Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05 PHẨM LỢI ÁI

24/10/201021:16(Xem: 6295)
05 PHẨM LỢI ÁI

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP IV
Khuddhaka Nikàya
Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2545- 2001
Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I) Jàtaka

PHẨM LỢI ÁI


41. CHUYỆN TRƯỞNG LÃO LOSAKA (Tiền thân Losaka)

Với người muốn mình lợi...,

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên bậc Ðạo Sư đã kể về Trưởng lão Losaka. Ai là Trưởng lão Losaka? Một người ở xứ Kosala, con của người đánh cá, một tai ương cho gia đình. Khi làm Tỷ-kheo, vị ấy không bao giờ nhận được gì cả.

Từ chỗ được sanh ở đời trước và khi mạng chung, vị ấy đã đầu thai vào bụng vợ một người đánh cá, trong một làng đánh cá gồm một ngàn gia đình ở Kosala. Trong ngày vị ấy đầu thai, ngàn gia đình ấy, với lưới cầm tay, đi đánh cá trên sông, trên hồ không bắt được một con cá nhỏ nào. Từ ngày đó trở đi, những người đánh cá gặp những điều tổn hại. Khi vị ấy còn ở trong thai, làng của họ bị lửa đốt cháy bảy lần và bị vua xử phạt bảy lần. Như vậy, dần dần họ rơi vào túng thiếu. Họ suy nghĩ: "Trước kia, chúng ta không như vậy. Nay chúng ta gặp nhiều tổn hại. Giữa chúng ta phải có một người có số đen. Chúng ta hãy chia thành hai nhóm mỗi nhóm năm trăm gia đình. Và nhóm nào có người có số đen, nhóm ấy bị tổn hai, nhóm kia được tăng thịnh.

Và cứ thế họ chia nhóm ấy làm hai, chia làm hai, chia làm hai nữa. Như vậy, họ chia cho đến khi chỉ còn lại một gia đình ấy, và khi tìm được kẻ số đen ở trong gia đình ấy, họ liền đánh đuổi đi. Người mẹ phải tìm sống một cách khó nhọc, với bụng mang thai; khi thai đến kỳ, bà sanh được đứa con trai. Ðứa bé ấy được sanh trong đời sống cuối cùng, do đó không thể bị giết hại. Như ngọn đèn trong chiếc ghè, điều kiện để thành A-la-hán cháy đỏ trong tim của nó.

Người mẹ nuôi dưỡng nó, tập nó chạy tới, chạy vòng, và khi nó đã đi được, bà đặt trong tay nó một bát đi xin, bảo nó đi vào một nhà kia, rồi bà bỏ trốn. Từ đó, đứa bé sống một mình, tìm đồ ăn tại chỗ này, nằm ngủ tại chỗ khác, không tắm, không săn sóc thân mình, tìm sống một cách cực khổ chẳng khác con quỷ ăn bùn. Nó dần dần lớn lên được bảy tuổi, lượm từng miếng cơm một mà ăn như con quạ, tại một cửa nhà nọ có đồ ăn còn lại từ các nồi cơm đưọc rửa.

Một hôm, Tướng quân Chánh pháp Xá-lợi-phất đang đi khất thực ở Xá-vệ, thấy đứa bé, suy nghĩ không biết đứa bé đáng thương này ở làng nào, khởi lòng từ bi đối với nó và gọi:

- Hãy đến đây!

Ðứa bé đến đảnh lễ Trưởng lão và đứng lại. Trưởng lão hỏi:

- Con sống ở làng nào? Cha mẹ ở đâu?

- Thưa Tôn giả, con sống không nơi nương tựa. Cha mẹ vì con, sống quá mệt mỏi nên bỏ rơi con mà trốn đi!

- Con có muốn xuất gia không?

- Thưa Tôn giả, con muốn xuất gia. Nhưng ai sẽ truyền giới xuất gia cho kẻ khốn nạn như con?

- Ta sẽ truyền giới xuất gia cho con.

- Lành thay, Tôn giả hãy truyền giới xuất gia cho con.

Trưởng lão cho nó ăn các món ăn loại cứng và loại mềm, dắt nó đến tinh xá, tự tay tắm rửa nó, truyền giới xuất gia cho nó làm Sa-di, và khi tuổi đầy đủ, liền trao Ðại giới cho nó. Khi nó trưởng thành, nó được gọi là Trưởng lão Losakatissa.

Trưởng lão Losakatissa ít được phước đức, nên ít nhận được đồ cúng dường. Truyền thuyết nói, dầu có lễ bố thí to lớn không gì sánh được, bụng Trưởng lão cũng không no, mà chỉ được ăn vừa đủ để nuôi mạng sống. Một muỗng cháo đổ vào bát của Trưởng lão hình như làm tràn đầy nên đem cháo cho người sau. Khi cháo được đổ vào bình bát Trưởng lão, người ta nói cháo trong đĩa của người cúng như biến mất. Các đồ ăn cứng khác cũng như vậy.

Trưởng lão sau một thời gian, thiền quán được tăng trưởng, chứng quả A-la-hán tối thượng, nhưng vẫn được đồ cúng dường ít oi. Thọ hành trưởng lão dần dần giảm thiểu, và ngày nhập Niết-bàn đã đến. Tướng quân Chánh pháp hướng tâm đến, biết ngày trưởng lão đắc Niết-bàn vô dư y, tự nghĩ: "Trưởng lão Losakatissa hôm nay sẽ nhập Niết-bàn. Ta sẽ khuyên người ta cúng dường Trưởng lão đồ ăn như ý muốn". Tôn giả Xá-lợi-phất đưa Trưởng lão vào thành Xá-vệ khất thực. Tôn giả Xá-lợi-phất và Losakatissa, dầu đưa tay cho nhiều người ở Xá-vệ, cũng không nhận được ngay cả một tô cháo, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo Losakatissa về trước, ngồi tại phòng họp, rồi giữ đồ ăn nhận được đem về cho Losakatissa. Những ai được Xá-lợi-phất giao đồ ăn đem về, đều quên trao cho Losakatissa và tự mình ăn đồ ăn ấy.

Khi Trưởng lão Xá-lợi-phất đứng dậy và đi về tinh xá, Losakatissa đi đến đảnh lễ, Trưởng lão dừng bước, quay lại hỏi:

- Này Hiền giả, Hiền giả có được đồ ăn không?

- Thưa Tôn giả, chúng con sẽ nhận được đúng thời.

Trưởng lão Xá-lợi-phất hoảng hốt nhìn giờ. Thời giờ đã quá rồi. Trưởng lão nói:

- Này Hiền giả, hãy ngồi ở đây.

Trưởng lão bảo Losakatissa ngồi xuống trong phòng họp, rồi đi đến trú xứ Kosala. Nhà vua cho người lấy bát Trưởng lão, bỏ đầy bát với bốn loại bánh ngọt và nói:

- Ðây là đồ ăn phi thời.

Trưởng lão cầm bát, đi về và nói:

- Này Hiền giả Tissa, hãy ăn bốn loại bánh ngọt này.

Nói xong, Tôn giả cầm bát và đứng chờ. Nhưng Losakatissa hổ thẹn vì lòng kính trọng đối với Tôn giả Xá-lợi-phất nên không dám ăn. Trưởng lão Xá-lợi-phất nói với Losakatissa:

- Này Hiền giả, hãy đến. Ta đứng cầm bình bát này, còn Hiền giả ngồi và ăn. Nếu tay ta rời bình bát này, thì không còn vật gì nữa.

Rồi trong khi bậc Tối thượng Tướng quân Chánh pháp đứng cầm bát, Tôn giả Losakatissa ăn bốn loại bánh ngọt. Do thần thông lực thuộc bậc Thánh của Tôn giả Xá-lợi-phất, bánh ấy không biến mất. Khi ấy, Trưởng lão Losakatissa được ăn như ý muốn, đầy đủ, no bụng. Ngày hôm ấy, Trưởng lão Losakatissa đắc Niết-bàn không có dư y. Bậc Chánh Ðẳng Giác đứng một bên và chứng kiến thân vị ấy được hoả táng. Các Xá-lợi được thâu thập và điện tháp được dựng lên trên.

Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo đang ngồi họp tại Pháp đường nói:

- Này các Hiền giả, Losakatissa ít phước đức, ít nhận đồ cúng dường. Do ít phước đức, ít được cúng dường như vậy, làm sao lại được Thánh pháp?

Bậc Ðạo Sư đến pháp đường hỏi:

- Này các Tỷ-kheo, các ông nay ngồi họp tại đây, đang bàn câu chuyện gì?

Chúng Tỷ-kheo báo cáo câu chuyện ấy lên Thế Tôn. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy do nghiệp mình làm, nên không được cúng dường và đồng thời chứng được Thánh pháp. Vị ấy thuở trước do làm chướng ngại người khác cúng dường nên ít được cúng dường; nhưng do chú tâm thiền quán vô thường, vô ngã nên được Thánh quả, chứng được các thắng pháp.

