Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ Ba Mươi Mốt

16/07/201114:32(Xem: 10201)
Quyển Thứ Ba Mươi Mốt

Đại Tạng Số 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Việt dịch: Thích Phước Sơn - Chứng nghĩa: Thích Đổng Minh

Quyển Thứ Ba Mươi Mốt

NÓI RÕ PHẨM TẠP TỤNG THỨ CHÍN

NẤU ĂN Ở CHỖ NGỦ VÀ TỰ NẤU ĂN.

Khi Phật an trú tại tinh xá Khoáng Dã được Chư Thiên và người đời cúng dường. Bấy giờ, nhà bếp được làm trong Tăng viện, nước vo gạo và nước bẩn rửa chén chảy ra ngoài đường hẻm, bị người đời chê trách:

- Vì sao chỗ ở và nhà bếp của Sa-môn Thích tử không cách biệt nhau?

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật liền nói với các Tỉ-kheo:

- Các ông thật đáng bị người đời chê trách. Từ nay Ta không cho phép làm nhà bếp ở trong chỗ ở để rồi nước vo gạo chảy ra bên ngoài. Phép làm nhà bếp không nên làm ở phương Đông, phương Bắc mà nên làm tại phương Nam, phương Tây. Nếu Tỉ-kheo làm nhà bếp ở bên trong, để cho nước vo gạo chảy ra bên ngoài thì phạm tội Việt tỳ ni.

Lại nữa, khi Phật du hành tại nước Câu Tát La, đến thôn Bà la môn Ha Đế, như sự kiện cháo ở trên đã nói rõ, cho đến Phật không cho phép nấu ăn ở tại chỗ ngủ.

Lại nữa, khi Phật du hành nước Câu tát la đến thôn Bà la môn Cố Thạch. Khi ấy có một ông già hớt tóc cả hai cha con xuất gia, nghe Phật đến định nấu cháo, như sự kiện cháo ở trên đã nói rõ, cho đến Phật không cho phép nấu ăn nơi chỗ ngủ và tự nấu ăn.

Lại nữa, khi Phật du hành đến nước Ương Cầu Đa La. Lúc ấy Phạm chí Chi Ni Da Loa Kế nghe Thế Tôn đến, bèn làm phòng Tăng, nhà bếp, rồi sai người đến mời Phật. Phật bèn bảo Ưu-ba-li:

- Ông hãy đến sớm nơi đó nhận lấy nhà nấu ăn cho Tăng, chớ để quá lúc đầu đêm, nếu để quá tức gọi là chỗ ở của Tăng, không được dùng làm nhà bếp.

Khi ấy, Ưu-ba-li bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Được làm nhà bếp có mái lợp riêng biệt ra không?

- Được.

- Bạch Thế Tôn! Hợp chung hai phòng có mái lợp riêng được không?

- Được.

- Hợp chung hai phòng cùng một mái lợp được không?

- Được.

- Được dùng hai chỗ riêng có mái lợp riêng được không?

- Được.

- Được dùng một bên, hai bên, ba bên, tất cả đều riêng được không?

- Được.

- Cách con đường được không?

- Được.

- Dùng trên gác, dưới gác làm được không?

- Được. Hoặc gốc cây (477b) ở tịnh địa, còn cành lá ở chỗ đất bất tịnh; hoặc gốc cây ở chỗ đất bất tịnh, còn cành lá ở chỗ tịnh địa; hoặc gốc cây và cành lá đều ở chỗ đất bất tịnh; hoặc gốc cây và cành lá đều ở chỗ tịnh địa.

Một chỗ được lợp riêng biệt: Tăng được dùng chỗ này làm nhà bếp, như vậy cho đến phòng riêng biệt được lợp riêng biệt, Tăng đều được dùng làm nhà bếp. Cũng như một bên, hai bên, ba bên, tất cả đều được làm nhà bếp.

Cách con đường: Hai bên đường thanh tịnh (hợp lệ), ở giữa không thanh tịnh, nếu để bình sữa.v.v... ở giữa đường, nên xoi thủng hai đầu để sữa chảy vào tịnh địa (chỗ hợp lệ) thì được phép lấy dùng. Nếu cái bao đựng lúa, bột, đậu để ngay giữa đường thì được mở hai đầu để lấy. Nếu cải, hành, mía để ở giữa đường thì được cắt lấy dùng, vẫn hợp lệ.

Trên gác, dưới gác: Trên gác và dưới gác đều được dùng làm nhà bếp.

Gốc cây ở tịnh địa, cành lá ở chỗ bất tịnh: Nếu gốc cây mọc ở tịnh địa, còn cành lá ở chỗ bất tịnh, mà trái rụng xuống đất, thì ngay khi ấy nên lấy đem cất vào trong nhà bếp. Nếu không lấy để qua khỏi đầu đêm thì thành ra bất tịnh. (không hợp lệ).

Gốc cây ở chỗ đất bất tịnh, cành lá ở chỗ đất thanh tịnh: Cây mọc ở chỗ đất bất tịnh, cành lá phủ ra chỗ đất thanh tịnh, nếu quả rơi xuống đất tức là thanh tịnh, tùy lúc muốn lấy cứ lấy.

Cả hai đều không thanh tịnh: Cây mọc ở chỗ đất bất tịnh, cành lá cũng phủ ra chỗ đất bất tịnh, khi quả rơi nên nhặt đem cất vào trong nhà bếp. Nếu không lấy ngay khi ấy để qua khỏi đầu đêm, tức là không thanh tịnh.

Cả hai đều thanh tịnh: Cây mọc ở chỗ đất thanh tịnh, cành lá cũng phủ ra chỗ đất thanh tịnh, khi quả rơi tức là thanh tịnh, tùy lúc muốn lấy thì lấy. Đó gọi là cả hai đều thanh tịnh.

Củ cải, hành, rau mọc ở chỗ đất không thanh tịnh, nếu muốn hái nên hái đúng lúc rồi đem cất vào trong nhà bếp; nếu không hái đúng lúc để qua khỏi đầu đêm tức là không thanh tịnh.

Nếu bọn trộm đến hái trộm rau quả, bị phát giác, chúng hoảng sợ bỏ rau quả chạy thoát thân mà ta cần thì lấy liền rồi đem cất trong nhà bếp. Nếu nói rằng để sáng mai mới lấy, thì đến khi qua khỏi đầu đêm tức là không thanh tịnh. Nếu không hay khi chúng bỏ lại, hoặc sớm hoặc muộn mới trông thấy, thì nên lấy đem cất trong nhà bếp. Nếu không lấy để qua quá đầu đêm, tức là không thanh tịnh.

Nếu dưa, bầu mọc ở chỗ đất bất tịnh, thì khi hái nên đem cất vào trong nhà bếp. Nếu không đem cất để qua khỏi đầu đêm tức là không thanh tịnh.

Tại trú xứ của Tăng nếu có đàn việt đem cho thóc, mà thóc bị đổ ra chỗ đất bất tịnh, thì nên hốt ngay khi ấy rồi đem cất vào trong nhà bếp. Nếu không hốt để qua khỏi đầu đêm tức là không thanh tịnh.

Nếu bạch y đem bánh bún, lương khô đến tinh xá xin ở lại trong đêm; (477c) đến sáng hôm sau khi ra đi, đem cho Tỉ-kheo, tức là thanh tịnh. Nếu Tỉ-kheo suy nghĩ rằng: "Ngày mai khi họ đi, ắt hẳn sẽ đem cho ta", thì khi họ đem cho được xem là không thanh tịnh. Nếu họ đem rau quả đến xin ở lại cũng vậy. Nếu họ chở lúa gạo đến, cất đầy kho nhà bếp, số còn lại hoặc để trong giảng đường, trong nhà sưởi, trong nhà che giếng, trong nhà chất củi ở ngoài sân, nếu là chỗ đất bất tịnh, thì đầu, giữa, cuối đêm tùy lúc đổâ xong dời đi liền. Nếu không dời đi, để qua khỏi đầu đêm, tức là không thanh tịnh.

Nếu muốn xây dựng chỗ ở mới thì Tỉ-kheo doanh sự nên dùng dây đo đạt rồi qui định rằng chỗ ấy làm nhà bếp cho Tăng, chỗ ấy làm nơi ở cho Tăng, nên nói như sau: "Trong đây, chỗ này làm nhà bếp cho Tăng", rồi sử dụng. Nếu không sử dụng để qua khỏi đầu đêm tức là không thanh tịnh. Tùy theo mức độ cần thiết mà qui định nhà bếp; khi qui định nhà bếp xong rồi mới qui định chỗ ở, phòng sưởi, giảng đường, nhà ngõ, nhà tắm, nhà để củi, nhà che giếng.

Nếu đàn việt nói:

- Không nên qui định trước, nên đợi khi làm xong, thiết lễ trai phạn cho Tăng, rồi Tăng tùy ý mà qui định", thì khi làm xong, Tăng nên nói như sau: "Tăng dùng gác dưới, gác giữa và gác trên làm nhà bếp (khi đã qui định rồi tức thành nhà bếp đồng thời ở cũng được)". Nếu vẫn chưa sử dụng, thì khi trong nước loạn lạc, hoặc vua chưa lên ngôi sử dụng cũng được. Hoặc là lúc vị vua cũ băng hà, vị vua mới chưa lên ngôi sử dụng cũng được. Nếu vẫn chưa sử dụng mà trú xứ xóm làng bị hoang phế đến hai năm sử dụng cũng được. Ở đây, hoặc xóm làng hoang phế, không phải trú xứ bị hoang phế, hoặc trú xứ hoang phế, không phải xóm làng hoang phế, hoặc xóm làng hoang phế, trú xứ cũng hoang phế; hoặc không phải xóm làng hoang phế, không phải trú xứ hoang phế. Nếu có những thức ăn được cất ở đây mà không qui định tức là không thanh tịnh.

Đó gọi là nấu ăn ngay chỗ ngủ.

Tự nấu ăn: Tỉ-kheo không được tự nấu ăn. Nếu bệnh thì nên sai tịnh nhân nấu, nếu không có tịnh nhân mà có nồi đồng sạch không dính dầu mỡ thì nên rửa sạch, rồi tự đốt lửa đun sôi, đoạn, bảo tịnh nhân bỏ gạo vào. Sau khi đã bỏ gạo vào, Tỉ-kheo không được tự chụm lửa mà nên sai tịnh nhân chụm. Đến khi nồi sôi mà tịnh nhân muốn đi đâu, thì Tỉ-kheo được tiếp tục chụm cho chín, song, phải cẩn thận đừng để những vật không cần dùng rơi vào trong đó. Khi nấu thịt cho săn lại, nấu rau cho sầu đi cũng như vậy; khi đã nhận được rồi có thể tự nấu cho chín. Sau cùng, khi nấu nước gừng cũng không được tự nấu mà phải bảo tịnh nhân nấu. Nếu khất thực, thức ăn bị nguội thì được hâm lại cho nóng, không có tội. Nếu tịnh nhân bị ốm thì nên sai tịnh nhân khác nấu cháo đưa cho. Nếu không có tịnh nhân thì khi vo gạo sạch rồi được tự nấu. Nếu có cháo để dành, không được đem ăn.

Đó gọi là nấu ăn tại chỗ ngủ và tự nấu ăn.

(478a)

NHẬN THỊT SỐNG.

Khi Phật ở nơi khoáng dã, lúc ấy nhóm sáu Tỉ-kheo cầm thịt khúc, cá sống, bị người đời chê trách rằng:

- Vì sao Sa-môn không chịu đi khất thực lại cầm thịt khúc, cá sống mà đi? Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì?

