Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Phật giáo trợ giúp cho y khoa

07/07/201208:07(Xem: 8207)
09. Phật giáo trợ giúp cho y khoa
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN II

CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG

PHẬT GIÁOTRỢ GIÚP CHO Y KHOA
Sophie Coignard


Cácnhà tâm thần học và các bác sĩ ngày càng phải cầu cứuđến kỹ thuật thiền định nòng cốt trong việc tu tập Phậtgiáo để giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng lo âu, chịuđựng đau đớn dễ dàng hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

«Đauđớn tràn ngập khắp nơi, và đau đớn là một điều khôngai mong muốn» Đấy là một câu tóm lược vô cùngngắn gọn kết quả của một sự kết hợp giữa các ngànhkhoa học nhận thức và Phật giáo. Dầu ở bất cứ nơi nào,từ Boston, Toronto, Genève, Maastricht hay Chateauroux, người tađã mang các phương pháp thiền định ra để ứng dụng vàoviệc điều trị trong ngành phân tâm học, và đồng thờicũng giúp cho các bác sĩ chăm sóc các người bệnh nặng đangbị đau đớn hành hạ quá sức từ thể xác đến tinh thần.Sự kết hợp được đem ra thực hiện thành công tại nhiềuquốc gia và được công nhận như một phương pháp trị liệuchính thức. Trong khi đó thì nước Pháp vẫn còn bị bỏ lạiphía sau. Có phải nước Pháp, quê hương của Descartes (1) vẫncòn cố cưỡng lại cao trào tâm linh mang nguồn gốc Á châu?

hoangphong-phatgiaotrogiupykhoa-1

Khônghoàn toàn đúng như thế, vì ông Christophe André một bác sĩtâm thần học của bệnh viện Saint-Anne (2) Paris là ngườiđã từng sử dụng thiền định để giúp các bệnh nhân rốiloạn thần kinh ngăn ngừa bệnh tái phát. Ông giải thích nhưsau : «Đó là cách tập cho bệnhnhân giữ tâm thức an trú tại vị trí này và ngay trong thờiđiểm này. Lúc đầu thì quả thật là khó, bởi vì ý nghĩcon người thường ngã ra phía trước để rơi vào những viễntượng tương lai, hoặc bám vào sự suy xét để đánh giábên ngoài hoặc quay nhìn vào trong để quán tưởng nội tâm.Thật ra thì phải tập thế nào để đừng bị lôi cuốn vàovòng lẩn quẩn của tư duy. Tuy khá rắc rối nhưng đây lạilà một kỹ thuật thật hữu hiệu, không những giúp loạibỏ được các ý nghĩ tiêu cực mà lại còn giúp nhìn thấychúng để ngăn chận chúng».Ông Claude Pernet là một bác sĩ tâm thần ở Chateauroux (3) đãtu tập thiền học để tự tìm lấy kinh nghiệm riêng cho mìnhtrước khi mang ra áp dụng cho bệnh nhân : « Tôikhông muốn trình bày nhiều về khía cạnh Phật giáo trongthiền định. Lý do chính là vì các bệnh nhân của tôi chỉđòi hỏi một điều duy nhất là giúp cho họ một phươngpháp tập luyện để chế ngự các tư duy tiêu cực mà thôi».

Dầusao đi nữa, đấy cũng không phải một phương pháp có thểhọc hỏi ở nhà trường, và cũng không phải là những chuyệntùy hứng do vài người hướng dẫn dư luận nêu lên. Nhữngngười tiên phong khởi xướng phương pháp trị liệu bằngthiền định đã bắt đầu từ gần ba mươi năm nay ở Hoakỳ. Tuy nhiên ngày nay, nhờ vào các tiến bộ của nhiếp ảnhtân tiến trong y khoa thì người ta mới chứng minh được mộtcách rõ ràng là thiền định có thể thay đổi được sựvận hành của não bộ. Còn hơn thế nữa là khi quan sát tỉmỉ não bộ của các nhà sư Tây tạng, các khoa học gia nhậnthấy họ có một khả năng thật đặc biệt. Khu não bộ liênquan đến các xúc cảm, chẳng hạn như lòng từ bi hoạt độnghết sức mạnh, hơn hẳn những người bình thường. Chínhnhờ sự vận động tích cực của bác sĩ tâm thần RichardDavidson mà viện đại học Madison của tiểu bang Wisconsin đãthực hiện được rất nhiều kết quả khoa học về vấnđề này.