Nói vậy xong bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở ấy, trong thời bậc Chánh Ðẳng Giác Ca-diếp, có một Tỷ-kheo sống ở một ngôi làng nhỏ, được một vị điền chủ hộ trì. Tỷ-kheo ấy tính tình bộc trực, hồn nhiên, giữ giới, chuyên tu tập thiền quán. Lại cũng có một trưởng lão A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, sống bình đẳng với các bậc đồng Phạm hạnh. Vị này trước kia chưa bao giờ đến ngôi làng có người điền chủ đã ủng hộ Tỷ-kheo ấy, nay mới đến lần đầu. Người điền chủ hoan hỷ với cử chỉ của Trưởng lão, cầm lấy bình bát, mời vào nhà, cung kính mời ăn. Rồi vị ấy nghe thuyết bài pháp ngắn, đảnh lễ Trưởng lão và thưa:

- Thưa Tôn giả, hãy đi đến ngôi tinh xá gần đây của chúng tôi. Chúng tôi vào buổi chiều sẽ đến yết kiến ngài.

Trưởng lão đi đến ngôi tinh xá, đảnh lễ Trưởng lão trụ trì và sau khi xin phép, ngồi xuống một bên. Vị trụ trì thân mật hỏi thăm Trưởng lão:

- Thưa Hiền giả, Hiền giả được đồ ăn chưa?

- Thưa được rồi.

- Ðược tại đâu?

- Tại nhà điền chủ trong làng của Tôn giả gần đây.

Sau khi nói vậy, trưởng lão hỏi chỗ sàng tọa của mình, sửa soạn cất đặt y bát, rồi ngồi xuống thọ hưởng lạc về thiên, lạc về quả. Vào buổi chiều, người điền chủ ấy đem theo hương, vòng hoa, đèn và dầu đi đến tinh xá, đảnh lễ vị trụ trì và hỏi:

- Thưa Tôn giả, vị trưởng lão khách đã đến chưa?

Sau khi được biết vị ấy đã đến rồi, người điền chủ đi đến vị trưởng lão khách, đảnh lễ, ngồi xuống một bên, và nghe thuyết pháp. Vào buổi chiều mát, người điền chủ đảnh lễ điện Phật, cây Bồ-đề, thắp đèn, mời hai vị đến nhà rồi ra đi.

Trưởng lão trụ trì suy nghĩ: "Ðiền chủ này đã bị phân tâm. Nếu Tỷ-kheo này trú ở đây, điền chủ ấy không còn đếm xỉa đến ta một chút nào nữa".

Trưởng lão trụ trì, với tâm tư không được vui, suy nghĩ: "Ta phải làm thế nào để vị ấy không ở được trong tinh xá này". Ðến giờ hầu thăm, khi Trưởng lão khách đến, Trưởng lão trụ trì không nói gì. Vị Trưởng lão khách đoạn tận các lậu hoặc, biết được ý định của trưởng lão trụ trì, tự nghĩ: "Trưởng lão này không biết ta không bao giờ gây trở ngại cho gia đình, cúng dường vị ấy hay đồ chúng vị ấy", liền đi về trú xứ của mình, hưởng thọ lạc về Thiền và lạc về quả.

Trưởng lão trụ trì, ngày hôm sau, đánh nhẹ cái chuông phòng vị khách trọ, rồi lấy móng tay gõ nhẹ vào cửa và đi đến nhà người điền chủ. Người điền chủ cầm lấy bát vị ấy, mời ngồi trên chỗ đã soạn sẵn và hỏi:

- Trưởng lão khách ở đâu?

- Tôi không biết tin tức của bạn ngài. Tôi đã đánh chuông gõ cửa, nhưng không thể đánh thức vị ấy dậy. Tôi chắc là bữa qua, sau khi ăn thượng vị ở nhà của ngài, vị ấy có thể tiêu hoá được, do vậy, nay đang còn ngủ. Rất có thể, ngài hoan hỷ với những sự kiện như vậy.

Trong khi ấy, vị Trưởng lão đã đoạn tận các lậu hoặc nghĩ rằng thời gian đi khất thực của mình đã đến, liền sửa soạn thân mình tử tế, cầm y bát, bay lên hư không và đi đến một chỗ khác.

Còn người điền chủ ấy cúng dường vị Trưởng lão trụ trì cơm và sữa với bơ tươi, mật ong và đường. Rồi ông bảo chùi bát với bột thơm, đổ thức ăn đầy bát lần nữa và thưa:

- Thưa Tôn giả, trưởng lão ấy đi đường mệt, hãy đem đồ ăn này về cho vị ấy.

Rồi đưa bát cho Trưởng lão trụ trì. Vị này không thể từ chối, cầm bát đi và suy nghĩ: "Nếu Tỷ-kheo ấy uống cơm sữa này, có ai nắm cổ đuổi đi, vị ấy cũng không đi. Nhưng nếu ta cho người khác cơm sữa này, việc ta làm sẽ bị bại lộ. Nếu ta đổ xuống nước, bơ tươi sẽ nổi lên trên mặt nước và bị lộ. Nếu ta quăng trên đất, loài qụa sẽ tụ họp lại và sẽ bị thấy. Nay ta quăng món ăn này ở đâu?"

Ðang phân vân suy tính như vậy, vị ấy thấy một đám ruộng vừa bị đốt. Tỷ-kheo ấy bới các than đỏ lên, quăng đồ ăn tại đấy, lấy than đỏ che đậy lên trên, rồi đi về tinh xá. Không thấy Tỷ-kheo khách ở đâu, Tỷ-kheo trụ trì suy nghĩ: "Chắc Tỷ-kheo ấy đã đoạn tận các lậu hoặc, biết được ý định của ta, và đã đi chỗ khác. Ôi, ta vì nhân duyên cái bụng, đã làm một việc không thích đáng". Do vậy, sầu ưu khởi lên, và từ đấy, vị Tỷ-kheo trụ trì như một con ma trên đất, không bao lâu mệnh chung, tái sinh vào địa ngục.

Trong hàng trăm ngàn năm, nó bị nấu ở địa ngục. Do ác nghiệp chín muồi, nó bị sanh năm trăm năm liên tục làm quỷ Dạ-xoa, không được ăn đầy bụng, dầu chỉ một ngày. Chỉ trừ một ngày, nó được ăn no bụng với đồ uế nhiễm của bào thai. Rồi trong năm trăm đời, nó sanh làm chó. Khi ấy, chỉ có một ngày nó được ăn no bụng với cơm được nôn ra. Trong thời gian còn lại, nó không bao giờ được đồ ăn đầy bụng.

Từ thai tạng chó mạng chung, nó sanh trong một gia đình nghèo đói, trong một làng ở Kàsi. Từ khi nó sanh ra, gia đình trở thành nghèo đói cùng cực. Nó không bao giờ được một nửa tô nước cháo chua vào bụng. Nó được đặt tên là Mittavindaka. Cha mẹ nó không thể chịu khổ vì đói, đánh đuổi nó đi.

- Hãy đi, con số đen bất hạnh kia.

Không nơi nương tựa, nó đi lang thang và đến tại Ba-la-nại.

Lúc bấy giờ, Bồ-tát được sanh làm vị giáo sư có tiếng khắp bốn phương và đang dạy nghề cho năm trăm thanh niên Bà-la-môn. Lúc ấy, dân ở ba-la-nại thường cho tiền những người nghèo đói và cho họ học nghề. Mittavindaka học nghề không tiền với Bồ-tát. Nhưng tánh nó độc ác khó dạy, hay đánh lộn và hay đi lang thang. Ðược Bồ-tát khuyên dạy, nó vẫn không nghe theo. Vì có nó, tiền dạy của Bồ-tát trở thành ít ỏi. Nó gây lộn với thanh niên khác, không nghe lời khuyên, cuối cùng trốn đi lang thang đây đó, đến một làng biên địa và làm thuê sinh sống.

Tại đấy, nó lấy một người đàn bà nghèo khổ và sinh được hai đứa con. Người trong làng thuê nó dạy cho họ biết thế nào là thiện, thế nào là ác, và cho nó một cái chòi để sống tại cửa làng. Do Mittavindaka đến đây sống, dân chúng ở làng biên địa ấy bị vua xử phạt bảy lần, nhà của họ bị cháy bảy lần, và hồ chưùa nước bị cạn bảy lần. Họ suy nghĩ: "Trước khi Mittavindaka đến đây, chúng ta không có như vậy. Từ khi nó đến, chúng ta bị tổn hại". Vì thế họ đánh đuổi nó đi.

Nó đem vợ con ra đi, đến một chỗ khác, vào một khu rừng do phi nhân ngự trị. Tại đấy, các phi nhân giết ăn thịt vợ con nó. Nó chạy trốn khỏi chỗ ấy, đi lang thang chỗ này chỗ kia, đến một bến tàu tên là Gambhira, đúng vào ngày một chiếc tàu mới được hạ thủy, nó trở thành người làm thuê trên tàu.

