Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Phẩm Ngũ vương

02/05/201111:10(Xem: 12434)
33. Phẩm Ngũ vương

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXIII.Phẩm Ngũ vương

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ năm vị quốc vương lớn, vua Ba-tư-nặc đứng đầu,tụ tập trong vườn ngắm cảnh, cùng nhau bàn luận. Năm vuanào? Ðó là vua Ba-tư-nặc, vua Tỳ-sa, vua Ưu Ðiền, vua ÁcSanh, vua Ưu-đà-diên.

Nămvua tụ tập một nơi, bàn luận việc này:

- ChưHiền! Nên biết Như Lai nói năm dục này. Thế nào là năm?Nếu mắt thấy sắc rất yêu thích nghĩ nhớ, người đờihy vọng. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị,thân biết xúc chạm (rất yêu thích nghĩ nhớ, người đờihy vọng). Như Lai nói năm dục này. Trong năm dục, cái nàohơn hết? Mắt thấy sắc là tối diệu chăng? Tai nghe tiếnglà tối diệu chăng? Mũi ngửi mùi là tối diệu chăng? Lưỡibiết vị là tối diệu chăng? Thân biết xúc chạm là tốidiệu chăng? Năm việc này, cái nào là tối diệu?

Trongđó, hoặc có quốc vương nói: 'Sắc là tối diệu'. Hoặccó vị luận: 'Thanh là tối diệu'. Hoặc có vị luận: 'Hươnglà tối thắng'. Hoặc có vị luận: 'Vị là tối diệu'. Hoặccó vị luận: 'Xúc chạm là tối diệu'.

Lúcấy, người nói sắc diệu là vua Ưu-đà-diên. Người nóithanh diệu là vua Ưu Ðiền. Người nói hương diệu là vuaÁc Sanh. Người nói vị diệu là vua Ba-tư-nặc. Người nóixúc chạm diệu là vua Tỳ-sa. Năm vua bảo nhau:

- Chúngta cùng luận năm dục này, nhưng lại chẳng biết cái nàolà diệu!

Bấygiờ Ba-tư-nặc bảo bốn vua:

- NayNhư Lai ở gần, tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc; chúng ta cùng nhau đến chỗ Thế Tôn để hỏi nghĩanày. Nếu Thế Tôn có dạy gì, nên cùng vâng làm.

Cácvua nghe vua Ba-tư-nặc nói xong, liền đưa nhau đến chỗ ThếTôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Vua Ba-tư-nặc đem việcbàn luận về năm dục bạch đầy đủ với Như Lai.

ThếTôn bảo năm vua:

- Cácvua luận theo sự thích hợp của mỗi người. Sở dĩ như thếvì hễ người tánh hạnh đắm sâu ở sắc, ngắm mãi khôngchán. Người này sẽ cho sắc là tối diệu, tối thượng khônggì hơn. Người ấy không dính mắc các pháp thanh, hương, vị,xúc. Trong năm dục, sắc là tối diệu.

Nếulại có người tánh hạnh dính mắc đối với thanh, ngườiấy nghe âm thanh thì cực kỳ hoan hỷ, không chán. Người nàycho thanh là tối diệu, tối thượng. Trong năm dục, thanh làtối diệu.

Nếulại có người tánh hạnh dính mắc hương, người ấy ngửimùi thơm, cực kỳ hoan hỷ, không chán. Người này cho hươnglà tối thượng, tối diệu. Trong năm dục, hương là tốidiệu.

Nếulại có người tánh hạnh đắm vị, người ấy nếm vị xong,cực kỳ hoan hỷ, không biết chán. Người này cho vị là tốithượng, tối diệu. Trong năm dục, vị là tối diệu.

- Nếulại có người tánh hạnh ưa xúc chạm, người ấy đượcxúc chạm rồi, cực kỳ hoan hỷ, không chán, người này choxúc là tối diệu, tối thượng. Trong năm dục, xúc là tốidiệu.

Nếungười kia tâm đã dính sắc thì sẽ không để ý các phápthanh, hương, vị, xúc.

Nếungười kia tánh hạnh đã dính thanh thì sẽ không để ý cácpháp sắc, hương, vị, xúc.

Nếungười kia tánh hạnh dính mắc hương thì sẽ không để ýcác pháp sắc, thanh, vị xúc.

Nếungười kia tánh hạnh dính vào mùi vị thì sẽ không để ýcác pháp về sắc, thanh, hương, xúc.

Nếungười kia tánh hạnh dính mắc ở xúc chạm thì sẽ khôngđể ý các pháp về sắc, thanh, hương, vị.

ThếTôn liền nói kệ:

Lúcý dục lừng lẫy,
Sởdục ắt khắc phục,
Ðượcrồi hoan hỷ thêm,
Sởnguyện không có nghi.
Họđã được dục này,
Ýtham dục không cởi,
Chođây là hoan hỷ,
Duyêntheo cho tối diệu.
Nếulại lúc nghe tiếng.
Sởdục ắt khắc phục,
Ngherồi hoan hỷ thêm,
Sởnguyện không có nghi.
Kiađã được tiếng này,
Ýtham không cởi mở,
Chođây là hoan hỷ,
Theođó là tối diệu.
Nếulại lúc ngửi mùi,
Sởdục ắt khắc phục,
Ngửirồi càng hoan hỷ,
Sởnguyện không có nghi.
Kiađã được tiếng này,
Ýtham không cởi mở,
Chođây là hoan hỷ,
Theođó là tối diệu.
Nếulại lúc nếm vị,
Sởdục ắt khắc phục,
Ðượcrồi càng hoan hỷ,
Sởnguyện không có nghi.
Kiađã được vị này,
Ýtham không cởi mở,
Chođây là hoan hỷ,
Theođó là tối diệu.
Nếuđược lúc xúc chạm,
Sởdục ắt khắc phục,
Ðượcrồi càng hoan hỷ,
Sởnguyện không nghi nan.
Kiađã được xúc chạm,
Ýtham không cởi mở,
Chođây là hoan hỷ,
Theođó là tối diệu.

Thếnên, Ðại vương! Nếu nói sắc diệu thì nên bình đẳng màluận. Vì sao thế? Ở sắc có khí vị. Nếu sắc không cókhí vị thì chúng sanh trọn chẳng dính mắc. Vì có khí vịnên trong năm dục sắc là tối diệu.

Nhưngsắc cũng có lỗi lầm. Nếu sắc không có lỗi lầm thì chúngsanh đã không chán ghét. Vì có lỗi lầm nên chúng sanh chánghét.

Nhưngsắc có xuất yếu. Nếu sắc không có tính ra khỏi thì chúngsanh không có ra khỏi biển sanh tử được. Vì có tính ra khỏinên chúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy. Trongnăm dục, sắc là tối diệu.

Nhưng,Ðại vương! Nếu nói thanh diệu thì nên bình đẳng mà luận.Vì sao thế? Ở thanh có khí vị, nếu thanh không có khí vịthì chúng sanh trọn chẳng bị dính mắc. Vì có khí vị nêntrong năm dục, thanh là tối diệu.

Nhưngthanh có lỗi lầm. Nếu thanh không có lỗi lầm thì chúng sanhđã không chán ghét. Vì có lỗi lầm nên chúng sanh chán ghét.

Nhưngthanh có tính ra khỏi. Nếu thanh không có tính ra khỏi thìchúng sanh này không ra khỏi biển sanh tử. Do tính ra khỏinên chúng sanh được đến trong thành Niết-bàn vô úy. Trongnăm dục, thanh là tối diệu.

Ðạivương nên biết! Nếu nói hương diệu thì nên bình đẳngmà luận. Sở dĩ như thế vì ở hương có khí vị. Nếu hươngkhông khí vị, chúng sanh trọn không dính mắc. Vì có vị nêntrong năm dục, hương là tối diệu.

Nhưnghương có lỗi lầm. Nếu hương không có lỗi lầm thì chúngsanh không chán ghét. Vì có lỗi lầm nên chúng sanh chán ghét.

Nhưnghương có tính ra khỏi. Nếu hương không có tính ra khỏi thìchúng sanh này không ra khỏi biển sanh tử được. Vì có tínhra khỏi nên chúng sanh được đến trong thành Niết-bàn vôúy. Trong năm dục, hương là tối diệu.

