- Quyển thượng
- 01. Chánh tín niệm Phật sẽ được vãng sanh
- 02. Tôn sùng Tam bảo và giáo pháp
- 03. Hiếu dưỡng và báo ơn cha mẹ
- 04. Trên đường cầu thầy học đạo
- 05. Bài văn qui kính chỉ rõ phép tham thiền
- 06. Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ
- 07. Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi
- 08. Khuyên người phát nguyện chân chánh, quyết định vãng sanh
- 09. Bài kệ dạy người niệm Phật, phát nguyện
- 10. Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ
- 11. Thiền sư Vĩnh Minh Thọ răn người chưa ngộ đừng khinh Tịnh độ
- 12. Thiền sư Trương Lô Trạch khuyên người tham thiền tu Tịnh độ
- 13. Long Thư Vương cư sĩ khuyên người tu pháp Tịnh độ thẳng tắt
- 14. Thừa tướng Trịnh Thanh Chi khuyên tu Tịnh độ
- 15. Biện minh thuyết Tây phương Tịnh độ của Lục tổ đại sư
- 16. Các vị Tổ sư hướng về Tịnh độ
- 17. Các kinh hướng về Tịnh độ
- 18. Luận về nguyên nhân, sự, lý của việc niệm Phật
- 19. Bài văn của cư sĩ Long Thư khuyên giữ gìn khẩu nghiệp
- Phụ lục 1: Trăm bài thơ vịnh Tây phương
- Quyển trung
- 01. Tam giáo đều hướng đến giáo hóa cho người cuộc sống tốt đẹp
- 02. Độc Phong Thiện Thiền sư: Tam giáo đồng một lý
- 03. Diêu thiếu sư: Phật pháp không thể diệt mất
- 04. Luận về Tam giáo một cách công bằng
- 05. Hoàng môn Thị lang đời Bắc Tề: Bài luận trừ những chỗ sai lầm
- 06. Tam giáo dạy về chân như bổn tánh
- 07. Đông Pha Học sĩ thuyết về việc ăn uống
- 08. Bài văn giới sát của Tổ sư Ưu Đàm
- 09. Văn giới sát của Thiền sư Phật Ấn
- 10. Văn giới sát của Thiền sư Chân Yết
- 11. Văn giới sát của Tổ sư Phổ Am
- 12. Răn việc sát sanh để cúng tế trời đất
- 13. Con hiếu thờ cha mẹ không sát sanh
- 14. Răn việc giết thịt đãi khách
- 15. Răn việc giết hại để sanh nở được an ổn
- 16. Răn sát sanh trong việc mừng sanh nhật
- 17. Răn việc sát sanh để cầu được thỏa nguyện
- 18. Răn việc sát sanh cầu quỷ thần cứu nạn
- 19. Răn việc giết hại vì người chết
- 20. Răn việc giết hại trước khi cầu siêu, trai giới
- 21. Lòng từ bi không giết hại, thường phóng sanh
- Quyển hạ
- 01. Biện minh lẽ dị đoan
- 02. Biện minh về học thuyết Dương, Mặc
- 03. Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt
- 04. Biện minh về quỉ thần
- 05. Biện minh việc trời đánh
- 06. Các vị vua quan và danh nho học Phật
- 07. Các nhà Nho học Phật
- 08. Học Phật bài bác Phật
- 09. Nghe theo người khác bài bác Phật, thêm ý kiến mình để bài bác Phật
- 10. Phá trừ ý kiến không tin nhân quả
- 11. Phá trừ ý kiến không tin địa ngục
- 12. Nói về địa ngục, luân hồi và súc sanh
- 13. Nói về việc đầu thai thác sanh luân chuyển
- 14. Biện minh định nghiệp của Lương Võ đế
- 15. Biện minh ranh giới các cõi đông tây
- 16. Biện minh kinh điển của Tam giáo
- 17. Biện minh chỗ chí đạo trong Tam giáo
- 18. Biện minh chỗ hơn kém trong Tam giáo, khuyến tu Tịnh độ
- 19. Biện minh việc đản sanh trước sau của ba vị Thánh nhân Tam giáo