Khi chiếc tàu đi trên mặt biển được bảy ngày, đến ngày thứ bảy, tàu đứng lại như bị mắc cạn. Họ rút thăm ai là con số đn bất hạnh. Bảy lần thẻ rơi vào Mittavindaka. Họ cho nó một cái bè tre, bắt tay nó quăng xuống biển, rồi tàu lại ra đi. Mittavindaka leo lên bè tre, và trôi trên mặt biển.

Do quả nó đã giữ giới trong thời đức Phật Ca-diếp Chánh Ðẳng Giác, trên mặt biển, nó gặp bốn tiên nữ trong một lâu đài bằng pha lê. Với chúng, nó sống trong bảy ngày hưởng hạnh phúc. Bấy giờ, các loài quỷ ở lâu đài ấy hưởng hạnh phúc trong bảy ngày. Sau bảy ngày, chúng phải ra đi để chịu đau khổ. Lúc ra đi, chúng bảo nó đợi ở đây cho đến khi chúng trở về.

Chúng đi rồi, Mittavindaka lại leo lên bè tre, đi chỗ khác, và gặp được tám tiên nữ ở trong lâu đài bằng ngọc. Từ đấy, nó đi nữa, và gặp được ba mươi hai tiên nữ ở trong mười sáu lâu đài bằng vàng. Không nói gì với chúng, nó lại bỏ đi, và thấy một thành Dạ-xoa ở giữa hòn đảo.

Tại đấy, có một nữ Dạ-xoa sống dưới hình dạng con dê. Mittavindaka không biết nó là nữ Dạ-xoa, nắm lấy chân con dê để ăn thịt. Con Dạ-xoa nữ ấy, với uy lực của mình, nhấc bổng nó lên và quăng nó ra xa. Nó bị quăng ngang qua biển, rơi xuống một bụi gai, tại một cái hào khô nước, lăn tròn rồi đứng dậy.

Lúc bấy giờ, tại cái hào ấy, bọn trộm thường đến giết dê của vua. Các người chăn dê đứng núp rình bắt ăn trộm. Mittavindaka, sau khi lăn tròn, đứng dậy trên đất, thấy các con dê liền nghĩ: "Ta đã bắt chân con dê trên hòn đảo ở biển, và bị nó quăng rơi tại đây. Nếu nay ta lại bắt tay chân một con dê, thì nó sẽ quăng ta đến chỗ các tiên nữ ở trong lâu đài trên mặt biển, tại bờ bên kia." Khi tác ý bất chánh như vậy, nó liền nắm chân một con dê, lập tức con dê bị nắm kêu lên. Các người chăn dê từ nhiều chỗ núp chạy đến, bắt nó và nói:

- Ðây là đứa ăn trộm đã bắt các con dê của nhà vua từ trước đến nay.

Chúng đánh nó, trói nó và dẫn nó đến trước mặt vua. Lúc bấy giờ, Bồ-tát với năm trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, ra khỏi thành để đi tắm. Thấy Mittavindaka, nhận được nó, Bồ-tát nói với các người ấy:

- Này các bạn thân, đây là đệ tử của tôi. Sao lại bắt nó?

Các người ấy nói:

- Thưa Tôn giả, đây là đứa ăn trộm dê, nó bắt chân một con dê, nên chúng tôi bắt nó.

- Hãy giao nó cho chúng tôi để làm nô lệ. Nó sẽ dựa vào chúng tôi để sống.

- Thưa vâng, Tôn giả.

Rồi họ thả nó và ra đi. Bồ-tát hỏi nó:

- Này Mittavindaka, từ trước cho đến nay ngươi sống ở đâu?

Nó kể lại tất cả công việc nó làm. Bồ-tát nói:

- Vì không nghe lời những người muốn nó hạnh phúc, nên nó phải chịu mọi sự bất hạnh như vậy.

Rồi Bồ-tát đọc bài kệ này:

Với người muốn mình tốt,
Với người thương tưởng mình,
Cứng đầu không theo lời,
Sẽ gặp điều sầu muộn.
Chẳng khác Mitaka
Nắm chặt chân con dê.

Lúc bấy giờ, khi cả vị giáo sư và Mittavindaka mạng chung, họ đi theo nghiệp của mình.

*

Bậc Ðạo sư nói:

- Này các Tỷ-kheo chính Losaka này đã tự làm cho mình được ít đồ cúng dường và đồng thời được Thánh Pháp.

Sau khi nói pháp thoại này xong, bậc Ðạo sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc bấy giờ, Mittavindaka là Trưởng lão Losakatissa, vị giáo sư được danh bốn phương là Ta vậy.

-ooOoo-

42. CHUYỆN CHIM BỒ CÂU (Tiền thân Kopata)

Với người muốn mình lợi...,

Câu chuyện này khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo sư đã kể về một Tỷ-kheo có lòng tham. lòng tham của vị này sẽ được kể trong chương sáu, Tiền thân Kaka (số 395). Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo báo cho bậc Ðạo Sư biết:

- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo này có lòng tham.

Bậc Ðạo Sư hỏi:

- Này Tỷ-kheo, có thật như vậy chăng?

- Bạch Thế Tôn, có thật.

Bậc Ðạo Sư nói:

- Thuở trước, này Tỷ-kheo, ông cũng có lòng tham. Vì lòng tham, ông đã mất mạng, và các vị Hiền trí cũng vì ông đã mất trú xứ của họ.

Nói xong, bậc đạo sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta (Phạm Thọ) trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh làm con chim bồ câu. Lúc bấy giờ, dân chúng ở Ba-la-nại ưa thích làm công đức, thường treo những ổ rơm chỗ này chỗ kia để các chú chim có nơi ẩn náu thuận tiện an ổn. Người đầu bếp của vị triệu phú Ba-la-nại cũng treo một ổ rơm tại nhà bếp. Bồ-tát sống tại đấy, buổi sáng bay đi tìm mồi ăn và chiều lại về.

Một hôm, một con quạ bay ngang qua mái nhà bếp, ngửi mùi thơm của cá muối, cá tươi, thịt chua, thịt tươi, tại chỗ ấy, nó khởi lòng tham, tự nghĩ: "Ta phải tìm cách ăn cho được cá thịt này". Nghĩ vậy nó đậu cách đó không xa, dò xét xung quanh, nó thấy buổi chiều Bồ-tát bay về và đi vào bếp, nghĩ rằng nhờ con chim bồ câu này nó sẽ được ăn cá và thịt.

Ngày hôm sau, vào buổi sáng, nó bay lên. Khi Bồ-tát bay ra đi kiếm đồ ăn, nó bay sát theo sau khắp nơi như cái bóng. Bồ-tát nói với nó:

- Này bạn, vì sao bạn đi theo tôi?

- Thưa ngài, cử chỉ của ngài khiến tôi ưa thích. Bắt đầu từ nay, tôi xin hầu hạ ngài.

- Này bạn, món ăn của bạn khác, món ăn của tôi khác. Bạn hầu hạ tôi cũng gặp khó khăn.

- Thưa ngài, khi ngài tìm đồ ăn, tôi cũng tìm đồ ăn và tôi sẽ theo ngài.

- Thôi được, nhưng bạn phải hết sức siêng năng.

Như vậy, Bồ-tát khuyên con quạ đi tìm đồ ăn, các loại hột cỏ, hột giống. Trong khi Bồ-tát đi tìm đồ ăn, con quạ cũng đi, lật lên các miếng phấn, ăn các loại trùng, nhét cho đầy bụng, rồi đi đến Bồ-tát và nói:

- Thưa ngài, ngài dùng quá nhiều thì giờ cho việc tìm đồ ăn thật không tốt.

Khi Bồ-tát tìm đồ ăn xong, buổi chiều bay về, con quạ cũng bay theo vào nhà bếp. Người nấu bếp nói:

- Con bồ câu của chúng ta có đem một con chim khác về.

Anh ta liền treo một tổ rơm nữa cho con quạ. Từ đấy hai con chim câu và quạ sống với nhau. Một hôm, người ta đem đến nhiều cá và thịt cho người triệu phú. Người đầu bếp lấy cá và thịt ấy đem treo chỗ này chỗ kia trong bếp. Con quạ thấy vậy, lòng tham khởi lên: "Ta sẽ không đi tìm đồ ăn ngày mai; ta phải ăn món này!" Đêm đến, nó nằm ngủ, vừa ngủ, vừa rên. Ngày hôm sau, Bồ-tát đi tìm mồi nói:

- Hãy đi, này bạn quạ!

- Thưa ngài, ngài hãy đi một mình. Tôi bị đau bụng!