Lạinữa, Ðại vương! Nếu nói vị diệu thì nên bình đẳng màluận. Sở dĩ như thế vì ở vị có khí vị. Nếu vị khôngkhí vị thì chúng sanh trọn không dính mắc. Vì có khí vịnên trong năm dục, vị là tối diệu.

Nhưngvị có lỗi lầm. Nếu vị không lỗi lầm thì chúng sanh khôngchán ghét. Vì có lỗi lầm nên chúng sanh chán ghét.

Nhưngvị có tính ra khỏi, nếu vị không có tính ra khỏi, thì chúngsanh này không ra khỏi biển sanh tử được. Vì có tính rakhỏi nên chúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy.Trong năm dục, vị là tối diệu.

Lạinữa, Ðại vương nên biết! Ở xúc chạm không có khí vịthì chúng sanh trọn không dính mắc, vì có khí vị nên trongnăm dục, xúc chạm là tối diệu.

Nhưngxúc chạm có lỗi lầm, nếu xúc chạm không lỗi lầm thìchúng sanh không chán ghét. Vì có lỗi lầm, nên chúng sanh chánghét.

Nhưngxúc chạm có tính ra khỏi. Nếu xúc chạm không có tính rakhỏi thì chúng sanh này không ra khỏi biển sanh tử. Vì cótính ra khỏi nên chúng sanh được đến trong thành Niết-bànvô úy. Trong năm dục, xúc chạm là tối diệu.

Thếnên, Ðại vương! Chỗ nào ưa thích thì tâm dính mắc. Nhưthế, Ðại vương, nên biết điều này.

Bấygiờ, năm vua nghe Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, trong thành Xá-vệ có Trưởng giả Nguyệt Quang, rấtgiàu có, voi ngựa, bảy báu đều đầy đủ, vàng bạc, châubáu không kể xiết. Nhưng Trưởng giả Nguyệt Quang không cócon cái. Bấy giờ, Trưởng giả vì không con nên đi cầu khẩnTrời, Thần. Trưởng giả thỉnh cầu trời, trăng, thiên thần,địa thần, quý tử mẫu, Tứ thiên vương, hai mươi tám đạithần quỷ vương, Ðế thích và Phạm thiên, Sơn thần, Thọthần, Thần ngũ đạo, cây cối dược thảo, không đâu chẳngkhắp; thảy đều quy mạng mong ban cho một đứa con trai.

Bấygiờ, vợ Trưởng giả Nguyệt Quang trải qua mấy ngày liềncó thai, bèn bảo Trưởng giả:

- Tôiđã có thai.

Trưởnggiả nghe xong mừng rỡ không kềm được, liền sắm cho phunhân giường ghế tốt đẹp, ăn thức ăn ngon ngọt, mặc quầnáo đẹp. Phu nhân trải qua tám chín tháng liền sanh con trai,nhan sắc đoan chánh, thế gian hiếm có như màu hoa đào. Khiấy, đứa bé này hai tay cầm châu ma-ni vô giá, tức thờinói kệ:

Nhànày nếu có tiền,
Báuvật và thức ăn,
Naytôi muốn bố thí,
Chongười nghèo không thiếu.
Nếuđây không có vật,
Tiềncủa và thức ăn,
Naycó châu vô giá,
Thườngdùng bố thí người.

Chamẹ và người trong nhà, nghe nói vậy đều bỏ chạy: 'Làmsao lại sanh loài quỷ mỵ này?'. Chỉ có cha mẹ vì thươngxót đứa con nên chẳng chạy tứ tán. Người mẹ liền hướngvề con, nói kệ:

LàTrời, Càn-thát-bà?
Quỷmị và La-sát?
Làai? Tên họ gì?
Nayta muốn được biết!
Ðứabé liền dùng kệ đáp lời mẹ:
ChẳngTrời, Càn-thát-bà,
Khôngquỷ mị, La-sát,
Naycon cha mẹ sanh,
Làngười, chớ nên nghi.

Phunhân nghe lời này rồi mừng rỡ không kềm được, đem chuyệnnày nói với Trưởng giả Nguyệt Quang. Trưởng giả liềnnghĩ: 'Ðây là duyên gì? Nay ta hãy đem việc này nói với Ni-kiềnTư'. Rồi ông bồng đứa bé đến chỗ Ni-kiền Tư, cúi lạyrồi ngồi một bên. Bấy giờ Trưởng giả đem chuyện nàynói đầy đủ cho Ni-kiền Tư, Ni-kiền Tư nghe xong bảo:

- Ðứabé này là người bạc phước, vô ích đối với thân, nêngiết đi. Nếu chẳng giết, nhà cửa sẽ bị suy hao và chếthết.

Lúcấy, trưởng giả Nguyệt Quang suy nghĩ: 'Ta từ trước đếngiờ không có con cái. Bởi vậy mới thỉnh cầu trời đấtkhắp nơi, trải qua bao năm mới sanh được đứa con này. Nayta chẳng thể đem giết nó được. Thôi hãy hỏi lại Sa-môn,Bà-la-môn khác để dứt nghi cho ta'.

Khiấy, Như Lai thành Phật chưa được bao lâu. Mọi người gọiNgài là Ðại Sa-môn. Trưởng giả Nguyệt Quang liền nghĩ:'Ta có thể đem chuyện này nói đầy đủ với Ðại Sa-môn'.

RồiTrưởng giả liền từ chỗ ngồi đứng lên bồng đứa béđến chỗ Thế Tôn. Giữa đường ông lại nghĩ: 'Nay có Trưởnglão Phạm chí lớn tuổi, già cả, thông minh trí tuệ, mọingười cung kính mà họ còn chẳng biết, chẳng thấy. Huốnglà Sa-môn Cù-đàm này, tuổi trẻ, học đạo chưa được baolâu, há có thể biết việc này sao? E rằng không giải đượccái nghi của ta. Nay ta nên giữa đường trở về nhà'.

Lúcấy có một Thiên thần, xưa là bạn quen cũ của Trưởng giả,biết tâm niệm Trưởng giả, bèn ở trên hư không nói vớiông:

- Trưởnggiả nên biết! Tiến lên một chút ắt sẽ được lợi ích,được quả báo lớn, cũng sẽ đến chỗ cam lộ. Như Lai rađời rất là khó gặp. Như Lai giáng mưa cam lộ, đúng thờimới có.

Lạinữa, này Trưởng giả! Có bốn sự tuy nhỏ mà chớ nên coithường. Thế nào là bốn? Quốc vương tuy nhỏ, rất khôngthể khinh; lửa tuy nhỏ, cũng không thể khinh; rồng tuy nhỏcũng không thể khinh; người học đạo tuy nhỏ cũng chẳngthể khinh. Ðó là, này Trưởng giả! Có bốn việc này thậtchẳng thể khinh.

Lúcấy, Thiên thần liền nói kệ:

Quốcvương tuy còn nhỏ,
Giếthại do pháp này,
Lửanhỏ tuy chưa mạnh
Thiêuđốt núi, cỏ cây.
Rồngthần tuy hiện nhỏ
Giángmưa tùy lúc hợp,
Ngườihọc tuổi ấu trĩ,
Ðộngười không có lường.

Trưởnggiả Nguyệt Quang tâm ý khai mở, mừng rỡ không kềm được,liền tiến đến trước. Ðến chỗ Thế Tôn, Trưởng giảcúi lạy rồi ngồi một bên, đem nhân duyên bạch đầy đủvới Thế Tôn.

ThếTôn bảo Trưởng giả:

- Nayđứa bé này có phước rất lớn. Ðứa bé này lớn lên sẽđem năm trăm đồ chúng đến chỗ Ta, xuất gia học đạo,đắc A-la-hán. Trong hàng Thanh văn của Ta, đấy sẽ là ngườiphước đức đệ nhất, không ai bì kịp.

Trưởnggiả nghe xong mừng rỡ không kềm được, bạch Thế Tôn:

- Ðúngnhư Thế Tôn dạy, chẳng phải như lời Ni-kiền Tử.

Trưởnggiả Nguyệt Quang lại bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng thương xót đứa bé này, nhậnlời thỉnh của con!

