Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Các cách cư xử và các thể dạng tâm thức

11/07/201102:55(Xem: 11140)
IV. Các cách cư xử và các thể dạng tâm thức

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang Phong

IV
Các cách cư xử
và các thể dạng tâm thức

Lời khuyên người đanghạnh phúc

Hạnh phúc cũng có nhiềuloại. Một số người tâm thần kém thăng bằng, có thể đắm mình trong một thứ hạnhphúc thật ngây ngô và nghĩ rằng tất cả đều xảy ra tốt đẹp. Hạnh phúc đó khôngphải là thứ hạnh phúc mà chúng ta mong muốn.

Một số khác tìm hạnhphúc bằng cách gom góp của cải vật chất và thỏa mãn các cơ quan giác cảm. Chúngta cũng đã thấy rằng cách đó hết sức phù du. Ngay cả trường hợp nếu nghĩ rằngmình đang được sung sướng thật sự và cố tình xem cái hạnh phúc ấy như là vĩnhviễn, thì rồi đây ta sẽ đau khổ gấp bội khi tình huống xảy ra không còn thuậnlợi nữa.

Những kẻ khác thì chorằng mình đạt được hạnh phúc nhờ biết ăn ở phù hợp với đạo đức. Hạnh phúc ấymới chính là thứ hạnh phúc mà chúng ta mong muốn bởi vì đã được xây dựng trênnhững lý lẽ sâu xa và không tùy thuộc vào cảnh huống bên ngoài.

Muốn đạt được hạnh phúcthật sự và lâu dài, ta cần phải thấu hiểu trước nhất thế nào là sự khổ đau thậtsự. Có thể ban đầu thì khổ đau sẽ làm cho ta suy sụp tinh thần, nhưng rồi tronglâu dài ta sẽ thấy là mình được lợi rất nhiều. Có những kẻ tự đầu độc mình đểtrốn tránh sự thật bằng cách đi tìm những sảng khoái giả tạo do một thứ đức tintinh thần mù quáng, hoặc sống xả hết tốc lực để tránh khỏi phải suy nghĩ, thìđấy cũng chẳng khác gì mang vào mình một bản án treo ngắn hạn. Khi nỗi khó khăntrở lại một cách mãnh liệt thì tất cả sẽ tiêu tan hết và lúc ấy chỉ biết «lấpđầy đất nước này bằng những lời ta thán», như người Tây tạng vẫn thường nói.Sự giận dữ hay thất vọng sẽ xâm chiếm họ để rồi ngoài những khó khăn ban đầu,nay họ lại phải ôm thêm những khổ đau mới một cách vô ích.

Hãy tìm hiểu xem nỗi khổcủa ta từ đâu đến. Cũng như tất cả các hiện tượng khác, khổ đau là hậu quả củavô số nguyên nhân và điều kiện. Nếu tình cảm của ta chỉ tùy thuộc vào mộtnguyên nhân duy nhất thì quả là giản dị vì ta chỉ cần tìm thấy cái nguyên nhânduy nhất ấy là tự động sẽ cảm thấy sung sướng. Ta cũng thừa biết là không đúngnhư thế. Vì vậy đừng bao giờ nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tùy thuộc vào một yếu tốduy nhất và chỉ cần nhận diện ra nó là ta sẽ dứt khổ đau. Nên hiểu rằng khổ đaulà thành phần bất khả phân của sự hiện hữu, nếu nói theo thuật ngữ nhà Phật thìđó chính là thế giới luân hồi hay vòng tái sinh. Nếu muốn xem đấy là một thứ gìtiêu cực và bất thường mà ta là nạn nhân thì cuộc đời ta quả thật là thảmthương. Phản ứng của ta sẽ gây ra khó khăn cho chính mình. Hạnh phúc chỉ có thểthực hiện được khi những gì mà ta xem là khổ đau, không thể làm cho ta cảm thấybất hạnh.

Theo Phật giáo, suy tưvề sự thực của khổ đau không phải là một hành động yếm thế hay tuyệt vọng. Sựsuy tư đó giúp khám phá ra những nguyên nhân căn bản đã tạo ra những nỗi bấthạnh cho ta: đó là tham vọng, hận thù và vô minh, và mục đích của suy tư chínhlà để giúp ta thoát khỏi những thứ ấy. Vô minh ở đây có nghĩa là không hiểubiết bản chất đích thật của mọi sinh linh và mọi vật thể. Hiện trạng vô minh đóchính là nguồn gốc làm phát sinh ra hai thứ nọc độc kia. Khi vô minh biến mấtthì dục vọng và hận thù cũng sẽ không còn cơ sở để tồn tại và nguồn gốc của khổđau sẽ tan biến. Từ đó lòng ta sẽ khơi dậy một niềm hạnh phúc vị tha không cònvướng mắc vào những xúc cảm tiêu cực nữa.

Lời khuyên người chịucảnh bất hạnh

Đây là một chủ đề quantrọng. Tôi đã từng nói về hai loại thỏa mãn: Loại thứ nhất dựa trên sự cảmnhận của các giác quan và loại thứ hai dựa trên cách suy nghĩ của ta.

Tại các quốc gia tântiến, ta thường thấy có rất nhiều người không được hạnh phúc. Họ không thiếuthốn gì cả. Họ có đủ mọi thứ tiện nghi trong đời sống thường nhật nhưng vẫnkhông hài lòng với số phận của mình. Họ tự làm cho mình đau khổ vì ganh tị hayvì bất cứ một lý do nào khác. Một số người thì luôn chờ đợi một tai ương nào đósẽ xảy ra, kẻ thì lại nghĩ rằng tận thế đang gần kề. Những người ấy tự mang lạikhổ đau cho chính mình chỉ vì họ không đủ khả năng để suy nghĩ một cách lànhmạnh. Nếu thay đổi được cách nhìn mọi sự vật chung quanh thì nguồn khổ đau củahọ sẽ biến mất ngay.

Tuy nhiên một số ngườikhác cũng có những lý do thật sự để khổ đau, chẳng hạn như họ bị đau ốm, nghèokhổ hay là nạn nhân của tai ương, hoặc bị ngược đãi một cách bất công. Tuy vậytrong các trường hợp như thế, họ vẫn có thể biến cải được hoàn cảnh của mình.Trên phương diện vật chất, họ có thể tự săn sóc, có thể quy lỗi cho người ngượcđãi họ và truy tố người này ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại, hoặc có thể cậtlực làm việc nếu họ lâm cảnh thiếu ăn thiếu mặc. Trên phương diện tinh thần, họcòn có thể chọn cho mình một quan điểm tích cực.

Nói một cách tổng quát,thái độ tinh thần sẽ định đoạt mức khổ đau cho chính mình. Chẳng hạn như khi tađau ốm thì cách tốt nhất là tìm những phương tiện sẵn có để chữa trị : đi khámbác sĩ, chọn một cách trị liệu, luyện tập thân thể theo một phương pháp nàođó... Thế nhưng thói thường thì người ta lại biến mọi việc trở nên phức tạp hơnbằng cách tự dày vò than thân trách phận cho cái cơ thể ốm đau của mình,và đấy chỉ là cách ghép thêm khổ đau tinh thần vào những đau khổ vật chất sẵncó. Nếu bịnh tình trầm trọng thì ta thường hay nhìn nó dưới một khía cạnh tiêucực nhất có thể tưởng tượng được. Nếu bị đau trên đầu, ta sẽ nghĩ rằng : «Thậtlà không có gì vô phúc hơn, chẳng thà đau hai chân thì đỡ khổ hơn nhiều». Thayvì nghĩ rằng có vô số người phải chịu đau đớn nhiều hơn ta nữa, thì ta lại kêuthan như là người duy nhất gánh chịu khổ đau trên thế gian này.

Dầu sao thì ta cũng vẫncó cách để chọn một thái độ ngược lại, chẳng hạn như nếu đôi tay bị liệt thìhãy tự nhủ rằng : «Tuy không còn sử dụng được đôi tay nhưng tôi vẫn còn đứngđược trên hai chân». Nhưng nếu là đôi chân, thì hãy tự nhủ rằng : «Tuy khôngcòn sử dụng được đôi chân nhưng dầu sao đi nữa thì tôi cũng vẫn còn đủ sức để dichuyển bằng xe lăn và vẫn còn tay để viết». Những cách suy nghĩ đơn giản nhưthế cũng có thể mang lại sự trợ lực cho ta.

Nói một cách vắn tắt,bất kể trong một hoàn cảnh nào, ta cũng đều có thể nhìn sự vật dưới một khíacạnh tích cực, nhất là trong thời đại ngày nay thì kỹ thuật hiện đại lại cũnglà một lý do nữa để cho phép ta giữ được niềm hy vọng. Không tìm được một cáchsuy nghĩ nào khác để làm vơi bớt khổ đau do những tình huống thực sự (1) gây rathì quả là một điều không thể tưởng tượng được. Thật hiếm khi xảy ra nhữngtrường hợp hoàn toàn có đủ lý do để đau khổ mà không có cách gì để tự an ủi.Đối diện với những khổ đau thể xác, hãy nghĩ đến những khía cạnh tích cực và cốgắng giữ trong tâm những suy nghĩ ấy thì chắc chắn là sẽ tìm thấy một chút thưthái trước những khổ đau của ta.

Ngay cả trường hợp bịnhtình trầm trọng kéo dài thì nhất định ta cũng phải có một phương cách để tránhkhỏi sự tuyệt vọng. Nếu là một Phật tử, ta hãy tự nhủ rằng : «Cầu mong rằngbịnh tật này sẽ tẩy uế những điều nguy hại mà tôi đã làm trong quá khứ! Xinkhổ đau của kẻ khác cứ ghép thêm vào khổ đau này và tôi xin nhận lãnh thay chohọ!». Hãy nghĩ rằng vô số chúng sinh cũng đang khổ đau như mình và hãy cầumong nỗi khổ đau mà mình đang gánh chịu sẽ làm nhẹ bớt khổ đau của người khác.Nếu như ta không đủ sức suy nghĩ như thế thì chỉ cần đơn giản hiểu rằng takhông phải là người duy nhất phải chịu khổ đau mà vô số người khác cũng rơi vàohoàn cảnh như ta. Ý nghĩ ấy cũng sẽ giúp ta chịu đựng những khổ đau của chínhmình dễ dàng hơn.

Nếu bạn là một ngườitheo Thiên chúa giáo và tin vào Thượng đế là Vị đã sáng tạo ra vũ trụ này thìhãy tự an ủi bằng cách nghĩ như sau: «Sự khổ đau này thật sự là tôi khôngmuốn, nhưng nhất định nó có một lý do, chính vì Trời do lòng từ bi đã ban chotôi sự sống».

Nếu là người không theomột tôn giáo nào cả thì bạn hãy nên nghĩ rằng nỗi bất hạnh mà bạn đang phảigánh chịu, dù khủng khiếp đến đâu đi nữa thì bạn cũng cứ xin nó chỉ xảy ra chobạn mà thôi. Dù bạn không tin gì hết nhưng hãy thử tưởng tượng chỗ đang làm chobạn đau đớn có một luồng ánh sáng chiếu vào đó và hút hết mọi đớn đau. Sau đóbạn hãy thử cảm nhận xem mình có bớt đau hay không (2) ?

Có những điều bất hạnhxảy đến một cách đột ngột không sao tránh được, chẳng hạn như cái chết của mộtngười thân. Trong trường hợp đó đương nhiên ta sẽ bất lực không làm thay đổiđược cái chết. Và chính vì lý do không thể làm gì khác hơn nên ta phải nghĩrằng sự tuyệt vọng không có ích lợi gì cả mà chỉ khiến cho sự đau đớn trầmtrọng thêm. Đấy là tôi nghĩ đến những người không có một đức tin nào hết.

Có một điều thật quantrọng cần phải làm là mang sự khổ đau của mình ra để khảo sát, để tìm hiểu nótừ đâu sinh ra, và thử xem có cách gì có thể làm cho nó tan biến hay không.Thông thường thì ta hay nghĩ rằng ta không hề có một chút trách nhiệm nào trongnhững nỗi bất hạnh của mình. Ta luôn đổ thừa đấy là do lỗi của kẻ khác hay thứgì khác nhưng riêng tôi thì không tin là như thế. Chúng ta cũng giống như nhữngsinh viên thi hỏng nhưng nhất quyết không chấp nhận là chính vì mình trước đâykhông chịu gắng sức học nhiều hơn. Ta nổi nóng và đổ thừa cho một người nàođó. Ta hét lên rằng mọi thứ trên đời đã cấu kết để chống lại ta. Thế làta mang sự khổ đau thứ hai có tính cách tinh thần để ghép thêm vào nỗi khổ đauthứ nhất đã sẵn có và phải chăng đấy là cách làm cho tình thế trở nên tệ hạihơn không?