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:

- Các ông có việc đó thật không?

- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!

- Này các Tỉ-kheo! Từ nay về sau, ta không cho phép nhận thịt sống. Nếu Tỉ-kheo bị bệnh thì được sai tịnh nhân nấu thịt cho săn lại, rồi nhận lấy, đoạn tiếp tục nấu cho đến khi chín. Nếu Tỉ-kheo đi kinh hành, ngồi thiền trong rừng, rồi thấy dưới gốc cây có thịt con chương, con nai còn sót lại, khi ấy, mình thấy cần, thì không được lấy mà nên báo cho tịnh nhân biết. Nếu mình tự lấy thì không được tự ăn, mà nên cho người làm vườn hoặc là Sa di. Nếu thấy thịt do chim ưng để lại cũng như vậy. Tỉ-kheo khi đi khất thực, nếu được thịt khô đã nướng chín thì được nhận lấy. Có loài chúng sinh tên Câu Da không có ruột, nuốt thịt cục vào rồi nhả ra, nếu cần thì Tỉ-kheo được phép lấy. Nhưng không được lấy thóc sống như các loại: thóc gạo trắng, thóc gạo đỏ, đại mạch, tiểu mạch; tất cả đều không được lấy. Nếu trên thân sinh ung nhọt, sảy, cần tiểu mạch để bôi, thì nên sai tịnh nhân đem rửa sạch, rồi tự tay mình lấy đi nghiền nát để bôi lên mụt nhọt, nhưng không được phép ăn. Nếu trong nhà bếp có lúa tẻ, lúa mạch đã xay rồi mà Tỉ-kheo thấy cần thì được phép lấy, nhưng không được ăn. Nếu đậu mông cụ, đậu ma sa, đậu lớn, đậu nhỏ, các loại tương tự như thế, khi Tỉ-kheo thấy cần thì được dùng.

Đó gọi là nhận (thịt sống) và thóc.

TỰ LẤY RỒI LÀM SẠCH VỎ.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, vua Ba Tư Nặc có vườn Am Bạt La ra trái sum xuê. Vua hỏi người giữ vườn:

- Các Tỉ-kheo có thường đến ăn trái cây không?

- Đại vương không mời thì làm sao mà đến ăn?

- Ngươi hãy đến mời các Tỉ-kheo đến ăn trái cây.

Người giữ vườn liền đến chỗ các Tỉ-kheo, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, quì gối, chắp tay bạch rằng:

- Đức vua mời chư Tăng đến ăn trái cây.

Các Tỉ-kheo bèn đi đến vườn ấy ăn trái cây, lớp ăn lớp bỏ ngổn ngang dưới đất, lại còn lấy đem về. Vì vậy người giữ vườn không thể dâng trái cây cho vua, vua hỏi:

- Vì sao ngươi không đưa trái cây đến?

Người giữ vườn bèn đem sự việc trên tâu đầy đủ lên nhà vua. Vua nghe thế trong lòng không vui, bèn trách:

- Các Tỉ-kheo chỉ nên ăn trái cây, vì sao hái vứt xuống đất lại còn đem cho người khác?

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo (478b) ấy đến. Khi thầy đến rồi, Phật bèn hỏi lại đầy đủ sự việc trên:

- Ông có việc đó thật không?

- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!

- Ông chỉ cần ăn quả, vì sao lại hái vứt xuống đất rồi mang về để làm gì?

- Bạch Thế Tôn! Con đem về cất để ăn.

- Vì sao ông lại lấy về đem cất để mà ăn? Từ nay về sau, Ta không cho phép ăn trái cây Am Bạt La.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Vương Xá trong vườn Am Bạt La của đồng tử Kỳ Cựu. Lúc ấy, đồng tử Kỳ Cựu hỏi người làm vườn:

- Các Tỉ-kheo có ăn trái cây Am Bạt La không?

- Đức Thế Tôn không cho phép.

Đồng tử Kỳ Cựu nghe thế đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi đứng hầu một bên, bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Am Bạt La là trái cây đương mùa, xin Thế Tôn cho phép các Tỉ-kheo được ăn nó.

- Từ nay Ta cho phép được làm sạch vỏ trái cây rồi ăn.

Các Tỉ-kheo bèn sai tịnh nhân gọt sạch vỏ trái cây mà ăn, bị tịnh nhân oán trách:

- Ăn luôn cả vỏ cũng được, vì sao lại sai ta gọt sạch vỏ làm chi?

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy:

- Không cần phải gọt hết vỏ, chỉ cần dùng móng tay cạo sạch vỏ rồi ăn; nhưng không được tự lấy rồi ăn, mà trước hết nên sai tịnh nhân dùng móng tay cạo sạch rồi mới ăn.

Nếu Tỉ-kheo đang đi trong vườn cây, thấy trái rơi xuống đất, mà mình cần, thì nên sai tịnh nhân lấy.

Nếu tự lấy thì không được tự ăn, mà nên cho người làm vườn, hoặc Sa di. Nếu trái cây chín, rơi xuống đất vỡ ra, thì được xem là đã làm sạch vỏ, có thể lấy cạy hạt ra rồi ăn.

Nếu trái cây bị chim mổ, hoặc bị đụng nhằm vật gì mà nứt ra, dù nhỏ như dấu chân muỗi, thì được xem là đã làm sạch vỏ, được phép cạy hạt bỏ rồi ăn.

Nếu muốn ăn hạt, phải đem rang chín thì được phép ăn.

Nếu lột vỏ sạch, không rang chín mà ăn cả hạt, thì phạm tội Ba-dạ-đề.

Nếu rang chín, không lột vỏ sạch, thì được phép ăn cả vỏ và hạt.

Nếu không rang chín, không lột vỏ sạch mà ăn, thì phạm một tội Ba-dạ-đề, một tội Việt tỳ ni.

Nếu làm cả hai việc thì không có tội. Đó gọi là tự lấy rồi làm sạch vỏ để ăn.

Kệ tóm tắt:

Tì ni, xử đoán việc,
Chướng ngại, chẳng chướng ngại
Tỉ-kheo ni, tự nấu,
Nấu ăn nơi chỗ ngủ.
Nhận thịt sống và thóc,
Tự lấy, sau đem dùng
Gọt vỏ và rang chín,
Kết thúc phẩm thứ sáu.

VẬT NẶNG.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy các Tỉ-kheo đem bán giường nệm của chúng Tăng, hoặc cho người khác mượn, hoặc đem về dùng riêng. Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên (478c) Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo ấy đến. Khi thầy đến rồi, Phật hỏi:

- Ông có việc đó thật không?

- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!

- Từ nay Ta không cho phép Tỉ-kheo đem bán giường nệm của Tăng, hoặc cho người mượn, hoặc lấy dùng riêng. Nếu khi Tăng tập họp tất cả cũng không được phép bán, cho người mượn, hoặc đem dùng riêng. Nếu ai đem bán, cho người mượn hay dùng riêng thì phạm tội Việt tỳ ni.

Thế nào gọi là vật nặng? - Chẳng hạn như giường nệm, đồ bằng sắt, đồ sành, đồ gỗ, đồ bằng tre, như trong giới ăn trộm đã nói rõ. Đó gọi là những vật nặng.

Nếu đàn việt đem cúng dường cho Tăng giường nệm, câu chấp, thảm, gối xếp, đai thắt lưng, dao con, muổng, lọng, quạt, giày da, ống đựng kim, nhiếp cắt móng tay, bình tưới nước thì trong số này các vật nặng như giường nệm, câu chấp, thắt lưng, gối xếp, thảm nên nhập vào vật của Tăng tứ phương, ngoài ra những vật nhẹ khác đem chia. Nếu đàn việt nói: "Nên đem chia tất cả", thì theo ý của đàn việt đem chia. Nếu họ nói: "Tất cả đều cúng dường cho Tăng tứ phương", thì không được chia.

Nếu trong lúc Tỉ-kheo đang đi trên đường, rồi người thế tục trông thấy sinh tâm hoan hỷ, đem các vật linh tinh bố thí cho Tỉ-kheo, mà trong đó có những vật nặng, thì nên đem cho tinh xá nào ở gần đường bằng cách bảo đàn việt mang các giường nệm ấy cho Tỉ-kheo ở tinh xá mỗ. Nếu họ nói: "Tôi đã quyết ý bố thí cho thầy, còn hỏi tôi làm chi nữa?", thì Tỉ-kheo nói: "Cũng có thể để ở đây cung cấp cho khách Tăng sẽ được nhiều công đức". Họ nói: "Không thể được! Tôi đã quyết ý rồi", thì nên nói: "Này lão trượng! Đây là vật nặng khó mà đem đi, có thể bán ở đây rồi lấy tiền đến đó mua cái khác được không?". Nếu đáp: "Tùy ý tôn giả!", thì được bán lấy tiền mang đến đó, hễ tiền giường thì mua giường, tiền nệm thì mua nệm; cũng thế, tất cả mọi thứ khác tùy nghi mà bán rồi mua. Nếu họ nói: "Tất cả đều chia", thì phải tùy theo ý thí chủ mà chia. Nếu họ nói: "Tất cả đều bố thí cho Tăng tứ phương", thì không nên chia.

Khi thí chủ mời có hai trường hợp:

- Một là theo thứ lớp của Tăng.
- Hai là mời riêng cá nhân.

Nếu nơi nào Tăng được các phẩm vật bố thí theo thứ tự của Tăng, thì phải nhập vào cho Tăng. Nếu họ mời riêng mà nhận được vật, thì được phép dùng riêng. Nếu giường nệm nhiều mà nồi chảo ít thì nên nói cho đàn việt biết, rồi bán bớt giường nệm mua nồi chảo; hoặc nồi chảo nhiều thì đem bán bớt để mua giường nệm, cũng như vậy. Nếu có đồ đựng bằng kim loại bị vỡ bể thì được đem nấu chảy đúc cái mới lớn hơn. Đó gọi là những vật nặng.

VẬT VÔ THƯỜNG (CỦA NGƯỜI CHẾT).

Khi Phật an trú tại Khoáng Dã thì tôn giả A Nhã Kiều Trần Như đang ở tại Cự Ma Đế. Đến giờ khất thực, Kiều Trần Như khoác y, cầm bát vào thôn khất thực. Khi đã được thức ăn, thầy bèn đến nhà một người chăn nuôi, chồng tên là Cừ Ni, vợ tên là Thi Bà Li để thọ trai. Bà vợ có lòng tin hoan hỷ, thường cung cấp sữa tươi, sữa chua, sữa đóng váng cho thầy. (479a) Khi uống xong thầy liền trở về trú xứ, rồi suy nghĩ: "Dùng cái khí cụ (cái thân) thống khổ này sống lâu ở đời để làm gì? Ta chán ngán thân này quá". Thế rồi, thầy đem y bát để tại một chỗ dưới gốc cây trong rừng, nằm gối đầu trên một hòn đá tròn hình con voi, nghiêng về hông bên phải, tâm bất loạn, nhập Vô Dư Niết-bàn. Thi Bà Li biết thời giờ thầy sắp đến, bèn dọn giường ghế, quét tước, bày biện sữa nước ra bàn chờ đợi. Thế nhưng, đã quá giờ mà không thấy đến, Thi Bà Li suy nghĩ: "Sư phụ ngày nào cũng đến, bữa nay vì sao không đến? Hay là bị ốm chăng? Hoặc là bị ác trùng sát hại?". Đoạn, bà liền đến xem thì thấy thầy đang nằm dưới gốc cây, suy nghĩ: "Sư phụ vẫn còn đang ngủ", rồi đứng im lặng lắng nghe. Nhưng không nghe hơi thở, bà dùng tay đặt nơi trái tim thì thấy thân thể đã lạnh ngắt, liền thầm nhủ: "Kỳ thay! Đã qua đời rồi, ta phải cúng dường xá lợi!". Nghĩ thế, bà trở về nhà bảo chồng lấy búa chặt những cây củi tốt chất thành đóng rồi hỏa thiêu nhục thân của thầy. Thế rồi, họ đứng một bên nhìn xem, thì thấy có bốn con chim nhiều màu sắc khác thường từ bốn phương bay đến. Thân chim bỗng dưng biến thành màu trắng rồi bay đi. Lúc ấy, người chồng là Cừ Ni đứng đó tỏ vẻ đau khổ, không vui, suy nghĩ như sau: "Y bát của Tỉ-kheo này phải đem nạp cho vua vì phép vua rất khó, sợ rằng sẽ đòi những thứ khác nữa". Đoạn, ông mang y bát đi đến nhà vua, tâu:

- Y bát này là của Tỉ-kheo Kiều Trần Như đã qua đời, tôi xin nạp cho đại vương!