ÐứcThế Tôn làm thinh nhận lời. Trưởng giả thấy Phật làmthinh nhận lời thỉnh rồi, liền từ chỗ ngồi đứng lên,cúi lạy rồi lui đi. Ông trở về nhà xếp đặt các thứcăn uống, ngon ngọt, trải tọa cụ tốt đẹp. Sáng sớm, ôngtự đến bạch Phật:

- Ðãđến giờ, kính mong Ngài quang lâm.

ThếTôn biết đến giờ, liền dẫn các Tỳ-kheo, vây quanh trướcsau vào thành Xá-vệ, đến nhà Trưởng giả, tới tòa ngồi.Trưởng giả thấy Phật và Tỳ-kheo Tăng đã ngồi yên, liềnbày các món ăn uống, tự tay châm chước, vui mừng chẳngloạn. Khi thấy chư vị ăn xong dẹp bình bát, rửa tay rồi,ông đem một ghế nhỏ đến trước Như Lai ngồi, muốn đượcnghe Phật thuyết diệu pháp. Trưởng giả Nguyệt Quang bạchThế Tôn:

- Naycon đem ruộng vườn, nhà cửa cho hết đứa bé này. Cúi mongThế Tôn hãy đặt tên cho nó.

ThếTôn bảo:

- Ðứabé này lúc mới sanh, mọi người đều bỏ chạy, nói là quỷThi-bà-la. Nay đặt tên là Thi-bà-la.

ThếTôn dẫn dần thuyết diệu luận cho vợ chồng Trưởng giả.Luận, nghĩa là thí luận, giới luận, luận sanh thiên, dụclà tưởng bất tịnh, lậu là hoạn lớn, xuất yếu là hay.

ThếTôn thấy vợ chồng Trưởng giả tâm ý khai mở, không cònhồ nghi. Chư Phật Thế Tôn thường thuyết pháp: Khổ, Tập,Diệt, Ðạo; Thế Tôn liền thuyết hết cho Trưởng giả, khiếnphát tâm hoan hỉ. Vợ chồng Trưởng giả ở ngay trên tòa,sạch hết các trần cầu, được pháp nhãn thanh tịnh, nhưtấm vải trắng mới, dễ nhuộm màu. Vợ chồng Trưởng giảcũng vậy, ở ngay trên tòa được pháp nhãn thanh tịnh. Họđã thấy pháp, phân biệt pháp, đã hết do dự, không cònhồ nghi, được không sợ sệt, hiểu pháp thâm áo của NhưLai, liền thọ ngũ giới.

ThếTôn liền nói kệ:

Thờtự, lửa trên hết,
Cácluận, tụng là đầu,
Vuađược người tôn kính,
Biểnlà nguồn các dòng,
Trănglà sáng hơn sao,
Mặttrời sáng hơn hết,
Támphương và trên dưới,
Trongvạn vật sanh ra,
Muốncầu người có phước,
Chánhgiác là tối tôn.

ThếTôn nói kệ rồi, liền từ chỗ ngồi đứng lên mà đi.

Bấygiờ, Trưởng giả tìm năm trăm đồng tử để hầu hạ Thi-bà-la.Năm Thi-bà-la hai mươi tuổi, ông đến thưa cha mẹ rằng:

- Cúixin cha mẹ cho con xuất gia học đạo.

Songthân liền chấp thuận. Vì sao thế? Vì Thế Tôn đã thọ kýtrước rồi: 'Ông sẽ đem năm trăm đồng tử đến chỗ ThếTôn cầu là Sa-môn'.

Lúcđó Thi-bà-la và năm trăm người cúi lạy cha mẹ rồi lui đi.Ðến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi đứng một bên. Thi-bà-labạch Thế Tôn rằng:

- Cúixin Thế Tôn chấp nhận cho con vào đạo.

ThếTôn liền bằng lòng cho làm Sa-môn. Chưa quá mấy ngày, ôngliền thành A-la-hán, lục thông trong suốt, đầy đủ tám giảithoát. Khi ấy, năm trăm đồng tử đến trước bạch ThếTôn:

- Cúimong Thế Tôn cho làm Sa-môn.

ThếTôn lặng thinh đồng ý. Xuất gia chưa được mấy ngày, tấtcả đều thành A-la-hán.

Tôngiả Thi-bà-la trở về làng cũ tại nước Xá-vệ. Mọi ngườikính ngưỡng, đem tứ sự cúng dường y phục, thức ăn uống,giường chõng, thuốc men khi bịnh tật. Tôn giả Thi-bà-la liềnnghĩ: 'Nay ta ở làng mình thật là phiền phức, ồn náo. Tanên đi du hóa trong nhân gian'.

Tôngiả Thi-bà-la đến giờ đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khấtthực. Khất thực xong, Tôn giả trở về chỗ thu dọn tọacụ, đắp y, ôm bát khỏi tinh xá Kỳ-hoàn, cùng năm trăm Tỳ-kheovây quanh trước sau đi du hóa trong nhân gian. Ði đến đâuchư vị cũng đều được cúng dường, đều được cung cấpy phục, thức ăn uống, giường chõng, thuốc thang khi bệnhtật. Lại có chư Thiên báo cho các thôn xóm:

- Naycó Tôn giả Thi-bà-la, đắc A-la-hán, phước đức đệ nhất,cùng năm trăm Tỳ-kheo du hóa trong nhân gian. Chư Hiền nên đếncúng dường. Nay chẳng làm, sau hối vô ích.

Khiấy Tôn giả Thi-bà-la nghĩ rằng:

- Naythật quá chán sự cúng dường này phải tránh chỗ nào chongười không biết chỗ ta.

Rồingài liền vào núi sâu. Chư Thiên lại báo cho từng ngườitrong thôn xóm:

- NayTôn giả Thi-bà-la ở trong núi này. Hãy đến cúng dường.Nay chẳng làm, sau hối vô ích.

Nhândân nghe Trời nói rồi, liền đội thức ăn uống đến chỗTÔn giả Thi-bà-la:

- Cúixin ngài dừng lại vì chúng con.

Tôngiả Thi-bà-la dần dần du hóa trong nhân gian, đến vườn trúcCa-lan-đà ở thành La-duyệt cùng với năm trăm đại Tỳ-kheo,cũng được cúng dường y phục, ẩm thực, giường chiếu,thuốc men. Ngài Thi-bà-thi lại nghĩ: 'Nay ta đi về đâu nhậphạ, cho người ta đừng biết chỗ ta?' Rồi ngài lại nghĩ:'Nên đến phía Ðông núi Kỳ-xá, phía Tây núi Quang Phổ mànhập hạ'.

Ngàidẫn năm trăm Tỳ-kheo đến núi đó nhập hạ. Khi ấy, Thích-đề-hoàn-nhânbiết Thi-bà-la nghĩ bụng như thế, liền ở trong núi hóa racảnh chùa, vườn quả, cây cối đều đầy đủ. Chung quanhcó hồ tắm. Thích-đề-hoàn-nhân lại hóa năm trăm đài cao,lại hóa năm trăm giường dây, dùng cam lồ của trời đểdâng thức ăn.

Tôngiả Thi-bà-la bèn nghĩ: 'Nay ta đã kiết hạ xong. Quá lâu chănggặp Như Lai, nay nên đến gần gũi Thế Tôn'.

Tôngiả liền cùng năm trăm Tỳ-kheo đến thành Xá-vệ. Bấy giờtrời nóng bức, chúng Tỳ-kheo đều đổ mồ hôi nhớp nhúathân thể. Tôn giả Thi-bà-la liền nghĩ: 'Hôm nay, thân thểchúng Tỳ-kheo nóng nực, phải chi có đám mây nhỏ trên trờivà có một trận mưa nhỏ thì hay biết mấy. Rồi gặp hồtắm nho nhỏ và có nước uống'.

Tôngiả vừa nghĩ xong, trên không liền có đám mây lớn và trờimưa nhỏ, cũng có hồ tắm và có bốn phi nhân gánh nướcngon ngọt do Tỳ Sa-môn vương sai đến:

- Cúimong Tôn giả nhận nước ngọt này và cho Tỳ-kheo Tăng.

Tôngiả nhận nước rồi cùng uống với Tỳ-kheo Tăng. Tôn giảThi-bà-la lại nghĩ: 'Nay ta nên dừng ở đây'.