Ngay cả trong trường hợpmột người thân như cha hay mẹ ta qua đời thì ta cũng cần biết suy nghĩ. Hãynghĩ rằng khi ta còn ấu thơ thì cha mẹ ta đã làm tất cả những gì có thể làmđược để nuôi nấng ta. Đến một tuổi nào đó sự sống sẽ chấm dứt một cách tự nhiênthì sự ra đi hôm nay cũng không nên có gì để nuối tiếc (3). Trong trường hợpcha mẹ ta mất vì tai nạn xe cộ lúc còn trẻ chẳng hạn, thì dĩ nhiên là hoàn cảnhấy mới thật đáng buồn hơn nhiều.

Ghi chú :

1- « Tình huốngthực sự » ở đây có nghĩa là những tình huống « bên ngoài », những đau khổ trênthể xác chẳng hạn. Vì có những « tình huống bên trong » có nguồn gốc tâm thầnthì khi đó khó dùng một « suy nghĩ » để làm cho nó « nhẹ bớt », vì chính tinhthần đã bị khổ đau dày vò.
2- Lời khuyên thậtý nhị và khéo léo dành cho những người không có tôn giáo nào cả. Một thí dụthật đơn giản cho thấy chi cần vận dụng trí tưởng tượng, cũng có thể giúp làmgiảm bớt đớn đau trên thể xác. Có những tín ngưỡng chủ trương dùng đứctin thật mạnh giúp tạm thời làm giảm bớt một số đau đớn thể xác và tinh thần.Nhưng cũng có một thứ sức mạnh tinh thần thực sự, sâu xa và đích thực, kết quảcủa một công trình tu tập lâu ngày và kiên trì, sẽ mang đến những hiệu quả lớnlao hơn nhiều, sức mạnh ấy không những có thể tác động trên thân xác và tâmthức người tu tập mà còn toả rộng ra những người chung quanh.
3- Không hối tiếcthương cho cha mẹ vì cha mẹ đã già, đã sống trọn kiếp người và đã làm tròn bổnphận đối với con cái. Không tiếc thương cho cuộc đời của cha mẹ mình, nhưngkhông phải vì thế mà mình không biết ơn cha mẹ, hai việc này hoàn toàn khácnhau.

Lời khuyên người yếmthế

Đối với những người haybi quan yếm thế và lúc nào cũng ray rứt trong lòng thì tôi rất muốn nóivới họ rằng : «Các bạn thật ngu ngốc vô cùng!» Một lần tại Hoa kỳ tôi gặpmột người phụ nữ lúc nào cũng thấy mình đau khổ vô ngần nhưng không biết vì lýdo gì. Tôi nói với bà ấy: «Đừng dày vò mình như thế ! Bà còn trẻ, còn biếtbao nhiêu năm tháng trước mặt, đâu có lý do gì để đay nghiến trong lòng!». Bàấy trách lại tôi tại sao lại xen vào chuyện người khác như vậy. Tôi trả lời làcâu nói ấy chẳng ích lợi gì cả. Tôi bèn nắm lấy tay bà và vỗ nhẹ một cách thậtthân ái và bà ta đổi hẳn thái độ.

Đối với những người nhưthế thì ta chỉ có thể giúp họ bằng tình thương và sự trìu mến. Tuy nhiên đâykhông phải là thứ tình thương hời hợt bề ngoài hay những ngôn từ rỗng tuếch, màphải là một thứ gì đó phát xuất từ đáy lòng mình. Khi tranh luận với nhau thìngười ta thường dựa vào lý trí, nhưng khi thật sự muốn bộc lộ tình thương haysự dịu dàng thì không nên dựa vào lý trí mà phải phát xuất thẳng từ con tim.Sau cùng thì người phụ nữ ấy đã thay đổi hẳn. Bà ta tươi cười một cách thật hồnnhiên.

Nếu bạn là một người yếmthế thì hãy nghĩ rằng bạn cũng là một thành phần của xã hội, và con người thìtrong tận cùng của lòng mình luôn luôn biểu lộ tình người một cách tự nhiên.Bạn luôn có thể tìm thấy một người nào đó để gửi gấm những ước vọng của mình,một người nào đó thật xứng đáng để làm một tấm gương soi chung. Cứ ray rứt mãitrong lòng như thế thì nào có ích lợi gì.

Hãy hướng những suy tưcủa mình vào một khía cạnh tích cực hơn. Quả là một điều hết sức sai lầm khicho rằng thế giới này thật tồi tệ. Thực sự ta phải công nhận là có những kẻhung ác, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều hung ác vì vẫn córất nhiều người cao thượng và bao dung.

Những người cảm nhận thếgiới như vừa kể trên đây sẽ không còn tin tưởng vào ai nữa và cảm thấy rất côđơn. Nỗi cô đơn đến từ trong lòng, chẳng qua cũng vì họ không đủ sức nghĩ đếnkẻ khác. Khi không đủ sức nghĩ đến kẻ khác thì ta sẽ xét đoán mọi người dựa vàochính bản thân mình và rồi ta sẽ có cảm tưởng rằng kẻ khác nghĩ về ta cũng nhưta nghĩ về họ. Trong trường hợp như thế, nếu những xúc cảm cô đơn có tràn ngậplòng ta thì cũng không nên ngạc nhiên. Tôi nhớ đến một câu chuyện thật của tôi.Câu chuyện ấy cho thấy những lợi ích của cách cư xử tích cực. Một hôm có mộtngười đàn ông đến Dharamsala (1) và người này liên hệ mật thiết với cộng sảnTrung quốc. Ông ấy trạc ngoài bảy mươi. Chúng tôi gặp nhau trong gian phòng màhiện chúng ta đang ngồi đây.

Nhiều người trong phònghọp đã được thông báo trước là vị này sắp đến. Tất cả đều gán sẵn cho vị ấy cáinhãn «cộng sản Trung quốc» và trong trí mọi người đều mang những định kiếnkhông tốt. Về phần mình thì ông ấy cũng tự nhận rất khâm phục Trung quốc và gợiý cho biết ông ta cũng thuộc vào thành phần đảng viên cầm quyền. Kết cuộc khihai bên gặp nhau thì dường như có một bầu không khí thật ngột ngạt bao trùmgian phòng.

Riêng cá nhân tôi thìkhông có gì chống đối ông ta cả. Tôi nghĩ rằng ông ta cũng là một con người nhưbất cứ một con người nào khác và ông ta đã tin vào lời của những người Trungquốc chẳng qua chỉ vì không nắm được đầy đủ thông tin thế thôi. Hoàn cảnh Tâytạng thật hết sức bi thảm nhưng tôi cũng không thể nào nói khác đi để làm vuilòng ông ấy. Tôi trình bày với ông ta những sự kiện đúng như thế.

Trong lần gặp gỡ đầutiên, ông ta nói với tôi với một giọng rất khiêu khích nhưng tôi vẫn xem ông ấynhư một con người và nói với ông ấy về xứ Tây tạng một cách rất thân thiện.Sang hôm sau, thái độ của ông ta đã hoàn toàn đổi hẳn.

Lúc mới họp, sự đốinghịch đã đặt ông ta vào một tư thế không được thoải mái cho lắm. Nếu đồng thờitôi lại tỏ ra mất bình tĩnh thì mỗi người sẽ rút về tư thế của mình. Tôi sẽkhông còn chú ý gì nữa đến những luận chứng của ông ta đưa ra, và ông ta cũngsẽ không quan tâm gì đến những lời tôi nói. Tôi xem ông ấy cũng là một conngười và tự nhủ rằng mọi người cũng như nhau, chỉ vì không nắm được thông tinđầy đủ mà sinh ra như thế. Tôi đã cư xử với ông ta một cách hết sứcchân tình và rồi dần dần đã giúp ông ấy tự mở rộng được lòng mình.

Có những người chỉ nhìnthấy khía cạnh tiêu cực của mọi sự việc. Thật hết sức lạ lùng ! Trong cộng đồngngười Tây tạng tị nạn chẳng hạn, tất cả đều là những người lưu vong chịu cùngmột hoàn cảnh, nhưng một số thì rất thỏa nguyện, chỉ thích kể chuyện khôi hài,gợi lên những niềm hy vọng, trái lại một số khác thì không hề nhìn thấy bất cứđiều gì tốt đẹp cả. Họ chỉ tuyệt nhiên nêu lên những chuyện không hay và luônluôn ray rứt trong lòng.

Kinh sách nhà Phật cónói rằng thế giới này có thể hiện ra với ta như một người bạn hay một kẻ thù,có thể mang nặng khuyết điểm hoặc chứa đầy phẩm tính và tất cả là do nơi tâmthức của mình mà thôi. Nói một cách tổng quát, không có gì hoàn toàn thuận lợihay hoàn toàn bất lợi. Tất cả những gì mà ta cần dùng – thực phẩm, quần áo, nhàcửa – và tất cả mọi người đang sống chung với ta – gia đình, bạn hữu, ngườitrên, kẻ dưới, thầy, trò, v.v... – tất cả đều có nhiều phẩm tính nhưng đồngthời cũng mang nhiều khiếm khuyết. Nó là như thế mà thôi ! Nếu muốn đánh giáthực tại một cách đúng đắn, phải chấp nhận cả những gì tốt lẫn xấu, đúngnhư thế không thêm bớt gì cả.

Có một quan điểm chorằng có thể một ngày nào đó ta cũng sẽ nhìn thấy mọi sự với một tinh thần tíchcực hơn. Kể cả khổ đau rồi cũng sẽ được xem là lợi ích. Tôi không muốn mang tínngưỡng vào trong trường hợp này. Tôi chỉ đơn giản nêu lên là những người từngtrải, đã vượt qua nhiều thử thách, thì thông thường họ không ta thán gì khi gặpphải những phiền toái nhỏ nhặt. Những khó khăn mà họ từng gánh chịu đã hun đúctánh khí của họ, giúp cho họ có một tầm nhìn bao quát hơn, một tâm thức vữngchắc hơn, gần với hiện thực hơn, kể cả đã mang đến cho họ những khả năng giúpnhìn thấy mọi sự đúng với bản chất của chúng. Những người sống trong yên ấm vàchưa hề gặp một khó khăn nào thì sẽ dễ bị tách rời khỏi hiện thực. Gặp phải mộtđiều phiền nhiễu nhỏ nhặt là họ « lấp đầy cả xứ sở này bằng những lời ta thán». Tôi thường thấy những cảnh như thế và cũng hấp thụ được nhiều kinh nghiệmđối với chính tôi.

Tôi mất quê hương và đãphải trải qua một phần lớn cuộc đời mình trong cảnh lưu vong. Dân tôi bị hànhhạ, tàn sát, chùa chiền bị san bằng, văn hoá bị chà đạp, xứ sở bị phá phách,tài nguyên bị vơ vét. Trước những chuyện như thế thì chẳng có gì là vui cả. Tuythế, khi sống ở những nơi khác, tiếp xúc với những dân tộc khác, những tôn giáokhác, những nền văn hoá khác và khoa học khác, tôi đã thâu thập được nhiều hiểubiết hơn. Tôi đã tìm thấy những hình thức tự do và những cách nhìn về thế giớinày mà trước đây tôi không hề biết.

Trong cộng đồng nhữngngười Tây tạng lưu vong và trong số những người gánh chịu nhiều khổ đau nhấtthì người ta lại tìm thấy nhiều người vui vẻ nhất và với nội tâm vững chắcnhất. Có những người sau hai mươi năm tù tội trong những hoàn cảnh khủng khiếpnhất đã nói với tôi rằng những gì mà họ từng chịu đựng đã đem đến những nămtháng đẹp nhất trong đời họ trên quan điểm tinh thần. Một vị sư trong tu việncủa tôi bị tra tấn rất tàn nhẫn suốt nhiều năm với mục đích bắt phải hoàn tục.Khi vị này trốn thoát qua Ấn độ, tôi có hỏi vị ấy có sợ hay không. Vị này trảlời một cách rất thành thật rằng cái sợ duy nhất trong những lúc bị hành hạ làcái sợ không còn giữ được lòng từ bi để yêu thương những người cai ngục đã tratấn mình. Những ai đã từng sống ở Pháp, Đức, Anh và các nơi khác trong thời kỳThế chiến Thứ hai và tiếp theo sau đó là giai đoạn thiếu thốn, sẽ không còn bịnhững thứ phiền nhiễu nhỏ nhặt làm cho họ điêu đứng. Họ sống an phận vì đã từngtrải qua những gì tệ hại hơn nhiều. Ngược lại, những người không hề biết cuộcchiến ấy thì sống thật hạnh phúc như trong một ngôi trường mầm non, sẵn sàngrên rỉ và có thể ngã quỵ khi phải đương đầu với khó khăn. Hạnh phúc ngay trướcmặt nhưng họ nào có thấy đâu !