- Này bạn, từ trước đến nay, chưa bao giờ loài quạ đau bụng. Ban đêm, trong ba canh, bốn canh, cứ mỗi canh loài quạ có bất tỉnh, nhưng khi chúng nuốt tim đèn, chúng được thỏa mãn ngay lúc ấy. Có thể bạn muốn ăn thịt và cá. Hãy đi nào, món ăn của người không thích hợp với các bạn đâu. Chớ làm như vậy, hãy đi kiếm ăn với ta.

- Thưa ngài, tôi không thể đi.

- Hành động của bạn sẽ lộ rõ, chớ để lòng tham chi phối, chớ phóng dật.

Khuyên nó xong, Bồ-tát đi kiếm ăn. Người đầu bếp cố gắng làm nhiều món thịt cá khác nhau. Lúc giở các nắp chảo để hơi nóng thoát ra, người đầu bếp đặt trên mặt chảo một cái rá lọc rồi đi ra ngoài, đứng lau mồ hôi.

Trong khi ấy, con quạ từ ổ rơm ló đầu ra, nhìn nhà bếp, biết người đầu bếp đã ra đi, tự nghĩ: "Nay ta sẽ được thỏa mãn tham vọng, sẽ được ăn thịt. Nhưng ta nên ăn miếng thịt lớn hay miếng thịt nhỏ? Với miếng thịt nhỏ, khó có thể đầy bụng mau được. Vậy ta hãy mau chóng mang miếng thịt lớn, bỏ vào ổ rơm rồi nằm ăn!.

Quạ bay ra khỏi ổ, đậu trên cái rá lọc. Rá lọc ấy phát ra tiếng động "kil li". Người đầu bếp nghe tiếng động, không biết cái gì, đi vào, thấy con quạ, liền nói:

- Ðây là con quạ ranh con! Mày muốn ăn thịt nấu cho vị triệu phú của ta. Ta sống làm việc vì người chủ triệu phú, chớ không vì đồ ngu như mày. Ðồ như mày có gì liên hệ với ta?

Kẻ ấy đóng cửa, bắt con quạ, nhổ sạch lông, đem củ gừng giã nhỏ với muối và cây thì là trộn với nước sữa chua, thoa lên toàn thân con quạ, rồi ném con quạ vào ổ rơm. Con quạ chịu đau khổ nằm rên. Bồ-tát, buổi chiều về, thấy quạ gặp nạn như vậy liền nói:

- Ôi con quạ tham lam, vì không làm theo lời ta, vì lòng tham của ngươi, ngươi bị đau đớn lớn.

Rồi Bồ-tát đọc bài kệ này:

Với người muốn mình lợi,
Với người thương tưởng mình
Có những lời khuyên bảo,
Nhưng không làm theo lời,
Như con quạ tham lam
Không làm theo lời khuyên
Của con chim bồ câu,
Nó bị ngã rơi vào
Như rơi vào tay địch.

Bồ-tát nói xong, tự nghĩ: "Nay ta không thể ở nơi này nữa", bèn đi một chỗ khác. Còn con quạ mạng chung ngay lúc ấy. Người đầu bếp nhặt nó từ ổ rơm và quăng nó vào đống rác.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Tỷ-kheo không phải nay ông mới tham, trước kia ông cũng đã tham, do lòng tham của ông, các bậc Hiền trí đã mất trú xứ của họ.

Sau khi thuyết pháp thoại, bậc Ðạo Sư thuyết giảng các sự thật. Cuối bài giảng, Tỷ-kheo ấy chứng được quả Nhất lai. Bậc Ðạo sư kết hợp hai câu chuyện với nhau, và nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc ấy, con quạ là Tỷ-kheo tham lam, còn con bồ câu là Ta vậy.

-ooOoo-

43. CHUYỆN CON RẮN TRE (Tiền thân Veluka)

Với người muốn mình lợi...,

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo khó bảo. Thế Tôn hỏi:

- Này Tỷ-kheo, có thật chăng ông là người khó bảo.

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Tỷ-kheo, không phải chỉ nay ông mới khó bảo. Thuở trước, ông cũng đã khó bảo rồi. Vì tánh ông khó bảo, không nghe lời các bậc Hiền trí, ông mạng chung vì miệng con rắn.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình giàu có ở nước Kàsi. Khi lớn lên, thấy nguy hiểm của dục vọng, thấy lợi ích khi xa lìa nó, Bồ-tát từ bỏ các dục, đi vào Tuyết Sơn, xuất gia làm vị ẩn sĩ, chuẩn bị tốt đẹp đề tài thiền quán, đạt được năm Thắng trí, và tám Thiền chứng, sống hưởng thọ thiền lạc. Sau một thời gian, Bồ-tát có một hội chúng lớn, với năm trăm ẩn sĩ khổ hạnh vây quanh. Ngài sống làm bậc Ðạo sư của hội chúng.

Bấy giờ một con rắn độc con, theo bản tánh của mình, đi đến am thất của một vị tu khổ hạnh. Vị tư khổ hạnh khởi lòng thương con rắn như con mình, cho nó nằm trong một ống tre, và nuôi dưỡng nó. Vì nằm ở trong ống tre, nên nó được gọi là Veluka (Rắn tre). Vì vị tu khổ hạnh nuôi dưỡng con rắn với tình thương như con mình, nên vị ấy được gọi là "Cha của Veluka".

Lúc bấy giờ, Bồ-tát nghe có vị tu khổ hạnh nuôi dưỡng con rắn độc, bèn cho gọi vị ấy lên và hỏi:

- Có thật chăng ông đã nuôi dưỡng con rắn độc?

Khi được biết là có thật, Bồ-tát nói:

- Chớ tin con rắn độc. Chớ nuôi dưỡng nó như vậy.

Vị tu khổ hạnh nói:

- Con rắn ấy đối với tôi như đệ tử đối với thầy. Không có nó, tôi không thể sống được.

- Vậy ông sẽ bị mệnh chung vì sống gần con rắn độc này.

Vị tu khổ hạnh không nghe lời Bồ-tát, không chịu từ bỏ con rắn độc. Nhiều ngày sau, tất cả vị tu khổ hạnh đi hái quả, đến một chỗ được nhiều trái cây và ở tại đấy hai ba ngày. Trước đó, Cha của rắn tre cũng đi với họ, đã đặt con rắn độc nằm trong ống tre, đóng cửa lại rồi ra đi. Sau hai ba ngày, vị ấy cùng về với các vị tu khổ hạnh, định đến cho Veluka ăn, vị ấy mở ống tre, vừa đưa tay vừa nói:

- Này con, hãy đến đây. Chắc con đói lắm.

Con rắn độc nổi giận vì hai ba ngày không có đồ ăn, liền mổ vào tay vị tu khổ hạnh, khiến vị này chết ngay tại chỗ, rồi rắn bỏ vào rừng. Các vị tu khổ hạnh thấy vậy thưa với Bồ-tát. Ngài bảo hỏa táng người chết. Rồi ngồi giữa chúng ẩn sĩ, ngài nói lên bài kệ này:

Với người muốn mình lợi,
Với người thương tưởng mình,
Nếu cứng đầu không nghe
Không theo lời khuyên dạy,
Sẽ bị hại đến chết,
Như Cha Ve-lu-ka.

Như vậy, Bồ-tát khuyến cáo chúng ẩn sĩ. Rồi ngài tu tập từ, bi, hỷ, xả, và khi mạng chung, ngài sanh lên cõi trời Phạm thiên.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Tỷ-kheo, không phải chỉ nay ông mới khó bảo. Trước kia do khó bảo, ông đi đến hoại diệt vì miệng con rắn độc.

Sau khi thuyết pháp thoại, bậc Ðạo Sư kết hợp hai mẩu chuyện, và nhận diện Tiền thân như sau:

- Khi ấy, Cha của Veluka là Tỷ-kheo khó bảo, hội chúng còn lại là hội chúng đức Phật, và bậc Ðạo Sư có hội chúng là Ta vậy.

-ooOoo-

44. CHUYỆN CON MUỖI (Tiền thân Makasa)

Tốt hơn là kẻ thù...,

Câu chuyện này, khi bộ hành ở xứ Ma-kiệt-đà, bậc Ðạo Sư đã kể về những người ngu si trong một ngôi làng. Theo truyền thuyết, một thời đức Như Lai từ Xá-vệ đi đến xứ Ma-kiệt-đà. Tại đấy, Ngài đi bộ đến một ngôi làng. Người trong làng ấy phần lớn là những người ngu. Một hôm, các người ngu hội họp lại và nói:

- Này các bạn, khi chúng ta vào rừng làm việc, các con muỗi cắn chúng ta, do duyên cớ ấy, việc làm của chúng ta bị trở ngại. Tất cả chúng ta hãy đi, cầm theo cung và các vũ khí, gây chiến với các con muỗi, bắn giết tất cả chúng nó.

Nghĩ vậy, họ đi vào rừng với ý định bắn các con muỗi, nhưng họ bắn lẫn nhau, đánh lẫn nhau, làm đau khổ lẫn nhau, rồi đi về, nằm xuống ở cổng làng, giữa làng và cuối làng.