Vua bèn định giá y bát ấy là năm tiền. Viên quan đoán sự nói:

- Vị Sa-môn này đã qua đời, y bát nên đưa về cho Tỉ-kheo.

Thế là người ấy mang về bạch với Tăng:

- Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như đã qua đời có y bát này còn để lại.

Các Tỉ-kheo thấy thế biết là y bát của thầy, liền hỏi:

- Ông có thấy điều gì khác nữa không?

- Có thấy! Khi tôi hỏa thiêu, thấy bốn con chim có nhiều màu sắc khác thường...

Bấy giờ, các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn, rồi hỏi Ngài:

- Việc ấy là thế nào, bạch Thế Tôn!

- Đó là bốn thiên ma muốn đến xem thần thức, nhưng không thấy nên họ hóa thành màu trắng mà bay đi.

- Y bát này nên thuộc về ai, bạch Thế Tôn!

- Đương nhiên thuộc về Tăng.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có thầy Tỉ-kheo bệnh nói với vị Tỉ-kheo khác:

- Trưởng lão chăm sóc giúp tôi, tôi sẽ cho trưởng lão y bát.

Thế rồi, thầy Tỉ-kheo bệnh qua đời, các Tỉ-kheo tập họp định chia y bát của thầy thì vị Tỉ-kheo nuôi bệnh liền nói:

- Thầy Tỉ-kheo bệnh này lúc còn sống nói với tôi rằng: "Hãy chăm sóc giúp tôi, tôi sẽ cho thầy y bát".

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền hỏi:

- Đã cho chưa?

- Chưa cho, bạch Thế Tôn!

- Chưa cho mà đã qua đời, phạm tội Việt tỳ ni. Còn người nuôi bệnh đương nhiên không được lấy.

(479b) Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có thầy Tỉ-kheo bệnh nói với vị Tỉ-kheo khác: "Hãy chăm sóc giúp tôi, tôi sẽ cho trưởng lão y bát", bèn cho y bát. Khi được rồi, vị ấy chưa tác tịnh mà đem để lại bên cạnh người bệnh. Thế rồi, Tỉ-kheo bệnh qua đời; đoạn các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn, rồi hỏi:

- Việc ấy phải làm thế nào, bạch Thế Tôn!

- Đã tác tịnh hay chưa?

- Chưa, bạch Thế Tôn!

- Người kia không được nhận!

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, có Tỉ-kheo bệnh nói với Tỉ-kheo khác:

- Hãy chăm sóc giúp tôi, tôi sẽ cho trưởng lão y bát.

Thầy liền lấy cho. Khi được rồi, vị ấy tác tịnh, rồi đem để lại bên cạnh Tỉ-kheo bệnh, cho đến Phật hỏi:

- Đã tác tịnh chưa?

- Tác tịnh rồi, bạch Thế Tôn!

- Người ấy đáng được nhận.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, có Sa di qua đời, các Tỉ-kheo bèn hỏi Phật:

- Các y bát vật dụng này thuộc về ai bạch Thế Tôn!

- Thuộc về Hòa Thượng.

Lại có trường hợp Tỉ-kheo nuôi bệnh thốt lời oán hận như sau:

- Tôi nuôi bệnh bất kể nóng lạnh, làm bao việc cực nhọc, đi tìm xin thuốc thang cho đến việc đi đổ bô đại tiểu, sự thật là như vậy thì ai đáng nhận được, chẳng lẽ chúng Tăng được sao?

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền dạy:

- Tỉ-kheo nuôi bệnh kham khổ, nên cho ba y, bát, bồn chứa và những thuốc men còn lại.

Bấy giờ, tôn giả Ưu-ba-li biết đúng lúc, hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tỉ-kheo bệnh được di chúc vật cho người khác không?

- Được.

- Được di chúc cho thuốc men không?

- Được. Hoặc di chúc rằng: "Nếu không khỏi bệnh thì tôi sẽ cho, nếu bệnh qua khỏi thì không cho". Hoặc di chúc: "Tôi đi đến thôn xóm ấy, nếu đi không tới thì sẽ cho. Nếu đi đến đó tức là khỏi cho".

Hoặc di chúc: "Tôi ra đi lần này nếu mà qua đời thì sẽ cho, nếu trở về thì khỏi cho".

Hoặc di chúc dứt khoát: "Dù sống hay chết thì lòng tôi cũng đã dứt khoát cho", thì nên cho. Nếu di chúc cho nhiều người thì người sau cùng sẽ được.

Nếu cho nhiều người thì người hiện diện sẽ được.

Khi Tỉ-kheo qua đời hay nhập Niết-bàn, không nên đóng cửa liền. Nếu vị ấy có đệ tử đồng hành, đệ tử y chỉ trì giới, đáng tin thì nên giao ổ khóa cho họ. Nếu họ không đáng tin thì nên giao ổ khóa cho thầy tri sự, đợi đến khi cúng dường xá lợi, lo việc ma chay xong mới đem y vật của vị ấy ra. Nếu đệ tử đồng hành, đệ tử y chỉ của vị ấy trì giới, đáng tin, thì nên bảo họ đem ra. Nếu họ không đáng tin thì nên bảo thầy tri sự đem ra. Nếu có một Tỉ-kheo nào đó, nói: "Y bát của tôi cũng có trong này", thì phải quan sát. Nếu người ấy trì giới (479c) đáng tin thì nên đưa. Nếu không đáng tin thì không nên đưa. Nếu có người đáng tin làm chứng, thì nên đưa trước rồi Tăng mới nhận sau.

Nhận lấy có ba cách: làm Yết-ma rồi nhận; chia phần rồi nhận; trao đổi cho nhau mà nhận.

Làm Yết-ma rồi trao: Người làm Yết-ma nên nói như sau:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tỉ-kheo mỗ giáp vừa qua đời, vừa nhập Niết-bàn, những y bát và các tạp vật khác của thầy nên chia cho Tăng hiện diện. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng hiện diện làm Yết-ma cho Tỉ-kheo mỗ giáp. Đây là lời tác bạch.

Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tỉ-kheo mỗ giáp vừa qua đời, vừa nhập Niết-bàn, các y bát và những vật dụng khác của thầy nên chia cho Tăng hiện diện. Nay Tăng hiện diện đem y bát và các tạp vật khác trao cho Tỉ-kheo mỗ giáp. Các đại đức nào bằng lòng đem y bát và các tạp vật khác trao cho Tỉ-kheo mỗ giáp thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói.

Tăng đã bằng lòng đem y bát và các tạp vật khác trao cho Tỉ-kheo mỗ giáp xong, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Đó gọi là làm Yết-ma rồi trao.

Chia phần rồi trao: Khi chia phần xong liền tuyên bố rằng:

- Mỗi người hãy tự lấy phần mình.

Đó gọi là chia phần rồi trao.

Trao đổi nhau mà nhận phần: Trao đổi lẫn nhau (giữa người này và người khác), đó gọi là trao đổi nhau mà nhận phần.

Nếu có bốn Tỉ-kheo ở trong thôn mà một người qua đời, thì ba Tỉ-kheo còn lại nên chia nhau, nói như sau:

- Thưa các trưởng lão! Tỉ-kheo mỗ giáp vừa qua đời, vừa Niết-bàn, có các y bát và tạp vật khác này nên chia cho Tăng hiện diện, nhưng nơi này không có Tăng (không đủ bốn Tỉ-kheo), chúng ta hiện diện nên chia nhau.

Nếu trú xứ có ba Tỉ-kheo mà một người qua đời thì hai Tỉ-kheo còn lại nên chia nhau, nói như sau: "... Nơi này không có Tăng, chúng ta hiện diện sẽ được".

Nếu trú xứ có hai Tỉ-kheo mà một người qua đời thì Tỉ-kheo còn lại được nhận, bằng cách tâm nghĩ, miệng nói:

- Tỉ-kheo mỗ giáp vừa qua đời, vừa nhập Niết-bàn, có y bát này nên chia cho Tăng hiện diện, nhưng ở đây không có Tăng, vậy tôi hiện diện được quyền nhận.

Nếu muốn cho vật dụng cho Tỉ-kheo nuôi bệnh, nên điểm danh để biết số người nhiều ít. Sau khi đã biết, nên đem y bát và thuốc men còn lại của người mất cho họ. Người làm Yết-ma nên nói:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tỉ-kheo mỗ giáp vừa qua đời, vừa nhập Niết-bàn, y bát của thầy nên chia cho Tăng hiện diện. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng đem y bát và thuốc men còn lại này cho Tỉ-kheo nuôi bệnh là mỗ giáp. Đây là lời tác bạch.

Rồi một lần làm Yết-ma cho đến: - Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo nuôi bệnh là mỗ giáp y bát và (480a) thuốc men còn lại xong, vì im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Trong trường hợp nào người nuôi bệnh được nhận phần, trường hợp nào không được nhận phần?

Trường hợp không được nhận: Gồm có: Làm tạm thời không được nhận; bị sai làm không được nhận; làm vì thích phước đức không được nhận; làm vì tà mạng không được nhận.

Làm tạm thời: Làm tạm thời chứ không phải làm chính thức, đó gọi là làm tạm thời.

Bị sai làm: Tăng theo thứ tự sai làm thì gọi là sai làm.

Làm vì thích phước đức: Vì mong muốn được phước đức mà nuôi bệnh, đó gọi là thích phước đức.

Tà mạng: Vì hy vọng (được phẩm vật) mà nuôi bệnh, đó gọi là tà mạng.

Trường hợp đáng được: Phật dạy:

- Vì muốn được lợi ích (cho người bệnh), ít nhất là đốt một ngọn đèn. Vì muốn cho người bệnh được bình phục thì đáng được nhận phần.

Khi làm Yết-ma xong, nên phán đoán bóng mặt trời. Nếu có Tỉ-kheo khách đến thì phải biết là trước lúc Yết-ma hay sau lúc Yết-ma; hoặc gặp lúc chết mà không gặp lúc Yết-ma; hoặc gặp lúc Yết-ma mà không gặp lúc chết; hoặc vừa gặp lúc chết, vừa gặp lúc Yết-ma; hoặc không gặp lúc chết, cũng không gặp lúc Yết-ma.