matthew-ricardÔngMatthieu Ricard trong một quyển sách xuất bản gần đây, ngày6 tháng 9 năm 2009 (với tựa đề « Nghệ thuật Thiềnđịnh») cho biết là « cáccông cuộc nghiên cứu khoa học ngày càng gia tăng đã chứngminh cho thấy việc thiền định thực hiện trong một thờigian ngắn cũng có thể làm giảm xuống một cách đáng kểtriệu chứng của các bệnh xáo trộn tâm thần gọi là «strét » (hậu quả tai hại của bệnh này đối với sức khoẻđã được chứng minh rõ rệt), và các bệnh lo âu, các bệnhthần kinh căng thẳng dễ nổi giận (chứng bệnh này dễ đưađến cái chết sau khi mổ tim) và sau hết còn để ngăn ngừacác chứng bệnh suy nhược thần kinh tái phát đối với nhữngngười đã từng bị bệnh trầm trọng ít nhất hai lần. Chỉcần thiền định mỗi ngày ba mươi phút trong tám tuần lễliền là có thể làm gia tăng thêm một cách đáng kể sứcđề kháng của cơ thể [...] và đồng thời làm giảm áp huyếtcho những bệnh nhân có áp huyết cao và làm mau khỏi chứngbệnh vẩy nến (psoriasis) (4). Các công cuộc nghiên cứu vềcác thể dạng tâm thần ảnh hưởng đến sức khoẻ trướcđây vẫn thường được xem là chuyện hoang tưởng, nhưngnay thì ngày càng được xem như có tầm quan trọng hàng đầutrong lãnh vực nghiên cứu khoa học »).Các kết quả do thiền định mang lại đã được đăng tảitrên các tạp chí khoa học quan trọng có tầm cỡ quốc tế,chẳng hạn như các tờ Journal of the National Cancer Institutevà Journal of Behavioral Medicine.

Tấtcả các nhà tiên phong trong ngành này đều là người Mỹ,trong số đó có ông Jon Kabat-Zinn là người đáng nể nhấtnhờ vào các công trình nghiên cứu và khả năng phi thườngcủa ông. Ông là giáo sư danh dự về y khoa của đại họcMassachusetts và đã tu tập thiền học từ khi còn là sinh viêncủa Viện Đại học Công nghệ MIT dưới sự hướng dẫncủa giáo sư đoạt giải Nobel là ông Salvador Luria. Nhưtrường hợp của ông Matthieu Ricard, Jon Kabat-Zinn cũng là mộtchuyên gia về sinh học tế bào, và hiện nay đang tiếp tụcnghiên cứu về sự vận hành của tâm thức. Năm 1979, sau mườiba năm tu tập thiền định, ông quyết định đưa thiền họcPhật giáo vào việc trị liệu giúp làm giảm đau đớn chonhững người bệnh nặng. Dần dần sau đó ông đã phát minhra một phương pháp gọi là MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction– Giảm rối loạn thần kinh bằng cách luyện tập Tỉnh thức),một phương pháp luyện tập thiền định tỉnh thức kéo dàitrong tám tuần. Dự án của ông được bệnh viện tán thànhngay và sau này ông đã thuật chuyện lại như sau : «Chínhlà số bằng cấp của tôi đã dự phần để thuyết phụcnhững người mà tôi tiếp xúc. Ban đầu tôi chỉ được cấpmột chỗ làm việc nhỏ xíu và chính tôi phải lo cả côngviệc thư ký. Các khu bệnh lý khác gởi đến cho tôi đủmọi bệnh nhân, những người bị bệnh ung thư, các bệnhvề tim mạch hoặc bị đau đớn quá mức sau khi mổ. Tôi thiếtkế một chương trình trị liệu kéo dài tám tuần và đãđạt thành công thật bất ngờ. Vì thế tôi lại phải gánhthêm một trọng trách nữa là phải đào tạo thêm các huấnluyện viên. Phần lớn các huấn luyện viên này không phảilà bác sĩ. Sự lựa chọn căn cứ vào điều kiện tiên quyếtlà họ phải thật sự chịu khó tu tập theo phương pháp thiềnđịnh của Phật giáo và điều kiện kế tiếp là khả năngtruyền đạt những phẩm tính thiết yếu cho những ngườichưa hề biết đến Phật giáo là gì, nhưng đang phải chịuthật nhiều đau đớn». Chođến nay đã có 18 000 người được trị liệu theo phươngpháp tám tuần trong gần 200 bệnh viện. Phương pháp thiềnđịnh của Phật giáo đã giúp giảm 50% các trường hợp táiphát của bệnh rối loạn thần kinh đối với những ngườiđã từng lâm bệnh này ít nhất hai lần trong tình trạng nguykịch.