Thích-đề-hoàn-nhânbiết tâm niệm Tôn giả Thi-bà-la, liền hóa ra năm trăm phòngnhà, giường nằm đầy đủ ở bên đường. Lúc ấy, chưThiên dâng lên thức ăn uống. Tôn giả Thi-bà-la ăn xong liềntừ chỗ ngồi đứng lên mà đi.

Bấygiờ, người chú của Tôn giả Thi-bà-la ở thành Xá-vệ rấtgiàu có, không thiếu món gì, nhưng lại tham lam không chịubố thí, chẳng tin Phật, Pháp, Tăng không tạo công đức.Những người thân tộc bảo ông ta:

- Trưởnggiả dùng của cải này làm gì mà không tạo tư lương chođời sau?

Trưởnggiả kia nghe lời này rồi, trong một ngày đem ngàn lượngvàng bố thí cho Phạm Chí ngoại đạo, chẳng hướng về TamBảo. Tôn giả Thi-bà-la nghe chú mình đem trăm ngàn lượngvàng bố thí cho ngoại đạo dị học, không bố thí cho TamBảo. Khi ấy Tôn giả Thi-bà-la đến chỗ Thế Tôn ở tinhxá Kỳ-hoàn, cúi lạy rồi ngồi một bên, Thế Tôn thuyếtpháp vi diệu cho Thi-bà-la. Tôn giả Thi-bà-la nghe Như Lai thuyếtpháp xong, từ chỗ ngồi đứng lên lạy Thế Tôn, đi nhiễubên phải ba vòng mà lui.

Ngayngày ấy, Tôn giả Thi-bà-la đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệkhất thực, lần lần đến nhà chú mình. Ðến rồi đứngngoài cửa lặng thinh. Trưởng giả thấy Thi-bà-la ở ngoàicửa khất thực, liền bảo:

- Saohôm qua Ông không đến? Tôi đã đem trăm ngàn lượng vàngbố thí. Giờ tôi có thể cho Ông một tấm vải.

Tôngiả Thi-bà-la đáp:

- Naytôi chẳng dùng vải làm gì! Hôm nay tôi đến để khất thực.

Trưởnggiả đáp:

- Hômqua tôi đã dùng trăm ngàn lượng vàng bố thí, không thểbố thí nữa.

Tôngiả Thi-bà-la muốn độ cho được Trưởng giả nên bay lênkhông trung, thân phun ra lửa, ngồi, nằm, kinh hành tùy ý. Trưởnggiả thấy sự biến hóa này rồi, liền nói:

- Trởxuống đây, ngồi đi! Nay tôi sẽ thí cho.

Tôngiả Thi-bà-la liền xả thần túc, trở xuống ngồi. Trưởnggiả kia đem thức ăn uống hết sức dở tệ, thô xấu choTôn giả Thi-bà-la ăn. Tôn giả Thi-bà-la vốn sanh trưởng trongnhà hào tộc, tùy ý ăn uống, nhưng vì Trưởng giả ấy nênTôn giả nhận thức ăn này ăn. Tôn giả Thi-bà-la ăn xong,trở về chỗ mình. Ðêm hôm ấy, Thiên nhân ở trên không,bảo Trưởng giả:

Thiệnthí, thí rất lớn,
Làcho Thi-bà-la,
Vôdục đã giải thoát,
Áiđoạn, đã vô nghi.

Nửađêm và sáng sớm hai thời Thiên nhân nói kệ này:

Thiệnthí, thí lớn nhất,
Làcho Thi-bà-la,
Vôdục đã giải thoát,
Áiđoạn đã vô nghi.

Trưởnggiả nghe Thiên nhân nói liền nghĩ: 'Hôm qua ta đem trăm ngànlượng vàng bố thí cho ngoại đạo mà không có sự cảm ứngnày. Hôm nay ta lấy thức ăn dở tệ bố thí cho Thi-bà-la màcó cảm ứng đến thế. Bao giờ trời sáng, ta sẽ tự đemtrăm ngàn lượng vàng thí cho Thi-bà-la'.

Ngayngày đó, Trưởng giả kiểm điểm lại trong nhà, có đủtrăm ngàn lượng vàng liền đem đến Thi-bà-la; đến rồi,cúi lạy và đứng một bên. Trưởng giả đem trăm ngàn lượngvàng dâng Thi-bà-la và nói:

- Cúimong Ngài nhận cho trăm ngàn lượng vàng này.

Khiấy, tôn giả Thi-bà-la đáp:

- Mongcho Trưởng giả được pháp vô cùng, trường thọ tự nhiên.Nhưng Thế Tôn chẳng cho Tỳ-kheo nhận trăm ngàn lượng vàng.

Trưởnggiả liền đến chỗ Thế Tôn; đến rồi, cúi lạy ngồi mộtbên. Trưởng giả kia bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn cho ngài Thi-bà-la nhận trăm ngàn lượng vàng,để con được hưởng phước.

ThếTôn bảo một Tỳ-kheo:

- Thầyđến chỗ Tỳ-kheo Thi-bà-la bảo rằng Ta gọi.

Tỳ-kheođáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Tỳ-kheokia vâng lời Phật dạy đến chỗ Thi-bà-la, đem lời ThếTôn báo cho ông. Tôn giả Thi-bà-la nghe lời Tỳ-kheo kia, liềnđến chỗ Thế Tôn cúi lạy, rồi ngồi một bên. Thế Tônbảo Thi-bà-la:

- NayThầy có thể nhận trăm ngàn lượng vàng của Trưởng giảkhiến ông ta được phước. Ðây là nghiệp duyên đời trướcnên hưởng phước báo này.

NgàiThi-bà-la đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Khiấy, Tôn giả Thi-bà-la tức thời nói kệ:

Thíy và vật khác,
Muốncầu phước đức này,
Ðếntới Trời, loài người,
Ngũdục tự vui thú.
TừTrời đến loài người,
Quađược không nghi nan
Chỗvô vi Niết-bàn,
Chỗvui của chư Phật.
Ngườibố thí không khó,
Mongđược phước đức này,
Sẽkhởi tâm từ huệ,
Tạophước không lười mỏi.

Tôngiả Thi-bà-la bảo Trưởng giả:

- Hãyđem trăm ngàn lượng vàng này đặt trong phòng tôi.

Trưởnggiả vâng lời dạy, đem trăm ngàn lượng vàng này đặt trongphòng Tôn giả Thi-bà-la rồi lui đi.

NgàiThi-bà-la bải các Tỳ-kheo:

- Vịnào có thiếu chi, hãy đến đây mà lấy. Nếu cần y phục,thức ăn uống, giường chiếu, thuốc men đều đến lấy đi,chớ cầu chỗ khác. Hãy lần lượt báo cho nhau điều này.

Bấygiờ, nhiều Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- NgàiThi-bà-la này xưa tạo phước gì mà sanh trong nhà Trưởng giả,đoan chánh vô song, như màu hoa đào? Lại tạo phước gì màhai nắm hạt châu từ trong thai mẹ ra? Lại tạo phước gìmà đem năm trăm người đến chỗ Thế Tôn xuất gia học đạo,gặp Như Lai ra đời? Lại tạo phước gì mà đi đến đâucũng có cơm áo tự nhiên không thiếu thốn? Các Tỳ-kheo kháckhông ai bì kịp?

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Quákhứ lâu xa, cách nay chín mươi mốt kiếp, có Phật hiệu Tỳ-bà-thiNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh hạnh túc, Thiện Thệ,Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðạo Pháp ngự, Thiên NhânSư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ở đời, dạo ở nước Bàn-đầucùng sáu mươi vạn tám ngàn chúng, đầy đủ bốn món cúngdường. Y phục, ẩm thực, giường chõng, thuốc men. Bấy giờcó Phạm chí tên Da-nhã-đạt-trụ ở nước đó, nhiều tiềncủa, vàng bạc, trân bảo, xa cừ, mã não, chơn châu, hổ pháchkhông thể tính kể.

Bấygiờ Da-nhã-đạt ra khỏi nước, đến chỗ Như Lai Tỳ-bà-thi;đến rồi, thăm hỏi nhau và ngồi một bên. Như Lai Tỳ-bà-thidần dần thuyết pháp cho ông phát tâm hoan hỉ. Khi ấy Da-nhã-đạtbạch Phật Tỳ-bà-thi .