- 20. Biện minh về tinh, khí, thần
- 21. Lìa hình tướng, rõ chân tánh, vãng sanh Tịnh độ
- 22. Thân tuy xuất gia, chẳng cầu Tịnh độ
- 23. Bùi Tướng quốc luận việc thân tâm là hư giả
- 24. Cư sĩ Long Thư bàn về sự dâm dục và giết hại
- 25. Lý và sự tức thời trọn vẹn
- 26. Làm người quân tử
- 27. Luận về cái tình thường
- 28. Bàn về nhân, quả nhỏ nhặt
- 29. Hai vị thiên nhân
- 30. Bàn về sự chuẩn bị trước
- 31. Bàn về việc gửi kho công đức
- 32. Bàn về ba đại kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai
- 33. Kinh Thi-ca-la-việt lễ bái sáu phương
- 34. Lời dạy của các vị Thái Thượng, Đông Nhạc
- 35. Luận răn đời của Tử Hư Nguyên Quân
- 36. Văn khuyến thiện của tiên sanh Khang Tiết
- 37. Phương thuốc trị tâm của Đại sư Vô Tế
- 38. Bài toát yếu khuyên thực hành nhẫn nhục
- 39. Khuyên người tôn trọng giữ gìn giấy có chữ viết
- 40. Khuyên tu Tây phương Tịnh độ
- 41. Rộng khuyên việc tu trì Tịnh độ
- 42. Chuẩn bị hành trang trên đường về Tịnh độ
- 43. Lâm chung chánh niệm được vãng sanh
- 44. Ba điều nghi lúc lâm chung
- 45. Bốn cửa ải lúc lâm chung
- Phụ lục 2: Trăm bài thơ vịnh đời sống nơi núi sâu
QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ
Đại sư Tông Bổn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải,
Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn
QUYỂN TRUNG
9. Văn giới sát của Thiền sư Phật Ấn
Hết thảy muôn loài lông, cánh, vảy...Chúng sanh cùng Phật đồng một tâm.
Chỉ bởi xưa kia dụng tâm nhầm,
Nay mới thọ hình hài muôn thú.
Từng nước thẳm, rừng xa vui thửa,
Sao nỡ đem làm bữa hằng ngày?
Phút đâu bắt sống về đây,
Hoặc dùi đập, hoặc là dao mổ,
Nồi chảo đun, cực khổ xót xa!
Cạo lông, nhổ cánh, lột da,
Róc xương, rạch ruột, thở ra hơi tàn.
Nấu nướng dọn lên bàn vừa miệng,
Khuyên vợ con no miếng ngon lành.
Chỉ thường buông thả vô minh,
Tạo nhân, tác nghiệp có ngày khổ thân.
Oan nghiệp để tới khi chung mạng,
Chạy đường nào thoát lưới nghiệp nhân?
Xưa nay quả báo tỏ tường,
Vạc dầu, lò lửa, không đường tránh qua!
Khuyên thiện hữu để lòng răn giữ,
Chớ xem thường sanh mạng chúng sanh.
Miếng ăn, miếng trả ắt chẳng sai,
Lời chư thánh xưa không hư dối:
Giới sát, niệm Phật, thường phóng sanh,
Quyết về Tây phương, bậc Thượng phẩm.
8. Khuyên người phát nguyện chân chánh, quyết định vãng sanh
Ngài Từ Chiếu Tông chủ dạy rằng: “Có hạnh, không nguyện, hạnh ấy ắt là không thành. Có nguyện, không hạnh, nguyện ấy ắt là yếu ớt. Không hạnh, không nguyện, ở mãi chốn Diêm-phù vô nghĩa. Có hạnh, có nguyện, thẳng nhập vào cõi vô vi. Đó là cái căn bản tu nghiệp thanh tịnh của chư Phật Tổ.
Vì sao vậy? Lý do trí dẫn đường, hạnh do nguyện khởi lên. Hạnh và nguyện được như nhau thì lý và trí đều gồm đủ.
Nguyện tức là điều ưa thích, mong muốn. Như mong muốn được sanh về cõi Tịnh độ phương tây; ưa thích được thấy đức Phật A-di-đà. Cần phải phát nguyện, sau mới được vãng sanh. Nếu không có tâm nguyện, căn lành rồi sẽ tiêu mất.