Trong đây, gặp lúc Yết-ma, không gặp lúc chết, vừa gặp lúc chết, vừa gặp lúc Yết-ma thì được nhận phần. Trường hợp gặp lúc chết, không gặp lúc Yết-ma ; vừa không gặp lúc chết, vừa không gặp lúc Yết-ma thì không được nhận phần. Nhưng nếu đi tìm thuốc cho người bệnh, hoặc vì việc của tháp, của chúng Tăng mà đi vắng thì nên cho phần.

Đó là cách xử lý vật của người chết.

YẾT-MA CÔNG NHẬN BỆNH CUỒNG SI.

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá. Bấy giờ trưởng lão Kiếp Tân Na có hai người đệ tử đồng hành, người thứ nhất tên Nan Đề, người thứ hai tên Bát Già Nan Đề mắc bệnh cuồng si; khi Tăng làm Yết-ma có lúc họ đến, có lúc họ không đến, khiến pháp Yết-ma của Tăng bị phá. Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật nói với các Tỉ-kheo:

- Nan Đề, Bát Già Nan Đề mắc bệnh cuồng si, khi Tăng làm Yết-ma, có lúc họ đến, có lúc họ không đến, khiến pháp Yết-ma của Tăng bị phá, thì Tăng nên làm Yết-ma công nhận bệnh cuồng si. Người làm Yết-ma nên nói như sau:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nan Đề, Bát Già Nan Đề mắc bệnh cuồng si, khi Tăng làm Yết-ma, có lúc họ đến, có lúc họ không đến, khiến pháp Yết-ma của Tăng bị phá. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Nan Đề, Bát Già Nan Đề pháp Yết-ma bệnh cuồng si. Đây là lời tác bạch.

Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nan Đề, Bát Già Nan Đề mắc bệnh cuồng si, khi Tăng làm Yết-ma, có lúc họ đến, có lúc họ không đến, khiến pháp Yết-ma của Tăng bị phá. Tăng nay cho Nan Đề, Bát Già Nan Đề pháp Yết-ma công nhận bệnh cuồng si. Các đại đức nào bằng lòng cho Nan Đề, Bát Già Nan Đề pháp Yết-ma công nhận bệnh cuồng si thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Đây là Yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế)

Tăng đã bằng lòng cho Nan Đề, Bát Già Nan Đề pháp Yết-ma công nhận bệnh cuồng si xong, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Khi làm Yết-ma xong, nếu người ấy có đến hay không đến, pháp Yết-ma sẽ không bị phá. Nếu bệnh cuồng si bớt, tâm trí trở lại như cũ (480b) thì được coi như đã xả pháp Yết-ma.

Đó gọi là Yết-ma công nhận bệnh cuồng si.

BÀY TỎ SỰ KHÔNG ĐỒNG TÌNH.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba đấu tranh, cãi vã nhau, cùng sống một chỗ mà bất hòa. Một Tỉ-kheo cử tội một Tỉ-kheo, hai Tỉ-kheo cử tội hai Tỉ-kheo, nhiều Tỉ-kheo cử tội nhiều Tỉ-kheo. Thế rồi, các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy:

- Từ nay Ta cho phép bày tỏ sự không đồng tình. Cách bày tỏ sự không đồng tình như sau: Nếu Tăng làm Yết-ma phi pháp mà mình có khả năng thì nên ngăn cản, nói: "Này các trưởng lão! Đó là việc phi pháp, phi luật không nên làm". Nếu người đó hung ác, có thế lực, sợ họ sát hại hoặc làm tổn thương phạm hạnh, thì nên bày tỏ sự không đồng tình, nói như sau: "Đây là Yết-ma phi pháp, tôi không bằng lòng, xin bày tỏ sự không đồng tình". Nói như vậy ba lần. Khi bày tỏ sự không đồng tình, không nên bày tỏ với đối phương mà nên bày tỏ với người đồng ý với mình. Cũng không được làm với nhiều người mà chỉ được làm chừng hai người, ba người; còn những người khác thì nên gởi dục đúng pháp rồi bỏ đi. Nếu trong Tăng giải quyết việc một cách phi pháp mà không ngăn cản, không gởi dục, không bày tỏ sự không đồng tình thì phạm tội Việt tỳ ni. Nhưng nếu suy nghĩ: "Tùy nghiệp vận hành, như lửa cháy nhà, ta chỉ cứu lấy mình, gắng giữ tâm đúng với pháp", thì không có tội.

Đó gọi là bày tỏ sự không đồng tình.

PHÁ LÒNG TIN CỦA THÍ CHỦ.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy trưởng giả Lộc theo thứ tự mời Tăng đến thọ trai. Ưu-ba-nan-đà tới phiên mình đi đến nhà ấy. Trưởng giả hỏi:

- Thầy muốn ăn ở đây hay đem đi?

- Muốn đem đi.

Gia chủ liền lấy bát của thầy bỏ đầy các thứ ẩm thực. Ưu-ba-nan-đà được thức ăn rồi, bèn đem đến nhà dâm nữ, hỏi:

- Cô muốn được thức ăn không?

- Muốn được.

- Đem chén bát của cô lại đây.

Thế là thầy sớt đồ ăn thức uống ra la liệt đầy bàn, rồi tiếp tục đi khất thực. Khi ấy, con ông trưởng giả ăn xong, đi đến nhà dâm nữ, cô ta hỏi:

- Chàng có muốn ăn không?

- Lấy ra đây.

Cô ta liền đem thức ăn trên bàn đưa cho chàng ấy. Khi thấy thức ăn, chàng ta biết ngay, liền hỏi:

- Cô được thức ăn này ở đâu vậy?

- Chàng cứ ăn đi chứ hỏi làm gì! Các cậu thanh niên đem cho đó.

- Không phải vậy! Tôi muốn biết xuất xứ đích xác.

Anh ta cứ hỏi mãi, cô ấy đành phải khai:

- Sư phụ Ưu-ba-nan-đà cho tôi đó.

Con ông trưởng giả bèn chê trách:

- Ta nghĩ rằng chúng Tăng là phước điền tốt, trái lại Ưu-ba-nan-đà lại cho rằng dâm nữ là phước điền tốt.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, có Tát bạc chủ Vô Úy cúng dường cho Tăng hai tấm vải mịn. Ưu-ba-nan-đà nhận được từ trong Tăng rồi, đem cho dâm nữ. (480c) Dâm nữ được rồi, mặc đi vào nơi thị tứ. Khi ấy, Tát bạc chủ Vô Úy thấy thế biết ngay, liền hỏi:

- Cô được loại vải này ở đâu vậy?

- Vì cớ gì mà chàng hỏi? Các cậu thanh niên cho tôi đó.

- Không phải vậy! Tôi muốn biết rõ xuất xứ.

Anh ta cứ hỏi mãi, cô ấy đành khai:

- Tôn giả Ưu-ba-nan-đà cho tôi đó.

Thế rồi, Tát bạc chủ trách móc:

- Ta nghĩ rằng chúng Tăng là phước điền tốt, trái lại Ưu-ba-nan-đà cho dâm nữ là phước điền tốt.

Các Tỉ-kheo nghe thế, đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Ưu-ba-nan-đà đến. Khi thầy đến rồi, Phật bèn hỏi:

- Ông có việc đó thật không?

- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!

- Đó là việc xấu. Vì sao ông phá hoại vật của tín thí? Từ nay Ta không cho phép phá hoại vật của tín thí. Tín nghĩa là người ta cho với niềm tin, cho với tâm hoan hỷ. Thí gồm có 8 loại, đó là thức ăn đúng giờ, thuốc uống ban đêm cho đến những thứ hợp lệ và không hợp lệ. Phá nghĩa là dùng tâm tham dục đem cho dâm nữ, quả phụ, đồng tử lớn tuổi, kẻ bất năng nam, Tỉ-kheo ni mang tiếng xấu, Sa di ni mang tiếng xấu, ít nhất là vì tâm tham dục mà đem cho súc sinh, thì phạm tội Việt tỳ ni.

Nếu có người đến xin thức ăn của Tăng thì được cho chừng một vắt cơm. Nếu có nhiều người thì nên chia cho bằng nhau. Nếu kẻ ấy có lòng tham dục thì không nên cho. Nếu cha mẹ nghèo khổ không có lòng tin thì được cho ít nhiều tùy nghi. Nếu họ có lòng tin thì nên cho hào phóng. Có hai trường hợp nên cho: vì lợi ích, vì tổn hại.

1) Vì lợi ích: hoặc đàn việt hoặc ưu bà tắc làm việc cho tháp, cho Tăng thì nên cho.

2) Vì tổn hại: hoặc bọn cướp, hoặc nhà vua, hoặc kẻ hung ác nếu không cho thì chúng có thể gây ra sự bất lợi, những hạng người này nên cho.

Đó gọi là phá lòng tin của thí chủ.

PHÉP DÙNG GIÀY DA.

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà mang giày da thếp vàng mà đi, bị người đời chê trách rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như vương giả, đại thần, người quí hiển, mang giày da thếp vàng?.

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn, cho đến Phật nói:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép mang giày da thếp vàng.

Lại nữa, vào những ngày Khánh tiết của người đời, nhóm sáu Tỉ-kheo người thì mang giày da có nhiều màu sắc, người thì mang hai lớp giày, hẹn nhau đi ngắm cảnh, bị người đời chê trách rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mang nhiều loại giày giống như vương giả, đại thần?

Có kẻ thấy mang như thế oán ghét, bèn nói:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ hạ tiện, mang giày da hai lớp? Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy:

- Từ nay về sau, (481a) Ta không cho phép Tỉ-kheo mang giày da hai lớp.

Lại nữa, khi Phật an trú tại rừng Thi Đà, thành Vương Xá, lúc ấy, thân Thế Tôn có chút ít bất hòa, đồng tử Kỳ Cựu liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con nghe nói thân Thế Tôn bất hòa, nên uống thuốc tiêu hạ. Tuy Thế Tôn không cần, nhưng vì chúng sinh, mong Thế Tôn hãy nhận món thuốc này để cho chúng sinh đời sau thấy rõ nguyên lý: Người bệnh thì dùng thuốc, người bố thí thì được phước báo.

Khi ấy, Thế Tôn im lặng nhận lời. Kỳ Cựu lại suy nghĩ: "Không thể để Thế Tôn uống thuốc như người thường, phải dùng thuốc ướp với hoa sen xanh rồi trao cho Thế Tôn". Đoạn, Thế Tôn ngửi hơi thuốc ba lần. Vì sức thuốc mạnh khiến Thế Tôn đi đại tiện đến 18 lần, do thế, sắc diện kém vui. Bấy giờ, A-nan nói với tôn giả Đại Mục Liên:

- Thế Tôn uống thuốc, không biết nơi nào có thức ăn hợp với bệnh của Ngài?

Khi ấy, Mục Liên liền quan sát, thấy con của Nhị Thập Ức Thứ Nô ở nước Chiêm Ba, hằng ngày nấu 500 món ăn, liền dùng thần lực đi đến đứng trước anh ta. Con của Nhị Thập Ức thấy tôn giả Mục Liên uy nghi thần đức, trong lòng thán phục, hứng khởi, cho rằng chưa từng có. Lúc ấy, Mục liên bèn đọc kệ:

Đấng Thiên Tôn kỳ diệu,
Tích lũy muôn công đức
Thân có chút bất hòa,
Cần thức ăn hợp bệnh.
Nay ông được lợi ích,
Sẽ gặt quả báo lớn.
Các đệ tử Thanh Văn.
So với đức Thế Tôn
Ví như hạt cải mòng
Sánh với núi Tu di.