Trong số những ngườithuộc thế hệ mới, một số đã không thỏa mãn với những tiến bộ vật chất mà đã tìmthấy đời sống tinh thần. Điều ấy đối với tôi là những gì thật tích cực.

Dầu sao đi nữa, chúng tahãy ý thức rằng thế giới này bao gồm cả những điều tốt lẫn xấu, và nhữnggì mà ta gọi là hiện thực thì phần lớn chẳng qua cũng chỉ là những sáng tạo củatâm thức mà thôi.

Ghi chú :

1- Là một thị trấnnhỏ thuộc tận cùng miền bắc Ấn độ, nơi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hiện lưu ngụ.

Lời khuyên người haylo sợ

Có một số người khi vừathức dậy thì đã bị xâm chiếm ngay bởi những mối lo sợ vẩn vơ không giải thíchđược. Những xúc cảm đó có thể xuất phát từ đủ mọi lý do. Một số bị cha mẹ hayanh chị ngược đãi từ ngày còn bé. Một số bị lạm dụng tình dục. Họ bị hiếp đáp,hành hung nhưng không thổ lộ được với ai cả. Một nỗi lo sợ dần dần xâm chiếmkhiến họ cảm thấy vô cùng khổ sở.

Có những lúc họ cảm thấyđủ can đảm để thổ lộ những gì đã trải qua. Khi đó nếu bên cạnh có một ngườibiết lắng nghe và khuyên nhủ họ rằng tất cả đã qua rồi và đã thuộc về quá khứ,thì đấy sẽ là một dịp may giúp cho họ quên đi một quãng đời bất hạnh của họ. ỞTây tạng người ta thường nói muốn khai thông một vỏ ốc thì phải thổi vào đấy.

Nếu ta lo âu và mất hếttự tin rồi nghĩ rằng tất cả những gì mình làm đều thất bại hết thì hãy cố gắngsuy nghĩ thêm một chút. Tại sao ta lại chấp nhận thua cuộc ngay từ điểm khởihành. Đương nhiên ta sẽ thấy như thế hết sức là phi lý. Mọi khó khăn đều phátsinh từ cách suy nghĩ của ta chứ không phải là vì ta thiếu khả năng.

Một phương pháp hữu hiệuđể quẳng gánh lo âu là hãy bớt quan tâm đến mình mà chú ý đến người khác nhiềuhơn. Khi nhìn thấy những khó khăn của người khác thì những khó khăn của mìnhcũng sẽ giảm đi. Khi ra sức cứu giúp người khác thì sự tự tin của ta sẽ giatăng và nỗi lo âu đồng thời cũng giảm xuống. Cần nhất là lòng ước vọng đượcgiúp đỡ người khác phải thành thật. Nếu như ước vọng ấy chỉ có mục đích giúp tathoát khỏi lo lắng, thì nhất định nó sẽ mang ta về với những lo lắng và cảnhững sợ hãi nữa.

Lời khuyên người có ýđịnh tự tử

Đề cập đến vấn đề tự tửquả thật là một điều hết sức tế nhị ! Những lý do đưa đến việc tự tử thì nhiềulắm. Người thì bị xâm chiếm bởi lo lắng hay kinh hoàng ; người thì vì thất vọng; kẻ lại tự tử vì tự ái bởi kẻ khác gây ra một điều gì đó hay không thực thimột điều gì đó cho họ ; có người lại tin chắc mình chỉ là một kẻ vô tích sựkhông làm được gì cả ; kẻ thì phát lộ tham vọng của mình một cách thật hunghãn, để rồi tức bực và kết liễu đời mình khi thấy tham vọng ấy không thực hiệnđược ; kẻ khác thì lại bị buồn khổ chi phối, và còn biết bao trường hợp khácnữa.

Một cách tổng quát,người tự tử sẽ gạt bỏ tất cả mọi giải pháp tương lai có thể giúp họ giải quyếtnhững khó khăn. Kể từ trước cho đến giây phút này, dù cho họ chỉ gặp toàn khókhăn đi nữa thì cũng không có gì khẳng định được là họ sẽ không tìm ra một giảipháp thỏa đáng cho mọi khó khăn.

Một điều khác nữa là hầuhết các trường hợp tự tử đều xảy ra khi xúc cảm gia tăng đến độ cực điểm. Vớitư cách là một con người, ta không thể nào quyết định chọn lấy giải pháp cuốicùng bằng cách chỉ dựa vào một cơn giận dữ, tham vọng hay lo sợ. Quyết địnhdưới ảnh hưởng của xung năng thúc đẩy sẽ đưa đến nguy cơ bị lầm lẫn. Bởi vìchúng ta có đủ khả năng để suy nghĩ cho nên tốt nhất là hãy chờ đến lúc bìnhtĩnh và thư giãn trước khi chọn một quyết định không hàn gắn được.

Vị giám hộ của tôi làThrijiang Rinpoché có kể cho tôi nghe câu chuyện của một người ở tỉnhKhams. Người này lâm vào cảnh vô cùng khổ sở và có ý định nhảy xuống sôngTsangpo ở Lhassa để tự tử. Anh ta mang theo một chai rượu và quyết định sẽ uốnghết rồi sau đó mới nhảy xuống sông để kết liễu đời mình. Thoạt tiên, xúc cảmcòn mạnh và chế ngự anh ta. Đi đến bờ sông, anh ta ngồi trên bờ một lúc nhưngchưa quyết định nhẩy ngay và bắt đầu uống một ít rượu. Vẫn chưa tìm thấy canđảm, anh ta lại uống thêm một ít rượu nữa và sau cùng thì quay về nhà, cặp náchchai rượu đã cạn.

Các bạn có thấy không,khi anh chàng này còn vướng vào vòng kiềm toả và chi phối bởi xúc cảm cực mạnhthì hắn nhất định tự tử. Tuy nhiên một khi xúc cảm đã lắng xuống – chỉ trongthời gian uống hết chai rượu – thì chàng ta lại quay về nhà.

Lời khuyên người khổđau vì cô đơn

Tình cờ đọc một bảnthống kê thăm dò ý kiến, tôi mới biết là một phần lớn người Mỹ cho rằng họ rấtkhổ đau vì cô đơn. Gần đây, một phần tư số người trưởng thành thú nhận là họcảm thấy rất lẻ loi và thực trạng này dường như rất thông thường

Trên các đường phố đôthị có hàng ngàn người đi lại nhưng họ không buồn nhìn nhau. Nếu bất chợt hướngmắt của họ có vô tình gặp nhau thì họ cũng chẳng nở một nụ cười, trừ trường hợp đã hò hẹn từ trước. Trong các toa xe lửa, họ ngồi sát bên nhau hànggiờ nhưng không hề nói với nhau một lời. Quả thật lạ lùng!

Tôi có cảm giác là nhữngxúc cảm cô đơn bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là hiện nay chúngta quá đông đúc. Ngày xưa khi thế giới còn ít người, mỗi cá nhân ý thức sâu sắchơn là họ đều thuộc vào một gia đình chung của nhân loại, con người hiểu nhaunhiều hơn và sự tương trợ giữa người này với kẻ khác cũng rõ rệt hơn. Ngay cảthời buổi hiện đại, trong các làng nhỏ nơi thôn quê, mọi người đều quen biếtnhau, cho nhau mượn dụng cụ và máy móc để làm ruộng và nếu công việc có tầm vócrộng lớn thì họ hợp lực để cùng nhau làm. Ngày xưa thì người ta hội họp thườngxuyên hơn, đi nhà thờ, cầu nguyện chung với nhau. Họ có nhiều dịp để hàn huyênvới nhau hơn.

Ngày nay địa cầu quáđông đúc, hàng triệu người sống chen chúc trong các thành phố lớn. Người ta cócảm giác mối bận tâm duy nhất của họ là làm việc và lãnh lương thế thôi. Mỗingười có một đời sống độc lập. Máy móc hiện đại giúp cho đời sống thường nhậtít bị ràng buộc hơn, vì thế người ta thường có cái cảm giác thật sai lầm lànhững kẻ chung quanh chỉ giữ một vai trò thứ yếu, không liên quan gì đến sự anvui của chính họ. Tình trạng đó đã đưa đến sự thờ ơ và cảm giác lẻ loi.

Nguyên nhân thứ hai củasự cô đơn, theo ý tôi, là do lối sống trong các xã hội tân tiến mà lúc nào conngười cũng bận rộn một cách kinh khủng. Nếu ta mở lời nói với ai, dù chỉ để hỏimột câu «Thế nào, có khoẻ không?» ta cũng có cảm giác đánh mất vài giây đồnghồ quý báu trong cuộc đời mình. Vừa đi làm về ta đã nhào vào tờ báo: «Nào,xem có tin tức gì mới lạ không?». Đàm luận với một người bạn có nghĩa là mộtcách đánh mất thì giờ.

Trong một thành phố, taquen biết nhiều người thì hãy cố chào nhau một lời. Người ta vẫn cứ nghĩ rằnggợi chuyện với nhau là một việc vừa nguy hiểm lại vừa không thiết thực. Do đóngười ta tránh né mọi sự giao tiếp và mỗi lần nếu có ai cất lời muốn nói chuyệnvới ta thì ta lại có cảm giác như là họ muốn tấn công ta vậy.

Tình trạng đó làm cho xãhội mất hết tính cách nhân bản và cuộc sống trở thành máy móc. Sáng sớm dậy, tađi làm. Hết ngày, ta giải trí trong một hộp đêm hay một nơi nào khác. Ta vềtrễ, cảm thấy ngầy ngật trong người, lăn vào giường ngủ được vài giờ. Sáng hômsau, tuy vẫn còn ngái ngủ, đầu óc thẫn thờ, nhưng vẫn phải đi làm. Có đúng lànhững người trong thành phố sống theo cách ấy suốt một phần lớn đời họ chăng ?Mỗi con người trở thành một bộ phận cơ khí, dù muốn hay không thì cũng phảichuyển động theo một sự vận hành chung. Đến một lúc nào đó, lối sống ấy sẽ trởthành quá nặng nề và rồi người ta sẽ thu mình trong sự thờ ơ.

Tôi đoán chắc rằng nếutôi sống trong một thành phố lớn, ở Hoa kỳ chẳng hạn, và nếu như tôi chỉ tiếpxúc với những người địa phương thì dần dần tôi cũng sẽ trở thành giống như họ.Chẳng có cách gì để lựa chọn khác hơn. Có thể tôi cũng sẽ tìm đến các hộp đêm,về nhà trễ, sáng hôm sau còn ngái ngủ nhưng cũng vẫn phải đi làm. Rồi đến mộtlúc nào đó, tôi cũng sẽ hoàn toàn quen với lối sống như thế.! (Ngài bật cười).

Đừng tìm cách để giảitrí mỗi đêm. Tan sở thì nên về nhà. Dùng cơm tối trong thanh thản, uống mộttách trà hay một thức uống khác, đọc một quyển sách, nghỉ ngơi và đi ngủ trongthư giãn. Buổi sáng thức dậy sớm. Tôi nghĩ rằng nếu đi làm với một tâm hồn tươimát và sảng khoái thì cuộc sống sẽ khác hơn nhiều (1).

Bất cứ ai cũng có thểnhận thấy dễ dàng là cảm tính cô đơn thật không ích lợi và cũng chẳng thú vị gìcả. Mỗi người trong chúng ta nên tìm cách loại bỏ cảm tính ấy. Nó lệ thuộc vàorất nhiều nguyên nhân và điều kiện, vì thế hãy nên tìm cách ngăn chận nó càngsớm thì càng dễ hơn. Gia đình là tế bào căn bản của xã hội do đó gia đình phảilà một nơi mà người ta cảm thấy hạnh phúc, sống trong yêu thương và trìu mến.Nếu trong gia đình và cả ở trường học mà trẻ nhỏ được dạy dỗ và lớn lên trongbầu không khí như thế, thì sau này khi lớn lên và ra đời chúng sẽ có đủ khảnăng để giúp đỡ kẻ khác. Khi gặp một người nào đó lần đầu tiên, chúng vẫn giữđược phong cách thoải mái và ngỏ lời với người ấy mà không sợ sệt gì cả. Chúngsẽ tiếp tục tạo ra một bầu không khí như thế chung quanh chúng và rồi cảm tínhcô đơn sẽ bớt đi, không còn như ngày nay nữa.

