georges LANÇON

. Le scoutisme : le mouvement se base sur les méthodes actuelles du scoutisme, dont l’objectif est d’aider à s’épanouir des enfants et des jeunes, et de leur permettre de grandir en tant que citoyens artisans de paix, engagés dans la société, responsables envers eux-mêmes, les autres et l’environnement. Le mouvement est en cours de rattachement en tant que membre associé à la Fédération du Scoutisme Français.

. Le bouddhisme : c’est l’inspiration spirituelle du mouvement, une introduction à la pratique de la Pleine Conscience proposées aux jeunes de façon laïque et une éducation à la non-violence. Cette proposition spirituelle suit la progression naturelle des enfants et adolescents tout au long de leur parcours. Elle les accompagne dans la construction de leur personnalité, dans l’ouverture à l’autre et dans la compréhension de leur propre expérience.

. L’écologie : la conviction écologique est à la base du projet éducatif de l’association, c’est la trame de fond de toutes les actions menées : nous apprenons à respecter la nature et l’environnement. De nos jours, la nature représente plus que jamais pour les enfants et les jeunes un champ essentiel d’expérience de la vie.

Les EDLN sont une association loi 1901 à but non-lucratif, agréée au titre de la Jeunesse et de l’Education Populaire, dont les activités sont déclarées auprès du ministère de la Jeunesse et des Sports. Les statuts et le règlement intérieur de l’association sont consultables sur le site internet www.edln.org.

2. Comment sont organisées les activités?

Toute l’année de septembre à juin, les activités sont organisées dans les groupes locaux, à raison d’une sortie par mois. Ces sorties peuvent être des journées ou parfois des week-ends.

Les camps scouts ont lieu pendant l’été et parfois pendant les vacances de la Toussaint. Ouverts à tous, ils constituent une excellente introduction pour découvrir le mouvement. Pour les jeunes qui ont participé toute l’année aux activités de leur groupe local, les camps d’été sont l’aboutissement de l’année.

Les jeunes sont répartis en 4 tranches d’âge:

- 8-11 ans : les Voyageurs (chemise bleue)

- 11-14 ans : les Vaillants (chemise verte)

- 14-17 ans : les Pionniers (chemise rouge)

- 17-19 ans : les Compagnons (chemise beige)

Les enfants de chaque tranche d’âge (appelée “branche”) portent la tenue scoute : une chemise aux couleurs de la branche, et un foulard scout identique à tous les membres du mouvement.

3. Depuis quand existe le mouvement ?

L’assemblée constituante a eu lieu en décembre 2007. Un premier camp a été organisé pendant l’été 2008. Depuis cette date, l’association s’est développée chaque année, en ouvrant des groupes locaux sur le territoire français et en multipliant les camps scouts pendant l’été et les vacances de la Toussaint.

Le programme pédagogique évolue chaque année en fonction des expériences et retours du terrain. Il est construit par la commission pédagogique de l’association.

4. Combien de membres / d’adhérents ?

L’association touche un peu plus de 700 membres présents sur l’ensemble du territoire français.

L’association fonctionne grâce à l’engagement sur le terrain d’une soixantaine d’adultes bénévoles, avec le soutien de 2 salariés et de volontaires en service civique.

L’association est dirigée par les 14 membres de son conseil d’administration élus parmi les adhérents en assemblée générale.

5. Quel volume d’activités ?

L’association compte :

. huit groupes locaux actifs : Annecy/Chambéry, Grenoble, Lyon, Montpellier, Nice, Paris, Polynésie-Française

. deux groupes en cours de constitution : Marseille et Lille

Elle a organisé six camps d’été en 2014, plus un camp pendant les vacances de la Toussaint, et en organisera neuf en 2015.

6. Le lien avec les communautés bouddhistes

Les Eclaireurs de la Nature ont été conçus comme une plateforme à disposition de toutes les communautés bouddhistes présentes sur le territoire français.

Chaque communauté si elle le souhaite peut développer en son sein pour ses membres un groupe local de scoutisme et de ce fait bénéficier du support logistique, des savoir-faire  et de l’animation du mouvement.