Tạiđại học Genève, vị bác sĩ tâm thần Lucio Bizzini phụ tráchvề bệnh rối loạn thần kinh đã sử dụng phương pháp MBSRvà một vài kỹ thuật khác như là MBCT (Mindfulness Based Cognitive Thérapy – Khoa nhận thức trị liệu bằng tu tậpTỉnh thức) do Bác sĩ Zindel Segal của bệnh viện Toronto đưara. Bác sĩ Lucio Bizzini giải thích rằng: «Phươngpháp này đặc biệt áp dụng cho các người bị bệnh thầnkinh thuộc loại « tự dày vò mình». Đây là phương pháp rất gay go, đòi hỏi ngay lúc khởiđầu phải thiền định một giờ mỗi ngày, vì thế cầnphải có một sự cố gắng cá nhân quan trọng. Tuy nhiên sựcố gắng ấy cũng xứng đáng vì kết quả cho thấy là ngườibệnh đạt được một thể dạng giống như đứng ra «phíasau của thác nước». Đây là cách mượn lối diễnđạt của Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, «đứng ra phía sau thácnước» có nghĩa là đứng vào một vị trí mà ngườibệnh có thể quan sát được tư duy của chính mình mà khôngbị chúng tràn ngập. Chỉ có một điểm yếu mà mọi ngườiđều nhận thấy, nhất là Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, là chỉcó những bệnh nhân tích cực tham gia vào việc thiền địnhMBSR thì mới đạt được kết quả tốt và bệnh không bịtái phát.

Tuynhiên tất cả các bác sĩ tự thiền định hằng ngày vớimột niềm tin vững chắc không nhất thiết là những tín đồPhật giáo. Thật ra thì điều đó cũng không quan hệ gì cả.Bác sĩ tâm thần có tiếng của Pháp là Chrstophe André đãtừng phát biểu như sau : «Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, một nhàlãnh đạo tôn giáo khá cởi mở đã từng khẳng định rằngnếu khoa học chứng minh được là một khía cạnh nào đócủa Phật giáo tỏ ra đáng nghi ngờ, thì phải chấp nhậnđiều đó». Là một người vô cùng say mê khoa học, Ngàiđã từng nói : «Khoa học và các lời giáo huấn củaĐức Phật đều cùng nói với chúng ta bằng một ngôn ngữduy nhất để xác định bản chất nhất thể của mọi hiệntượng».

Bêndưới bài viết, tác giả Sophie Coignard còn đưa ra một vàithư tịch bằng Pháp ngữ cho độc giả nào muốn tìm hiểuthêm và đồng thời cũng liệt kê vài cách thiền định như: chú tâm vào giác cảm, quan sát thân xác, dùng du-già đểhòa mình với hiện tại, chú tâm vào hơi thở, vừa thiềnhành vừa theo dõi tư duy và xúc cảm đang hiển hiện, ghi sổcác biến cố tạo ra thích thú hay bất an, tập không đểxúc cảm và định kiến ảnh hưởng vào sự giao tiếp vớingười khác, tập tự thiền định lấy một mình.

Ngoàira bên cạnh bài viết còn có thêm một phần đóng khung nhưsau:

Các khoa họcgia và phương pháp Thiền định

Muốntìm được một chỗ tham dự thật khó, vì được tham dựcó nghĩa là được vinh dự ngồi chung với các nhà khoa họclừng danh trong những buổi hội thảo tổ chức ở Dharamsala,một thị trấn nhỏ thuộc vùng bắc Ấn, nơi cư trú củaĐức Đạt-Lai Lạt-Ma và cũng là nơi đặt trụ sở tạm củachính phủ lưu vong Tây tạng. Nhà tâm thần học Christophe André,tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng về các chủ đềnhư sự quý chuộng cái tôi và hạnh phúc, đã may mắn tìmra cách chen được vào nơi hội họp này, tổ chức vào thángtư năm 2007. Chủ đề cuộc hội thảo là «Vũ trụ trongmột hạt nguyên tử : sự kết hợp giữa khoa học và tâmlinh». Trong phòng họp, các khảo cứu gia hàng đầu trênthế giới chẳng hạn như nhà vật lý thiên văn Wolf Singer,giám đốc viện Max Plank ở Franfort, đang ngồi cạnh các nhàmạnh thường quân đã góp tiền tài trợ tổ chức hội thảo.Trong số các mạnh thường quân có tài tử Richard Gere. Haimươi khối óc từ khắp nơi trên thế giới đã đến đâytham dự vì họ muốn trao đổi với nhau và cũng vì họ đãbị thu hút bởi sự cởi mở của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vềkhoa học, một điều mà ai cũng biết. Mỗi sáng Ngài đềutham dự vào các cuộc trao đổi để phát biểu và đặt nhiềucâu hỏi. Ông Christophe André đã kể chuyện lại như sau :«Không vướng mắc vào mộtnghi thức màu mè nào cả, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma lẹp xẹpbước vào phòng họp, vái chào mọi người, nói vài câu khôihài. Nhưng thật ra thì Ngài đang ấp ủ một hoài bão thậtminh bạch : làm sao có thể gia tăng sự hiểu biết và mởrộng thêm tâm trí cho các nhà sư để giúp cho Phật giáo thêmrạng ngời».