Bậc Ðạo Sư, được chúng Tỷ-kheo vây quanh, đi vào làng ấy khất thực. Các bậc Hiền trí trong làng thấy Thế Tôn, liền dựng một cái rạp tại cổng làng, tổ chức cúng dường trai phạn cho chúng Tỷ-kheo, đứng đầu là đức Phật. Họ đảnh lễ bậc Ðạo Sư rồi ngồi xuống. Bậc Ðạo Sư thấy chỗ này chỗ kia có những người bị thương, liền hỏi các nam cư sĩ:

- Sao có nhiều người bị bệnh thế? Họ đã làm gì vậy?

- Bạch Thế Tôn, những người này đi đánh các con muỗi, nhưng lại bắn lẫn nhau, nên bị bệnh tình như vậy.

Bậc Ðạo Sư nói:

- Không phải chỉ nay các người ngu si đi đánh các con muỗi, rồi trở lại đánh mình. Trước kia, cũng có những người đi đánh các con muỗi, rồi trở lại đánh những người khác.

Sau đó, theo lời yêu cầu của những nam cư sĩ ấy, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sống làm nghề đi buôn. Lúc bấy giờ, trong một làng biên địa ở nước Kàsi, nhiều người thợ mộc sống tại đây. Có một thợ mộc đầu sói đang đẽo một thân cây. Một con muỗi đậu trên đầu của kẻ ấy, cái đầu sáng chói như một cái bát đồng. Với cái miệng như mũi tên, muỗi đốt vào đầu như kiếm đâm. Kẻ ấy gọi đứa con đang ngồi gần và nói:

- Này con thân, con muỗi đốt vào đầu ta như bị kiếm đâm. Hãy đuổi nó đi.

- Thưa cha thân, hãy ngồi im. Với một cái đánh, con sẽ giết nó.

Lúc bấy giờ, Bồ-tát đi tìm hàng hoá cho mình, đến tại làng ấy, đang ngồi tại cửa quán người thợ mộc. Người thợ mộc ấy nói với đứa con:

- Này con, hãy đuổi con muỗi này.

Ðứa con nói:

- Này cha thân, con sẽ đuổi.

Nó giơ cao một cái búa lớn sắc bén, đứng một bên lưng người cha nói:

- Con sẽ đánh muỗi!

Nó lại chém vỡ đôi đầu người cha. Người thợ mộc chết ngay tại chỗ. Bồ-tát thấy sự việc đã xảy ra cho người thợ mộc, suy nghĩ: "Một kẻ thù có trí còn tốt hơn, vì nó sợ hình phạt, sẽ không giết người".

Rồi ngài nói lên bài kệ này:

Tốt hơn là kẻ thù,

Nhưng có trí sáng suốt,

Còn hơn là người bạn
Thiếu trí tuệ thông minh.
Ðứa con ngu và điếc,
Ðịnh giết chết con muỗi,
Lại chém đầu người cha
Vỡ ra thành hai mảnh.

Nói vậy xong, Bồ-tát đứng dậy ra đi, rồi về sau mạng chung theo nghiệp của mình. Còn bà con của người thợ mộc lo việc thiêu xác của người thợ mộc.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các nam cư sĩ, trong thời quá khứ, cũng có những người muốn đánh con muỗi lại đánh ngã các người khác.

Sau khi kể pháp thoại này xong, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc ấy, người đi buôn hiền trí nói xong bài kệ rồi đi chính là Ta vậy.

-ooOoo-

45. CHUYỆN NỮ TỲ ROHINI (Tiền thân Rohini)

Tốt hơn là kẻ thù...,

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về người nữ tỳ của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc. Theo truyền thuyết, ông Cấp Cô Ðộc có một người nữ tỳ tên là Rohinì. Người mẹ già của nó đi đến nhà giã gạo và nằm xuống. Những con ruồi bu quanh cắn bà như đâm với mũi kim. Bà kêu đứa con gái:

- Này con thân, các con ruồi cắn ta. Hãy đuổi chúng đi.

Ðứa con gái nói:

- Thưa mẹ, con sẽ đuổi.

Nó giơ cái chày lên, với ý định giết các con ruồi trên thân bà mẹ, nó nói:

- Con sẽ giết chúng.

Rồi nó lấy cái chày đập vào bà mẹ khiến bà chết tại chỗ.

Thấy vậy, nó khóc:

- Mẹ ôi!

Người ta báo cho vị triệu phú biết tin ấy. Sau khi bảo hoả táng bà mẹ, vị triệu phú đi đến tinh xá, báo cho bậc Ðạo Sư biết toàn thể câu chuyện. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Gia chủ, đây không phải lần đầu tiên với ý định giết các con ruồi trên thân bà mẹ mà nó đập với cái chày và giết bà mẹ. Thuở trước, nó cũng đã làm như vậy.

Sau khi nói như vậy, bậc Ðạo sư theo lời yêu cầu của ông Cấp Cô Ðộc, kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở xứ Ba-la-nại, Bồ-tát sinh ra trong gia đình người triệu phú, sau khi cha mất, lên thay địa vị của cha. Vị triệu phú có người nữ tỳ tên là Rohinì. Nữ tỳ ấy đi đến chỗ giã gạo, nghe người mẹ đang nằm bảo:

- Hãy đuỗi những con ruồi trên thân ta, này con thân.

Nó lấy cái chày đánh con ruồi và giết luôn bà mẹ rồi khóc. Bồ-tát nghe kể chuyện ấy, tự nghĩ: "Trên đời này, một kẻ thù có trí còn tốt hơn".

Rồi để tán thán người có trí, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Tốt hơn là kẻ thù
Có trí tuệ thông minh,
Hơn kẻ thương hại mình,
Nhưng ngu si vô trí,
Hãy xem Rô-hi-ni,
Giết bà mẹ khốn khổ,
Rồi than khóc hoài công.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Gia chủ, đây không phải lần đầu tiên với ý định sẽ giết các con ruồi mà nó giết bà mẹ. Lúc trước, nó cũng đã làm như vậy.

Sau khi kể lại pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp lại hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc bấy giờ, bà mẹ và người con gái là bà mẹ và con gái ngày nay, con vị đại triệu phú là Ta vậy.

-ooOoo-

46. CHUYỆN KẺ LÀM HẠI VƯỜN (Tiền thân Àràmadùsaka)

Bậc thiện không làm hại...,

Câu chuyện này, tại một làng nhỏ ở Kosala, bậc Ðạo Sư đã kể về người làm hại vườn. Theo truyền thuyết, bậc Ðạo Sư đang bộ hành giữ dân chúng nước Kosala, đến một ngôi làng nhỏ. Tại đây, một người điền chủ thỉnh đức Như Lai, vào ngồi trong vườn của mình, cúng dường chúng Tăng với đức Phật là vị dẫn đầu, và thưa:

- Bạch Thế Tôn, chư vị có thể đi kinh hành ở trong vườn này tùy theo sở thích.

Các Tỷ-kheo đứng dậy, cùng với người giữ vườn đi dạo trong vườn, thấy một khoảng đất trống, liền hỏi người giữ vườn:

- Này nam cư sĩ, trong vườn này, các chỗ khác có cây cối rậm rạp, nhưng tại chỗ này không có cây, cũng không có bụi cây. Vì lý do gì vậy?

- Thưa các Tôn giả, khi vườn này được trồng cây, một đứa trẻ ở làng tưới cây tại chỗ này, nhổ rễ các cây non lên, rồi tùy theo lượng rễ cây mà tưới nước nhiều hay ít. Các cây non ấy bị héo và chết. Vì lý do ấy, chỗ này thành trống không.

Các Tỷ-kheo đi đến bậc Ðạo Sư, báo cáo câu chuyện. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hư vườn. Thuở trước, nó cũng là kẻ làm hư vườn.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì tại Ba-la-nại, một ngày hội lễ được tổ chức ở Ba-la-nại. Bắt đầu từ khi nghe tiếng trống lễ hội, toàn thể dân chúng trong thành ào ra tham dự. Lúc bấy giờ, trong vườn nhà vua có nuôi rất nhiều khỉ. Người giữ vườn suy nghĩ: "Thành phố vui chơi lễ hội, ta sẽ bảo những con khỉ này tưới nước, còn ta sẽ đi chơi lễ hội". Anh ta đến con khỉ đầu đàn và hỏi:

- Này bạn khỉ chúa, vườn này đã giúp đỡ các bạn nhiều. Các bạn ở đây ăn hoa, trái và đọt non. Thành phố hôm nay đang vui chơi lễ hội. Ta sẽ đi dự hội. Cho đến khi ta về các bạn có thể tưới nước giúp các cây non trong vườn này không?

- Lành thay, chúng tôi sẽ tưới.

- Vậy các bạn hãy cẩn thận.