Compte tenu de la faiblesse et de l’émiettement des effectifs bouddhiste en France, il nous a semblé important que cette plateforme puisse être au-delà des formes culturelles et cultuelles des différentes origines.

Ainsi les Eclaireurs de la Nature ne développement pas d’enseignement à proprement parler, ce que font de leur côté les communautés, mais proposent d’assoir sa pédagogie sur des valeurs et des méthodes proches de l’enseignement de Bouddha comme la pleine conscience et le développement de l’attention.

II. Scoutisme, bouddhisme et écologie

7. Quel est l’intérêt du scoutisme ?

. Apprendre et grandir par le jeu et l’action, faire de nombreuses expériences de vie

. Apprendre une manière de vivre respectueuse de soi-même, des autres et de l’environnement

. Apprendre à chercher son propre chemin, à construire ses propres choix de vie

. Savoir revenir à l’essentiel, notamment lors d’expériences de vie dans la nature

. Responsabiliser les jeunes dans un contexte ludique

. Les aider à grandir en tant que citoyens actifs, investis dans l’entraide et la solidarité

. Découvrir le monde, la diversité de cultures et des opinions

8. Comment fonctionne la méthode scoute?

La méthode scoute est construite autour de 7 éléments fondamentaux :

. L’éthique et la promesse : faire le choix de respecter des principes de vie sains pour soi et les autres.

. L’auto-éducation par l’action : acquérir des compétences et savoir-faire utiles pour la vie, en les mettant en pratique.

. La vie en équipe : vivre des aventures et des projets au sein d’une équipe de jeunes de même âge, construire une démocratie à l’image d’une mini-république de jeunes.

. Le cadre symbolique : être un “explorateur”, un éclaireur qui part à la découverte de soi-même, des autres et du monde.

. La vie dans la nature : partir camper dans la nature, apprendre à habiter respectueusement la planète.

. La progression personnelle : acquérir de nouvelles compétences, se fixer des objectifs de progression, et choisir des activités permettant de les atteindre.

. La relation éducative : entretenir avec les jeunes une relation basée sur l’écoute, la considération et la confiance.

C’est l’association de ses éléments qui fait la spécificité, la cohérence et la force de la méthode scoute.

9. Quels sont les liens entre le scoutisme et le bouddhisme ?

Dans notre scoutisme, le développement spirituel est proposé de façon laïque. Il n’est jamais lié à l’apprentissage de concepts ou de dogmes.

Le mouvement des EDLN puise sa source spirituelle au cœur du bouddhisme, en s’inspirant de la pratique de la « Pleine Conscience » : apprendre à être présent dans toute situation. Cette méthode nous permet de réaliser que toutes les qualités de bonté et de sagesse sont au cœur de chacun. Pour nous, l’éducation essentielle commence par apprendre à découvrir et à se connecter à ses propres ressources afin de pouvoir les faire rayonner dans tous les aspects de sa vie.

Scoutisme et bouddhisme possèdent ainsi une proposition commune : révéler les richesses que chaque personne possède naturellement en elle-même. L’enseignement du Bouddha offre une perspective holistique de la vie, met l’homme dans une continuité et une interdépendance avec la nature au sens le plus large des humains et non humains. Le scoutisme en s’immergeant dans la nature cherche à retrouver ce sens de l’unité, de la complétude, du lien qui unit notre vie à celle de tous les êtres vivants. 