- Cúimong Ngài hãy nhận lời thỉnh của con, con muốn trai phạnPhật và Tỳ-kheo Tăng.

Lúcấy Như Lai làm thinh thọ thỉnh. Phạm chí Da-nhã-đạt đãthấy Thế Tôn làm thinh thọ thỉnh, liền từ chỗ ngồi đứnglên, nhiễu Phật ba vòng rồi đi. Về nhà, ông bày biện thứcăn thức uống ngon ngọt. Khi ấy, vào nửa đêm, Da-nhã-đạtnghĩ: 'Nay ta đã làm xong các thức ăn uống, chỉ thiếu tôlạc. Sáng sớm ngày mai ta sẽ đến cửa thành, có ai bán tôlạc, ta sẽ mua hết'.

Sángsớm, Da-nhã-đạt trải tọa cụ tốt đẹp, rồi đến cửathành tìm tô lạc. Ngay khi ấy, có người chăn trâu tên Thi-bà-lacầm tô lạc đến muốn đem tế tự. Phạm chí Da-nhã-đạtbảo người chăn trâu:

- Ôngbán tô lạc, ta sẽ mua hết với giá mắc.

Thi-bà-lanói:

- Naytôi muốn cúng tế.

Phạmchí bảo

- NayÔng tế trời để cầu việc gì? Nếu bán cho ta, ta sẽ trảđáng giá.

Ngườichăn trâu hỏi:

- Phạmchí! Nay Ông dùng tô lạc làm gì?

Phạmchí đáp:

- Naytôi thỉnh Như Lai Tỳ-bà-thi và Tỳ-kheo Tăng. Các món ẩmthực đã bàn biện đủ, chỉ thiếu tô lạc.

Thi-bà-lahỏi Phạm chí:

- NhưLai Tỳ-bà-thi tướng mạo thế nào?

Phạmchí đáp:

- NhưLai không có ai bằng, giới thanh tịnh, tuệ định tam-muộikhông ai bì kịp. Trên trời và nhân gian không ai bì kịp.

Phạmchí Da-nhã-đạt tán thán công đức Như Lai. Thi-bà-la nghe xongtâm ý khai mở. Lúc ấy, Thi-bà-la bảo Phạm chí:

- Naytôi sẽ đích thân đem tô lạc này đến cúng cho Như Lai, đừngcúng Trời làm gì nữa?

Phạmchí Da-nhã-đạt đem người chăn trâu về nhà, rồi đến bạchPhật:

- Ðãđến giờ, nay chính đúng lúc, cúi mong Như Lai hạ cố.

NhưLai biết đã đến giờ liền đắp y, ôm bát cùng các Tỳ-kheovây quanh trước sau, đến nhà Phạm chí Da-nhã-đạt. Mỗingười theo thứ lớp ngồi.

Bấygiờ người chăn trâu thấy Như Lai, dung mạo ít có trên đời,các căn đạm bạc, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻđẹp, trang nghiêm thân, cũng như trời, trăng, ví như núi chúaTu-di cao hơn các núi, ánh sáng chiếu xa, không đâu chẳng thấmnhuần. Người ấy thấy rồi, hoan hỉ đến trước Thế Tônnói rằng:

- Côngđức Như Lai nếu đúng như lời Phạm chí nói, xin khiến mộtbình tô lạc này đầy đủ cho tất cả chúng Tăng.

Thi-bà-labạch Thế Tôn:

- Xinnhận tô lạc này.

NhưLai đưa bát nhận tô lạc, cũng lại cho Tỳ-kheo Tăng, tô lạcvẫn còn dư. Người chăn trâu bạch Thế Tôn:

- Naycòn dư tô lạc.

NhưLai bảo:

- NayÔng lại đem tô lạc này dâng cho Phật và Tỳ-kheo Tăng.

Ngườichăn trâu nói:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Rồingười chăn trâu lại chia tô lạc một lần nữa. Tô lạccũng vẫn còn dư.

Ngườichăn trâu lại bạch Phật:

- Naycũng còn dư tô lạc.

ThếTôn bảo người ấy:

- Naycó thể đem tô lạc này chia cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di khiến được no đủ.

Vàtô lạc vẫn còn dư. Phật bảo người chăn trâu:

- NayÔng đem tô lạc này cho chủ nhân đàn việt.

- Xinvâng.

Rồingười chăn trâu đem cho đàn việt chủ nhân, tô lạc cũngvẫn còn dư. Ông lại đem bố thí cho người bần khổ, ănxin, tô lạc cũng vẫn còn dư. Người chăn trâu liền đếnbạch Phật:

- Vẫncòn dư tô lạc.

Phậtbảo:

- Nayđem tô lạc này trút xuống đất sạch, hoặc đổ trong nước.Vì sao thế? Ta chẳng thấy có ai trong Trời, người có thểtiêu được tô lạc này, chỉ trừ Như Lai.

Ngườichăn trâu vâng lời Phật dạy, đem tô lạc này bỏ vào trongnước. Ngay đó, trong nước có lửa sáng mạnh bốc lên caovài mươi nhẫn. Người chăn trâu trông thấy sự biến hóaquái lạ như thế, khen ngợi chưa từng có rồi trở về chỗThế Tôn cúi lạy, chắp tay đứng lập thệ nguyện này:

- Naycon đem tô lạc này thí cho bốn bộ chúng. Nếu được phướcđức thì do phước này xin chớ đọa vào chỗ có tám nạn,chớ sanh trong nhà nghèo khổ, khi sanh ra được sáu căn đầyđủ, mặt mũi đoan chánh, cũng chẳng ở nhà, khiến đờitương lai con cũng sẽ được gặp bậc Tôn thánh như vậy.

Tỳ-kheonên biết, ba mươi mốt kiếp về trước, lại có Phật tênNhư Lai Thi-khí ra đời. Khi ấy Như Lai Thi-khí du hóa trong cõiDã-mã cùng đại Tỳ-kheo mười vạn người.

Bấygiờ Như Lai Thi-khí đến giờ đắp y, ôm bát vào thành khấtthực. Trong thành có một khách thương lớn tên là Thiện Tài.Ông từ xa thấy Như Lai Thi-khí, các căn tịch tĩnh, dung mạođoan chánh, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹptrang nghiêm thân, mặt như mặt trời mặt trăng; thấy rồi,ông liền phát tâm hoan hỉ, tiến đến trước Thế Tôn cúilạy rồi ngồi một bên. Vị khách buôn đem bảo châu tốtrải trên Như Lai. Ngay khi ấy, ông thệ nguyện trong lòng:

- Conđem công đức này, mong sanh nơi nào được nhiều tiền của,không thiếu thốn gì, trong tay không bao giờ rỗng thiếu, chođến trong bào thai mẹ cũng chẳng để trống.

Trongkiếp này, lại có Như Lai Tỳ-xá-la-bà Chí Chân Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Bấy giờcó Trưởng giả tên Thiện Giác giàu có, nhiều tiền của,lại thỉnh Tỳ-xá-la-bà Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giácvà Tỳ-kheo Tăng. Trưởng giả ấy ít người làm. Lúc ấy,Trưởng giả đích thân tự xếp đặt các món ăn uống ngonngọt trai phạn Như Lai và thệ nguyện:

- Conđem công đức này, mong sau sanh ở đâu, thường được gặpTam Bảo không thiếu sót, thường có nhiều người làm, khiếnđời sau được gặp Thế Tôn như hôm nay.

Naytrong Hiền kiếp này, có Phật tên Câu-lưu-tôn Như Lai ChíChân Ðẳng Chánh giác xuất hiện ở đời. Bấy giờ có Trưởnggiả Ða Tài, lại thỉnh Như Lai Câu-lưu-tôn, trong bảy ngàythọ thực, Phật và Tỳ-kheo Tăng. Ông cúng dường y phục,thức ăn uống, giường chõng, thuốc men và nguyện: 'Sanh rathường được nhiều tiền của, không sanh vào nhà bần cùng,khiến con hằng được bốn món cúng dường, được bốn bộchúng, quốc vương, nhân dân trông thấy đều sùng kính. Trời,rồng, quỷ thần, nhân và phi nhân trông thấy đều tiếp rước,đãi ngộ.