Bấy giờ, con ông trưởng giả nghe đọc kệ xong lòng đại hoan hỷ, tán thán: "Lành thay! Nay được lợi ích này", bèn sửa soạn các món ăn thượng hạng, rồi mời Mục Liên ở lại thọ trai. Khi ấy, Mục Liên suy nghĩ: "Ta vì đức Thế Tôn xin thức ăn hợp với bệnh, vậy không nên ăn trước", liền nhận lấy thức ăn để trên hư không, rồi mới ăn phần mình. Khi ấy, đồng tử Nhị Thập Ức nói với tôn giả Mục Liên:

- Tôi muốn biết Thế Tôn ăn trước rồi tôi mới ăn sau, làm sao biết được?

Mục Liên nói:

- Bát đựng thức ăn trong chốc lát sẽ trở lại, là ta biết đã ăn rồi.

Thế là, chỉ trong nháy mắt, Mục Liên đã đến chỗ Thế Tôn, dâng thức ăn lên Thế Tôn. Thế Tôn ăn xong thì cái bát nương theo hư không trở về chỗ cũ. Lúc ấy, đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô từ xa trông thấy cái bát bay về, liền đứng dậy nghênh đón, lấy đội lên đầu.

Bấy giờ, vua Bình Sa đến thăm viếng Thế Tôn, nghe mùi thức ăn, bèn hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Đó là mùi thơm gì vậy?

- Mùi thức ăn đấy! Đại vương có muốn ăn (481b) thức ăn còn lại của Như Lai không?

- Muốn ăn, bạch Thế Tôn! Tôi sẽ được lợi ích rất lớn khi ăn thức ăn còn lại của đức Như Lai.

Đoạn, nhà vua ăn xong, liền bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Từ ngày tôi sinh ra trong hoàng gia đến giờ chưa từng được thức ăn như thế này. Bạch Thế Tôn! Đây là thức ăn của cõi trời, của rồng, của Uất đơn việt hay thức ăn của quỉ thần?

- Đây không phải là thức ăn của cõi trời, cho đến không phải của quỉ thần.

Thế rồi, Thế Tôn vì nhà vua nói về dưới chân của đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô có lông màu vàng, dài bốn tấc, phước đức như vậy. Vua nghe xong, muốn đến đó xem liền nhưng viên quan cận thần tâu với vua:

- Kẻ đó là thần dân của đại vương, đại vương nên truyền lệnh y đến hầu, chứ không nên thân hành đến đó.

Tức thì vua sai sứ đến nói với cha mẹ của đồng tử rằng nhà vua muốn gặp đồng tử. Cha mẹ bàn bạc:

- Vua cho gọi thế này ắt là muốn tìm cách phạt tiền chúng ta đây. Chúng ta thà nạp ngàn vạn bạc chứ không nên cho con đến nhà vua.

Liền dùng xe chở vàng bạc châu báu đến chỗ nhà vua, tâu vua rằng:

- Đồng tử yếu đuối không thể tự đến được, nay xin chở những trân bảo của đồng tử đến hiến dâng cho đại vương.

Nhà vua liền nói:

- Ta có sẵn vàng bạc, châu báu, đâu có cần những thứ này để làm gì. Ta chỉ muốn xem thân hình của đồng tử mà thôi.

Vua liền sai sứ giả đến đó truyền lệnh rồi sứ giả trở về tâu với vua:

- Đồng tử sống rất sung sướng, thân thể quá mềm yếu, không thể đi xe cộ được.

- Nếu vậy, thì hãy trang bị thuyền rồi chở đến. Nếu tới chỗ nào thuyền đi không thông thì hãy đào đất thành kênh, dùng hạt cải bỏ xuống cho trơn để kéo qua.

Thế rồi, quân lính kéo thuyền đến sơn khẩu rồi rời thuyền lên bờ. Đồng tử vì quá mềm yếu phải dùng vải nệm trải trên đất để đi lên trên. Từ xa trông thấy Thế Tôn đang ngồi trên đất, đồng tử dỡ bỏ vải nệm, dẫm trên đất mà đi tới. Thế Tôn thấy vậy mỉm cười. Các Tỉ-kheo liền bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì cớ gì mà Thế Tôn mỉm cười?

- Các ông có thấy đồng tử này không?

- Dạ thấy, bạch Thế Tôn!

- Đồng tử này từ 91 kiếp trở lại đây, chân chưa từng dẫm lên đất, nay vì thấy Như Lai, sinh tâm cung kính (nên mới đi trên đất), chứ chẳng phải do hết phước đức.

Đồng tử đi đến trước Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi sang một bên. Phật liền tùy thuận thuyết pháp dạy bảo, khiến ông được lợi ích hoan hỷ, đắc pháp nhãn thanh tịnh. Rồi Phật bảo đồng tử:

- Nếu nhà vua đến đây thì ông hãy xuống đất ngồi xếp bằng dơ hai bàn chân ra.

Khi vua tiến vào, đồng tử liền xuống đất ngồi xếp bằng dơ hai bàn chân ra. Lúc ấy, quân hầu của vua rút gươm ra định bước tới, vua bèn khiển trách y. Đồng tử thấy vậy lòng sinh hoảng sợ, liền tâu với vua:

- Xin đại vương cho phép tôi xuất gia!

- Ngươi muốn xuất gia theo đạo nào?

- Muốn xuất gia theo đạo Phật.

Vua liền sai sứ đến nói với cha mẹ cho đồng tử xuất gia. Sau khi được cha mẹ cho phép, (481c) đồng tử liền xin Phật xuất gia thọ Cụ túc. Các Tỉ-kheo bèn hỏi Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Đồng tử này có nhân duyên gì mà 91 kiếp chân không dính đất?

- Trong thời quá khứ cách nay 91 kiếp có đức Phật tên Tì Bát Thi Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri ra đời. Lúc ấy có 90 người con trưởng giả mời Phật và 80.000 Tỉ-kheo Tăng an cư trong ba tháng, mỗi người cúng dường mỗi ngày. Vị này là người cúng dường sau cùng. Ông dùng lụa trắng trải trên đất cúng dường cho chúng Tăng, vì vậy mà hưởng được phước báo sinh trong cõi trời người trải qua 91 kiếp chân chưa từng dẫm trên đất. Con ông trưởng giả khi ấy, bây giờ chính là đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô vậy.

Đồng tử sau khi xuất gia, đi kinh hành trong rừng Thi Đà không biết mỏi mệt, bàn chân bị thương tích, máu chảy xuống đất. Phật thấy thế, tuy biết mà vẫn hỏi các Tỉ-kheo:

- Ai đi kinh hành chỗ này mà máu chảy ra như vậy?

- Bạch Thế Tôn! Đó là chỗ đi kinh hành của đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô.

- Này các Tỉ-kheo! Giả sử đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô này đi kinh hành khiến cho núi Tu di nát vụn như bụi bặm cũng không thể đắc đạo, huống gì bị thương tổn lớp da.

Khi đồng tử Nhị Thập Ức Thứ Nô nghe Phật nói như vậy, thầy liền đi đến một nơi thanh vắng, ngồi kiết già, suy nghĩ: "Người tinh tấn không lười biếng trong hàng Thanh Văn đệ tử Phật không ai hơn ta, vậy mà Thế Tôn nói là không thể đắc đạo, chi bằng ta xả giới trở về nhà làm các công đức cúng dường Phật và Tỉ-kheo Tăng". Phật biết được tâm niệm của thầy liền dùng thần túc đi trên hư không đến ngồi trước mặt thầy, nói:

- Này Tỉ-kheo! Nay ta hỏi ông, tùy ý mà đáp: Trước đây ông có biết đánh đàn không?

- Biết đánh, bạch Thế Tôn!

- Khi dây đàn thẳng quá thì âm thanh có trong trẻo không?

- Không trong trẻo, bạch Thế Tôn!

- Khi dây đàn chùn quá thì âm thanh có réo rắt không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

- Này Tỉ-kheo! Khi dây đàn không thẳng quá, không chùn quá thì âm thanh có du dương không?

- Rất du dương, bạch Thế Tôn!

- Này Tỉ-kheo! Tinh tấn thái quá thì tâm sinh căng thẳng, còn sống lè phè thì tâm sinh dã dượi, không gấp gáp, không lè phè, tâm chuyên chú một chỗ sẽ soi tỏ mọi thứ, như trong Kinh Tăng Nhất đã nói rõ. Này Tỉ-kheo! Ông đã có niềm tin, bỏ hai mươi ức của cải mà xuất gia, vì sao sống trong chánh pháp còn khởi tâm tăng thượng mạn để tự chuốc khổ não? Này Tỉ-kheo! Nhân vì ông, Ta cho phép các Tỉ-kheo được mang giày da.

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã cho phép các Tỉ-kheo mang giày da, nay con dần dần tập đi rồi sẽ mang giày da.

- Từ nay về sau, Ta cho phép (482a) Tỉ-kheo được mang giày da một lớp.

Khi ấy, A-nan Bân Để Tỉ nghe Thế Tôn cho phép các Tỉ-kheo mang giày da một lớp liền đem 500 đôi giày da đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, rồi đứng sang một bên, bạch với Phật:

- Kính xin Thế Tôn nhận những đôi giày da này.

Phật liền đọc kệ chú nguyện cho ông:

Ai bố thí giày da

Cho phạm hạnh thanh tịnh,

Thân, khẩu, ý, ly ác

Được hưởng lạc nhân thiên.

Với phước báo đất vàng,

Trang hoàng các cung điện.

Được như ý thần túc,

Thanh tịnh không chướng ngại.

Thí ít được lợi nhiều,

Vì đó là phước điền.

Bậc trí nguyện trong sạch,

Sẽ được quả phúc tốt.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, đức Thế Tôn cứ 5 hôm đi thị sát phòng các Tỉ-kheo một lần. Ngài thấy các đôi giày da bỏ ngổn ngang trên đất, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi các Tỉ-kheo:

- Này các Tỉ-kheo! Đây là những giày dép gì mà bỏ ngổn ngang như vậy?

- Bạch Thế Tôn! Đó là những giày dép bị rách, nhưng vì sợ may chồng hai lớp nên không dám vá lại.

- Ta cho phép được vá lại.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, có Tỉ-kheo ở phương Nam, đến lễ bái Thế Tôn, trên đường đi giày bị hỏng khiến chân thầy bị chợt da, phải lê gót mà đi, đến đảnh lễ Phật. Tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Tại sao ông phải lê gót mà đi?

- Bạch Thế Tôn! Con mang giày da một lớp đến giữa đường giày bị hỏng mà không dám mang giày hai lớp nên chân bị lở.

- Từ nay, Ta cho phép làm giày da Ni-mục-ha, khi mang Phước-la không được bọc phía trước mà nên bọc phía sau. Phép làm giày da không được dùng sừng dê đen, sừng dê trắng, thếp vàng, nạm châu ngọc lưu ly, thủy tinh, mã não và các loại giày có màu sắc rực rỡ Ta không cho phép mang. Nếu được đôi giày da hai lớp còn mới thì không được phép mang, nên bảo tịnh nhân mang đi ít nhất 5, 6 bước rồi mới mang. Nếu được mà mang liền thì phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép dùng giày da.

PHÉP DÙNG GUỐC.