Les méthodes utilisées ont ceci de commun:

. La recherche des qualités que sont : la générosité, la patience, l’énergie, la discipline, l’attention ;

. La recherche de la connaissance de soi au sens socratique « connais-toi toi-même et tu connaîtras la nature et les dieux »

. L’intérêt pour la coopération, la compréhension de l’interrelation, la vie est une toile dans laquelle nous sommes tous liés,

. L’activation du lien qui nous unit avec la nature, la compréhension que la nature c’est notre nature, que nous ne sommes différents du monde qui nous environne que dans la forme qui nous a été allouée pour le voyage,

. La compréhension par l'expérience directe de ce qui est, 

10. Quelles sont les différences avec les autres mouvements de scoutisme ?

Nous ne réinventons pas le scoutisme. La pédagogie des EDLN est basée sur la méthode scoute, qui a fait ses preuves depuis plus d’un siècle, et accompagne aujourd’hui quelque 30 millions de scouts répartis dans 216 pays. Nous vivons donc, comme tous les scouts, des expériences campées en pleine nature, des explorations avec une carte et une boussole, des feux de camp en tribu, une démocratie de jeunes par le jeu des conseils...

Pour ce qui nous distingue, notre projet éducatif est construit autour des trois piliers du mouvement pour s’adapter à la spécificité de l’association. Cette pédagogie est détaillée dans les propositions de branches du mouvement et les lignes directrices des principes spirituels.

. Grandir comme un éclaireur dans le monde (scoutisme)

. Explorer sa propre nature (bouddhisme)

. Protéger la nature, respecter l’environnement et le vivant (écologie).

11. Quelle est la démarche d’éducation à l’écologie du mouvement ?

Nous proposons aux enfants et aux jeunes de découvrir la beauté de la nature et d’y camper de manière respectueuse. Par cette attitude de respect, de proximité et de gratitude vis-à-vis de la vie sous toutes ses formes, chacun est amené à réaliser progressivement qu’il n’y a pas de séparation réelle : je suis dans la nature, et la nature fait partie de moi.

Le scoutisme est une "école buissonnière" où chaque jeune apprend les vertus de la sobriété heureuse et de la simplicité.  Nous proposons aux jeunes de redécouvrir un lien fondamental qui nous relie à la Terre : elle est notre mère nourricière. Nous apprenons ainsi à respecter la terre et notre corps en goûtant des aliments sains, le plus souvent possible issus d’une agriculture locale et biologique, fruits d’une harmonie constructive entre la nature et l’humain. C’est pour nous le "terreau" dans lequel une conscience écologique germe naturellement.

III. Communication avec les parents

12. Pourquoi j’inscrirai mon enfant chez vous ?

. Parce que les activités proposées sont ludiques, pleines de joie, et vécues dans le respect de la sécurité physique et affective de chaque enfant.

. Parce que les jeunes y découvriront plein de compétences utiles pour leur vie, qu’ils n’auraient peut-être pas découvert par ailleurs.

. Parce que nous avons une attention particulière à l’accueil et à l’intégration des nouveaux.

. Parce que la démarche écologique est au cœur du mouvement (nourriture saine, etc.).

. Parce que notre programme est unique. Nous estimons que l’éducation à l’action non-violente, au respect de soi-même et de ses émotions ont un rôle central à jouer pour que nos enfants, les adultes de demain, puissent construire un monde meilleur et plus juste.

. Parce qu’à chaque fois que les enfants reviennent d’un camp, ils ont grandi en maturité, ils ont vécu une très belle aventure et reviennent sereins.

. Parce que toute personne a besoin, dans sa construction personnelle, de vivre des moments de joie en pleine nature, loin de la technologie que nous utilisons au quotidien.

13. L’association est-elle ouverte à tous ?

Nous accueillons tous les enfants de huit ans et plus, sans aucune distinction. De même, tous les adultes en accord avec le projet éducatif du mouvement peuvent intégrer l’association et s’ils le souhaitent, prendre une place au sein des équipes bénévoles.

14. Mon enfant a tel âge... pouvez-vous l’accueillir ? Sera-t-il avec des enfants de son âge ?

Les enfants sont accueillis à partir de 7 ans, à condition qu’ils fêtent leurs 8 ans dans l’année en cours. Ils sont répartis avec d’autres enfants du même âge, par “branches” :

- La branche des Voyageurs accueille les 8-11 ans

- La branche des Vaillants accueille les 11-14 ans

- La branche des Pionniers accueille les 14-17 ans

- A partir de 17 ans, les jeunes peuvent décider de s’engager bénévolement dans l’animation, en passant leur BAFA (brevet d’aptitude aux fonctions d’animateur), ou bien monter un “projet Compagnons” avec d’autres jeunes du même âge.

