Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1

10/06/201313:16(Xem: 9277)
Phần 1

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 1

dalailama-09875

-Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tinmà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích. Vì thế, khảo sát là rấtcần yếu.

-Nhằm thực hiện một sự khảo sát để chuyển hóa tâm thức, chúng ta cần một thái độhoài nghi. Chúng ta không chỉ chấp nhận cácvấn đề trong một niềm tin mù quáng. Chủnghĩa hoài nghi đưa đến những câu hỏi, và câu hỏi kêu gọi một sự khảo sát.

-Sự khảo sát bằng thiền quán phân tích và qua đấy chúng ta đạt đến một sựtỉnhthức trong sáng hơn: một hình ảnh trong sáng hơn của thực tại. Điều nàyphát sinh sự thuyết phục vững chắc. Chỉ qua sự thuyết phục vững chắc mà sự chuyểnhóa tinh thần có thể xãy ra.

-Cái đầu hay bộ óc chúng ta giống như một phòng thí nghiệm. Sự thông tuệ của con người là đặc biệt vàkhác biệt với những chủng loại có vú khác. Sự thông tuệ như thế là một khí cụ. Vì thế, trong phòng thí nghiệm của não bộ, sự thông tuệ của con ngườihay khả năng thông thái được sử dụng như một khí cụ để thẩm tra những cảm xúckhác nhau, và rồi thì tiến hành những sự thể nghiệm trên một cấp độ cảmxúc. Điều này có thể làm cho chúng tachuyển hóa những cảm xúc của chúng ta.

-Theo một số nhà khoa học, cảm xúc không nhất thiết là tiêu cực. Cảm xúclà một cảm nhận rất mạnh mẽ. Trong khi một số cảm xúc là tàn phá, thìnhững cảm xúc khác là xây dựng. Trong một gặp gở với những nhà khoa học,chúng tôi đã kết luận rằng có những cảmxúc ngay cả trong tâm của Đức Phật. Có mộtcảm giác mạnh mẽ của việc quan tâm và từ bi và cũng là sự thân chứng tínhkhông.

-Lúc ban đầu, chỉ có một cảm nhận mơ hồ của tính không. Tại một trình độ, không có cảm xúc, nhưng mộtkhi chúng ta trở nên quen thuộc hơn với tính không, rồi thì cảm nhận ấy sẽ tănglên. Tại một trình độ nào đó, sự thân chứngtính không cũng trở thành một loại cảm xúc. Do vậy, trong sự thực hành phát triển tuệ trí và yêu thương ân cần / từ bi, chúng ta sẽ làm mạnhlên những phẩm chất nội tại và rồi thì đạt đến một thể trạng nơi mà chúng ta cómột đợt bộc phát của cảm giác gọi là cảm xúc. Chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng sự nối kết này giữa thông tuệ và cảmxúc. Thế nên, não bộ và trái tim có thểđi bên cạnh nhau. Tôi nghĩ đây là sự tiếpcận của Đạo Phật.

-Điều đặc biệt đối với Phật Giáo là Đức Phật cho chúng ta sự tự do để đặt câu hỏiđối với những ngôn từ của chính Ngài. ĐứcPhật đã nói một cách rõ ràng rằng tất cả những Tì kheo và người thông tuệ nênthẩm tra những ngôn từ của Ngài giống như một người thợ kim hoàn kiểm tra vàngbằng việc đánh bóng, cắt gọt, và đặt nó trong lửa. Ngài yêu cầu mọi người không được chấp nhậnnhững giáo huấn của Ngài hoàn toàn từ niềm tin.

-Có hai khía cạnh đối với tôn giáo: mộtlà sự rèn luyện tâm thức, và thứ đến là triết lý. Trong dạng thức của sự rèn luyện tâm thức, tấtcả những tôn giáo quan trọng là giống nhau. Tất cả cùng có khả năng giống nhau để chuyển hóa tâm thức con người. Một sự biểu hiện rõ ràng của điều này là tấtcả những truyền thống tôn giáo quan trọng chứa đựng thông điệp của từ ái, bi mẫn,tha thứ, toại nguyện, và kỷ luật tự giác. Thông điệp là giống nhau, nhưng trong một số trường hợp, ý nghĩa có thểhơi khác nhau do bởi triết lý của họ khác nhau.