Khi Phật an trú trong vườn Am Bạt La của đồng tử Kỳ Cựu nơi thành Vương Xá, Ngài giảng Kinh Sa-môn quả cho vua A Xà Thế nghe suốt đêm. Khi ấy, Ưu-ba-nan-đà ngồi nghe lâu mệt mỏi bèn trở về phòng nghỉ, đến cuối đêm thức dậy, mang guốc mà đi, vì tiếng guốc kêu lốc cốc khiến voi ngựa nghe được kinh hoảng kêu lên. Vua A Xà Thế nghe vậy hoảng sợ liền trở về thành. Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. (482b) Phật liền bảo gọi Ưu-ba-nan-đà đến. Khi thầy đến rồi, Phật liền hỏi:

- Ông có việc đó thật không?

- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!

- Từ nay về sau, Ta không cho phép mang guốc.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, có một Tỉ-kheo đang ngồi thiền trong hang đá Thiên Đế Thích, rồi một Tỉ-kheo khác mang guốc đi kinh hành ở trước hang, khiến cho Tỉ-kheo ngồi thiền nghe tiếng guốc tâm không định được. Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Thế rồi, Phật dạy:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép mang các loại guốc như: guốc vàng, guốc bạc, guốc ngọc, guốc răng, guốc gỗ, guốc da guốc đuôi ngựa, guốc gai, guốc khâm bà la, guốc có gù, guốc cỏ cứng, guốc vỏ cây; tất cả các loại guốc tương tự như thế đều không cho phép dùng. Nếu ai xỏ chân vào guốc thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu muốn rửa chân nên sắp ngang guốc ra rồi dẫm lên trên thì không phạm tội. Khi Tỉ-kheo mang guốc da thì phải lót ở dưới một lớp đế. Nếu ai không lót ở dưới một lớp đế thì phạm tội Tì ni tâm hối. Nếu ai mang guốc mà không có đế thì phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép dùng guốc.

PHÉP TẮM RỬA.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nhóm sáu Tỉ-kheo đi đến sông A Chi La để tắm, họ dùng đá cọ để kỳ lưng, bị người đời chê trách rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử dùng đá cọ kỳ lưng giống như vương gia, bọn lực sĩ thi đấu? Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Rồi Thế Tôn dạy:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép dùng đá cọ để kỳ lưng. Loại đá cọ này hoặc dùng đá, dùng gạch, dùng gỗ để làm; các loại tương tự như thế đều không được dùng để kỳ lưng. Nếu trong nước có cây trụ cũng không được đến cà lưng. Lúc tắm nên nhờ một người khác kỳ cọ. Khi kỳ không được dơ cả hai tay lên một lúc, mà nên dùng một tay che, rồi tuần tự kỳ cọ. Không được đứng tắm như người thế tục mà nên ngồi tắm, đồng thời theo thứ lớp rửa bàn tay đến cánh tay. Nếu thân thể có cáu bẩn, không được cầm cú để kỳ mà nên mở bàn tay ra kỳ. Nếu ai dùng đá cọ để kỳ cọ tắm thì phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép tắm rửa.

PHÉP DÙNG MẠT HƯƠNG.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đem theo các loại mạt hương đến đầu sông A chi la để tắm. Lúc ấy, có đệ tử của ngoại đạo thấy thế, suy nghĩ: "Bọn chúng ta hãy cùng nhau đến quấy nhiễu Ưu bà tắc đệ tử của Sa môn". Nghĩ thế rồi liền đi tới đó, hỏi như sau:

- Thầy của ai ít muốn, biết đủ?

Ưu bà tắc nói:

- Thầy của tôi ít muốn, biết đủ.

- Thầy của tôi ít muốn, biết đủ.

- (482c) Thầy của ngươi không tàm, không quí, uống rượu như lừa. Thầy của tôi mới là ít muốn, biết đủ, có tàm quí.

- Tôi muốn đánh cá với ông 500 đồng tiền cũ đấy.

- Được thôi.

Thế rồi, họ cùng nhau bàn bạc nên dùng thứ gì để thí nghiệm, và đã nhất trí dùng mạt hương để thí nghiệm, nhưng nên đến thầy của ai trước thì đệ tử ngoại đạo nói:

- Hãy đến chỗ thầy tôi trước!

Đoạn, ông sai người đến dặn trước thầy mình:

- Khi con đem mạt hương đến, thầy hãy hiện tướng ít muốn, biết đủ, cẩn thận đừng nhận.

Thế rồi, trong chốc lát họ bèn mang mạt hương đến thưa:

- Mong các thầy thương xót nhận lấy mạt hương này!

- Tôi là người xuất gia chẳng phải vương giả, đại thần, dùng loại mạt hương này để làm gì?

Vì vị ấy không nhận, họ bèn mang đến tinh xá Kỳ hoàn, thưa như sau:

- Xin các thầy thương xót chúng tôi nhận lấy mạt hương này!

Do Ưu bà tắc chất phác không nói trước nên các Tỉ-kheo bèn đánh kiền chùy, tập hợp Tăng định chia mạt hương. Những người không đến thì có đệ tử nhận phần thế, nói:

- Đưa phần Hòa Thượng, A xà lê tôi cho tôi.

Họ lớn tiếng tranh nhau đòi như vậy om sòm. Đệ tử của ngoại đạo thấy thế vỗ tay cười lớn:

- Tôi hơn ông rồi! Hôm nay tôi đã thắng cuộc.

Khi ấy, Ưu bà tắc xấu hổ không nói nên lời, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi đứng hầu một bên, trình bày lại đầy đủ sự việc trên với Phật.

- Bạch Thế Tôn! Con không tiếc tiền, nhưng ngoại đạo thắng cuộc, nên con hổ thẹn.

Phật liền thuyết pháp dạy bảo điều lợi ích khiến tâm ông hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi từ giã. Bấy giờ, Thế Tôn liền đi đến chỗ có đông Tỉ-kheo, trải tọa cụ ngồi, thuật lại đầy đủ sự việc trên cho các Tỉ-kheo. Đoạn, Phật dạy:

- Này các Tỉ-kheo! Từ nay Ta không cho phép dùng mạt hương.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Vương Xá, vì 5 việc lợi ích nên đức Như Lai cứ 5 hôm đi tuần hành qua phòng các Tỉ-kheo một lần, thấy Tỉ-kheo bị bệnh ghẻ nhọt, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Thân thể ông có điều hòa, an lạc không?

- Bạch Thế Tôn! Con bị bệnh ghẻ nhọt, nếu có mạt hương dùng tắm rửa thì sẽ lành bệnh, nhưng Thế Tôn chế giới không cho dùng mạt hương, nên con phải chịu khổ sở.

- Từ nay Ta cho phép Tỉ-kheo bị bệnh được dùng mạt hương. Mạt hương gồm các loại: mạt thi, mạt mã nhĩ, mạt bảy màu, mạt chiên đàn, mạt câu đa, mạt Am Bạt La, mạt diêm phù thi lợi, mạt a thuần, mạt già tỉ la, đại loại các thứ như thế đều không được dùng. Nhưng nếu Tỉ-kheo bị bệnh ghẻ nhọt, cần mạt hương thoa, rửa cho lành bệnh thì được dùng không có tội. Đồng thời cho phép dùng mạt hương ca la (483a) mạt ma sa, mạt ma sấu la, mạt sa để, bùn đất. Đó gọi là phép dùng mạt hương.

PHÉP DÙNG GẬY VÀ TÚI BẰNG DÂY.

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, nhóm sáu Tỉ-kheo là Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà dùng cái túi bằng dây châu báu để đựng bát, rồi lấy dây đen buộc túi vào gậy, quảy trên vai mà đi, bị người đời chê cười rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như vua, đại thần dùng cái túi bằng dây báu đựng bát rồi quảy trên vai mà đi?

Có kẻ ác ý còn chêm vào:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như bọn hạ tiện bị người ta sai khiến, dùng dây đen buộc túi đựng bát vào gậy rồi quảy đi? Đây là hạng người hạ tiện nào có đạo hạnh gì!

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Rồi Phật dạy:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép dùng gậy và túi bằng dây.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, Đức Như Lai cứ 5 hôm đi tuần tra phòng các Tỉ-kheo một lần. Ngài thấy Tỉ-kheo bị mụt nhọt ở tay, tuy biết mà vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Thân thể ông có điều hòa an lạc không?

- Bạch Thế Tôn! Tay con mọc mụt nhọt cho nên bát bị vỡ mà Thế Tôn lại chế giới không cho dùng gậy và túi bằng dây, vì thế mà không vui.

- Từ nay về sau, Ta cho phép Tỉ-kheo bị bệnh được theo Tăng xin chứa gậy và túi bằng dây, Tăng nên làm Yết-ma cho phép. Người xin nên trật vai áo bên phải, quì gối, chắp tay nói như sau:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tôi là mỗ giáp vì tay bị mụt nhọt nên bát bị vỡ. Nay theo Tăng xin pháp Yết-ma được chứa gậy và túi dây. Nguyện xin Tăng cho tôi pháp Yết-ma. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế)

Thế rồi, người làm Yết-ma nên nói:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tỉ-kheo mỗ giáp vì tay có mụt nhọt nên bát bị vỡ, đã theo Tăng xin pháp Yết-ma được chứa gậy và túi bằng dây. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp Yết-ma được chứa gậy và túi bằng dây. Đây là lời tác bạch. (Thế rồi bạch nhất Yết-ma cho đến) Tăng đã cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp Yết-ma được chứa gậy và túi dây xong, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Khi làm Yết-ma xong, muốn đi đâu thì tay cầm gậy và túi dây, chứ không được đặt trên vai mà vác đi. Nếu cầm gậy thì phạm tội Việt tỳ ni tâm hối, cầm túi dây cũng phạm tội Việt tỳ ni tâm hối. Nếu cầm gậy, túi dây và bát thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu đi đường thì được cột đãy lọc nước vào đầu gậy rồi cầm trên tay mà đi, nhưng không được đặt trên vai. Nếu không làm Yết-ma mà cầm gậy thì phạm tội Việt tỳ ni; và cầm túi da cũng phạm tội Việt tỳ ni. Nếu cầm gậy và túi da thì phạm hai tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép cầm gậy và túi da.

(483b) Kệ tóm tắt:

Vật nặng, y người chết,

Cuồng si, không đồng tình.

Phá tín thí, giày da,

Guốc gỗ, kỳ cọ thân.

Mạt hương, gậy túi da,

Kết thúc phần thứ bảy.

PHÉP DÙNG TỎI.

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, cư sĩ Di Kỳ mời Tăng ăn tỏi. Nhóm sáu Tỉ-kheo liền đi đến vườn, ăn tỏi, rồi bỏ lổn ngổn trên đất, lại còn mang về tinh xá. Lúc ấy, cư sĩ đi tuần tra vườn tỏi, thấy thế liền hỏi người giữ vườn:

- Vì sao như vậy?

Người giữ vườn bèn thuật lại đầy đủ sự việc trên. Cư sĩ nói:

- Tỉ-kheo chỉ nên ăn thôi, vì sao lại vứt bỏ đầy đất thế này? Lại còn mang đi cho ai vậy?

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Đoạn, Phật nói với các Tỉ-kheo:

- Từ nay trở đi, Ta không cho phép ăn tỏi.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, Thế Tôn đang thuyết pháp cho đại chúng, thì có một Tỉ-kheo ăn tỏi nên ngồi ở cuối gió, vì sợ mùi hôi tỏa đến các vị phạm hạnh. Phật biết mà vẫn hỏi các Tỉ-kheo:

- Đó là Tỉ-kheo nào mà ngồi riêng một chỗ như kẻ gây gỗ vậy?