15. Mon enfant voudrait essayer une sortie. C’est possible ?

Bien sûr ! Il peut essayer une sortie, vous remplirez une fiche sanitaire et vous pourrez décider à la fin de la première sortie de l’inscrire pour l’année.

16. Comment inscrire mon enfant ?

Pour les activités à l’année, les inscriptions sont traitées par les responsables des groupes locaux, dont les coordonnées sont accessibles sur le site internet des EDLN (www.edln.org). Le responsable de votre groupe local vous transmettra le calendrier de l’année et les activités prévues.

Pour les camps d’été, les inscriptions se font directement en ligne par le site internet des EDLN, à partir du printemps. Un acompte est demandé pour finaliser l’inscription.

17. Combien ça coûte ?

L’adhésion à l’association est obligatoire pour participer aux activités. Elle garantit l’assurance de votre enfant. Le montant de l’adhésion est de 40,00 €, valable un an (et 20,00 € pour chaque adhérent supplémentaire issu du même foyer).

L’achat de la tenue scoute est nécessaire : 30,00 € pour la chemise, 10,00 € pour le foulard.

Une participation vous sera demandée à chaque sortie pour couvrir les frais. La participation aux camps d’été comprend le matériel, la pension complète et l’ensemble des activités proposées. Cette participation est estimée à environ 250,00 € pour 8 jours (8-11 ans) et 380,00 € pour 14 jours (à partir de 12 ans).

Les familles en difficulté financière peuvent bénéficier d’une caisse de solidarité.

18. Comment et par qui sont encadrées les activités? Sont-elles déclarées et assurées?

Les activités sont organisées dans le cadre de la législation en vigueur.  Elles sont toutes déclarées auprès des Directions Départementales de la Cohésion Sociale (DDCS), en charge de la protection des mineurs. Elles sont contrôlées chaque année par leurs services. Elles sont couvertes par l’assurance de l’association.

Les activités sont encadrées par des jeunes adultes bénévoles suivant le quota obligatoire d’animateurs qualifiés (BAFA et BAFD). Ceux-ci sont formés aux méthodes pédagogiques du mouvement.

19. Mon enfant a un anniversaire, une compétition de judo ou un autre empêchement, en plein milieu du week-end / de la sortie, est-ce qu’il peut arriver au cours de la journée ?

Dans la mesure du possible, nous essayons d’éviter le « scoutisme à la carte ». La régularité est un élément important de la vie du groupe. Il est nécessaire que tout le monde commence les activités ensemble et les termine ensemble. Mais bien évidemment, des exceptions peuvent être possibles en accord avec les chefs scouts.

IV. Nous rejoindre

20. Comment puis-je vous rejoindre en tant que bénévole ?

Il y a une place pour tous dans le scoutisme, quel que soit votre âge. Si notre projet vous intéresse, n’hésitez pas à vous signaler auprès d’un groupe local à proximité, ou via notre site internet.

Le scoutisme est une aventure formidable à partager ! Rejoignez-nous !

21. Comment créer un partenariat avec les EDLN ?

Parce que l’éducation est si importante, et que les enjeux qui attendent le XXIème siècle ne le sont pas moins, nous souhaitons associer à notre initiative tous ceux qui en partagent les valeurs. Que vous soyez une institution, une entreprise, une association, ou un simple citoyen, vous pouvez soutenir le mouvement en initiant avec celui-ci des partenariats ou des projets de coopération. Pour cela, prenez contact avec les responsables locaux ou l’équipe nationale de l’association.

22. Créer un groupe local

La création d’un groupe local est un projet qui nécessite une méthodologie particulière et un fort soutien pour son démarrage. Il est nécessaire de prendre attache auprès du secrétariat général du mouvement pour définir les modalités du soutien qui pourra être apporté.

 

***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]