Ðể chúng có thể tưới nước, người giữ vườn đưa cho chúng những bao da chứa nước và các thùng gỗ, rồi ra đi.

Các con khỉ cầm bao da chứa nước và các thùng gỗ, bắt đầu tưới nước cho các cây non. Con khỉ chúa nói với chúng:

- Này các bạn khỉ, hãy gìn giữ nước. Khi các bạn tưới nước trên các cây non, trước hết hãy kéo những cây ấy lên, xem rễ của chúng như thế nào. Những rễ nào đâm sâu thì tưới nhiều nước vào rễ. Rễ nào không đâm sâu, hãy tưới ít nước. Nếu tưới nhiều nước, chúng ta thật khó tìm thêm nước.

Chúng vâng theo và làm đúng như vậy. Lúc bấy giờ, một người hiền trí thấy các con khỉ ấy làm như vậy trong vườn của vua, liền hỏi:

- Này các bạn khỉ, sao các bạn lại kéo các cây non lên và tưới nước tùy theo lượng của rễ?

Chúng trả lời:

- Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!

Nghe chúng nói, người hiền trí ấy suy nghĩ: "Ôi! Những kẻ ngu si vô trí, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại!"

Rồi vị ấy đọc bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc;
Người ngu hại điều lành,
Như khỉ giết hại trong vườn.

Người hiền trí ấy chỉ trích con khỉ đầu đàn như vậy rồi đem đoàn tùy tùng của mình ra đi.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hại vườn. Thuở trước nó cũng đã là kẻ làm hại vườn.

Sau khi bậc Ðạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:

- Khi ấy, con khỉ đầu đàn là đứa trẻ ở làng làm hại vườn. Con người hiền trí là Ta vậy!

47. CHUYỆN RƯỢU MẠNH (Tiền thân Vàruni)

Bậc thiện không làm hại...,

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một người phá hư rượu. Tương truyền bạn của ông Cấp Cô Ðộc là một người bán rượu. Kẻ ấy dự trữ một số rượu cay mạnh để bán cho quần chúng và họ trả bằng vàng và bạc. Quần chúng tụ họp đông đảo trong quán rượu. Kẻ ấy bảo người đệ tử học việc:

- Này con thân, hãy lấy tiền trước khi giao rượu.

Sau khi ra lệnh như vậy, kẻ ấy đi tắm. Người đệ tử bán rượu cho quần chúng. Khách uống bảo nó đem cho họ muối và đường cục để vừa ăn vừa uống rượu. Thấy vậy, nó liền nghĩ: "Rượu chắc thiếu muối. Ta sẽ bỏ muối vào rượu".

Nó liền bỏ độ một cân muối vào hủ rượu rồi rót rượu cho họ. Khi họ vừa uống một ngụm đầy miệng, họ liền nhổ ra và hỏi:

- Anh đã làm gì vậy?

- Các anh uống rượu đòi tôi đem muối lại. Thấy vậy, tôi bỏ thêm muối vào.

- Này kẻ ngu kia, chú mày đã làm hư rượu ngon như vậy rồi.

Khách hàng chỉ trích người ấy, rồi lần lượt đứng dậy và bỏ đi. Người buôn rượu đi về, không thấy một người khách nào, liền hỏi những người uống rượu đã đi đâu rồi. Nó tường thuật lại sự việc. Người thầy của nó mắng nó:

- Này kẻ ngu kia, mày đã phá hư rượu rồi!

Và ông đi báo cáo với ông Cấp Cô Ðộc. Ông Cấp Cô Ðộc nghĩ: "Ðây là một câu chuyện hay nên nói", liền đi đến Kỳ Viên đảnh lễ bậc Ðạo Sư, và thưa lại câu chuyện. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Gia chủ, không phải nay kẻ học việc ấy mới là người phá hư rượu. Thuở trước, nó cũng là người phá hư rượu rồi.

Nói vậy xong, theo lời yêu cầu của ông Cấp Cô Ðộc, bậc Ðạo Sư kể chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh làm người triệu phú ở Ba-la-nại. Nương tựa vào Bồ-tát là một người sống với nghề buôn rượu. Sau khi tích trữ một số rượu mạnh, kẻ ấy bảo người đệ tử tên là Kondanna bán rượu rồi đi tắm. Trong khi người buôn rượu đi khỏi, người đệ tử đổ muối vào rượu, và vì vậy, liền đã phá hư rượu. Thầy của nó về, biết được nguyên nhân, liền báo cho người triệu phú rõ. Người triệu phú nói:

- Người thiện không làm hại, còn người ngu, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại.

Và đọc thêm bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc,
Người ngu hại điều lành
Thật giống Kon-dan-na
Ðổ muối vào bình rượu.

Bồ-tát thuyết pháp với bài kệ này.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Gia chủ, không phải nay nó mới là người phá rượu. Thuở trước, nó cũng là người phá hư rượu.

Sau khi nói xong, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Thuở ấy, kẻ làm hư rượu là kẻ làm hư rượu bây giờ còn vị triệu phú Ba-la-nại là Ta vậy

-ooOoo-

48. CHUYỆN BÀ-LA-MÔN VEDABBHA (Tiền thân Vedabbha)

Dùng phương tiện không tốt...,

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo khó bảo. Bậc Ðạo Sư nói với Tỷ-kheo ấy:

- Này Tỷ-kheo, không phải chỉ nay ông mới khó bảo. Thuở trước ông cũng đã khó bảo! Do lời nói của ông, do không làm theo lời các bậc hiền trí, ông bị gươm chém đứt đôi và bị quăng trên đường. Chính do nhân duyên độc nhất ấy, khiến một ngàn người mạng chung.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, trong một ngôi làng nhỏ, có một Ba-la-môn biết được bùa chú tên là Vedabbha. Bấy giờ người ta nói, bùa chú ấy có giá trị rất lớn. Khi có sự giao hội các hành tinh, nếu ai đọc chú ấy và nhìn lên trời, thì từ trời mưa xuống bảy vật báu (vàng, bạc, san hô, hổ phách, ngọc đỏ và kim cương).

Lúc bấy giờ, Bồ-tát đi học nghề với Bà-la-môn ấy. Một hôm, vị Bà-la-môn đem Bồ-tát đi theo, vì một vài công việc đi ra khỏi làng của mình và đến nước Ceti. Giữa đường, tại một khu rừng, có năm trăm kẻ cướp, được gọi là kẻ cướp Sứ giả, chúng làm cho con đường không thể đi được, chúng bắt Bồ-tát và Bà-la-môn Vedabbha.

Vì sao chúng được gọi là những kẻ cướp sứ giả? Người ta nói, khi chúng bắt được hai người, chúng cử một người đi lấy tiền chuộc, do vậy, chúng được gọi là những kẻ cướp sứ giả. Nếu chúng bắt được hai cha con, chúng cử người cha đi, đem tiền chuộc cho chúng để dắt người con về.

Với phương tiện này, nếu chúng bắt được mẹ và con gái, chúng cử người mẹ đi, chúng bắt được hai anh em cả và út, chúng cử người anh cả đi; nếu chúng bắt được thầy và trò, chúng cử người học trò đi. Lúc ấy, chúng giữ lại Bà-la-môn Vedabbha và cử Bồ-tát đi. Bồ-tát đảnh lễ thầy và nói:

- Con sẽ về trong một hai ngày. Thầy chớ sợ hãi. Nhưng thầy hãy làm theo lời con. Hôm nay sẽ có giao hội các hành tinh để mưa châu báu xuống, chớ vì chịu khổ cực không nổi mà đọc thần chú và làm mưa châu báu xuống. Nếu mưa xuống, thầy sẽ bị diệt vong, cả năm trăm tên cướp này cũng vậy.

Sau khi khuyên thầy như vậy, Bồ-tát đi lấy tiền chuộc. Khi mặt trời lặn, các tên cướp trói vị Bà-là-môn lại bắt nằm xuống. Ðúng thời khắc ấy, mặt trăng tròn ngày rằm từ chân trời phương đông mọc lên. Vị Bà-la-môn nhìn các vì sao, biết sự giao hội các hành tinh để mưa châu báu đã thành hình. Vị ấy tự nghĩ: "Sao ta lại chịu khổ như thế này, ta hãy đọc thần chú, làm mưa châu báu xuống, cho các tên cướp tài sản và sẽ sung sướng ra đi". Vì vậy vị Bà-la-môn nói với các tên cướp:

- Này các bạn, vì mục đích gì các bạn bắt tôi?

- Vì mục đích tài sản.

- Nếu các bạn muốn có tài sản, lập tức hãy cởi trói cho tôi, rửa đầu cho tôi mang áo mới thoa hương thơm và trang điểm bông hoa. Rồi để tôi ở một mình.