- Bạch Thế Tôn! Vị Tỉ-kheo này ăn tỏi, sợ mùi hôi xông đến các vị phạm hạnh nên phải ngồi ở chỗ cuối gió.

- Này các Tỉ-kheo! Nếu Tỉ-kheo này không ăn tỏi thì có bị mất lợi ích của pháp vị cam lồ như vậy không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

- Tỉ-kheo này vì ăn tỏi mà bị mất pháp vị bất tử như vậy đó. Từ nay về sau, Ta không cho phép ăn tỏi.

Lại nữa, khi Phật an trú tại tinh xá Ni Câu Luật của dòng họ Thích, nơi thành Ca Duy La Vệ, cứ 5 hôm đức Như Lai đi thị sát phòng các Tỉ-kheo một lần. Ngài thấy một Tỉ-kheo bị bệnh hoàng đãng gầy ốm, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Thân thể ông có điều hòa, sống an ổn không?

- Bạch Thế Tôn! Con bị bệnh không được điều hòa, lúc còn ở đời con ăn tỏi thì khỏi bệnh, nhưng nay Thế Tôn chế định không được ăn tỏi, do đó con không được an lạc.

- Từ nay Ta cho phép Tỉ-kheo bệnh được ăn tỏi, nên tùy thuận thi hành. Tỏi gồm có loại người ta trồng, có loại mọc trên núi, đại loại các thứ như thế và tất cả những thứ khác, hoặc sống, hoặc chín, hoặc lá, hoặc vỏ đều không được ăn. Nếu bị ung thư hay mụt nhọt thì được dùng tỏi để đắp. Khi đắp tỏi thì không được ở giữa chúng mà nên ở chỗ vắng vẻ. Khi đã khỏi bệnh thì phải tắm rửa sạch sẽ rồi mới vào trong chúng Tăng. Nếu khi có bệnh mà thầy thuốc bảo: "Thưa trưởng lão! Bệnh này phải uống tỏi mới bớt, nếu không uống thì không bớt", mà không còn phương pháp nào khác để chữa trị, thì Ta cho phép uống. Khi uống tỏi (483c) phải thi hành 7 ngày pháp tùy thuận như sau: Ở trong một căn phòng nhỏ; Không được nằm trên giường nệm của chúng Tăng; Không được đi đại tiểu tiện nơi phòng vệ sinh của Tăng; Không được rửa chân ở chỗ Tăng rửa chân; Không được vào nhà sưởi, giảng đường và nhà ăn; Không được đi dự hội theo thứ tự do Tăng sai; Không được đi vào chỗ Tăng đang ăn và phòng thiền; Không được vào trong chỗ Tăng đang thuyết pháp, Bố tát; chỗ nào Tỉ-kheo đang hội hợp thì nhất thiết không được đến; không nên nhiễu tháp, nếu tháp ở chỗ trống trải thì được lễ bái từ xa ở dưới gió. Sau 7 ngày hành pháp tùy thuận, đến ngày thứ 8 phải tắm rửa, giặt y phục, xông hương, rồi mới được vào trong Tăng. Nếu Tỉ-kheo không bệnh mà ăn tỏi hay có bệnh mà ăn tỏi nhưng không hành pháp tùy thuận thì cả hai đều phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép dùng tỏi.

PHÉP PHÚ BÁT ( TẨY CHAY ).

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, Ưu bà tắc Pháp Dự ở trong thành này thường mời Tăng theo thứ lớp thọ trai. Khi Tỉ-kheo tới nhà, ông cật vấn nghĩa lý, ai giải thích được thì ông rất hoan hỷ, tự tay dọn các thức ăn. Ai không đáp được thì ông hủy nhục, sai nô tì dọn thức ăn thô sơ. Vì thế theo thứ lớp đến phiên Thượng Tọa đi thì không đi, liền bảo: "Mời tiếp những người dưới", cho đến những người trẻ tuổi cũng đều không muốn đi. Do vậy mà lời qua tiếng lại om sòm. Phật biết mà vẫn hỏi các Tỉ-kheo:

- Vì sao mà có lời qua tiếng lại om sòm như vậy?

- Bạch Thế Tôn! Ưu bà tắc Pháp Dự thường mời chư Tăng thọ trai theo thứ lớp. Thế rồi, người phải đi thì không đi, vì vậy mà có lời qua tiếng lại om sòm.

- Này các Tỉ-kheo! Ưu bà tắc Pháp Dự khinh mạn các Tỉ-kheo, Tăng nên làm Yết-ma phú bát (tẩy chay). Nếu Ưu bà tắc có 8 việc sau đây, thì Tăng nên làm Yết-ma phú bát, đó là:

1- Phỉ báng Tỉ-kheo ngay trước mặt.

2- Khiển trách Tỉ-kheo ngay trước mặt, nói như sau: "Ông là kẻ ác hạnh".

3- Nổi giận mắng chửi Tỉ-kheo ngay trước mặt.

4- Cắt đứt lợi dưỡng của Tỉ-kheo.

5- Không thích làm việc chung với Tỉ-kheo.

6- Chửi Phật

7- Chửi Pháp

8 - Chửi Tăng.

Đó gọi là 8 việc Tăng nên làm Yết-ma phú bát. Người làm Yết-ma nên nói như sau:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Ưu Bà tắc Pháp Dự này khinh mạn các Tỉ-kheo. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Ưu Bà tắc Pháp Dự - khinh mạn các Tỉ-kheo - pháp Yết-ma phú bát. Đây là lời tác bạch.

(Thế rồi bạch tam Yết-ma cho đến)

Tăng đã cho Ưu Bà tắc Pháp Dự - khinh mạn các Tỉ-kheo - pháp Yết-ma phú bát xong, vì im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Đoạn, nói về Ưu Bà tắc Pháp Dự, vốn thường cúng dường trai phạn cho chư Tăng rồi mới ăn. Nhưng hôm ấy, đợi Tỉ-kheo đã quá giờ mà không thấy đến, ông liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng hầu một bên, rồi bạch với Phật:

- (484a) Bạch Thế Tôn! Vì cớ gì mà các Tỉ-kheo không đến thọ trai?

- Vì ông khinh mạn các Tỉ-kheo, muốn cho ông được lợi ích, Tăng đã làm Yết-ma phú bát đối với ông.

Khi ấy, có một vị La Hán đang ở cách Phật không xa. Phật liền bảo Ưu Bà tắc:

- Ông hãy đến hỏi vị Tỉ-kheo kia như sau: "Thế nào là muối? Muối có mấy thứ.

Ông liền đi đến, chào:

- Kính chào thầy!

Tỉ-kheo đáp:

- Lành thay cư sĩ.

Thế rồi ông hỏi:

- Thưa tôn giả! Thế nào gọi là muối? Muối có mấy loại?

- Tôi đã biết ông là Ưu Bà tắc Pháp Dự, vốn khinh mạn các Tỉ-kheo, nên Tăng đã cho ông pháp Yết-ma phú bát, chưa đủ rồi sao? Tôi đang ở đây an lạc ông lại đến đây não loạn tôi. Muối chính là muối (còn hỏi gì nữa?

Nghe Tỉ-kheo trả lời như thế, lòng ông cảm thấy chán nản, liền đi đến chỗ Phật. Phật biết mà vẫn hỏi:

- Ông hỏi về nghĩa lý của muối có được toại ý không?

- Bạch Thế Tôn! Vị Tỉ-kheo ấy ít biết, chưa từng theo thầy để học, con hỏi muối thì đáp là muối.

Lúc ấy, cách Phật không xa, có một Tỉ-kheo pháp sư tên Phất Hi Lô, Phật liền bảo Pháp Dự:

- Ông hãy đến hỏi vị Tỉ-kheo kia về nghĩa của muối xem sao!

Thế là ông đến đó, chào:

- Kính chào thầy!

- Lành thay đàn việt đến đây.

Đoạn, thầy mời ông ngồi. Tuy chưa hỏi nghĩa nhưng nghe thầy mời ngồi, ông đã thấy rất hoan hỷ, liền đến ghế ngồi, rồi hỏi:

- Thưa tôn giả! Muối có ý nghĩ gì?

- Đó là câu hỏi rất hay. Nay tôi sẽ giải thích về ý nghĩa của muối cho ông rõ. Muối có hai phương diện: Vị và Tánh. Vị tức là như nước biển cùng một vị mặn. Tánh thì gồm có: muối đen, muối đỏ, muối tân đầu, muối vị bạt già, muối tì lãm, muối ca già, muối tư đa, muối tỉ ca. Nói tóm lược thì có hai loại, hoặc sống, hoặc được nấu chín; đó gọi là muối.

Nghe xong, lòng vui mừng khấp khởi, liền đi đến chỗ Phật cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi đứng qua một bên, bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vị Tỉ-kheo ấy giải thích rất thấu đáo, phân biệt rành mạch, nói nghĩa lý của muối rộng hẹp, ngược xuôi đều thông thạo.

- Đó là kẻ phàm phu, chưa hưởng được pháp vị trong giáo pháp của Ta; còn vị Tỉ-kheo trước là A la hán, nhưng vì ông kiêu mạn nên không biết được chân ngụy, sẽ mãi mãi làm những việc vô ích.

Pháp Dự nghe Phật nói như thế tâm sinh hoảng sợ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nay con xin sám hối, kính mong Thế Tôn bảo các Tỉ-kheo từ nay về sau, trở lại nhận sự cúng dường của con như trước.

- Ông hãy trở về nhà tắm rửa, mặc y phục mới, rồi cùng với quyến thuộc đi đến giữa chúng Tăng xin Tăng xả pháp Yết-ma phú bát, Tăng sẽ xả cho ông.

Vâng lời Phật dạy, Pháp Dự trở về nhà tắm rửa, mặc y phục mới, rồi đi đến giữa Tăng quì gối, chắp tay, nói như sau:

- Xin đại đức Tăng (484b) ghi nhớ cho! Con là Ưu bà tắc Pháp Dự, khinh mạn Tỉ-kheo Tăng; vì muốn cho con được lợi ích, Tăng đã làm pháp Yết-ma phú bát. Nay con đã thấy lỗi, tùy thuận chấp hành, tâm đã nhu nhuyến. Kính mong Tăng thương xót xả pháp Yết-ma phú bát cho con. (xin như vậy ba lần).

Thế rồi, Tăng nên đem Pháp Dự đến đứng ở chỗ mắt thấy mà tai không nghe trong phạm vi cương giới, rồi Tăng hiện tiền làm Yết-ma đối với vị đồ chúng không hiện tiền. Người làm Yết-ma nên nói như sau:

- Xin đại đức Tăng lắng nghe! Ưu bà tắc Pháp Dự này khinh mạn Tỉ-kheo Tăng, vì muốn cho ông ta được lợi ích, trước đây Tăng đã làm Yết-ma phú bát. Ngày nay ông đã thấy lỗi, tùy thuận chấp hành, tâm đã nhu nhuyến, theo Tăng xin xả pháp Yết-ma phú bát. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng xả pháp Yết-ma phú bát cho Ưu bà tắc Pháp Dự. Đây là lời tác bạch.

Thế rồi bạch tam Yết-ma cho đến:

Tăng đã xả pháp Yết-ma phú bát cho Ưu bà tắc Pháp Dự xong, vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.

Nếu Tăng đã làm Yết-ma phú bát rồi thì Tỉ-kheo, Tỉ-kheo ni, Thức xoa ma ni, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đều không được phép đến đó. Đồng thời phải đem áo ca sa máng trên cửa họ, rồi tuyên bố trong xóm rằng:

- Nhà mỗ giáp này đã làm Yết-ma phú bát.