Ghi chú :

1- Xin hiểu rằngĐức Đạt-Lai Lạt-Ma hướng lời khuyên này vào người Tây phương nhiều hơn.

Lời khuyên người haynóng giận

Khi rơi vào sự kiềm toảcủa giận dữ hay hận thù thì ta sẽ không còn cảm thấy an vui, cả thể xác lẫn tinhthần. Bất cứ ai nhìn vào cũng đều thấy được điều này và rồi sẽ chẳng có ai muốnđến gần ta nữa. Ngay cả súc vật cũng tránh xa, chỉ trừ có rận và muỗi mới đếngần để hút máu ta mà thôi ! Ta ăn không ngon, ngủ không yên, có thể bị lở loétdạ dày, và nếu như tình trạng này kéo dài thì nhất định là những năm tháng cònlại của cuộc đời ta sẽ bị thu ngắn.

Như thế có hay ho gì đâu? Nếu ta buông thả cho cơn giận tung hoành thỏa thích thì ta cũng không thểthanh toán hết đám kẻ thù của ta được. Bạn đã thấy có ai thành công trong việctriệt hạ hết kẻ thù của mình chưa? Khi vẫn còn dung dưỡng trong ta kẻ thù nộitâm, tức là sự giận dữ hay oán thù, thì dù cho hôm nay ta có đánh tan hết mọikẻ thù đi nữa, ngày mai lại sẽ có những kẻ thù mới xuất hìện.

Kẻ thù đích thực của talà các thứ nọc độc trong tâm thức: vô minh, hận thù, tham vọng, ganh tị vàkiêu ngạo. Đó là những kẻ thù duy nhất có thể phá hoại hạnh phúc của ta. Chỉriêng giận dữ và hận thù cũng đủ là nguyên nhân gây ra vô số bất hạnh trong thếgian này, từ cảnh cãi vã trong gia đình cho đến những cuộc xung đột ở cấp độlớn lao hơn. Nó sẽ biến bất cứ một bối cảnh thú vị nào thành một tình trạngngột ngạt. Không có một tôn giáo nào lại ca tụng phẩm hạnh của những thứ đó.Trái lại mọi tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của tình thương và lòng nhântừ. Chỉ cần đọc những cảnh mô tả về thiên đường thì sẽ thấy người ta toàn nóiđến cái an bình, đẹp đẽ, hoặc mô tả những ngôi vườn kỳ thú đầy hoa, và theo tôibiết thì không hề thấy nói đến xung đột hay chiến tranh trong cái khung cảnhđó. Người ta chẳng bao giờ gán cho sự giận dữ một đức tính nào cả.

Vậy phải xử trí như thếnào đối với sự giận dữ? Theo một số người thì giận dữ không phải là một khiếmkhuyết. Những ai không quen quan sát tâm thức thì có thể cho nó là một thànhphần thuộc bản chất của tâm thức, vì thế họ chủ trương không nên kiềm chế màtrái lại cứ để cho nó bộc lộ ra ngoài. Nếu quả thực là như thế thì sự dốt nátvà mù chữ cũng phải được xem là thuộc vào thành phần của tâm thức vì khi vừachào đời ta chưa hề biết được điều gì cả. Đối với những thứ ấy, tức là dốt nátvà mù chữ, thì người ta tìm đủ mọi phương cách để loại trừ, chẳng những khôngthấy ai chống đối việc này mà cũng không thấy ai chủ trương nên duy trì chúng.Như vậy thì tại sao ta không hành động tương tợ đối với giận dữ và hận thù vìchúng còn tàn phá khủng khiếp hơn dốt nát và mù chữ nhiều? Điều ấy cho chúngta thấy là cũng nên thử tìm cách loại trừ giận dữ và hận thù xem sao.

Muốn học hành thì taphải bỏ ra rất nhiều thì giờ và dù cố gắng mấy đi nữa thì cũng không thể nàohọc hết được, tuy nhiên nếu bớt dốt nát được phần nào thì tốt phần nấy. Đối vớigiận dữ cũng thế, ta không thể nào loại trừ nó một cách vĩnh viễn được nhưngnếu thành công được phần nào đó thì cũng đủ và cũng đáng nên làm (1). Tuynhiên, dù sao bạn cũng có thể bảo rằng chuyện ấy là chuyện riêng của tôi, chẳngăn nhập gì với bạn cả! (Ngài bật cười to).

Các nhà tâm lý học cóthể khuyên bạn không nên đè nén những cảm tính như sự giận dữ mà phải để cho nóbiểu lộ ra ngoài. May thay là họ cũng không khuyến khích bạn tìm kiếm sự giậndữ và phát huy nó. Hãy tập tìm hiểu những khuyết điểm của giận dữ và ngay cảtrường hợp bạn xem nó như là thành phần của tâm thức mình đi nữa, thì bạn cũngkhông thể không công nhận rằng cách tốt nhất là tìm cách vượt thoát khỏisự kiềm toả của nó.

Hãy cố hết sức để tránhnhững hoàn cảnh có thể khích động những phản ứng hung bạo. Nếu chẳng may nó vụtđến thì chớ nên để cho nó khích động ta. Nếu gặp một người có cái bản tính tựnhiên khiến ta bực mình, thì ta hãy cố gắng đừng để ý đến cái điểm đáng ghét đóvà hãy nhìn người ấy dưới một góc cạnh khác.

Đối với người mà ta xemlà kẻ thù thì lúc mới sinh ra đời, người ấy nào có oán thù gì với ta đâu. Họchỉ trở thành thù địch sau khi một số tư duy và thái độ nào đó phát sinh nơihọ. Và cũng từ lúc đó ta mới bắt đầu dán lên trán họ một cái nhãn gọi là «kẻthù». Nếu như thái độ của một kẻ thù bỗng nhiên «thay đổi toàn bộ», thì hắnlại trở thành người «bạn» của ta. Cùng một con người, nhưng hôm trước là «kẻthù» và hôm sau lại là một «người bạn». Thật hết sức phi lý !

Vì vậy chúng ta hãy nênphân biệt thật rõ rệt một cá nhân nào đó và thái độ nhất thời của người ấy.Đừng phản ứng chống lại một con người nào cả, chỉ nên chống lại một xúc cảm haymột thái độ mà thôi. Hãy loại bỏ ngay ý định làm hại một cá nhân con người. Hãygiúp cá nhân ấy cải thiện và mang đến cho người ấy tất cả những gì an vui vàtốt đẹp mà ta có thể làm được. Chỉ cần giúp cho hành vi của người ấy thay đổivà bộc lộ tình thương yêu của ta đối với người ấy, thì ta sẽ có nhiều cơ mayhơn để thấy chấm dứt nhanh chóng cách cư xử thù địch của người này với ta. Biếtđâu người ấy còn có thể trở thành một người bạn của ta nữa.

Nếu ta không thể dungthứ khổ đau mà người khác gây ra cho riêng ta hay cho người khác thì cứ tha hồchống lại những hành vi ấy. Tuy nhiên đừng nên căm thù chủ nhân của nhữnghành vi ấy và cũng đừng để bị rơi vào thái độ chống lại người ấy, hoặc tìm cáchđể trả thù người ấy. Nếu phản ứng của ta không phải là một sự trả thù thì khiấy một sự giận dữ cũng sẽ không đưa đến một sự giận dữ khác. Như thế mới gọi làsự nhẫn nhục đúng nghĩa của nó. Thật hết sức khó để chọn một hành động chínchắn khi cơn giận đang bùng nổ. Hãy quên cái cơn giận ấy đi.

Gần đây trong thời gianở Jérusalem, tôi có tham dự một buổi thảo luận giữa các sinh viên người Do tháivà Palestin. Khi buổi hội thảo chấm dứt, một thanh niên Palestin đứng lên ngỏlời bày tỏ cảm tưởng rằng từ đây mọi sự sẽ tốt đẹp, thế nhưng khi kéo nhau rađường thì mọi việc lại đổi khác. Khi cảnh sát Do thái bắt những thanhniên Palestin thì họ sẽ điên tiết lên và xem mọi người Do thái như là kẻ thù.Vậy thì cần tự hỏi bây giờ phải làm sao đây ? Họ cũng đã bàn thảo vấn đề nàyvới nhau trong buổi họp và có một ý kiến được nêu lên là hãy nhìn nhau như «hình ảnh của Thượng đế». Một sinh viên đứng lên tuyên bố : «Mỗi khi đứngtrước một người gây ra sai trái cho ta, bất cứ người ấy là ai, thì hãy nhìnngười ấy như là hình ảnh của Thượng đế và sự giận dữ sẽ tan biến». Ý kiến ấycó đúng không? Riêng phần tôi, thì tôi nghĩ rằng ý kiến ấy thật tuyệt vời.

Nếu chúng ta có đủ đứctin giống như họ đối với một tôn giáo nào đó và ta đem áp dụng phương pháp ấytheo cách của ta thì tự nhiên sự giận dữ cũng sẽ giảm xuống. Có một người viếtthư cho tôi kể chuyện là mỗi khi ngồi thiền thì hình ảnh của Đạt-Lai Lạt-Ma lạihiện ra trong tâm thức và mang lại thật nhiều an vui trong lòng người ấy. Vậythì từ nay đây, nếu người viết thư cho tôi chẳng may có nổi giận thì cứ nghĩđến tôi, biết đâu cơn giận sẽ tan biến ngay. Tôi cũng không biết là một tấm ảnhcủa tôi có đủ sức làm hạ bớt một cơn giận hay không? (Ngài cười). Dầu sao thìtôi cũng nghĩ là khi cơn giận bất thần bùng nổ, thay vì tập trung sự giận dữvào đối tượng đã làm cho ta nóng giận, thì ta hãy nên nghĩ đến một người hay một vật nào đó mà ta yêu quý, tâm thức ta sẽ lắng xuống hay ít ra cũng vơiđược một phần nào. Hãy nghĩ đến một người đàn ông hay một người đàn bà mà ta sitình chẳng hạn (2). Khi đó tâm thức ta sẽ bị xao lãng ngay bởi vì người tathường nói rằng «hai ý nghĩ không thể nào xuất hiện cùng một lúc được».Tâm thức ta sẽ tự động hướng về hình ảnh mới, miễn là hình ảnh đó phải thậtmạnh – mạnh hơn cái hình ảnh mà ta vừa mới có trước khi nó biến mất. Tuy thế nóchỉ tạm thời biến mất mà thôi và do đó ta phải thật cảnh giác đừng cho nó trởlại. Hãy ghi nhớ trong tâm những hậu quả khốc hại của nó.

Tôi vẫn thường nói rằngnếu để cho cơn giận thắng thế thì chẳng những ta không thể chứng tỏ cho thấy làkẻ thù của ta làm điều sai trái, nhưng ngược lại ta còn làm hại đến bản thânta. Khi đánh mất sự an bình của nội tâm, ta sẽ chẳng còn giữ được một khả năngnào để làm bất cứ một thứ gì gọi là đúng đắn. Dạ dày ta không tiêu hoá đượcthức ăn, đêm về không ngủ được, ta xô đuổi những kẻ đến thăm, phóng những cáinhìn điên tiết vào mặt những ai làm vướng lối đi của ta. Nếu có nuôi một convật làm bạn thì rất có thể ta cũng quên không cho nó ăn. Ta tạo ra cho nhữngngười chung quanh một bầu không khí ngột ngạt không sao sống nổi và xô đuổi cảnhững người bạn thân thiết nhất của ta. Chung quanh ta, những người có lòng từbi ngày càng hiếm hoi để rồi ta càng cảm thấy lẻ loi.

Về phần người mà ta cholà kẻ thù thì biết đâu hắn đang ngồi thản nhiên trong nhà. Nếu như một hôm cóngười hàng xóm kể cho hắn nghe những gì mà họ được nghe thấy thì biết đâu hắnsẽ rất thích chí. Nếu như hắn được nghe kể rằng: «Anh chàng ấy thật vô cùngkhổ sở, ngày ăn không ngon, mặt mày phờ phạc, đầu tóc bù xù, tối ngủ không yên,phải uống thuốc an thần, không có ai đến thăm và ngay cả con chó anh chàng ấynuôi cũng không dám đến gần mà cứ chu mõm sủa», thì chắn chắn là hắn ta sẽ vuithích lắm. Và nếu như hắn biết thêm là người ta sắp đưa anh chàng ấy vào bệnhviện thì lúc đó thật quả là trọn vẹn !

Nóng giận chẳng có một ýnghĩa gì cả. Nếu thật sự mục đích của ta là trừng phạt kẻ thù thì tốt hơn hếtlà hãy nên giữ bình tĩnh để tưởng tượng ra cảnh khổ mà ta sẽ đem ra để trừngphạt hắn. (Ngài bật cười to).