Các tên cướp nghe nói, liền làm theo như vậy. Vị Bà-la-môn biết được sự giao hội các hành tinh, đọc thần chú và mắt nhìn lên trời. Từ trên trời, các châu báu rơi xuống. Các tên cướp thâu lượm tài sản ấy, gói lại thành từng bọc với áo khoác ngoài, rồi ra đi cả đoàn. Vị Bà-la-môn theo chúng đi sau cùng. Các tên cướp ấy bị năm trăm tên cướp khác bắt. Chúng hỏi bọn kia:

- Các anh bắt chúng tôi vì mục đích gì?

- Vì mục đích tài sản.

- Nếu các anh muốn tài sản, hãy bắt Bà-la-môn này. Nó nhìn lên trời, làm mưa tài sản rơi xuống. Chính nó cho chúng tôi tài sản này.

Các tên cướp sau thả các tên cướp trước, rồi bắt vị Bà-la-môn và nói:

- Hãy cho chúng tôi tài sản như vậy.

Bà-la-môn nói:

- Tôi không thể cho các anh tài sản. Từ nay cho đến một năm, sự giao hội các hành tinh để mưa tài sản mới thành hình. Nếu các anh muốn có tài sản, hãy chờ đợi. Khi ấy, tôi sẽ làm mưa tài sản xuống.

Các tên cướp tức giận nói:

- Ðồ xảo quyệt Bà-la-môn, ngươi làm mưa tài sản ngay cho bọn kia, lại bắt chúng ta đợi một năm nữa.

Chúng nó lấy gươm sắc bén chém vị Bà-la-môn làm hai, vất bỏ trên đường. Rồi chúng đuổi theo gấp, giao chiến với bọn cướp kia, giết chết bọn chúng, và lấy tài sản. Rồi chúng chia thành hai nhóm, giao chiến lẫn nhau cho đến khi giết hai trăm năm mươi tên. Với cách thức ấy, chúng chém giết lẫn nhau cho đến khi chỉ còn lại hai tên. Như vậy cả ngàn người ấy đi đến diệt vong.

Hai tên còn lại mang tài sản ấy chôn giấu tại một khu rừng gần làng, một tên cầm gươm ngồi giữ, một tên lấy gạo đi vào làng để nấu cơm. Tên ngồi gần tài sản suy nghĩ: "lòng tham là cội gốc của diệt vong. Nếu tên kia về, tài sản sẽ phải chia làm hai. Khi tên kia vừa về, ta sẽ lấy gươm chém giết nó." Nghĩ vậy, nó rút gươm ra, ngồi chờ tên kia về. Tên kia cũng suy nghĩ: "Tài sản kia phải được chia làm hai. Ta hãy bỏ thuốc độc vào cơm cho tên kia ăn, khiến nó mạng chung, như vậy, chỉ một mình ta được tài sản".

Khi cơm nấu chín, nó ăn phần của nó, rồi bỏ thuốc độc phần còn lại, đem theo đi đến chỗ ấy. Khi nó đặt cơm ấy xuống, vừa đứng dậy, tên kia lấy kiếm chém nó đứt đôi, ném xác nó vào chỗ kín. Rồi nó ăn phần cơm ấy và chết ngay tại chỗ. Như vậy, vì tài sản toàn thể bị diệt vong.

Sau hai ba ngày, Bồ-tát mang tiền chuộc đi đến chỗ ấy, không thấy thầy mình, thấy tài sản rơi vãi, tự nghĩ: "Thầy ta không làm theo lời ta, làm mưa tài sản xuống, khiến tất cả phải chịu nạn diệt vong".

Rồi Bồ-tát theo con đường lớn đi tới. Trong khi đang đi, thấy thầy mình bị chặt đứt làm hai ở trên đường lơùn, lại nghĩ: "Vì không theo lời ta, nên thầy đã bị giết". Bồ-tát chất củi, làm một giàn thiêu đốt xác thầy, và cúng dường với hoa trong rừng. Ði nữa, Bồ-tát gặp năm trăm người mạng chung, tiếp tục đi tới nữa, thấy hai trăm năm mươi người, tiếp tục đến chỗ các người mạng chung, chỉ thiếu có hai. Thấy vậy, Bồ-tát suy nghĩ: "Một ngàn người, trừ hai người, đi đến diệt vong. Thế nào cũng còn lại hai tên cướp nữa. Chúng không thể không đánh nhau, không biết chúng đã đi đâu?"

Tiếp tục đi nữa, Bồ-tát thấy con đường mà hai người mang tài sản đi vào trong khu rừng; đi nữa, Bồ-tát thấy đống tài sản được gói thành từng bọc và một tên cướp nằm chết với bát cơm bị rơi vãi. Ðây là việc làm của chúng! Bồ-tát biết tất cả, tự hỏi: "Người kia ở đâu?" Tìm thấy nó bị quăng xác tại chỗ đầu kia, Bồ-tát suy nghĩ: "Thầy chúng ta không làm theo lời ta, do tánh khó bảo của thầy, tự mình đã bị diệt vong, còn làm cho một ngàn người khác cũng vì mình bị diệt vong. Ai dùng phương tiện không chánh đáng, vì lý do sai lạc, đem lại sự giàu sang cho chính mình rồi cũng bị diệt vong như thầy chúng ta vậy".

Suy nghĩ vậy, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Dùng phương tiện không tốt,
Mong lợi sẽ bị hại,
Cướp giết Ve-dab-bha,
Tất cả bị diệt vong.

Rồi Bồ-tát nói thêm:

- Như thầy ta, do ý nghĩ không tốt đẹp, do cố gắng sai chỗ, làm mưa tài sản xuống, tự mình bị mạng chung, còn làm cho những người khác cũng bị diệt vong. Cũng vậy, với ai ý nghĩ không chánh đáng, nỗ lực cố gắng muốn lợi cho mình, tự mình diệt vong hoàn toàn, lại còn làm cho những người khác cũng bị diệt vong nữa.

Bồ-tát làm vang động cả khu rừng vì tiếng nói của mình khiến chư Thần cây đáp ứng tán đồng. Với bài kệ này, Bồ-tát thuyết pháp. Sau đó ngài dùng phương tiện đem tài sản ấy về nhà, làm các công đức như bố thí và nhiều thiện sự khác v.v... rồi sống cho đến hềt tuổi thọ. Khi mạng chung, Bồ-tát đi lên con đường thiên giới.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này Tỷ-kheo, không phải chỉ nay ông là người khó bảo. Thuở trước ông cũng đã là người khó bảo. Vì khó bảo, ông đi đến diệt vong hoàn toàn.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Vedabbha là Tỷ-kheo khó bảo, còn người đệ tử là Ta vậy.

-ooOoo-

49. CHUYỆN CÁC VÌ SAO (Tiền thân Nakkhatta)

Chờ đợi các vì sao...,

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc đạo Sư đã kể về một tà mạng ngoại đạo. Theo truyền thuyết, một thiện nam nữ ở thôn quê hỏi cưới cho con trai mình cô con gái một gia đình ở Xá vệ, và hẹn ngày cưới. Khi đến ngày ấy, ông hỏi một kẻ tà mạng ngoại đạo thân tín với gia đình:

- Thưa Tôn giả, hôm nay chúng tôi sẽ làm một lễ phù hợp ngày lành, vậy các vì sao có tốt không?

Vị này tức giận suy nghĩ: "Người này không hỏi ta trước, đã quyết định ngày, nay mới hỏi ta. Ta hãy cho nó một bài học". Vị ấy nói:

- Hôm nay, các vì sao không tốt. Chớ nên làm lễ hôm nay. Nếu làm lễ, sẽ có nạn diệt vong lớn.

Các người trong gia đình ở thôn quê tin vị ấy, và không đi rước dâu trong ngày ấy. Trong khi ấy, những người thuộc gia đình nhà gái ở thành thị đã sửa soạn tất cả để làm lễ cưới. Thấy các người kia không đến, họ nói:

- Chính họ quyết định ngày hôm nay, và họ không đến, chúng ta đã phí tổn rất nhiều. Họ là hạng người gì? Chúng ta sẽ gả con gái chúng ta cho một người khác.

Rồi họ gả con gái cho một người khác và làm lễ cưới như đã sửa sọan. Vào ngày sau, đám người thôn quê đi đến và xin rước dâu. Những người ở thành Xá vệ nói:

- Các ông gia chủ sống ở thôn quê là những người độc ác. Chính các ông đã quyết định ngày, lại khinh thường chúng tôi không đến. Các ông hãy về lại theo con đường các ông đã đến. Chúng tôi đã gả con gái cho người khác rồi.

Họ mắng những người kia như vậy. Những người kia cũng mắng lại, rồi cuối cùng đi về theo con đường họ đã đến.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo biết được toàn bộ câu chuyện ấy và thầm trách kẻ tà mạng ngoại đạo ấy đã làm trở ngại lễ ngày lành của những người kia. Các Tỷ-kheo ngồi hội họp trong Pháp đường nói:

- Này các hiền giả, kẻ tà mạng ngoại đạo kia đã làm trở ngại ngày lành của gia đình ấy.