-Có thể có những sự khác biệt quan trọng trong triết lý của những tôn giáo khácnhau nhưng chúng ta không thể nói rằng tôn giáo này tốt hơn tôn giáo kia. Tất cả có cùng khả năng để chuyển hóa tâm thức. Tuy thế, mỗi chúng ta có một thiên hướng tinhthần khác nhau. Vì thế, chúng ta thấy cónhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận. Tuy vậy, kết quả hay tác dụng là giống nhau nhiều hơn hay ít hơn.

-Do vậy, chúng ta không thể nói rằng tôn giáo này hay tôn giáo kia là tốt hơn. Một thái độ như vậy cho phép chúng ta pháttriển sự tôn trọng đối với những truyền thống tôn giáo quan trọng khác. Hàng triệu người đã từng được truyền linh cảmbởi những truyền thống khác nhau trong quá khứ. Nó có thể giúp họ hướng đến một đời sống đầy đủ ý nghĩa. Trong tương lai, hàng triệu người sẽ tiếp tụcđược truyền cảm hứng và, như một kết quả, đời sống của họ cũng sẽ trở nên đầy đủý nghĩa hơn và tràn đầy với từ bi. Tuythế, về phía triết lý chúng ta có thể nói rằng triết lý này là phức tạp hơn haytriết lý nọ là đơn giản hơn.

-Trong người Phật Giáo, chúng tôi nói về bốn pháp ấn hay bốn chân lý của Đạo Phật. Đây là:

1- Tấtcả những hiện tượng do duyên sinh là vô thường (chư hành vô thường);

2- Tất cả những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau (nhất thiết hành khổ);

3- Tấtcả những hiện tượng là vô ngã và trống không (chư pháp vô ngã);

4- Niết bàn là hòa bình (niết bàn tịch tĩnh).

-Trong trường hợp của những đối tượng chẳng hạn như vô thường hay vô ngã, chúngcó thể được lĩnh hội và nhận thức bởi tâm thức, nhưng đồng thời, không có một sựtồn tại được làm cho có thể từ phía chính chúng, [chúng vốn là vô tự tánh].

-Tất cả những hiện tượng hiện hữu có thể được phân biệt thành hai đặctrưng: những hiện tượng hiện hữu và nhữngđối tượng không hiện hữu. Khi chúng tanói về một đối tướng hiện hữu, nó được quyết định trong ý nghĩa rằng có một ýthức thấu hiểu nó, nhận thức nó. Trongtrường hợp của một đối tượng không hiện hữu, nó là điều gì đấy không thể nhậnthức hay lĩnh hội bằng bất cứ loại ý thức nào.

-Trong vũ trụ của tâm thức, cho dù đấy là một tâm thức tiêu cực hay tích cực, mộtcảm xúc tích cực hay tiêu cực, trong cả hai trường hợp, có hai nhân chính. Đây là, thứ nhất, nhân bản thể đáp ứng cho sựsản sinh thực thể của chính bản chất tự nhiên của tâm thức, và thứ hai, nhân phốihợp, hay nhân phụ là một loại nhân tố gián tiếp tạo điều kiện cho một loại tâmthức có cơ hội sinh khởi.

-Một cách căn bản, có hai cấp độ của ý nghĩa vô thường: vô thường trong cấp độ thô, và vô thườngtrong bản chất tự nhiên vi tế hơn của hiện hữu. Cấp độ thô hơn của vô thường liên hệ đến những thể trạng nhất thời của mộtđối tượng trong ý nghĩa hoại diệt đối với sự tương tục của nó. Khi chúng ta nói về vô thường vi tế, nó có ýnghĩa trong sự hoại diệt nhất thời hơn là trong dạng thức tương tục của nó.

-Bất cứ nguyên nhân nào mà nó là một kẻ sản sinh ra một kết quả, đến lượt nó, làmột kết quả của chính nguyên nhân của nó. Sự chu biến là ở đấy. Chu biến cónghĩa là tất cả những nguyên nhân sản sinh luôn luôn là kết quả của chính nhữngnguyên nhân của nó. Do thế, mối quan hệnguyên nhân/ hệ quả hay luật nhân quả là một vòng tương tục.