CácTỳ-kheo nên biết! Bấy giờ Phạm chí Da-nhã-đạt, há làngười khác sao? Chớ xem như thế! Vì sao? Vì nay chính là Trưởnggiả Nguyệt Quang. Người chăn trâu tên Thi-bà-la đem tô lạccúng dường Phật, nay là Tỳ-kheo Thi-bà-la. Khách buôn ThiệnTài đâu phải ai xa lạ, chớ xem như thế! Nay chính là Tỳ-kheoThi-bà-la. Bấy giờ Trưởng giả Thiện Giác há là ai khác.Chớ xem như thế! Nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la. Bấy giờTrưởng giả Ða Tài, há là người khác. Chớ xem như thế!Nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la.

CácTỳ-kheo nên biết! Tỳ-kheo Thi-bà-la, phát thệ nguyện này:'Khiến tôi sanh ra hằng đoan chánh vô song, thường sanh trongnhà phú quý; khiến đời tương lai được gặp Thế Tôn. Nếungài vì tôi thuyết pháp, tôi sẽ được giải thoát, đượcxuất gia làm Sa-môn'. Do công đức này, nay Tỳ-kheo Thi-bà-lađược sanh trong nhà phú quý, đoan chánh vô song, nay gặp đượcTa, liền đắc A-la-hán. Nhưng Tỳ-kheo nên biết! Ông ta lạilấy bảo châu rải trên Như Lai, đem công đức này, nay ởtrong thai mẹ cầm hai hột châu mà ra, giá trị bằng cõi Diêm-phù-đề.Ngay ngày ông vừa sanh ra liền biết nói.

Ônglại thỉnh Như Lai Câu-lưu-tôn, mong được nhiều tôi tớ,nay đem năm trăm đồ chúng đến chỗ Ta, xuất gia học đạođắc A-la-hán.

Lạitrong bảy ngày, ông cúng dường Như Lai Câu-lưu-tôn cầu đượcbốn món cúng dường. Hôm nay chẳng thiếu y phục, thức ănuống, giường nằm, thuốc men. Do công đức này, các Tỳ-kheokhác không bì kịp. Thích-đề-hoàn-nhân tự thân đến cúngdường cấp món cần thiết, lại có chư Thiên truyền báothôn xóm, khiến bốn bộ chúng biết có Thi-bà-la là nghĩanày vậy. Trong đệ tử của Ta, người phước đức đệ nhấtlà Tỳ-kheo Thi-bà-la.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cónăm loại trượng phu mạnh mẽ, có thể chiến đấu, xuấthiện ở đời. Thế nào là năm?

Ởđây, có người mặc giáp, cầm gậy vào trận chiến đấu,từ xa thấy gió bụi liền sợ hãi. Ðó là người chiến đấuthứ nhất.

Lạinữa, hạng chiến đấu thứ hai, mặc giáp, cầm gậy muốnvào trận chiến; thấy gió bụi không sợ hãi nhưng thấy cờxí liền ôm lòng sợ hãi, không thể tiến đánh. Ðó là ngườithứ hai.

Lạinữa, hạng người chiến đấu thứ ba, mặc giáp, cầm gậymuốn vào trận chiến đấu; thấy gió bụi hay cờ xí khôngsợ hãi nhưng thấy cung tên liền sợ hãi, chẳng thể chiếnđấu. Ðó là người thứ ba.

Lạinữa, hạng người chiến đấu thứ tư, mặc giáp, cầm gậyvào trận đánh nhau; thấy gió bụi hay cờ xí hoặc cung tênchẳng sợ hãi, nhưng lúc vào trận bị người khác bắt hoặcgiết chết. Ðó là người thứ tư.

Lạinữa, hạng người chiến đấu thứ năm, mặc giáp, cầm gậymuốn vào trận đánh; thấy gió bụi, cờ xí hoặc thấy cungtên, hoặc bị người khác bắt, cho đến chết không sợ hãi,có thể đánh tan quân địch trong ngoài mà thống lãnh nhândân. Ðó là người thứ năm.

Nhưthế Tỳ-kheo! Thế gian có năm loại người này.

Naytrong chúng Tỳ-kheo cũng có năm loại người này xuất hiệnở đời. Thế nào là năm?

Hoặccó Tỳ-kheo dạo trong thôn xóm người; ông ta nghe trong thôncó phụ nữ đoan chánh vô song, mặt như màu hoa đào. Ông tanghe xong, đến giờ đắp y ôm bát vào thôn khất thực, gặpcô gái nhan sắc vô song này liền khởi dục tưởng rồi bỏba y, trả lại cấm giới của Phật, làm cư sĩ. Ví như ngườichiến đấu nọ, thấy gió bụi đã sợ hãi; Tỳ-kheo này cũngvậy.

Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe có cô gái ở trong thôn xóm đoan chánhvô song, đến giờ đắp y, ôm bát vào thôn khất thực, nếugặp nữ nhân không khởi dục. Nhưng nếu cùng cô gái ấyđùa cợt, chuyện trò thì do sự đùa cợt này, ông ta liềnbỏ pháp phục trở về làm cư sĩ. Như người thứ hai kia,thấy gió bụi không sợ, nhưng thấy cờ xí liền ôm lòngsợ hãi; Tỳ-kheo này cũng vậy.

Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn xóm có cô gái dung mạo đoanchánh hiếm có ở đời, như màu hoa đào. Ông ta đến giờđắp y, ôm bát vào làng khất thực, nếu thấy cô gái, chẳngkhởi dục tưởng, dù cùng cô gái trò chuyện cũng không khởiý dục. Nhưng cùng cô gái kia nắm tay, chạm nhau hoặc cùngnắm kéo, trong đó khởi dục tưởng, ông ta bỏ ba pháp y,trở lại làm cư sĩ, tập tành gia nghiệp; như người thứba, lúc vào trận thấy gió bụi, thấy cờ xí không sợ hãi;thấy cung tên liền ôm lòng lo sợ.

Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn xóm có cô gái mặt mũi đoanthế gian ít có. Ðến giờ, đắp y, ôm bát vào xóm khất thực;nếu ông ta thấy cô gái thì cũng chẳng khởi dục tưởng,dù cùng nói chuyện cũng không khởi dục tưởng, nếu cùngcô gái nắm kéo liền khởi dục tưởng, nhưng không bỏ phápphục mà học tập gia nghiệp; như người thứ tư vào trậnbị người bắt hoặc đoạt mạng sống, không thể ra khỏi.

Lạinữa, có Tỳ-kheo ở trong thôn xóm, ông ta nghe trong thôn cócô gái. Ðến giờ, ông đắp y, ôm bát vào làng khất thực;nếu ông ta thấy cô gái, chẳng khởi dục tưởng, dù cùngnói cười cũng không khởi dục tưởng, dù cùng nắm kéo cũngkhông khởi dục tưởng. Bấy giờ Tỳ-kheo quán ba mươi sáuthứ trong thân này dơ xấu chẳng sạch: 'Ai dính mắc vào đây?Do đâu mà khởi dục? Dục này ngừng ở đâu? Từ đầu chăng?Từ thân thể ra chăng? Quán các vật này trọn không có gìcả. Từ đầu tới chân cũng lại như thế. Những vật thuộcngũ tạng không có tưởng tượng cũng không chỗ đến'. Ôngta quán nguyên nhân chẳng biết từ đâu tới! Ông lại nghĩ:'Ta quán dục này từ nhân duyên sanh'.

Tỳ-kheoấy quán như thế rồi, tâm dục lậu hết, được giải thoát,tâm hữu lậu được giải thoát, tâm vô minh lậu được giảithoát, liền được trí giải thoát. Sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh nữa,như thật mà biết. Như người chiến đấu thứ năm kia, khôngsợ bị nạn bởi quân địch mà tự du hóa. Do đó nên nayTa nói người này xả bỏ ái dục, vào chỗ vô úy, đượcđến thành Niết-bàn.

Ðólà, này Tỳ-kheo, có năm loại người xuất hiện ở đời.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Dục,ta biết gốc ngươi,
Ýdo tư tưởng sanh,
Tưtưởng ta chẳng sanh,
Thìngươi không có được.

Nhưthế, các Tỳ-kheo! Hãy quán uế ác, dâm là hạnh bất tịnh,hãy trừ bỏ sắc dục! Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cónăm hạng người chiến đấu xuất hiện ở đời. Thế nàolà năm? Hoặc có người mặc giáp, cầm gậy vào trận chiếnđấu. Ông ta thấy gió bụi liền lo sợ chẳng dám vào trongtrận lớn kia. Ðó là hạng người thứ nhất.