Ghi chú :

1- Sự giận dữ phầnlớn bắt nguồn từ những xung năng sẵn có trong tâm thức, tức là liên hệ đếnnhững vết hằn của nghiệp. Chính vì thế mà rất khó để loại trừ hoàn toàntất cả các vết hằn của nghiệp bởi vì các vết hằn ấy đã «chồng chất» rất nhiềuvà «in đậm» trên «dòng tiếp nối liên tục» của tri thức.
2- Si tình càngnhiều thì hình ảnh càng mạnh.

Lời khuyên người bịtham dục chi phối

Mục đích của tham dục làsự thoả mãn. Nếu bị dục vọng chi phối và ta cứ tiếp tục muốn được nhiều hơn nữathì mục đích tìm thoả mãn của ta sẽ chẳng bao giờ đạt được. Thay vì đạtđược hạnh phúc ta chỉ tìm thấy khổ đau mà thôi. Ngày nay, người ta đề cập rấtnhiều đến vấn đề tự do tình dục. Tuy nhiên, nếu ta buông thả để chạy theo tìnhdục vì sự khoái lạc mà không một chút kìm hãm thì ta sẽ không bao giờ tìm thấysự thoả mãn lâu bền. Trái lại ta sẽ còn tạo ra vô số khó khăn, đưa đếnnhững hậu quả thật là tiêu cực – khổ đau cho người phối ngẫu, đời sống lứa đôibị tan vỡ, đời sống con cái bị xáo lộn, vướng bệnh hoa liễu, sida AIDS/ HIV –thật không đáng một chút nào so với những phút giây thích thú ngắn ngủi taihại.

Trên thực tế thì ngay từbản chất, tham dục luôn luôn bùng lên thật mãnh liệt, kể cả trường hợp ta nghĩlà đã thoả mãn. Những người rơi vào cạm bẫy của nó cũng giống như người khátnước mà lại uống toàn nước biển: càng uống lại càng khát.

Hơn nữa bất cứ thứ gìcũng có những giới hạn. Nếu muốn giàu có, biết đâu ta cũng có thể thành công vàkiếm được vô số tiền bạc, nhưng một ngày nào đó hoàn cảnh thay đổi không còncho phép kiếm được nhiều như thế nữa thì ta sẽ thất vọng. Thay vì phải chịuđựng những giới hạn áp đặt từ bên ngoài thì tốt hơn là ta nên tự chọn lựa nhữngtiêu chuẩn cho mình. Hãy giảm bớt tham dục và an phận với những gì mình có.

Tham lam là nguồn gốcgây ra những khó khăn bất tận. Càng tham lam thì càng phải tính toán và ra sứcđể thực hiện. Cách nay không lâu, một doanh nhân có nói với tôi rằng càngkhuếch trương xí nghiệp, anh ta lại càng muốn cho xí nghiệp của mình ngày cànglớn hơn nữa, vì thế anh ta cần phải nói dối nhiều hơn, phải tranh đấu khôngthương tiếc để đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Sau cùng, anh ta nhận thấyrằng việc muốn được nhiều hơn không mang một ý nghĩa gì cả, mà trái lại nên thunhỏ hoạt động để sự cạnh tranh bớt khốc liệt hơn và nhất là có thể làm ăn lươngthiện hơn.

Tôi nhận thấy những lờianh ta nói rất đúng. Tuy nhiên tôi không có ý muốn khuyên đừng làm việc thươngmại hay đừng khuếch trương nữa. Sự thành công về kinh tế là một điều rất tốt.Sự thành công đó sẽ đặc biệt giúp tạo công ăn việc làm cho những người thấtnghiệp ; như thế rất tốt cho mình và cho kẻ khác, kể cả cho toàn thể xã hộinữa. Nếu tất cả mọi người đều đi tu và sống khất thực thì kinh tế sẽ sụp đổ vàtất cả chúng ta đều sẽ chết đói! (Ngài cười to). Tôi tin chắc Đức Phật sẽ phảilàm gì trong hoàn cảnh đó. Ngài sẽ nói với tất cả đám sư sãi như sau : «Thôi,bây giờ tất cả phải bắt tay vào làm việc đi nhé!» (Ngài lại tiếp tục cườito). Tuy nhiên kinh tế không được phép phát triển bằng cách vi phạm những giátrị con người. Phải biết giữ cách làm ăn trung thực, không nên hy sinh sự anbình nội tâm của mình để tìm cách thu lợi nhiều hơn. Nếu nhân danh lợi nhuận đểcó thể làm bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ đều hợp pháp thì tại sao người talại bãi bỏ chế độ nô lệ làm gì? Tôi cho rằng những lý tưởng cao thượng lànhững yếu tố đã mang lại sự tiến bộ.

Lời khuyên người khổsở vì ganh tị

Ganh tị khiến ta khổ sởvà ngăn bước ta trên con đường tu tập. Nếu nó lại được biểu lộ ra bằng nhữnghành vi hung hãn thì còn làm hại thêm cho người khác nữa. Ganh tị là một thứcảm tính cực kỳ tiêu cực.

Nói một cách tổng quát,ganh tị thật hết sức vô lý. Ganh tị cũng không ngăn cản được những người bịganh tị tìm được nhiều tiền của hay đạt được nhiều phẩm tính hơn, mà chỉ manglại khổ đau cho chính mình. Nếu lòng ganh tị trở nên quá mạnh thì nó có thểthúc đẩy ta phá hại sự thành công hay gia sản của kẻ khác và như thế thì còn gìđê hèn hơn không ? Hậu quả của những hành vi ấy chắc chắn sẽ phản hồi lại đểtác hại bản thân mình.

Sự ganh tị còn phi lý trênmột phương diện khác nữa, bởi vì sự an vui chung của một xã hội tùy thuộc vàotừng thành phần đã tạo ra xã hội ấy. Nếu có một số người làm ăn phát đạt thìtất cả xã hội cũng được lợi và đương nhiên ở một mức độ nào đó ta cũng đượchưởng lây. Khi thấy một người phát đạt và giàu có, thay vì cảm thấy tức bực thìta nên nghĩ rằng đó cũng là một điều tốt cho bản thân mình nữa.

Nếu đó là một người màta yêu mến hoặc có liên hệ với ta thì nhất định ta nên lấy đó làm điều vui. Nếungười ấy không liên quan gì nhiều đến ta thì sự thành công của họ cũng vẫn làmột điều lợi ích chung cho xã hội và ta lại càng phải nên xem đó là điều vuimừng. Nếu đơn độc một mình thì ta sẽ không có cách gì để giúp cho xứ sở phồnvinh. Vì thế cần phải có sự chung góp của thật nhiều người bằng những cố gắngvà tài năng của họ. Người giàu có mà ta mang ra làm thí dụ trên đây là mộttrong số những người có đủ khả năng, vì vậy nhất định đấy phải là một niềm vui.

Ví như có một kẻ nào đógiàu có và thông minh hơn ta nhưng người này chỉ biết hưởng lấy một mình thì dùcó bực tức và ganh tị đến mức nào đi nữa cũng chẳng đem lại được gì cho ta. Tạisao kẻ khác lại không được quyền có những gì mà chính mình cũng đang mong muốn?

Tuy nhiên có một thứganh tị có thể bào chữa được, mặc dù cũng là một thứ xúc cảm không kém phầntiêu cực. Đấy là sự ghen tương giữa một cặp vợ chồng mà một trong hai người bịphản bội. Cứ lấy trường hợp hai người yêu nhau thật sự và quyết định sống chungvới nhau, hoà thuận với nhau, hoàn toàn tin tưởng vào nhau, sinh con đẻ cái,nhưng rồi một hôm, một trong hai người có tình nhân. Người kia bất bình và đócũng là một điều dễ hiểu.

Người đã ghen tương thìchính họ cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Có một người kể chuyện với tôi làanh ta cưới vợ, đến khi hai vợ chồng dần dần trở nên thân mật và hiểu nhau hơnthì chính lúc ấy anh ta lại cảm thấy ngày càng lo âu, mang nặng trong lòng mộtthứ cảm tính như là ghét bỏ. Anh ta lo lắng vì nghĩ rằng hai người biếtnhau quá nhiều. Thế rồi giữa hai vợ chồng sinh ra một sự căng thẳng và ngườiđàn bà bỏ nhà ra đi để sống với một người đàn ông khác.

Theo tôi, phản ứng củaanh chàng ấy thật hết sức lạ lùng. Khi hai người đã sống chung với nhau thì cảhai sẽ cảm thấy ngày càng gần gũi nhau hơn và đấy là một điều hiển nhiên.Càng sống gần nhau thì càng cảm thấy không còn gì cần thiết để giữ bí mật riêngtư nữa. Chẳng phải là một điều thú vị hay sao khi ta hoàn toàn tin tưởng vàongười khác? Do đó quả thật là vô lý vì đã lấy nhau rồi mà lại không tinnhau ? Nếu ngay từ lúc mới cưới mà lại ngờ vực nhau để người kia bỏ đi tìm aikhác thì ít ra cũng còn hiểu được.

Lời khuyên người tựkiêu

Khuyết điểm tệ hại nhấtcủa sự kiêu hãnh là nó ngăn chận không cho ta cải thiện. Nếu ta cho rằng : «Tôi đã biết hết và chắc chắn tôi là một người rất giỏi», ta sẽ không còn họchỏi được gì thêm nữa và đấy cũng là một trong những điều tệ hại nhất có thể xảyra cho ta.

Kiêu ngạo cũng là nguồngốc gây ra vô số khó khăn trong xã hội. Nó làm phát sinh trong lòng ta sự ganhtị, tính kiêu ngạo, khinh miệt, vô tình, và đôi khi đưa đến đủ mọi thứ lạm dụngvà hung bạo đối với kẻ khác.

Phải phân biệt giữa kiêuhãnh và sự tự tin nơi mình. Sự tự tin rất cần thiết. Chính sự tự tin trongnhiều hoàn cảnh sẽ giúp ta đủ can đảm và ta có thể tự nhủ một cách chính đángrằng : «Tôi có đủ khả năng để thành công». Tuy nhiên, sự tự tin cũng có thểtrở thành cực đoan vì đánh giá sai lầm về các khả năng của mình hoặc ước đoánkhông đúng những hoàn cảnh bên ngoài.

Nếu nghĩ rằng ta có đủkhả năng hoàn thành một việc nào đó mà kẻ khác không thể thực hiện được, và nếusự thẩm định của ta có đầy đủ lý do, thì đó không phải là sự tự kiêu. Cũnggiống như trường hợp một người thấp bé không với tay lấy được những vật đặt quácao và có một người cao hơn bảo rằng: «Khỏi cần với tay làm gì cho mệt, cứ đểđấy để tôi lấy giùm cho». Người này chỉ muốn đơn giản nói lên là mình đủ điềukiện hơn để làm một việc nhất định nào đó, nhưng không hề có ý cho rằng mìnhgiỏi hơn và muốn đè bẹp kẻ khác.

Thái độ tự kiêu khôngthể bào chữa được. Nó được căn cứ trên sự đánh giá quá cao về mình hoặc trênnhững kết quả hời hợt có tính cách nhất thời. Hãy luôn nhớ đến những hậu quảtiêu cực của tánh tự kiêu. Hãy ý thức những khiếm khuyết và giới hạn của mìnhvà phải hiểu rằng ngay từ căn bản thì ta cũng chẳng khác gì những người mà tatự xem là trội hơn họ.

Lời khuyên người bịtổn thương tinh thần

Có một số người từnggánh chịu những thảm kịch nặng nề. Họ nhìn thấy cha mẹ hay những người khác bịtàn sát, hãm hiếp hay tra tấn. Sau một thời gian dài, họ vẫn còn bị ám ảnh bởinhững cảnh tượng đó và thường thì lại không đủ can đảm nói ra những điều trongtrí. Giúp đỡ những người ấy trút bỏ những ám ảnh của họ không phải là chuyện dễdàng. Mức độ trầm trọng gây ra bởi sự chấn thương và thời gian chữa chạy tùythuộc rất nhiều vào bối cảnh xã hội và văn hoá. Tôn giáo cũng đóng một vai tròquan trọng trong việc này. Tôi nghĩ đến trường hợp những người dân Tây tạng,nhờ tu tập Phật giáo nên cứng cỏi hơn một số người khác trước những thảm cảnhmà họ phải gánh chịu.