-Khi chúng ta nói tất cả mọi thứ nhiễm ô là khổ đau, chúng ta muốn nói những đốitượng đó hoặc là được sản sinh bởi những cảm xúc phiền não hay lệ thuộc trênchúng.

-Để thấu hiểu tất cả những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau trong bản chất, chúngta phải thấu hiểu ba trình độ của khổ đau. Thứ nhất là khổ đau của khổ đau (khổ khổ), rồi thì khổ đau của thay đổi(hoại khổ), và cuối cùng đó là khổ đau điều kiện hóa cùng khắp (hành khổ). Khi chúng ta nói về tất cả những hiện tượngnhư khổ đau, chúng ta liên hệ đến trình độ thứ ba của khổ đau: khổ đau điều kiệnhóa cùng khắp. Điều này hoạt động như nềntảng cho hai trình độ khổ đau kia.

-Sự kiện đơn thuần của việc lệ thuộc trên nguyên nhân và điều kiện để phát sinhra những cảm xúc phiền não. Theo địnhnghĩa, những thứ đó ở trong bản chất của khổ đau.

-Chúng tôi muốn nêu ra gì khi nói rằng tất cả những hiện tượng là trống rỗng vàvô ngã? Có những quan điểm bất đồng vềđiều này trong bốn trường phái tư tưởng của Đạo Phật. Ý nghĩa của vô ngã được chấp nhận chung trongtất cả những trường phái tư tưởng Phật Giáo (ngoại trừ một ít nhóm trong nhữngphân phái của Tỳ Bà Sa Luận Bộ) là sự vắng bóng của một con người độc lập và tồntại một cách thực chất.

-Những trường phái chấp nhận con người như tồn tại độc lập về thực chất cũng thừanhận rằng có một loại linh hồn hiện hữu riêng biệt với những tập hợp uẩn vàtinh thần (thân và tâm). Họ thêm rằng loạilinh hồn này hay con người đến từ kiếp trước vào kiếp này và rồi sẽ tiếp tục điđến kiếp sau. Tất cả những trườngphái Phật Giáo phủ nhận sự tồn tại của mộttự ngã như vậy.

-Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, nhiều tư tưởng phóng túng, quấy rầy,tiêu cực sinh khởi bởi vì bốn loại nhận thức sai lầm. Thứ nhất, chúng ta có khuynh hướng thấy nhữnggì vô thường là thường; thứ hai, chúng ta có khuynh hướng nhận thức những gì bấttịnh như thanh tịnh và như điều gì đấy có một bản chất hay quan trọng; thứ ba, chúng ta có thiên hướng thấy nhữngcon người vô ngã như có sự tự tồn tại; và thứ tư, chúng ta rất có thể xem nhữnggì trong bản chất khổ đau như một cội nguồn của hạnh phúc và hòa bình.

-Những người muốn nữa và thêm nữa, bất hạnh thay, luôn luôn tiếp tục cố gắng đểcó thêm tài sản nhằm để sử dụng tài vật. Xa hơn nữa, họ không bao giờ nghĩ về cái chết hay sự giới hạn của thânthể và đời sống của chúng ta. Vì thế lốisống này, tích lũy tài sản một cách liên tục, làm cho chúng ta cảm thấy giốngnhư chúng ta chất chứa và tích lũy tài sản, như sự sống của chúng ta sẽ không ngừng tiếp diễn mà không chạm trán với cáichết và chúng ta sẽ có thể thụ hưởng sự giàu sang ấy mãi mãi.

-Khi chúng ta tiếp tục tích lũy sự giàu sang và những thứ giành được mà không cósự toại nguyện, kết quả sẽ là gì? Chúngta không thời gian để thư giản thân thể vật lý hay sự hòa bình của tâm hồn. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính của việcchúng ta mong cầu sự giàu sang và quyền lực hơn là để có một loại thõa mãn nàođấy. Ngoại trừ chúng ta có một thái độtinh thần thích đáng, không thì chúng ta chỉ đang tìm cầu cho một loại mãn nguyệnnào đấy.

-Một khi chúng ta nhận ra rằng khổ đau chính là bản chất của hiện hữu, nó sẽgiúp chúng ta giảm thiểu khao khát vô lý của chúng ta đối với mọi thứ.

-Đức Phật đã thuyết giảng về Bốn Chân Lý Cao Quý. Nếu quý vị thiền tập trên hai chân lý khổ đauvà nguyên nhân của nó, sự băn khoăn và rầu buồn của quý vị gia tăng. Nhưng quý vị thấy đấy, Đức Phật không dừng lạiở đấy. Có hai chân lý nữa: sự chấm dứtkhổ đau và con đường hay phương pháp để đạt đến sự chấm dứt ấy. Đức Phật đã bắt đầu bằng giải thích rằngchính bản chất của sự tồn tại là khổ đau, nhưng cùng lúc, Ngài cũng đã chỉ rằngcó một sự thay đổi.

-Vậy thì mục tiêu chính của việc thiền quán trên khổ đau là để trau dồi một lòngquyết tâm để đạt đến niết bàn. Nếu quảkhông có khả năng để đạt đến niết bàn, thì tốt hơn là đừng nghĩ về khổ đau vàthay vì thế chỉ thoải mãi rượu chè, hay bất cứ thứ gì quý vị thích. Thếđó sẽ khá hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu có một sự thay đổi, một khẩnăng để loại trừ những tình trạng rắc rối này của tâm thức và cảm xúc, thì thậtsự đáng để thực hiện một nổ lực. Đó làviệc rèn luyện tâm thức như thế nào.

-Sự thực tập về từ bi, có ý thức về người khác, lợi lạc vô biên cho chính chúngta. Dĩ nhiên, cuối cùng, những chúngsinh khác cũng được lợi ích. Do thế, ĐạiSư Tông Khách Ba nói một cách đúng đắn rằng, khi chúng ta phát triển từ bi và vịtha, sự tập trung chính yếu của chúng ta là làm lợi ích và giúp đở người khác,nhưng đấy là quý vị, người thực hành, sẽ nhận được những lợi lạc lớn lao nhất.

-Việc thực hành và thiền quán về từ ái và bi mẫn hoàn thành mục tiêu cho đời sốngcủa chúng ta và cho những chúng sinh khác. Sự thực hành và thiền quán như vậy, những điều làm cho tâm thức chúng taquen thuộc với việc việc trau dồi từ ái và bi mẫn, không phải là điều gì đấynên giới hạn chỉ trong những người tín ngưỡng. Ngay cả những người không tín ngưỡng, thật cực kỳ quan trọng để phát triểnmột thói quen và những phẩm chất tích cực như vậy của tâm thức. Nó mang đến hạnh phúc cho chúng ta và hạnhphúc hay hòa bình cho những chúng sinh khác. Nó liên hệ tương quan và phụ thuộc hoàn toàn trên việc phát triển từ áivà bi mẫn.

-Thực hành từ bi, quan tâm đến người khác và chia sẻ những rắc rối của họ, là đặtnền tảng cho một đời sống hạnh phúc không chỉ ở trình độ cá nhân, hay cộng đồngmà cũng là cho toàn thể nhân loại. Vì thế,thúc đẩy những giá trị căn bản này của nhân loại là rất quan trọng. Cũng thế, đấy là trách nhiệm cho mỗi người bởi vì tương lai của nhân loại là hoàntoàn nằm trong tay chúng ta.

-Như những người Phật tử, chúng ta tin tưởng trong cầu nguyện, thiền tập, và sựgia hộ của các bậc cao siêu. Có những bậccao siêu có khả năng để gia hộ nhưng tác động giới hạn. Có vô số Chư Phật và Bồ Tát luôn luôn cầunguyện cho chúng ta, nhưng, tuy thế, điều kiện của chúng ta vẫn hoàn toàn khókhăn. Chúng ta vẫn ở trong cõi luân hồisinh tử. Vì thế tôi luôn luôn nói với nhữngngười anh chị em của tôi rằng hành động là quan trọng hơn cầu nguyện. Chúng ta phải thực hiện một nổ lực.

-Đôi khi, tôi nghĩ rằng nói về từ bi chỉđơn thuần là phụng sự bằng đôi môi. Tôithật sự cảm phục những cá nhân hay đoàn thể nào liên hệ trong việc giúp đở nhữngngười bần cùng và hoạt động trong lãnh vực giáo dục, v.v... Những người này đang áp dụng từ bi trên mộttrình độ thực tiển. Tôi chỉ ngồi đâytrên một bảo tòa thoãi mái và nói về từ bi! Có lẽ đây là đạo đức giả.