Lạinữa, hạng người chiến đấu thứ hai, mặc giáp cầm gậyvào trận chiến đấu. Ông ta thấy gió bụi không sợ hãi,nhưng nghe tiếng trống đánh liền kinh sợ. Ðó là hạng ngườithứ hai.

Lạinữa, hạng người chiến đấu thứ ba mặc giáp cầm gậyvào quân chiến đấu. Ông ta thấy gió bụi không sanh sợ hãi,nếu nghe tiếng trống, tù và cũng không lo sợ. Ông ta nếuthấy cờ xí liền sợ hãi, chẳng kham chiến đấu. Ðó làngười thứ ba.

Lạinữa, người chiến đấu thứ tư mặc giáp, cầm gậy vàotrong quân chiến đấu. Nếu ông ta thấy gió bụi không sanhsợ hãi, nếu nghe tiếng trống, tù và cũng chẳng sợ sệt,nếu thấy cờ xí cũng không kinh sợ. Nhưng ông ta có thểbị người bắt và giết chết. Ðó là người thứ tư.

Lạinữa, thứ năm, có người mặc giáp cầm gậy vào trận cùngchiến đấu. Ông ta có thể nhẫn chịu, chẳng sợ khó khăn,có thể đánh bại quân địch, mở rộng bờ cõi. Ðó là ngườithứ năm xuất hiện ở đời.

Tỳ-kheonên biết! Nay Tỳ-kheo cũng có năm loại người xuất hiệnở đời. Thế nào là năm?

- Hoặccó Tỳ-kheo ở trong thôn xóm. Người ấy nghe có nữ nhân đoanchánh vô song, như màu hoa đào. Tỳ-kheo ấy đến giờ đắpy, ôm bát vào làng khất thực, không giữ gìn các căn, chẳnghộ trì pháp thân, miệng, ý. Ông ta nếu thấy nữ nhân liềnkhởi dục ý, lại bỏ cấm giới, tập pháp cư sĩ. Như ngườiđầu tiên kia, nghe tiếng gió bụi nổi lên, chẳng kham chiếnđấu, sanh lòng sợ hãi; do đây nên Ta nói người này.

Lạinữa, có Tỳ-kheo trụ ở thôn xóm. Ông ta nghe trong thôn cónữ nhân đoan chánh vô song, mặt như màu hoa đào, liền bỏcấm giới, học tập pháp cư sĩ. Như người chiến đấu thứhai kia, chỉ nghe tiếng trống, tù và mà chẳng kham chiến đấu;đây cũng vậy.

Lạinữa, có Tỳ-kheo trụ ở thôn xóm, nghe có nữ nhân ở thônxóm kia. Ông ta nghe rồi liền khởi dục ý. Nếu thấy nữnhân, ông ta không khởi dục tưởng, chỉ khi cùng nữ nhânđùa cợt, nơi đó bỏ cấm giới, tập tành pháp cư sĩ. Nhưngười thứ ba kia, xa trông thấy cờ xí liền sợ hãi, chẳngkham chiến đấu; do đây nên Ta nói người này. Ðó là ngườichiến đấu thứ ba.

Lạinữa, có Tỳ-kheo ở trong thôn xóm. Tỳ-kheo ấy nghe trong thôncó nữ nhân; nghe rồi đắp y, ôm bát vào làng khất thực,chẳng giữ gìn thân, miệng, ý. Ông ta thấy nữ nhân đoanchánh vô song, nơi đó liền khởi dục ý, hoặc cùng nữ nhânkéo níu, hoặc nắm tay, liền bỏ cấm giới, về làm cư sĩ.Như người chiến đấu thứ tư kia, ở trong đại quân bịngười bắt, mất mạng; do đó nên nay Ta nói người này.

Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn xóm có nữ nhân hiếm có ởđời. Ông ta tuy nghe như thế mà không khởi dục tưởng. Tỳ-kheoấy đến giờ đắp y, ôm bát vào làng khất thực, thủ hộthân, miệng, ý. Ông ta tuy thấy nữ nhân, không khởi dụctưởng, không có niệm tà, dù có cùng nữ nhân trò chuyệncũng chẳng khởi dục tưởng, cũng không niệm tà. Nếu cùngnữ nhân níu kéo nắm tay, lúc ấy ông ta liền khởi dục tưởng,thân, miệng, ý liền lừng lẫy. Dục ý đã lừng lẫy, trởvề lại vườn, đến chỗ Tỳ-kheo Trưởng lão, đem nhân duyênnày nói với Tỳ-kheo trưởng lão:

- ChưHiền nên biết! Nay tôi dục ý lừng lẫy chẳng thể tự kềmchế. Cúi mong (chư hiền) thuyết pháp khiến tôi thoát khỏisự nhơ nhớp bất tịnh của dục.

Bấygiờ Trưởng lão Tỳ-kheo bảo:

- NayÔng nên quán dục này từ đâu sanh? Rồi từ đâu diệt? NhưLai nói: 'Phàm người trừ dục nên dùng quán bất tịnh đểtrừ và tu hành đạo quán bất tịnh'.

Tỳ-kheoTrưởng lão bèn nói kệ:

Nếubiết tự điên đảo,
Làmtâm thêm lừng lẫy,
Nêntrừ các thức tâm,
Dụcý liền thôi dứt.

ChưHiền nên biết: dục từ tưởng sanh, vì dấy tưởng niệmliền sanh dục ý, có thể hại mình, lại hại người khác,khởi bao nhiêu tai nạn biến đổi; ở trong hiện tại nhậnkhổ hoạn này; lại ở đời sau thọ khổ vô lượng. Dụcý đã trừ, chẳng tự hại mình, cũng chẳng hại người khác,ở quả báo hiện tại chẳng chịu khổ này. Thế nên, nayhãy trừ tưởng niệm. Do không tưởng niệm liền không tâmdục, đã không tâm dục liền không loạn tưởng.

Bấygiờ Tỳ-kheo kia nhận lời dạy dỗ như thế. Liền tư duytưởng bất tịnh. Do tư duy tưởng bất tịnh, lúc ấy tâmhữu lậu được giải thoát đến chỗ vô vi, như người thứnăm kia mặc giáp, cầm gậy vào trận chiến đấu. Ông ta thấyđịch không hề sợ hãi. Nếu có người đến hại, tâm ôngta không di động; có thể phá dẹp giặc cướp bên ngoài,vào trong đất nước người khác. Do vậy, nên nay Ta nói ngườinày có thể phá chúng ma, trừ các loạn tưởng, đến chỗvô vi. Ðó là người thứ năm xuất hiện ở đời.

Tỳ-kheonên biết! Thế gian có năm loại người này xuất hiện ởđời. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy nhớ tu hành, dục là tưởngbất tịnh. Như thế các Tỳ-kheo! Hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Phàmngười quét đất thì có năm việc chẳng được công đức.Thế nào là năm? Ở đây, người quét đất chẳng biết ngượcgió, chẳng biết thuận gió, lại chẳng gom nhóm, chẳng trừphần, chỗ đất quét lại chẳng sạch sẽ. Ðó là, này Tỳ-kheo!Người quét đất có năm việc chẳng được công đức lớn.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Người quét đất thành tựu năm công đức.Thế nào là năm? Ở đây, người quét đất biết lý thuậngió, ngược gió, cũng biết gom nhóm, cũng có thể trừ bỏchẳng để dư sót, khiến đất hết sức sạch sẽ, tốt đẹp.

Ðólà, Tỳ-kheo! Có năm việc này thành tựu công đức lớn. Thếnên, các Tỳ-kheo! Nên trừ năm việc trước, tu năm pháp sau.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Phàmngười quét tháp thì có năm việc chẳng được công đức.Thế nào là năm? Ở đây, có người quét tháp chẳng lấynước rưới đất, chẳng trừ bỏ ngói đá, chẳng sửa đấtcho bằng phẳng, chẳng quét đất nghiêm chính, chẳng trừbỏ nhơ nhớp. Ðó là, này Tỳ-kheo! Người quét tháp chẳngthành tựu năm công đức.