Nếu một bên là nạn nhâncó tâm hồn mở rộng để tha thứ, và một bên là kẻ hãm hiếp, tra tấn hay sát nhân,biết sửa đổi khi đã ý thức được tính cách nghiêm trọng của hành vi ác độc domình gây ra, thì sự đối mặt giữa hai người sẽ đưa đến một kết quả hữu ích. Sựgặp gỡ đó sẽ mang đến cho kẻ tội phạm một cơ hội để nhìn thấy những sai lầm củamình, để bày tỏ sự hối tiếc một cách thành thật và đồng thời cũng là một dịp đểgiúp cho nạn nhân trút bỏ, ít ra cũng được một phần nào, mối hận thù trong lòng.Nếu cả hai tìm thấy sự hoà giải thì có phải là một điều tốt đẹp hay không ?

Không những chỉ có nạnnhân là người duy nhất gánh chịu những rối loạn trầm trọng. Đôi khi chính ngườigây ra khổ đau cũng gánh chịu khổ đau. Một số chiến sĩ, tôi nghĩ đến những cựuchiến binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam chẳng hạn, vẫn còn bị ám ảnh bởi sựhung bạo hay tàn ác mà chính họ đã gây ra. Sau một thời gian dài, họ vẫn cònnằm mơ thấy những cơn ác mộng, thấy lại những cảnh thảm sát, bom nổ, những thâyngười mất đầu, và tâm thần họ tiếp tục bị giao động sâu xa.

Tình trạng trên đâythường xảy đến với họ chỉ vì họ thiếu tình nhân ái của những người chung quanh.Lòng tốt, vị tha và từ bi của người khác có thể làm vơi bớt những khổ đau củariêng họ. Tuy nhiên những phẩm tính ấy lại quá hiếm hoi trong xã hội ngày nayvà vì thế có rất nhiều nạn nhân vẫn cảm thấy mình cô đơn.

Ta nên giúp đỡ họ, hànhuyên với họ, trao đổi với những nhóm đông hay trò chuyện với từng cá nhân, tìmmọi cách để làm vơi bớt những khổ đau đang ray rứt trong lòng họ. Hãy giúp chohọ hiểu rằng không phải chỉ có họ là những người duy nhất phải gánh chịu khổđau mà còn có rất nhiều người cũng phải chịu cảnh như họ, nhưng trong số đócũng có nhiều người đã thoát ra được. Hãy kể lại những khổ đau và những hoàncảnh chấn thương tâm thần mà có thể chính ta đã từng trải qua và kể cho họ biếtlà mình đã vượt qua được những khó khăn ấy bằng cách nào.

Tuy nhiên ta cũng phảihiểu rằng vấn đề không đơn giản là chỉ biết áp dụng lý thuyết với những côngthức sẵn có về tâm lý học. Điều quan trọng là tâm ta phải thật tinh khiết đểnói lên những lời khuyên xuất phát từ đáy lòng mình. Phải kiên nhẫn và sẵn sànghy sinh thật nhiều thì giờ nếu cần. Đối với một nạn nhân đã hoàn toàn bị bấnloạn tâm thần mà ta chỉ nói được vài lời an ủi thì thật cũng chẳng đi đến đâu.

Kinh nghiệm cho thấynhững người trưởng thành trong một bầu không khí an bình có thể phát huy nhữngphẩm tính nhân bản một cách vững bền hơn và đối đầu được với những chấn thươngtâm thần hiệu quả hơn. Ngược lại, những người lớn lên từ một môi trường đầyxung đột và hung bạo thường phản ứng bằng những hành vi tiêu cực và đồng thờihọ cũng mất nhiều thì giờ hơn để bình phục.

Tương tự như khi ta cómột thể xác lực lưỡng thì dễ chống lại bệnh tật hơn và cũng chóng khỏihơn. Nếu có một tâm thức lành mạnh thì ta cũng sẽ chịu đựng giỏi hơn khiphải đối đầu với thảm trạng hay các tin buồn. Nếu tâm thức yếu đuối thì ta sẽbị giao động nhiều hơn và lâu hơn.

Tuy nhiên điều đó nhấtđịnh không có nghĩa là ta không thể biến cải được bản tính sẵn có khi mới sinhra đời. Biết tu tập sẽ mang đến cho ta một sức mạnh tinh thần tốt hơn. Giáodục, bối cảnh gia đình, xã hội, tôn giáo, cơ quan truyền thông và còn rất nhiềuyếu tố khác nữa sẽ đóng một vai trò quyết định.

Nếu chính ta phải trảiqua một thảm trạng thì nên ý thức rằng lo âu và ray rứt chỉ đem thêm khổ đau vôích mà thôi. Hãy thổ lộ những khó khăn của mình, tống khứ nó đi, không nên vì ethẹn và sợ xấu hổ mà giấu giếm. Hãy tự nhủ rằng thảm trạng đó đã đi vào quá khứmà có vác nó theo thì cũng chẳng ích lợi gì khi bước vào tương lai. Hãy cố gắnghướng tâm thức vào những khía cạnh tích cực trong sự hiện hữu của mình.

Hãy quan sát xem khổ đauhiển hiện như thế nào ? Những kẻ tạo ra khổ đau cho người khác chẳng qua cũngvì họ vướng mắc trong sự kiềm tỏa của ba thứ nọc độc tâm thần – vô minh, hậnthù và tham lam – và họ không còn chủ động được tâm trí của họ nữa. Tất cảchúng ta đều chất chứa ba thứ nọc độc đó trong tâm thức và chỉ cần chúng chiphối nhiều thêm một chút là ta có thể phạm vào những hành vi quá khích. Ngượclại, vẫn có thể hình dung một kẻ sát nhân, một ngày nào đó sẽ có thể kiểm soátđược những xúc cảm tiêu cực của mình để trở thành một người nhân từ. Không bao giờ nên áp đặt một sự phán đoán có tính cách vĩnh viễn lên một ngườinào cả.

Dưới sự khích động củanhững xu hướng sẵn có trong ta hoặc những tình huống nào đó từ bên ngoài, tavẫn có thể phạm vào những việc mà bình thường ta không thể tưởng tượng được. Bịchi phối bởi những ảo giác phù phiếm như kỳ thị chủng tộc hay tinh thần quốcgia, một số người thoạt tiên không phải thuộc thành phần xấu, nhưng vẫn có thểphạm vào những hành vi cực kỳ hung bạo hay vô cùng độc ác. Hãy nghĩ đến điềunày khi có ai làm hại ta. Phải hiểu rằng khổ đau của ta là sự kết hợp của thậtnhiều yếu tố, không thể nào bắt một người duy nhất phải gánh chịu tất cả tráchnhiệm, hay là đổ thừa cho một nguyên nhân duy nhất nào cả. Khi biết nghĩ nhưthế thì ta sẽ nhìn thấy vấn đề dưới một khía cạnh khác.

Lời khuyên người nhútnhát

Đứng trước một người lạ,lắm khi ta cảm thấy dè dặt và có ý tránh né. Thái độ như thế thật không hợplý chút nào cả. Thực sự thì ta không có một lý do gì để e ngại (ngạingùng) khi giao tiếp với kẻ khác. Chỉ cần hiểu rằng kẻ khác cũng là một conngười như ta, có cùng những ước vọng và nhu cầu như ta thì như thế cũng đủ đểphá vỡ tảng băng ngăn cách giữa họ và ta để cùng nhau giao tiếp.

Đấy là phương pháp màtôi thường mang ra áp dụng cho chính mình. Khi gặp một người lạ, tôi luôn tựnhủ rằng đấy cũng là một con người, họ cũng muốn được hạnh phúc và tránh né khổđau, và đứng trên danh nghĩa con người thì họ cũng ngang hàng với mình. Bất kểthuộc cấp bậc, tuổi tác nào, vóc dáng và màu da ra sao, địa vị thế nào, trêncăn bản thì tất cả chúng ta chẳng có gì khác biệt với nhau cả. Trong bối cảnhđó, tôi sẽ mở rộng lòng tôi với họ giống như là một người trong gia đình màkhông một thoáng nhút nhát nào cả.

Tính nhút nhát thường làdo thiếu tự tin mà ra và cũng vì quá bám víu vào các nghi thức cũng như nhữngquy ước trong xã hội. Ta trở thành một tù nhân bị giam hãm trong cái hình ảnhmà ta muốn kẻ khác phải nhìn vào. Đó là một thái độ giả tạo, và những mong muốntự nhiên của ta cứ thỉnh thoảng hiện ra để nhắc nhở ta về điều đó. Lắm khi tacó nhu cầu cấp bách phải trút cho nhẹ cái bọng đái, nhưng ta cứ làm ra vẻ chẳngcó sao cả, mọi sự đều tốt, tuy nhiên ta không thể để cho hoàn cảnh đó kéo dàibất tận được ! Tôi nhớ lúc còn bé, trong những buỗi hành lễ kéo dài, tôi do dựkhông dám nói với vị giám hộ là tôi cần phải vắng mặt một chút, giống nhưtrường hợp trong thí dụ mà tôi cố tình nêu lên trên đây, và cứ ngỡ rằng có thểchờ đến lúc tạm ngưng giữa hai buổi lễ ! (Ngài bật cười to).

Người ta nhút nhát cókhi cũng vì muốn tự bảo vệ mình, đấy là trường hợp nghĩ đến bản thân mình mộtcách quá đáng. Tuy thế, quả thật hết sức ngược đời là càng muốn tự che chở, talại càng đánh mất sự tự tin nơi mình và do đó lại càng trở nên nhút nhát. Ngượclại càng mở rộng lòng mình với kẻ khác để biểu lộ tình thương yêu và lòng từ bicủa mình, thì ta lại càng ít bị ám ảnh bởi chính mình và càng gặt hái được sựtự tin.

Lời khuyên người haylưỡng lự

Trong cuộc sống, chúngta cần có một chút can đảm tối thiểu để lựa chọn.Tuy nhiên, nếu quyết định màkhông suy nghĩ thì hoàn toàn không nên, do đó ta cũng cần có một chút do dự nàođó. Khoảng thời gian do dự ấy sẽ giúp ta cân nhắc vấn đề một cách chínhxác hơn hoặc để hỏi ý kiến những người khôn ngoan hơn. Sự đắn đo này rất cầnthiết ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên khi lợi và hại đã được cân nhắc kỹ lưỡngthì phải quyết định, dù sau này ta sẽ phải đương đầu với những khó khăn có thểxảy ra.

Tôi cũng phải thú nhậnrằng không phải tôi luôn luôn áp dụng những lời khuyên của tôi trên đây. Trongcác buổi họp với các thành viên của Kashag (văn phòng bộ trưởng của chính phủlưu vong Tây tạng), có một lần tôi lấy một quyết định liên quan đến một chủ đềthời sự, nhưng sau bữa cơm trưa thì tôi lại có ý nghĩ khác và tự nhủ: «Đánglý ra tôi nên lấy một quyết định khác thì đúng hơn!». (Ngài bật cười to). Vìthế mà tôi cũng chẳng có gì để khuyên quý vị cả.

Lời khuyên người khôngyêu quý
bản thân mình

Oán ghét bản thân mìnhlà một thái độ cực kỳ tiêu cực. Nếu chịu khó đào sâu một chút phía sau bề mặtbên ngoài, ta sẽ thấy rằng sự oán ghét đó chỉ là hậu quả của việc đánh giá quácao về chính bản thân mình. Ta muốn mình là một người giỏi nhất với bất cứ giánào, và nếu như hình ảnh của ta thiếu đi một chút chi tiết nhỏ nhặt thì ta sẽkhông sao chịu nổi. Đấy chẳng qua là một biến dạng của sự tự kiêu.

Tôi hết sức ngạc nhiênkhi lần đầu tiên được nghe nói đến sự oán ghét cái tôi của mình. Tôi tự hỏi làmthế nào lại có thể oán ghét chính cái tôi của mình được chứ?. Tất cả mọi sinhlinh kể cả súc vật đều yêu quý cái tôi của mình. Suy nghĩ kỹ thì tôi mới hiểu rằngđấy chỉ là một hình thức yêu quý quá sức cái tôi của mình mà thôi.

Có một điều thật chắcchắn là nếu không đủ sức để khoan dung với chính ta thì ta sẽ không thể nàokhoan dung với người khác được. Nếu muốn tỏ lộ với kẻ khác tình thương, sự trìumến, lòng mong ước người khác được hạnh phúc và đừng đau khổ, thì trước hết taphải cảm nhận được những tình cảm ấy đối với mình. Khi hiểu được rằng ngườikhác cũng có những ước vọng như ta thì tình thương và lòng từ bi mới có thể đếnvới ta được. Khi ta oán ghét chính mình thì ta sẽ không thể nào yêu thươngngười khác được. Và nếu như ta không tìm cách thay đổi thái độ thì chắc chắn làta sẽ có rất ít may mắn để tìm thấy an bình và hân hoan trong nội tâm. Ta sẽlàm hỏng cuộc đời mình và điều này quả thật là dại dột vô cùng. Đúng ra tôikhông được nên nói như thế, nhưng sự thật lại là như thế.