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu chẳng phát nguyện lớn, ắt bị ma dắt dẫn.” Hết thảy quả Phật đều do từ nguyện lớn khởi lên, nên muốn được quả Vô thượng Bồ-đề, phải có nguyện ba-la-mật. Vì vậy, ngài Phổ Hiền khơi rộng biển nguyện vô biên, đức Di-đà mở ra bốn mươi tám cửa nguyện. Cho nên biết rằng mười phương chư Phật cho đến thánh hiền xưa nay đều do nơi nguyện lực mà thành tựu Bồ-đề.
Luận Trí độ, quyển tám, có câu hỏi rằng: “Chư Bồ-đề hạnh nghiệp thanh tịnh, tự nhiên được báo phần hơn, cần gì phải lập thệ nguyện, rồi sau mới được thọ báo? Vả lại, như người làm ruộng tất có lúa, há phải đợi có nguyện hay sao?”
Đáp rằng: “Làm phước không có nguyện, không có chỗ hướng về. Nguyện là sức dẫn dắt, quy hướng, nhờ đó mà thành tựu. Như Phật có dạy rằng: Như người tu hành ít phước, ít giới, chẳng rõ biết chánh nhân giải thoát, nghe nói về sự vui sướng ở cõi người, cõi trời nên thường mong cầu. Sau khi thác đều sanh về những cõi ấy. Đó đều là do nguyện lực dẫn dắt đến. Bồ Tát cầu sanh Tịnh độ là nhờ ở chí nguyện bền vững mạnh mẽ, mới được vãng sanh.” Lại dạy rằng: “Tuy tu ít phước, nhưng nhờ có nguyện lực nên được thọ báo Đại thừa.”
Luận Đại trang nghiêm dạy rằng: “Sanh về cõi Phật là chuyện lớn, nếu chỉ nhờ vào công đức thì không thể thành tựu được. Cần phải có nguyện lực giúp vào mới được vãng sanh, do nơi nguyện mà được thấy Phật.”
Kinh A-di-đà dạy rằng: “Như người có lòng tin, nên phát nguyện sanh về cõi ấy.”
Kinh Hoa nghiêm, phẩm Hạnh nguyện có dạy rằng: “Vào thời khắc cuối cùng trước lúc mạng chung, hết thảy các căn đều hoại mất, hết thảy thân thuộc đều lìa bỏ, hết thảy oai thế đều không còn, cho đến voi, ngựa, xe cộ, của báu, kho tàng đều không còn nữa. Duy chỉ có nguyện lớn là không lìa bỏ, luôn luôn dẫn đường phía trước, nên chỉ trong khoảnh khắc liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”
Do đó mà suy ra, nên thường xuyên phát nguyện, mong muốn được vãng sanh, ngày ngày đều cầu mong, đừng để thối mất chí nguyện.
Cho nên nói rằng: Pháp môn dù rộng lớn, không có nguyện cũng chẳng theo. Do đó mà Phật tùy theo lòng người, giúp người được như nguyện.
Than ôi! Nhìn khắp những người đời nay có lòng tin theo về cửa Phật, hoặc vì bệnh tật khổ não mà phát tâm, hoặc vì báo ơn cha mẹ mà khởi ý, hoặc vì muốn giữ lấy cửa nhà, hoặc vì sợ tai họa mà ăn chay. Dầu cho có lòng tin, nhưng chẳng có hạnh nguyện; tuy nói là niệm Phật, nhưng không đạt đến chỗ cội gốc của chính mình.
Phàm những kẻ làm việc thiện đều là mong được thỏa sự mong cầu, hiếm hoi lắm mới có người vì luân hồi sanh tử mà phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thường khi người ta dâng hương đèn nơi đạo tràng, những lời cầu nguyện đều là hướng đến chỗ bộc bạch với thần minh để cầu cho được tai qua nạn khỏi, tuổi thọ dài lâu. Do đó mà trái ngược với ý nghĩa kinh sám, không phù hợp với bản nguyện của chư Phật. Dầu cho trọn đời tu hành tụng niệm cũng chẳng rõ lý thú, vận dụng công phu sai lầm. Cho nên mới nói là: “Suốt ngày tính đếm châu báu của người, còn tự mình chẳng được lấy nửa đồng tiền!” Đến khi lâm chung chẳng được vãng sanh Tịnh độ, đều chỉ là do chẳng có hạnh nguyện mà thôi!