-Hành động là rất quan trọng. Nhằm để cóthể áp dụng một hành động không mệt mõi, chúng ta cần một lòng quyết tâm kiên cố. Chúng ta phải nên có một cái nhìn rõ ràng vềmục tiêu của chúng ta. Điều này sẽ chophép chúng ta thực hiện một nổ lực tự nhiên và không mệt mõi. Nếu những mục tiêu không rõ ràng, hay có mộtsự mờ mịt nào đấy, rồi thì những phương pháp chướng ngại sẽ được sử dụng và điềunày thậm chí sẽ tạo nên rối rắm hơn!

-Qua học hỏi những nhận thức triết lý Phật Giáo, chúng ta có thể phát triển mộtlối mòn sáng tỏ trên bản đồ. Rồi thìchúng ta sẽ biết cất bước như thế nào để đến nơi.

-Chỉ phấn đấu cho sự sống còn của chính mình là không đủ. Những con voi có khả năng để sống còn. Tương tự thế, thú vật và côn trùng có một loạibản năng cho sự tồn tại của chúng. Nhưlà con người chúng ta có sự thông minh kỳ diệu này. Sử dụng điều này cho sự tồn tại của một ngườilà lãng phí. Thay vì thế, đây là tặng phẩmcủa thông minh nên được dùng cho chủ nghĩa vị tha. Rồi thì đời sống củachúng ta sẽ thật sự trởnên đầy đủ ý nghĩa.

-Theo quan điềm của Đạo Phật, đời sống của chúng ta trên hành tinh này kéo dài tốiđa là một trăm năm. Nó giống như mộtchuyến nghĩ hè du lịch. Từ những chiềusâu của không gian huyền bí, chúng ta đến đây để ở lại chỉ một trăm nămthôi. Khi chúng ta so sánh với hàng tỉvà hàng tỉ năm của ánh sáng, chúng ta tồn tại một trăm năm là quá tầm thường!

-Sử dụng đời sống con người ngắn ngủi này để tạo thêm rắc rối và khổ đau là vôlý và vô nghĩa. Nếu một khách du lịchngười Âu hay Mỹ đến Ấn Độ trong chỉ một tuần và trong thời gian ấy tạo nên rắcrối bất cứ nơi nào họ đến, điều đó sẽ là vô vị và ngớ ngẫn. Tương tự thế, chúng ta đã đến hành tinh nàytrong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi, vì vậy lần này phải nên được sử dụng mộtcách đầy đủ ý nghĩa. Điều này có nghĩalà giúp đở người khác bất cứ nơi nào có thể. Nếu quý vị không thể hổ trợ người khác, thì đừng nên tạo đớn đau hay khổsở cho kẻ khác.

-Để phát sinh tâm giác ngộ, tôi muốn chúng ta đọc ba bài kệ này ba lần cùng vớinhau:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh
Con luôn luôn tiếp nhận quy y
Trong Phật, Pháp, và Tăng
Cho đến khi đạt được sự giác ngộ hoàn toàn

Được làm cho nhiệt tình bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Chư Phật
Con phát sinh tâm vì sự tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh

Cho đến khi không gian còn hiện hữu
Cho đến khi chúng sinh còn tồn tại
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Và xua tan những khổ đau của thế gian.

Nhữngngười muốn thực hành lòng vị tha (và, dĩ nhiên là những Phật tử) phải nên đọcnhững điều này như một phần trong sự cầu nguyện hàng ngày của họ. Chúngta phải thiền quán trên những điều này,đặc biệt là bài kệ cuối. Tất cả ba bài kệnày là một phần trong sự cầu nguyện và thiền quán hàng ngày của tôi. Mỗi ngày, tôi lập lại và thiền quán trên những dòng này. Bài kệ chót rất năng lực. Khi tôi gặp phải những tình cảnh không vuihay có những cảm xúc phiền não tiêu cực, tôi nhớ lại điều này. Tôi lập lại và rồi quán chiếu. Điều này lập tức khôi phục sự hòa bình trongtâm thức tôi. Rất hữu dụng. Ngay cả những người không Phật tử có thể nghĩvề câu cuối cùng.

***

Tríchtừ bài Overcoming Negative Emotionscủa quyển Many Ways to Nirvana

ẨnTâm Lộ ngày 22/01/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]