Bậc Ðạo Sư đi đến và hỏi:

- Này các Tỷ-kheo hôm nay, ở đây các ông ngồi hội họp bàn chuyện gì?

Khi được biết câu chuyện ấy, bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay kẻ tà mạng ngoại đạo ấy mới làm trở ngại ngày lành của gia đình kia. Thuở trước, kẻ ấy tức giận họ và cũng làm trở ngại ngày lành.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, những người dân ở thành phố xin cưới cô con gái ở thôn quê, đã định ngày cưới và hỏi một kẻ tà mạng ngoại đạo, bạn của gia đình:

- Thưa Tôn giả, hôm nay chúng tôi định làm lễ ngày lành. Vậy các vì sao có tốt đẹp không?

Người tà mạng ngoại đạo tức giận suy nghĩ: "Những người này đã quyết định ngày theo sở thích của mình, nay mới hỏi ta. Vậy ta sẽ làm trở ngại ngày lành của họ". Kẻ ấy nói:

- Hôm nay các vì sao không tốt. Nếu các ông làm lễ, các ông sẽ gặp nạn diệt vong lớn.

Họ tin kẻ ấy, nên không đi đến. Những người ở thôn quê biết được họ không đến liền nói với nhau:

- Nay họ đã định ngày, nhưng lại không đến. Họ là hạng người gì đối với chúng ta?

Và họ gả con gái cho người khác. Những người ở thành phố đến vào ngày sau và xin đón con dâu. Những người ở thôn quê nói:

- Các ông, những người ở thành phố, là những gia chủ không có liêm sỉ. Chính các ông đã định ngày, nhưng không đón con dâu. Vì các ông không đến, chúng tôi đem gả con cho người khác rồi.

- Chúng tôi hỏi một vị đạo sĩ, biết được các vì sao không tốt, nên chúng tôi không đến. Hãy cho chúng tôi rước dâu.

- Vì các ông không đến, chúng tôi đã gả nó cho người khác rồi! Nay làm sao lại có thể dắt nó về được?

Trong khi họ đang cãi nhau như vậy, một người hiền trí ở thành phố đi đến thôn quê vì một công việc gì đó, nghe kể lại câu chuyện ấy, liền nói:

- Có nghĩa lý gì là các vì sao? Ðược người con gái đâu có phải nhờ các vì sao?

Rồi người hiền trí đọc bài kệ này:

Chờ đợi các vì sao
Kẻ ngu hỏng điều lành,
Ðiều lành chiếu điều lành,
Sao trời làm được gì?

Các người ở thành phố cãi lộn xong, không rước dâu được, đành ra về.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay kẻ tà mạng ngoại đạo này mới làm trở ngại ngày lành của gia đình ấy, thuở trước cũng đã làm rồi.

Sau khi kể pháp thoại, bậc Ðạo Sư kết hợp hai mẩu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

- Thời ấy, kẻ tà mạng ngoại đạo là kẻ tà mạng ngoại đạo hôm nay, các gia đình ấy là một. Nguời hiền trí nói kệ là Ta vậy.

-ooOoo-

50. CHUYỆN NHỮNG KẺ VÔ TRÍ (Tiền thân Dummedha)

Với ngàn kẻ vô trí...

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về các hành vi đem lại lợi ích cho đời. Câu chuyện này được kể ở Chương mười hai, Tiền thân Mahakanha số 469.

*

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại. Bồ-tát nhập thai vị hoàng hậu của vua ấy. Từ bào thai sanh ra, trong ngày đặt tên, Bồ-tát được gọi là hoàng tử Brahmadatta (Phạm thọ). Khi đến mười sáu tuổi, ngài được khéo giáo dục ở Takkasila, đã học thành thục ba tập Vệ đà, và đã hiểu biết thông suốt mười tám ngành học thuật. Vua cha phong cho hoàng tử chức Phó Vương.

Lúc bấy giờ, các người dân ở Ba-la-nại thường hành lễ ngày lành cúng chư thần, họ đảnh lễ chư thần. Họ giết hại nhiều dê, cừu, gà... và không chỉ làm lễ vật cúng dường với nhiều loại hương hoa, mà cả với thịt tươi đầy máu nữa. Bồ-tát suy nghĩ: "Nay quần chúng thường hành lễ ngày lành cúng chư thần và giết hại nhiều sinh vật. Phần lớn quần chúng theo phi pháp. Sau khi cha mất, ta sẽ được cả quốc độ, ta sẽ tìm một phương tiện không làm phiền não một ai, và chấm dứt sự giết hại các sinh vật".

Một hôm, Bồ-tát lên xe, từ thành đi ra, thấy một số quần chúng lớn tụ họp tại một cây thần lớn, cầu xin vị thần cây ban cho con trai, con gái, danh vọng, tài sản... muốn gì thì phát nguyện như vậy. Bồ-tát xuống xe, đi đến cây ấy, cúng dường với hương hoa, rưới cây với nước, đi quanh cây ấy về hướng phải, thành kính lễ bái thần cây. Sau đó Bồ-tát leo lên xe, rồi đi vào thành.

Từ đấy trở đi, với phương tiện này, Bồ-tát thỉnh thoảng đi đến cây ấy, đảnh lễ như người tôn thờ thần cây. Sau một thời gian phụ vương qua đời, Bồ-tát được đặt lên ngôi vua. Ngài từ bỏ Bốn con đường ác, thực hành Mười đức tính của một vị vua, và trị vì quốc độ đúng pháp. Ngài suy nghĩ: "Nay ý ta đã đạt được ý định cao tột, và được đặt lên ngôi vua. Trước kia, sở nguyện của ta như thế nào, nay ta phải thực hành cho kỳ được".

Bồ-tát hội họp các đại thần, các Bà-la-môn, qúy tộc, gia chủ và nói:

- Các khanh có biết ý muốn của ta trước khi ta đạt được vương vị chăng?

- Thưa thiên tử, chúng thần không biết.

- Các khanh có thấy trước đây ta đảnh lễ thần cây ấy với hương hoa và chấp tay cúi lạy cây ấy hay không?

- Thưa thiên tử, có.

- Lúc ấy, ta phát nguyện: "Nếu ta được làm vua, ta sẽ hiến vật cúng cho thần cây ấy. Ta nhờ uy lực thần cây ấy, nên đã được quốc độ. Nay ta sẽ hiến cúng cho thần cây, các khanh chớ làm trở ngại. Hãy mau sửa soạn hiến vật cúng thần.

- Chúng thần lấy gì cúng dường thần cây?

- Này các khanh, ta có nguyện với thần ấy như sau: Tất cả những ai trong quốc độ của tôi chấp nhận và thực hành năm ác giới như sát sanh... và mười hạnh bất thiện, tôi sẽ giết những người ấy, và với nội tạng, thịt và máu của chúng, tôi sẽ hiến vật cúng thần! Lời nguyện của ta là vậy. Các khanh hãy đánh trống bá cáo như sau: Ðại vương của chúng ta, khi còn làm phó vương, có phát nguyện: "Nếu ta đạt được quốc độ, những ai là kẻ theo ác giới trong nước ta, ta sẽ giết tất cả chúng làm vật hiến cúng thần! Vậy nay ta sẵn sàng bảo giết một ngàn người nào chấp nhận và thực hành năm ác giới và mười ác hạnh, cho lấy tim và thịt của chúng để làm vật hiến cúng thần. Như vậy, nay ta tuyên bố cho các thị dân được biết."

Vua lại tuyên bố như sau:

- Chỉ những ai, bắt đầu từ hôm nay, còn phạm các giới ác hạnh, một ngàn người như vậy sẽ bị giết để làm lễ tế đàn và ta sẽ giải tỏa hạnh nguyện của ta.

Ðể ý nghĩa này được rõ ràng, Bồ-tát đọc bài kệ:

Với ngàn kẻ vô trí,
Ta nguyện giết tế lễ,
Nay ta sẽ làm lễ,
Giết những kẻ phi pháp.

Các bậc đại thần vâng theo lời Bồ-tát, cho đánh trống bá cáo trong thành Ba-la-nại, khắp cả mười hai dặm. Khi nghe lời bá cáo, không có đến một người dám đứng lên làm ác giới ác hạnh.

Suốt thời gian Bồ-tát trị vì quốc độ như vậy, không một ai phạm pháp. Bồ tát không làm phiền não một ai, khiến toàn thể nhân dân trong nước gìn giữ giới luật, tự mình làm các công đức như bố thí... cho đến khi mạng chung, ngài mang theo hội chúng của mình đi đến và tràn ngập cả thành phố chư Thiên.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Như Lai sống đem lại lợi ích cho đời, thuở trước Như Lai cũng đã làm như vậy.

Sau khi thuyết pháp thoại này xong, và kết hợp hai câu chuyện, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:

- Thời ấy, quần thần là hội chúng đức Phật và vua Ba-la-nại là Ta vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]