Muốn cứu chữa sự oánghét cái tôi thì hãy ý thức rằng ta đang mang một hình ảnh sai lầm về ta và nêntrau dồi sự tự tin đúng đắn và lành mạnh, đấy là niềm tự tin xuất phát từ nhữngphẩm tính căn bản của con người. Hãy giữ lấy sự khiêm tốn và hướng vào ngườikhác nhiều hơn.

Lời khuyên người saysưa và nghiện ngập ma túy

Thường thì những ngườisay sưa rượu chè và nghiện ngập ma túy đều ý thức được là họ đang hủy hoại đờimình nhưng lại không đủ nghị lực để dừng lại. Việc thiếu nghị lực đó cũng giốngnhư sự yếu đuối trước những chấn thương tâm thần mà chúng ta đã có dịp đề cậptrước đây, và đấy cũng là một nét riêng biệt thuộc về cá tính của mỗi người.

Bất cứ ai cũng đều biếtrằng ma túy có hại cho sức khoẻ và làm cho tâm thần hoang mang. Rượu và ma túycó thể tạm thời làm giảm bớt sự sợ hãi và lo âu nhưng không thể làm tan biếnhết khổ đau. Chúng chỉ có thể làm cho ta quên đi trong chốc lát mà thôi. Muốnkhắc phục khổ đau, trước hết ta phải nhận biết nó, hiểu được bản chất của nó vànguyên nhân sinh ra nó, đấy là những gì mà rượu chè và ma túy không thể làmđược vì các chất độc hại chỉ gây thêm hoang mang mà thôi.

Trong một phim tài liệutrên đài BBC (1), tôi thấy một người Nga trẻ tuổi khẳng định rằng sự thích thúdo ma túy vượt xa hơn sự thích thú tình dục, tuy rằng sự thích thú dục tính vẫnđược xem là mạnh nhất nơi con người cũng như thú vật. Khi nhìn thấy các chấtđộc hại làm cho người nghiện ngập quên cả những nguy hiểm do chúng gây ra thìcũng đủ hiểu sức mạnh của nó như thế nào. Tình trạng mất ý thức và hoang mangnhư thế đâu có thể giúp ta vượt ra khỏi khó khăn ? Tôi vẫn thường nói đùa làtâm thức đã lầm lạc nhiều rồi, đâu cần gì phải đem thêm cho nó những lầm lẫnkhác nữa.

Giáo dục, sự trợ lực củakẻ khác và sự nhận định sáng suốt về những hậu quả tiêu cực của ma túy có thểgiúp ta có đủ nghị lực để chống lại nghiện ngập. Thay vì đi tìm một thứ hạnhphúc dễ dãi, giả tạo và phù du chắc chắn sẽ đưa đến khổ đau, thì hãy nên vunxới trong ta sự an bình và hạnh phúc nội tâm. Sự an bình và hạnh phúc ấy khôngcần phải nhờ vào một cảnh huống nào hay một chất liệu nào từ bên ngoài. Như tôiđã đề cập trước đây trong mục các lời khuyên cho tuổi trẻ, ta hãy nương tựa vàonhững phẩm tính trong ta, hãy tự tin vào bản thể của chính mình và hãy tập đứngvững trên hai chân. Hãy hướng nhiều hơn nữa vào người khác. Tôi tin chắc rằngsự can đảm sẽ gia tăng song đôi với lòng nhân ái.

Ghi chú :

1- Đài truyền hìnhvà phát thanh của chính phủ Anh quốc.

Lời khuyên người nôlệ
cho đam mê tình ái

Nói một cách tổng quátthì cái nhãn hiệu tốt đẹp hay tồi tệ, cao sang hay xấu xa mà ta gán chomột người hay một vật thể nào cũng đều phát sinh từ dục vọng của chính mình.Những gì ta yêu thích thì ta cho là tốt, những gì tồi tệ thì ta ghét bỏ. Đấychỉ là những gì mà tâm thức tạo dựng. Nếu vẻ đẹp hiện hữu đích thực trong đốitượng, thì đúng lý ra tất cả mọi người trong chúng ta, bất cứ ai cũng phải bịthu hút bởi chính đối tượng ấy mà không tránh khỏi được (1).

Sự thèm khát dục tínhvận dụng tất cả các cơ quan giác cảm để tác động một hiệu lực cực mạnh đối vớita, đủ sức làm thay đổi từ cội rễ những cảm nhận của ta. Vướng vào sự đam mêtình ái, một người người đàn ông hay một người đàn bà mà ta đam mê sẽ hiện ravới ta thật hoàn hảo, không thay đổi trên mọi mặt, xứng đáng để ta yêu thươngmãi mãi. Ta không thể nào sống nổi nếu không có chàng hay nàng bên cạnh. Tiếcthay, từ bản chất tất cả đều biến đổi, những gì mà ta xem là dễ thương có thểbỗng dưng sẽ mất hết sự quyến rũ chỉ vì một lời nói hay một cử chỉ, dù rất nhỏnhặt. Tệ hơn nữa là nếu ta khám phá ra con người trước đây đã tỏ ra hoàn hảođối với ta lại yêu một kẻ khác, thì con người đó sẽ trở thành hoàn toàn đángghét.

Nếu loại bám víu đó đangđè nặng lên ta thì hãy bình tĩnh để phân tích tình trạng ấy dưới nhiều khíacạnh, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Hãy nghĩ rằng tất cả đều biến động và cáitốt cũng như cái đáng yêu đều do tâm thức tạo ra và như thế thì nhất định ta sẽcó ngay một quan điểm khác. Đôi khi chỉ cần tự hỏi xem ta sẽ cảm nhận như thếnào đây về đối tượng mà ta yêu thương, nếu bất thần ta khám phá ra là đối tượngđó đang đánh lừa ta, hoặc cứ tưởng tượng là đối tượng ấy đang làm một việc gìđó không phù hợp với hình ảnh lý tưởng mà ta đã khoác lên đối tuợng ấy.

Hãy phân biệt thật rõràng giữa tình yêu đích thực và sự bám víu. Nếu hình dung trên khía cạnh lýtưởng thì tình yêu không chờ đợi bất cứ một sự hồi đáp nào và cũng không lệthuộc vào cảnh huống bên ngoài. Sự bám víu thì lại khác vì nó sẽ đổi thay tùytheo cảnh huống và những xúc cảm phát sinh.

Tình yêu giữa hai ngườilệ thuộc phần nào vào sự thu hút dục tính và cũng như tôi đã từng đề cập trướcđây, tình yêu chỉ có thể trở thành đích thực và lâu bền khi ta chọn người yêukhông chỉ dựa trên sự lôi cuốn thể xác, mà còn phải dựa trên sự hiểu biết vàkính trọng lẫn nhau.

Ghi chú :

1- Xin được phépgiải thích thêm : nếu vẻ đẹp hiện hữu một cách nội tại và bẩm sinh nơi một hiệntượng (tức mọi biến cố hay sự vật) thì bất cứ ai cũng nhận thấy cái vẻ đẹp ấyvà bị thu hút bởi cái vẻ đẹp ấy. Nhưng trên thực tế, đối với cùng một đối tượngthì có người cho là đẹp, có người lại cho là xấu. Xấu hay đẹp là những tạo dựngcủa tâm thức, ảnh hưởng từ những xu hướng và xung năng sẵn có của mỗi người(nghiệp), chưa kể đến tác động của giáo dục, những điều kiện thể xác (sinh lý,sức khoẻ...) và bối cảnh chung quanh...(duyên).

Lời khuyên người khôngchú ý
đến lời mình nói

Thường hay xảy ra trườnghợp ta nhận định sai lầm hiện thực và phát biểu thành ngôn từ nhưng thật ra thìkhông hề có ý nói dối. «Người Tây tạng» thường kể một câu chuyện như sau: Cómột người trông thấy một con cá và nhiều người hỏi anh ta cá lớn hay nhỏ. Anhta vừa trả lời vừa ra hiệu bằng hai tay cho biết là con cá thật to. Các ngườikhác càng hỏi vặn anh ấy. «To nhưng mà to đến mức nào?». Lần này thì kíchthước con cá nhỏ bớt đi một chút. «Thật không, nó bằng chừng nào?» Sau cùngthì con cá chỉ còn bé tí tẹo. Ta có thể bảo rằng ban đầu người này không hề cóý nói dối mà chỉ không chú ý đến những gì mình nói. Thật cũng lạ là cónhiều người rất thích phát biểu ba hoa theo cái lối đó. Người Tây tạng thì đãquen khi nghe lối kể chuyện như thế. Khi kể với nhau một chuyện gì, họ thườngkhông đưa ra bằng chứng và người nghe cũng không tìm hiểu xem tin tức ấy xuấtphát từ đâu, tại sao nó lại xảy ra như thế với người kể chuyện. Những ai có xuhướng phát biểu theo cái lối đó thì nên chú ý nhiều hơn nữa đến những gì mìnhđang nói.

Theo một quan điểm nàođó thì tốt hơn là nên nói ít và chỉ nên nói khi nào có điều gì quan trọng cầnphát biểu. Ngôn ngữ là một nét cá biệt và tuyệt vời của loài người, tuy rằngcác loài cá heo và cá voi hình như cũng có thể giao tiếp với nhau một cách kháphức tạp. Tuy nhiên khi phân tích cẩn thận ngôn ngữ thì ta mới thấy rằng nó rấthạn hẹp. Các khái niệm và ngôn từ mà ta đưa ra có tác dụng tách rời mọi sự vậtmột cách thật là giả tạo, trong khi đó các vật thể được biểu hiện bằng ngôn ngữthì trên thực tế lại hàm chứa vô số những dạng thể khác nhau và các dạng thể ấybiến đổi không ngừng. Thực sự thì chúng chỉ là hậu quả phát sinh từ vô sốnguyên nhân và điều kiện, không thể nào xác định cho hết được. Khi ta xác địnhmột dạng thể nào đó của hiện thực thì ta liền loại bỏ trong trí tất cả nhữngdạng thể khác để chỉ định vật thể đã được chọn lựa bằng một ngôn từ duynhất. Ngôn từ này chỉ áp dụng cho vật thể ấy với mục đích dành riêng đểnhận diện được nó mà thôi. Sau đó, tùy theo bối cảnh khi nhìn vào vật thể này,ta sẽ phân biệt : cái này tốt, cái kia quá tệ và cứ tiếp tục như thế, nhưngtrên thực tế thì không thể đem gán một đặc tính tự tại nào cho bất cứ một thứgì. Kết quả sau cùng là cái nhìn về hiện thực của ta, nếu như khá lắm thì ítsai, mà thường thì hoàn toàn lầm lẫn. Dù cho ngôn từ có phong phú đến đâu đinữa, khả năng của nó cũng còn rất giới hạn. Chỉ có những cảm nhận phi khái niệmmới có thể nhận biết bản chất đích thực của mọi vật thể mà thôi.

Vấn đề khó khăn của ngônngữ có thể thấy trong rất nhiều lãnh vực như chính trị chẳng hạn. Những ngườilàm chính trị thường hình dung những chương trình rất đơn giản để giải quyếtcác vấn đề thật phức tạp, liên quan đến thật nhiều yếu tố. Họ cứ tưởng rằng cóthể tìm được mọi giải pháp bằng những khái niệm hay những ngôn từ đơn giản nhưchủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Xã hội, chủ nghĩa Kinh tế tự do, chủ nghĩa Thuế quanbảo hộ, v.v... Trong cái tổng số vô cùng lớn lao của các nguyên nhân và điềukiện đã tạo ra một tình thế nào đó, người làm chính trị chỉ tách ra được mộthay hai nguyên nhân và điều kiện mà thôi, và họ không cần biết đến vô số nhữngnguyên nhân và điều kiện khác. Vì thế họ không bao giờ tìm thấy những giải đápđích thực được và cũng chính vì vậy mà mọi sự hiểu lầm đều có thể xảy ra. Theoý tôi, đấy là nguồn gốc của mọi khó khăn trở ngại. Tiếc thay, chúng ta chẳng cóphương pháp gì khác ngoài việc sử dụng những ngôn từ và khái niệm.

Vì thế tôi kết luận rằngrằng tốt hơn hết là chỉ nên dùng ngôn ngữ khi nào thật sự cần đến. Nếu nóinhiều nhưng không thật sự cần thiết thì cũng giống như bỏ mặc cho cỏ dại mọchoang trong vườn. Có phải là càng ít cỏ dại thì càng tốt hơn không?