Tỳ-kheonên biết! Người quét tháp thành tựu năm công đức. Thếnào là năm? Ở đây người quét tháp lấy nước rưới đất,trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang,trừ bỏ nhơ nhớp. Ðó là này Tỳ-kheo! Có năm việc khiếnngười quét tháp được công đức. Thế nên, các Tỳ-kheo!Muốn cầu công đức, nên hành năm việc này. Như thế, cácTỳ-kheo nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườidu hành nhiều có năm gian nan. Thế nào là năm? Ở đây, ngườithường du hành không tụng giáo pháp, quên mất giáo pháp đọctụng, chẳng định được ý, đã được tam-muội lại quênmất, nghe pháp không thể giữ gìn. Ðó là, này Tỳ-kheo! Ngườidu hành nhiều có năm việc khó này.

Tỳ-kheonên biết! Người không du hành nhiều có năm công đức. Thếnào là năm? Pháp chưa từng đắc sẽ được đắc pháp, đượcrồi chẳng quên nữa, nghe nhiều có thể gìn giữ, hay đượcđịnh ý, đã được tam muội không bị mất nữa.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Người không du hành nhiều có năm công đứcnày. Thế nên, các Tỳ-kheo! Chớ nên du hành nhiều. Như thế,các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó Tỳ-kheo ở hoài một chỗ, sẽ có năm điều phi pháp. Thếnào là năm? Ở đây, Tỳ-kheo ở một chỗ, ý sẽ dính mắcvào nhà cửa sợ người khác chiếm đoạt; hoặc ý đắm mếntài sản lại sợ người đoạt; hoặc chứa nhiều vật giốngnhư người đời; tham mến người thân, không muốn cho ngườikhác đến nhà người mình thân; thường cùng cư sĩ qua lại.Ðó là, này Tỳ-kheo! Người ở một chỗ có năm điều phipháp này. Thế nên, các Tỳ-kheo! Nên cầu phương tiện, chớtrụ một chỗ. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườikhông ở một chỗ có năm công đức. Thế nào là năm? Khôngtham nhà cửa, không tham đồ vật, không chứa nhiều tài vật,chẳng dính mắc thân tộc, chẳng cùng cư sĩ qua lại giao thiệp.Ðó là, này Tỳ-kheo! Người không trụ một chỗ có năm côngđức này. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện hànhnăm việc này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Ma-kiệt, bên hồ Quang Minh.

Bấygiờ Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳ-kheo năm trăm người,đi du hóa trong nhân gian. Khi ấy, Thế Tôn thấy một cây lớnbị lửa đốt cháy. Thấy rồi, Như Lai đến ngồi dưới mộtgốc cây. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thàđem thân nhảy vào lửa này hay thà cùng nữ nhân đoan chánhgiao thiệp?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thàcùng nữ nhân giao thiệp chứ chẳng nên nhảy vào lửa này.Vì sao thế? Lửa này nóng độc không thể tính kể, nó chấmdứt mạng sống của mình, chịu khổ vô lượng.

ThếTôn bảo:

- NayTa bảo cho các Thầy: Chẳng phải hạnh Sa-môn mà nói là Sa-môn,chẳng phải người Phạm hạnh mà nói là Phạm hạnh, chẳngnghe Chánh pháp mà nói ta nghe pháp, không có pháp thanh bạch.Người như thế, thà nhảy vào lửa này chứ chẳng cùng nữnhân giao thiệp. Vì sao? Thà chịu đau khổ này, chứ chẳngvì tội này khiến vào trong địa ngục, chịu khổ vô lượng.

Thếnào Tỳ-kheo! Nên chịu người lễ bái cúng kính hay thà khiếnngười đem kiếm bén chặt tay chân?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thàchịu cung kính lễ bái, chẳng cho người lấy kiếm chặt chântay. Vì sao? Chặt tay chân, đau đớn không kể nổi.

ThếTôn bảo:

- NayTa bảo các Thầy: Chẳng phải hạnh Sa-môn mà xưng là Sa-môn,chẳng phải người Phạm hạnh mà nói là Phạm hạnh, chẳngnghe Chánh pháp mà nói rằng nghe Chánh pháp, không hạnh thanhbạch, dứt hết gốc lành. Người như thế, thà gieo mình chịukiếm bén này chứ không để không giới mà nhận người cungkính. Vì sao thế? Cái đau này chỉ trong khoảnh khắc, cònđau khổ ở địa ngục không thể tính kể.

Thếnào Tỳ-kheo! Thà nhận y phục của người hay thà lấy mảnhsắt nóng quấn quanh mình?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thànhận y phục của người chứ chẳng chịu sự thống khổnày. Vì sao thế? Ðiều này độc hại, đau khổ không thểtính kể.

ThếTôn bảo:

- NayTa lập lại một lần nữa cho các Thầy biết: Người khônggiới hạnh, thà lấy mảnh sắt nóng quấn vào mình, chớ chẳngnên nhận y phục của người. Sở dĩ như thế vì sự thốngkhổ này chỉ trong chốc lát, còn đau khổ trong địa ngụcthì không thể tính kể.

Thếnào, Tỳ-kheo! Thà nhận thức ăn của tín thí hay thà nuốthoàn sắt nóng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thànhận thức ăn của tín thí, chứ không thể nuốt hoàn sắtnóng. Sở dĩ như thế vì sự đau đớn này không có chỗ khamnổi.

ThếTôn bảo:

- NayTa bảo các Thầy: Thà nuốt hoàn sắt nóng chứ chẳng nênkhông có giới hạnh mà nhận người cúng dường. Vì sao thế?Vì nuốt hoàn sắt nóng chỉ đau khổ trong chốc lát, chứchẳng nên không giới hạnh thọ người tín thí.

Thếnào Tỳ-kheo! Thà nhận giường chõng của người hay thà nằmtrên giường sắt nóng?

CácTỳ-kheo đáp:

- BạchThế Tôn! Chúng con thà nhận giường chõng của người, chứkhông nằm trên giường sắt nóng. Sở dĩ thế vì điều nàyrất độc hại, đau đớn không thể tính kể.

ThếTôn bảo:

- Ngườingu si kia không có giới hạnh, chẳng phải Sa-môn mà nói làSa-môn, không có Phạm hạnh nói tu Phạm hạnh thì thà nằmtrên giường sắt nóng, chẳng đem không có giới hạnh màthọ người tín thí. Sở dĩ như thế vì nằm trên giườngsắt nóng chịu khổ chốc lát, không do vô giới mà thọ ngườitín thí.

Tỳ-kheonên biết! Hôm nay Ta xem chỗ hướng đến của người khônggiới hạnh. Nếu người ấy ở nhân gian thì hình hài khôhéo, hộc máu mà chết; không cùng nữ nhân giao du, không cóđức nhận người kính lễ, không nhận được y phục, thứcăn uống, giường chõng, thuốc men của người. Vì ngườivô giới này chẳng xem tội đời trước, đời sau, chẳngđoái hoài đến mạng căn nên phải chịu sự đau khổ này.Người không giới hạnh sẽ sanh trong ba đường ác. Vì saothế? Vì tạo hạnh ác nên bị đưa đến đây.

Hômnay Như Lai quán sát chỗ thú hướng của người làm lành,ngay cho dù người ấy trúng độc hay bị thương bởi đao kiếm,tự cắt đứt tính mạng. Vì cớ sao? Muốn bỏ thân này, hưởngphước cõi trời, sẽ sanh vào cõi lành, do chịu quả báo đờitrước khiến hạnh lành đưa đến.

Thếnên, Tỳ-kheo! Nên nhớ tu hành giới thân, định thân, tuệthân, giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân. Muốn khiếnđời này được quả báo, được đạo cam lộ thì dù chocó nhận y phục, thức ăn uống, giường chõng, thuốc men cũngkhông lầm lỗi, lại khiến đàn việt được phước vô cùng.Như thế, các Tỳ-kheo! Hãy học điều này.

LúcPhật thuyết pháp này, sáu mươi Tỳ-kheo được lậu tận,ý giải; sáu mươi vị bỏ pháp phục trở về làm cư sĩ.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Nămvua và Nguyệt Quang,
Thibà - Hai chiến đấu,
Haiquét - Hai hành pháp,
Ðiở có hai loại,
Câykhô ở sau cùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567