Cácbuổi hội thảo trên đây đã được Viện Tâm linh và Sựsống(Mind and Life Institute) phụ trách. Viện Tâm linh vàSự sống được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và nhiều khảo cứugia khoa học đứng ra thành lập đã được hai mươi năm naytrong mục đích đưa khoa học Tây phương tiếp cận với nhữngthành quả của Phật giáo. Trong số những người khởi xướngcó ông Matthieu Ricard,từng là khảo cứu gia về sinh học của viện Pasteur trướckhi khám phá ra khoa thiền định của Tây tạng và sau đó thìông đã trở thành một nhà sư. Một số các khoa học gia kháctrong tổ chức Tâm Linh và Sự sống, tuy không đi xa đượcnhư ông Matthieu Ricard, nhưng đều đã tu tập thiền địnhtừ lâu. ÔngMatthieu Ricardkể chuyện lại như sau : « Trongvăn phòng giám đốc, tôi đã được gặp nhiều người chẳnghạn như Daniel Goleman, người đã từng bỏ ra nhiều thángẩn cư, ông Richard Davidson thuộc đại học Michigan thì ngồithiền đều đặn vào lúc hừng đông, và ông Jon Kabat-Zinnngười đã phát minh ra các ứng dụng của kỹ thuật thiềnđịnh. Tôi cũng đã gặp lại tại nơi này một đồng nghiệptrước đây ở viện Pasteur là ông Ben Sapiro, cả hai chúngtôi đã từng viết chung một bài khảo cứu khoa học dựavào các kết quả thực hiện được trong phòng thí nghiệmcủa giáo sư François Jacob, vị đồng nghiệp này về sau đãtrở thành phó giám đốc của viện bào chế Merck và hiệnnay thì đã về hưu». Ông MatthieuRicard kể tiếp bằng một vẻ khôi hài rằng đã cóhàng ngàn nhà sinh học quan tâm đến sự biến cải tâm linh,và thật ra thì họ cũng không quan tâm nhiều hơn bao nhiêuso với các đồng nghiệp khác của họ. Ông nói thêm: «Tuynhiên, những gì mà công cuộc vận động do Viện Tâm linhvà Sự sống chủ trương và đã góp phần tạo ra một sựthu hút mạnh, chính là phẩm chất và sự nghiêm chỉnh manglại từ sự tiếp cận giữa khoa học và thiền định. Thậtquả là một sự kết hợp chưa từng có trong lịch sử...»

Nguyêntác: http://www.lepoint.fr/

Ghichú:

1-Descartes (1596-1650) : là một triết gia, toán học gia, vật lýhọc gia, được xem như một trong những người đã thiếtlập ra nền triết học hiện đại của Tây phương.

2-Saint-Anne : là bệnh viện tâm thần lớn nhất và danh tiếngnhất của thành phố Paris, từng quy tụ các bác sĩ tâm thầnnổi tiếng. Bệnh viện được thành lập từ năm 1651 nhưngsau đó thì trở nên hoang phế, một bệnh viện cạnh đó làBicêtre đưa các các bệnh nhân tâm thần đến đây làm vườnvà trồng trọt. Đến năm 1788 thì được trùng tu trở lại.Năm 1863 Nã-phá-luân đệ tam ra nghị định biến Saint-Annethành một bệnh viên chuyên về bệnh tâm thần.

3-Chateauroux : là một thành phố thuộc miền trung nước Pháp.

4-Bệnh vẩy nến : là một thứ bệnh ngoài da. Da nổi lên nhữngmảng đỏ và tróc ra thành những vẩy màu trắng.

Bures-Sur-Yvette,15.12.09
HoangPhong lược dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]