Lời khuyên người haychỉ trích kẻ khác

Nói chung, nếu có ai chỉtrích hay dù có phỉ báng tôi đi nữa thì tôi xin họ cứ tiếp tục, nếu chủ đíchcủa họ tốt. Nếu thấy ai phạm lỗi lầm mà ta cứ lập đi lập lại với họ là tất cảđều tốt đẹp thì những lời nói của ta chẳng có một ý nghĩa gì cả và cũng khônggiúp ích cho họ được điều gì. Nếu nói với họ rằng những gì họ làm không gây ratệ hại nhưng khi họ vừa quay lưng đi chỗ khác thì ta lại nói xấu họ, như thếcũng không tốt chút nào. Hãy nói những điều ta nghĩ trước mặt họ. Hãy làm sángtỏ những gì cần thiết. Hãy phân biệt giữa cái đúng và cái sai. Nếu còn điều gìnghi ngờ thì cứ lên tiếng. Dù cho lời nói có phần nặng nề đi nữa thì cũng cứnói thẳng ra. Khi mọi sự trở nên trong sáng thì ta cũng sẽ đạt được nhiều lợiích hơn và những chuyện bới lông tìm vết cũng sẽ chấm dứt. Nếu ta chỉ biết dùngnhững lời đường mật thì sự đồn đại và dối trá vẫn tồn tại và phát sinh. Riêngvới cá nhân tôi thì tôi vẫn thích những câu nói thẳng thắn.

Một hôm có một người nóivới tôi rằng : «Theo Mao Trạch Đông thì phải dám nghĩ, dám nói và dám làm».Thật đúng là như thế, đối với công việc làm và sự quản lý thì ta phải biết suynghĩ. Ta phải có can đảm để nói lên những gì ta suy nghĩ và thực hiện những gìta đã nói. Nếu mọi người bất động thì làm sao có thể tiến bộ được và đồng thờita cũng chẳng sửa đổi được bất cứ một lỗi lầm nào cả. Tuy vậy cũng cầnphải tự hỏi xem những gì ta nói và ta làm có ích lợi hay không. Dù đấy là mộthảo ý tốt đẹp nhất trên đời này đi nữa, nhưng nếu lời ta nói làm tổn thương đếnngười khác và chẳng mang lại sự tốt lành nào cho họ thì cách phát biểu quá hunghăng và thẳng thắn của ta cũng sẽ không đem đến thành công. Trường hợp này cólẽ phải cần đến những lời nói dối thật chân tình!

Đối với Phật giáo Namtông, bảy hành vi tiêu cực thuộc vào thân xác và ngôn từ – như sát sinh, trộmcắp, tà dâm, nói dối, phỉ báng, nói những lời hung hãn, và những lời vô tráchnhiệm – đều bị cấm đoán. Đối với Phật giáo Bắc tông, tuy là một hành vi hết sứctiêu cực như sát sinh chẳng hạn, lại vẫn có thể chấp nhận được nếu hành vi ấymang lại sự an lành cho người khác và riêng ta thì không được vướng mắc mộtchút tham vọng cá nhân nào cả.

Dù sao đi nữa, trên bìnhdiện tổng quát, tôi vẫn nghĩ rằng dù ta có nói lên sự thật bằng những lời nặngnề đi nữa thì cũng vẫn có thể mang lại lợi ích. Tuy nhiên ta phải tránh chỉtrích và nhục mạ người khác bằng bất cứ cách nào, hoặc bằng những ý đồ hung áchay bằng cách nhìn mọi sự việc một cách tiêu cực. Nếu không thì ta sẽ làm chongười khác khổ đau, riêng ta thì không khỏi cảm thấy mất an vui và đồng thờilại còn tạo ra một bầu không khí ngột ngạt khó thở.

Lời khuyên người gâykhổ đau cho kẻ khác

Đôi khi ta vô ý làm chongười khác đau khổ mà lại không biết. Cũng giống như ta không để ý đến sự kiệnsúc vật cũng cảm thấy thích thú và khổ đau. Cũng không dễ cho ta để cảm thấy sựkhổ đau của đồng loại nếu như chính ta chưa từng biết khổ đau là gì. Dĩ nhiênlà kẻ khác đang khổ đau, nhưng đối với ta thì lại không. Chỉ khi nào ta biếtthốt lên rằng: «Nếu kẻ khác đánh tôi, nhục mạ tôi, thì tôi cũng sẽ cảmthấy đau khổ như bất cứ người nào khác», và khi biết nghĩ như thế thì lúc đóta mới hình dung được là khổ đau sẽ như thế nào.

Một số người chẳng baogiờ chú ý đến sự ác độc mà họ đã gây ra cho người khác. Họ chỉ nghĩ rằng điềuquan trọng là chính họ thoát ra được mọi khó khăn mà không hề hấn gì cả. Đâycũng là một điều vô tâm khác. Khi càng làm cho người khác khổ đau, ta lại càngtích lũy thêm mầm móng tạo ra khổ đau cho chính mình. Hơn nữa, khi làm hại choxã hội thì đồng thời ta cũng làm hại gấp bội cho chính ta.

Nếu ta hành động saitrái với người khác thì hãy nên xem đó làm một điều để hối hận. Hãy nhìn nhậnlỗi lầm của mình nhưng đừng nên nghĩ đến việc tự lên án mình vì làm như thế sẽkhiến mình không thể sống bình thường được. Không được phép quên những gì ta đãlàm nhưng cũng đừng để cho tinh thần suy sụp hay cõi lòng tan nát vì hối hận. Tuyvậy ta cũng không được phép thờ ơ vì như thế cũng như là một sự quên lãng. Tráilại hãy tự tha thứ cho mình : «Trong quá khứ tôi đã từng lầm lỗi nhưng tôi sẽkhông để xảy ra như thế nữa. Tôi là một con người và tôi có đủ khả năng đểthoát ra khỏi những sai lầm của tôi». Nếu ta mất hết hy vọng thì điều này cónghĩa là ta không đủ sức tha thứ lấy ta.

Nếu có thể thì hãy đếnthăm một người nào đó mà ta đã gây thương tổn cho họ. Hãy nói với họ một cáchthành thực rằng : «Trước đây vì có ác ý, tôi đã làm điều sai trái, xin bạn hãytha thứ cho tôi». Nếu kẻ khác nhận thấy được lòng ăn năn của ta và đồng thờinhững hận thù của họ cũng tan biến, thì có phải đấy là điều mà kinh sách nhàPhật gọi là «sự thú nhận để tu sửa» hay không? Tuy nhiên cũng không nên chorằng đấy là một khái niệm mang tính cách tôn giáo. Chỉ cần đến gần với nhữngngười mà ta đã từng làm cho họ đau khổ để tự nhận lỗi lầm về mình, để thànhthực tỏ lộ sự ăn năn thì như thế cũng đủ để làm vơi mối oán hận trong lòng họ.Dĩ nhiên là muốn thực hiện được điều ấy thì cả hai bên cần phải đủ sức mở rộnglòng mình.

Có những kẻ cố tình làmđiều hung ác thì trong trường hợp đó phản ứng duy nhất mà xã hội có thể làmđược là dùng sức mạnh. Thật vậy ta nào có thể làm gì khác hơn đối với Hitlerhay Pol Pot?

Tôi nghĩ rằng việc cốtình làm điều tai ác không bắt nguồn từ bản tính con người. Khi sinh ra đời, tachưa có nó và nó chỉ phát sinh về sau này mà thôi. Hitler nghĩ rằng người Dothái là những phần tử có hại cần phải loại trừ và cái ý tưởng đó bùng lên chođến độ che lấp tất cả những cảm tính từ bi. Nói một cách tổng quát, tất cảnhững quan niệm cho rằng người khác là thù địch đều do trí tưởng tượng mà racả. Nói theo ngôn từ nhà Phật thì đấy là những gì do con người tạo dựng ngượclại với những gì hiện hữu một cách tự nhiên. Một ý nghĩ khi mới bùng lên thì tacho nó là đúng, và thế rồi ta gán cho nó một tầm quan trọng rất lớn, xây dựngtrên đó cả một chương trình để đem ra thực hiện mà không hề nghĩ đến những khổđau có thể gây ra cho người khác (1).

Nếu muốn đưa những kẻ cóxu hướng làm những việc như thế về con đường chính, thì trước hết phải đánhthức những cảm tính nhân bản sâu xa nơi họ và sau đó mới tìm cách tách họ rakhỏi những mục đích không tưởng của họ, được đến đâu hay đến đấy. Chỉ có cáchlàm như thế mới hy vọng có thể đánh thức được sự suy nghĩ của họ trước những gìhọ làm. Nếu không thành công thì lúc ấy mới nên dựa vào sức mạnh mà thôi. Tuynhiên không phải bất cứ thứ sức mạnh nào cũng được : dù cho họ phạm vào nhữngtội ác khủng khiếp nhất, ta vẫn phải đối xử với họ thật nhân đạo. Đó là phươngpháp duy nhất có thể áp dụng nếu ta muốn thấy một ngày nào đó họ sẽ đổithay.

Tình thương là phươngpháp cuối cùng để biến đổi con người khi đã bị giận dữ và hận thù xâm chiếm.Hãy tỏ lộ tình thương của ta thật bền vững, không xao xuyến, không mệt mỏi thìta sẽ làm cho họ xúc động. Việc ấy đòi hỏi rất nhiều thời gian. Riêng cá nhântôi chắc chắn là tôi không thể làm nổi. Ban đầu thì tôi cũng cố gắng tử tếnhưng rồi lại sẽ nản chí và tự nhủ rằng: «Thôi cứ mặc kệ nó!». (Ngài bậtcười thật to). Ta phải thật hết sức kiên nhẫn. Nếu như thiện tâm của ta hoàntoàn tinh khiết và tình thương cũng như lòng từ bi của ta không xao xuyến thìnhất định ta sẽ thành công.

Ghi chú :

1- Chẳng hạn khinghĩ rằng bạo lực sẽ giải quyết được một vấn đề gì đó, thực hiện được một lýtưởng nào đó, một số người lãnh đạo hăng hái và quyết tâm đem ra thực hiện,nhưng kết quả mang đến chưa chắc đã đúng với những gì mà họ đã tưởng tượng haydự đoán. Tuy nhiên cũng có thể biết bao nhiêu người đã hy sinh vì lòng hăng sayvà lý tưởng của họ.

Lời khuyên người vôtình với kẻ khác

Sự vô tình, nhất là đốivới người khác, là một trong những khiếm khuyết tệ hại nhất. Nếu chỉ biết nghĩđến bản thân mình mà không màng đến người đồng loại thì đấy là dấu hiệu của mộttầm nhìn quá hạn hẹp về thế giới này, một tâm hồn hẹp hòi và nông cạn. Từ khicòn là một bào thai ta đã lệ thuộc vào người khác. Hạnh phúc và tương lai trongcuộc sống này và tất cả những tiện nghi mà ta có, ngay cả một vật rất tầmthường mà ta cần cho đến sự sống hằng ngày của ta, tất cả đều lệ thuộcvào sức làm việc của con người. Sự cầu nguyện và các cách tu tập tâm linh cũngcó thể tạo ra một tầm ảnh hưởng nào đó, tuy nhiên chính sự sinh hoạt của conngười đã tác tạo ra thế giới này.

Tất cả mọi thứ đều hiệnhữu bằng cách liện hệ với nhau, còn gọi là hiện tượng tương liên. Không thể nàotìm thấy bất cứ cái gì có thể tự nó hiện hữu. Vì thế ta cũng không thể nào hìnhdung sự lợi ích của mình lại có thể hoàn toàn cách biệt với quyền lợi của ngườikhác. Những gì ta đang làm trong từng giây từng phút sẽ đưa đến những bối cảnhmới và những bối cảnh ấy lại tiếp tục làm phát sinh ra những hiện tượng mới. Dùta có làm gì đi nữa, dù cố tình hay vô tình thì ta cũng vẫn bị lôi cuốn vào cáichuỗi ràng buộc của luật nhân quả. Cũng thế, những khổ đau và thích thú của tatrong tương lai chính là hậu quả của những nguyên nhân và điều kiện trong hiệntại, mặc dù là cái chuỗi ràng buộc đó có thể quá phức tạp để ta có thể hiểuđược một cách thấu đáo. Như vậy thì chính ta là kẻ chịu trách nhiệm không nhữngđối với ta mà còn đối với người khác nữa.

Vô ý không quan tâm đếnsự an lành của người khác, cũng như vô ý không nhận thấy nguyên nhân sẽ manglại hạnh phúc cho chính mình trong tương lai, đấy chính là cách tạo ra nhữngbất hạnh cho chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]