Nếu có Tỉ-kheo khách đến thì nên nói:

- Gia đình mỗ kia đã được làm Yết-ma phú bát, không nên đến đó.

Khi làm Yết-ma phú bát không nên làm hấp tấp. Nếu họ nói: "Sa-môn không đến nhà ta thì càng tốt", thì đối với hạng người ấy không nên làm. Nếu họ biết hổ thẹn thì nên làm. Sau đó, nếu họ tự thấy lỗi tỏ ra tùy thuận, tâm nhu nhuyến thì nên xả pháp Yết-ma.

Đó gọi là cách thức phú bát.

PHÉP KẾT KHUY VÀO Y.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, có Tỉ-kheo khất thực, một tay cầm bát, một tay cầm túi đựng bát, bỗng có cơn gió lốc thổi đến khiến y thầy bị bay đi; rồi thầy mặc nội y vào tinh xá Kỳ hoàn. Phật biết mà vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Y ông đâu rồi?

- Bạch Thế Tôn! Bị gió lốc thổi bay mất rồi.

- Từ nay về sau phải kết khuy để buộc y.

Thế rồi, các Tỉ-kheo dùng vàng bạc làm khuy. Phật dạy:

- Tất cả vàng bạc châu báu đều không được dùng làm khuy, mà nên dùng đồng, sắt, thiếc hoặc gỗ, tre, rồi dùng chỉ kết khuy vào để buộc. Ta không cho phép Tỉ-kheo không mặc y có khuy mà vào thôn xóm. Nếu không có vật gì để làm, thì nên dùng kim khâu lại. Nếu cũng không có kim thì ít nhất dùng tay để nắm. Nếu y không có khuy mà mặc vào thôn xóm thì phạm tội Việt tỳ ni tâm hối. Cũng vậy, nếu mặc đi vào các nhà thì vào mỗi nhà phạm mỗi tội Việt tỳ ni tâm hối. Nếu có mà không buộc (484c) thì phạm tội Việt tỳ ni tâm hối. Trường hợp không phạm: nếu đi vào tinh xá của Tỉ-kheo ni, tinh xá của ngoại đạo, hoặc đàn việt tuyên bố: "Tùy nghi sao cho tốt thì thôi", thì không có tội.

Đó gọi là phép kết khuy vào y.

PHÉP DÙNG ĐAI LƯNG.

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy, có một Tỉ-kheo khất thực, một tay cầm bát, một tay cầm túi đựng bát, bỗng một cơn gió thổi làm rơi y nội, thế là thầy mặc thượng y đi vào tinh xá Kỳ hoàn. Phật biết mà vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Y an đà hội của ông đâu rồi?

- Bạch Thế Tôn! Bị gió lốc thổi bay mất rồi.

- Từ nay về sau nên buộc đai lưng.

Thế rồi, các Tỉ-kheo làm đai lưng bằng những sợi vải rời, hoặc kết khuy, hoặc làm đai rỗng bên trong. Phật dạy:

- Làm đai bằng những sợi vải rời, hoặc kết khuy đều không được phép dùng. Còn đai lưng rỗng bên trong thì nên khâu ở giữa, hoặc ken chặc, hoặc làm tròn đều được buộc. Khi buộc, không được buộc bốn vòng hay một vòng mà nên buộc hai vòng cho đến ba vòng. Nếu thân thể Tỉ-kheo mềm yếu, buộc không chịu nổi thì nên cầm đi, khi đến đầu thôn nên lấy ra buộc để đi vào thôn, và lúc trở ra thì lại tháo ra. Nếu không buộc đai lưng mà đi vào thôn xóm thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu có mà không buộc thì phạm tội Việt tỳ ni tâm hối. Nếu buộc một vòng thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu buộc hai vòng, ba vòng thì không có tội.

Đó gọi là phép dùng đai lưng.

PHÉP DÙNG ĐAI CÓ DÂY CỘT.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, có Tỉ-kheo cầm cái đai không buộc chặt ở đầu, đi vào giữa phố thị, cái đai xổ ra thầy bèn kéo lê trên đất mà đi, bị người đời mỉa mai rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử lại kéo lê khúc ruột mà đi.

Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền dạy:

- Từ nay về sau ở đầu cái đai nên làm dây cột.

Thế rồi, có Tỉ-kheo dùng vàng bạc làm dây buộc đai. Phật dạy:

- Tất cả bảo vật không nên dùng làm dây buộc đai. Ở đầu đai nên cột hai hay ba lần, không được cột một hay bốn lần. Nếu tất cả đai không làm dây cột thì phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép dùng đai có dây cột.

PHÉP CƯỠI NGỰA, ĐI XE.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy nhằm dịp lễ hội, nhân dân đổ ra đi xem; nhóm sáu Tỉ-kheo hoặc cưỡi voi, cưỡi ngựa, có người cưỡi lừa đi xem, bị người đời chê rằng:

- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như vương gia, đại thần, cưỡi voi, cưỡi ngựa mà đi?

Có người thấy họ cưỡi lừa, bèn móc méo:

- Sa-môn Thích tử này giống như sứ giả của kẻ hạ tiện, cưỡi lừa mà đi.

Các Tỉ-kheo đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền dạy:

- Từ nay về sau Ta không cho phép cưỡi lừa, cưỡi ngựa.

Lại nữa, khi Phật an trú tại tinh xá trong vườn Am Bà La của đồng tử Kỳ Cựu nơi thành Vương Xá; vì 5 việc lợi ích nên đức Như Lai cứ 5 hôm đi thị sát phòng các Tỉ-kheo một lần. Phật thấy một Tỉ-kheo bị bệnh (485a) hoàng đãng, gầy ốm, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Bệnh ông tăng hay giảm, hơi thở có điều hòa không?

- Bạch Thế Tôn! Con bị bệnh khổ sở, hơi thở không điều hòa.

- Ông không thể đi đến nhà y sĩ Kỳ Cựu để khám bệnh sao?

- Vì Thế Tôn chế giới không cho phép ngồi xe, ngựa, mà bệnh của con đau đớn nên không thể đi bộ.

- Từ nay về sau, Ta cho phép Tỉ-kheo bệnh được ngồi xe, ngựa. Được cưỡi các loại như: cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi lừa, cưỡi lạc đà, cưỡi trâu, ngồi thuyền, ngồi xe, ngồi kiệu. Tất cả các loại như thế nếu không có bệnh thì không được ngồi, còn có bệnh thì được ngồi. Nhưng không cho phép cưỡi súc vật cái, mà nên cưỡi súc vật đực. Nếu bệnh nặng không phân biệt được, thì cưỡi không có tội. Nếu có nhân duyên đi xuôi ngược dòng nước hay đi ngang qua sông, nên suy nghĩ: "Ta có duyên sự cần thiết", thì lúc ấy được cưỡi đi qua sông. Nếu Tỉ-kheo không có bệnh mà ngồi xe, cưỡi ngựa thì phạm tội Việt tỳ ni.

PHÉP NẰM CHUNG GIƯỜNG.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, nhóm sáu Tỉ-kheo cứ hai người, ba người nằm chung một giường khiến giường nệm bị hư hỏng, bỏ lăn lóc dưới đất. Vì 5 việc lợi ích nên đức Như Lai cứ 5 hôm đi thị sát phòng của các Tỉ-kheo một lần, thấy giường bị hư bỏ trên đất, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Giường hư này của ai mà bỏ ngổn ngang trên đất vậy?

Các Tỉ-kheo bèn trình bày đầy đủ lại sự việc kể trên. Phật dạy:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép cùng ngủ chung giường.

Vấn đề giường nệm như trên đã nói, một người nên nằm ngủ một giường. Nếu giường ngồi thì hai người được kê ba giường sát nhau mà ngủ, nhưng khi ngay chân ra không được để đầu gối lòi ra ngoài. Nếu nệm ngang thì cho phép ba người cùng nằm ngang mà ngủ. Nếu nệm vuông thì hai người được lót ba nệm nằm chung mà ngủ, nhưng khi duỗi chân ra, đầu gối không lọt ra ngoài. Nếu lót cỏ ở dưới thì mỗi người được trải ngọa cụ ra để ngồi, nằm không phạm. Nếu trời lạnh thì được trùm kín ở trên, ở dưới, nhưng không được nằm quá gần nhau mà phải để cách ở giữa chừng một khuỷu tay, cũng không được nằm duỗi tay ra. Người lớn nhỏ cách nhau ba tuổi hạ được ngồi cùng giường mà không được nằm ngủ cùng giường. Nếu nằm ngủ cùng giường thì phạm tội Việt tỳ ni.

Đó gọi là phép nằm ngồi cùng giường.

PHÉP CÙNG NGỒI CHUNG.

Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, nhóm sáu Tỉ-kheo cứ ba người, bốn người cùng ngồi chung một giường, khiến giường ghế bị gãy nát. Đức Như Lai vì 5 sự lợi ích nên cứ 5 hôm đi thị sát phòng các Tỉ-kheo một lần. Thấy giường bị hư hỏng nằm ngổn ngang trên đất, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:

- Này Tỉ-kheo! Giường bị gãy này của ai mà bỏ ngổn ngang trên đất như vậy?

Các Tỉ-kheo bèn thuật lại đầy đủ sự việc trên cho Thế Tôn. Phật dạy:

- Từ nay về sau, Ta không cho phép cùng ngồi chung một giường.

Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Thế Tôn hỏi Ưu-ba-li:

- Các Tỉ-kheo có tụng Luật hay không?

- Có, nhưng ít người tụng, bạch Thế Tôn!

- (485b) Vì sao ít người tụng?

- Vì Thế Tôn chế giới không cho phép cùng ngồi chung giường, các Tỉ-kheo mỗi người ngồi một giường, vì thế nên ít người tham dự tụng Luật.

- Từ nay về sau, Ta cho phép Tỉ-kheo cách nhau ba tuổi hạ được ngồi chung một giường. Tỉ-kheo không có tuổi hạ được ngồi chung với Tỉ-kheo ba tuổi hạ. Cũng vậy, cho đến Tỉ-kheo bảy tuổi hạ được ngồi với Tỉ-kheo mười tuổi hạ. Nếu giường nằm thì được phép ngồi ba người. Nếu giường ngồi thì được phép ngồi hai người. Nếu giường dài một khuỷu rưỡi tay thì hai người cách nhau ba tuổi hạ được phép ngồi chung. Nếu cách nhau nhiều hơn thì nên nhường cho Thượng tọa. Nếu giường nằm dài hơn ba khuỷu tay thì Tỉ-kheo cách nhau bốn tuổi hạ được phép ngồi chung. Nếu cách nhau nhiều hơn thì không được ngồi chung. Nếu ngày đại hội nhiều người tụ họp mà giường ghế ít thì được kê sát các giường vào nhau rồi buộc lại. Khi buộc phải buộc cho chắc, đừng để giường nệm lung lay thì được ngồi chung. Nếu tấm nệm dài ba khuỷu tay thì Tỉ-kheo cách nhau 4 tuổi hạ được ngồi chung. Nếu cách xa hơn thì không được ngồi chung. Nếu rải cỏ trên đất rồi cùng ngồi (thì không cần phân biệt tuổi tác) không có tội.

Đó gọi là phép cùng ngồi chung.

LUẬT MA HA TĂNG KỲ

Hết quyển thứ ba mươi mốt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]