Lại có những kẻ ngu si, khi về thọ giới theo Phật liền đối trước Tam bảo mà dâng hương phát lời thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu bệnh dữ đeo đuổi nơi thân, mãi mãi đọa nơi địa ngục.” Hoặc thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu nơi mắt trái chảy máu, mắt phải chảy mủ; tự mình cam chịu thọ báo.”
Đã từng thấy nhiều người miệng nói ra như vậy mà lòng không nhớ nghĩ, vẫn phá trai, phạm giới, rồi phải chịu tai ương hoạn họa, thọ các ác báo. Hoặc trong hiện tại chịu sự trừng trị của pháp luật, hoặc khi chết rồi phải đọa vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Than ôi! Thật chẳng biết rằng Phật Tổ khởi lòng đại từ bi, có bao giờ dạy người những chuyện như vậy? Đó đều là chỗ lầm lỗi của bọn tà sư, lẫn lộn những thuật chú phạt mà cho là phát nguyện, thật là lầm lẫn biết bao!
Nghĩ mà thương xót, xin khuyên hết thảy mọi người đồng phát chánh nguyện, cầu sanh Tịnh độ, cùng nhau thẳng đến quả Phật.
Hẳn có người nói rằng: “Tôi là phàm phu, đâu dám mong cầu sanh về Tịnh độ, được làm Phật hay sao? Nếu mong cầu như vậy, lại thành ra hoang tưởng mà thôi.”
Xin thưa rằng: “Không phải vậy. Này quý vị! Phật tức là giác, Tịnh độ là tâm. Tâm này, ai mà chẳng có? Nếu tâm giác ngộ tức tự mình là Phật, còn khi tâm mê, ấy là chúng sanh. Người đời vì trái với giác, hợp với trần, cho nên phải luân hồi trong ba cõi, sanh ra theo bốn cách trong sáu đường. Nghiệp duyên thiện ác, thọ báo tốt xấu, đều do nhận lầm bốn đại là thân, sáu trần thật có. Vì thế mà nương theo những cảnh huyễn ảo bên ngoài, ngày đêm lưu chuyển, chẳng lúc nào chịu quay lại quán chiếu, ăn chay niệm Phật.
Suốt đời từ trẻ đến già chỉ lo việc nhà chẳng xong, tiền bạc của cải chưa được như ý, nhưng càng được nhiều lại càng mong cầu, lòng tham không thỏa! Dầu cho cũng có làm lành làm phước, thờ Phật thắp hương lễ bái, nhưng chỉ mong cầu được phú quí vinh hoa, sống lâu không chết. Vừa làm được đôi chút việc tốt đã khởi tâm mong cầu nhiều việc, muốn cho lúa gạo đầy kho, con cháu hiển đạt, trâu ngựa sanh nhiều... Vừa có một điều không như ý, liền oán trách Phật chẳng phù hộ. Còn như ngày ngày được thêm của cải, gặp nhiều chuyện vui, họ mới gọi là được cảm ứng! Tính toán tham lam như vậy, quả thật là những ý tưởng sai quấy.
Còn nói ngược lại rằng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là ý tưởng sai quấy, há chẳng phải là điên đảo lắm sao? Phàm những việc làm phước hằng ngày đều thuộc về pháp hữu vi, đó là cái nhân hữu lậu thế gian, chẳng phải đạo vô vi xuất thế.
Người Phật tử tu hành nên khéo suy xét. Ngày nay có duyên gặp được Phật pháp, nên tham cứu đến tận cội gốc, đừng vướng nơi những cành nhánh nhỏ nhặt. Chỉ trong một niệm quay về quán chiếu tự tâm, tu theo pháp xuất thế, phát nguyện lìa bỏ cõi Ta-bà, cầu sanh về Tịnh độ. Khác nào như người khách tha hương đã lâu, nay nhớ nghĩ muốn quay về quê cũ. Cái tâm nguyện muốn sanh về Tịnh độ, muốn thành quả Phật, sao có thể đồng với những ý tưởng sai quấy của kẻ phàm phu?
Trong bài sám Tịnh độ có nói rằng:
Nguyện khi tôi xả bỏ thân này,
Trừ được hết thảy mọi chướng ngại.
Trước mắt thấy Phật A-di-đà,
Liền được vãng sanh về Tịnh độ.
Nên có lời rằng:
Một khi thẳng bước trên đường chánh,
Mới hay từ trước dụng tâm tà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI