Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ

12/04/201107:13(Xem: 7574)
Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ

THIỀNTÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyêntác:Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
ChùaViênGiác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu– Úc Châu ấn tống 2008

Chươnghai:
Tự Viện,Tăng Lữ, Nghi Lễ

III. Tự Viện,Tăng Lữ, Nghi Lễ

III.1 LưỡngĐại Bổn Sơn

III.1.1TàoĐộng Tông Không Có Tổng Bổn Sơn

TôngTào Động đặc biệt chỉ có hai Đại Bổn Sơn cũng có lúcgọi là Lưỡng Đại Bổn Sơn hay gọi tắt là Lưỡng Sơn,không gọi là Tổng Bổn Sơn, Biệt Cách Bổn Sơn hoặc BổnSơn. Có tất cả 15.000 ngôi chùa thuộc hai Đại Bổn Sơn nầy,cho nên cũng có thể nói rằng chỉ có một Tông Tào Độngmà thôi, không có phái riêng như trường hợp của Tịnh ĐộChơn Tông. Tông Tào Động là một Giáo Đoàn lớn đại biểutrong các Tông phái Phật Giáo Nhật Bản, trong khi đó TịnhĐộ Chơn Tông có tất cả 10 phái nhỏ như: phái Otani, pháiHonganji, phái Takada v.v... Nếu so sánh với các Tông phái khác,Tông Tào Động dù không có phái song cũng có thể gọi chunglà Tông, mà hai Đại Bổn Sơn được xem là trung tâm bậcnhất, có khoảng 15.000 ngôi chùa chung quanh, đặc biệt khôngchia một phái nào cả.

HaiĐại Bổn Sơn: chùa Vĩnh Bình ở Huyện Fukui, phường Fukuijivà chùa Tổng Trì ở huyện Kanagawa, thành phố Yokokamawa, HạcKiến. Nếu Chùa Vĩnh Bình là nơi phát xuất của Tông Môn,là Đại Bổn Sơn có chiều dài lịch sử lâu đời, thì ChùaTổng Trì chính là nơi phát triển của giáo đoàn, là cơ sởĐại Bổn Sơn vô cùng to lớn.

III.1.2Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự

ChùaVĩnh Bình, Đại Bổn Sơn Kiết Tường Sơn của Tông Tào Độngtọa lạc ở Ba Đa Dã Nghĩa Trọng, huyện Fukui, quận Yoshida,phố Eheji Chí Tỉ, do Thiền Sư Đạo Nguyên khai sơn vào nămKhoan Nguyên nguyên niên . Thưở ấy, Thiền Sư Đạo Nguyênrời chùa Hưng Thánh, trong rừng sâu của Kyoto ra Việt Tiền(Etsugo), lưu trú tại Chùa Kiết Phong và Chùa Tản Tùng Phong.
Tháng7,năm Khoan Nguyên thứ hai, Ngài bắt đầu xây dựng Chùa TảnTùng Phong Đại Phật Tự cho đến tháng 6 năm Khoan Nguyên thứ4 đổi Đại Phật Tự thành Vĩnh Bình Tự. Tháng 11 năm BảoTrị thứ 2 đổi Tản Tùng Phong thành Kiết Tường Sơn, bởivì Thiền Sư Đạo Nguyên cho rằng Vĩnh Bình chính là phươngdanh truyền thừa chánh pháp thiết thực từ Đức Thích Tôn,từ đó trở thành Tổng Bổn Sơn của Phật Giáo Nhật Bản,một đạo tràng trang nghiêm, lợi lạc và vĩnh cữu của Thiền.

Baobọc ba bên Chùa Vĩnh Bình là núi. Có con sông nhỏ nước chảyêm đềm trông giống như một cảnh tiên ở phía nam. Vườnchùa rộng khoảng 330.000 mét vuông (100 mẫu), trong đó có tấtcả 70 cơ sở, xây dựng khang trang. Mô hình kiến trúc Chùagồm có Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, Tăng Đường,Khố Viện, Dục Thất, Đông Ty và Thất Đường Già Lam. Ngoàira còn có Thừa Dương Điện (nơi thờ Thiền Sư Đạo Nguyên),Chúng Liêu (chỗ đọc sách của học Tăng), Tiếp Tân (nguyênthỉ là nơi tiếp khách, bây giờ là nơi cư trú của chư Tăngđến tham học), Bất Lão Các (phòng trụ trì). Ở chùa VĩnhBình nơi ở của vị Trụ Trì gọi là Bất Lão Các, DiệuCao Đài (phòng của vị trụ trì tiếp khách quý), Đại QuangMinh Tạng nơi gặp gỡ của Tín Đồ với vị Trụ Trì. Nơiđây có phòng rộng để thuyết pháp. Tản Tùy Các (phòng rộngđể tham bái), Bồ Đề Tọa (chỗ lãnh đạo của vị Tăng,nơi đề xướng việc giảng nghĩa tu hành cho các vị Tăng),Từ Đường Điện (nơi để thờ bài vị của Tín Đồ), XáLợi Điện (nơi để cốt của Đàn Tín Đồ), Kiết TườngCác (phòng nghiên cứu tu học của Tín Đồ), Nhứt Hoa Tạng(kho để đồ quý báu), Kinh Tạng (tất cả các Kinh và cácKinh bản Thiên Hải để ở đây), Sắc Sứ Môn ( nơi đónkhách, cửa ra vào của vị Trụ Trì). Ngoài ra còn có lầuchuông và những tòa nhà khác nữa. Diện tích toàn ngôi vườnlà 450 mẫu. Trải qua lịch sử 700 năm, không biết bao nhiêulần tang thương tuế nguyệt, hỏa tai, chiến loạn, nhưng ngôichùa vẫn còn đó như dương cao ngọn pháp đăng bất tuyệt,được 70 đời Trụ Trì. Tại đó, dòng thời gian vẫn trôiqua như mây nước mênh mang lưu ảnh hơn 200 đời sống tu hànhphạm hạnh.

Cótấm hoành “Tào Động Tông Đệ Nhất Đạo Tràng”, do ThiênHoàng Hậu Viên Dung thời Bắc Triều đời thứ 5 , sắc chỉ,treo trên lầu của Sơn Môn (Tam Quan). Huy hiệu của chùa làThế Long Đảm cũng là huy hiệu của Komazawa Gakkuen, đượclàm từ thời Meiji, mà Thế Long Đảm thuộc Cửu Ngã Long Đảm(Koga Rindo), chính là ngôi nhà mà Thiền Sư Đạo Nguyên sanhra. Bảo vật trân quý của Chùa là bút tích “Phổ KhuyếnTọa Thiền Nghi” của Thiền Sư Đạo Nguyên, ngày nay trởthành quốc bảo. Có một Đại Hồng Chung đúc vào năm GiaLịch (Karyaku) thứ 2 bây giờ trở thành di sản văn hóa củaquốc gia. Chùa còn lưu giữ 572 bản khắc gỗ của 95 quyển“Chánh Pháp Nhãn Tạng”, gọi là “Thiên Hải Bản NhứtThiết Kinh“ gồm 6323 quyển. Ngoài ra, còn có bức họa “ThúDã Thâm U Bút Tứ Quý Hoa Điểu Đồ” (thú rừng u tịch vẽhoa chim bốn mùa) và nhiều tranh họa trong bốn mùa khác nữa.Từ đó đến nay, có rất nhiều vị Tăng hoặc từ nướcngoài đến hoặc ở trong nước thuộc Tông Tào Động đãdu hành khắp nơi để hoằng hóa khai sơn và khuyến tấn mọingười nổ lực tu hành và sống Đạo, do vậy phải công nhậnrằng Chùa Vĩnh Bình chính là ngôi tự viện nhiệm mầu đểmọi người đến tu học, tham thiền, mà cửa Chùa luôn luônrộng mở đón chào những ai đang cần tu học.
ỞTokyo, có Biệt Viện thuộc Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự tênlà Tokyo Betsuen, Trường Cốc Tự Chokokuji, Tokyoto Minatonku Nihimafu.Tại Nagoya, có Nagoya Biệt Viện, Hộ Quốc Viện (Gokokkuin),Nagoyashi, Higashinku Boikecho, thuộc Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự.

Ngoàira, còn có các trung tâm Học hiệu như trường Komazawa Gakkuen(Komazawa, Nữ Đại Học ngắn hạn, trong đó có Ấu Trỉ Viên= Vườn Trẻ); Komazawa Gakkuen Nữ Trung Học đệ nhị cấp;Komazawa Nữ Đại Học ngắn hạn (2 năm); Komazawa Nữ ĐạiHọc nằm tại Tokyoto, Waragiyoshi, Itahama), những nơi nầy dànhriêng cho nữ sinh đủ mọi ngành (tất cả các Gakkuen = họcviên).

III.1.3Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự

ĐạiBổn Sơn của Tông Tào Động là Chùa Chư Nhạc Sơn Tổng Trì,Kanagawaken, Yokohamashi, khu Hạc Kiến, Hạc Kiến, do Thiền SưOánh Sơn Thiệu Cẩn (Keizan Jokin) khai sơn. Trước đó, là chùanhỏ tên là Chư Khâu Quán Âm Đường của Luật Sư Đinh Hiền(Joken) đệ tử của Tông Chơn Ngôn cúng, sau đó tên Chùa đổitheo tên núi gọi là Tổng Trì Tự. Chùa thành lập năm NguyênHưởng (Genko) nguyên niên vốn thuộc huyện Ishikawa, quận FugeshiMonmaecho. Đến năm Minh Trị thứ 31 Chùa bị cháy, cho nên thiêndi đến địa điểm hiện tại vào năm Minh Trị thứ 40 cókhuôn viên rộng 300.000 mét vuông (độ khoảng chừng 100 mẫu)và có 10 tòa nhà được xây dựng. Nơi đây có 200 học tăngtu hành thường nhật tạo nên không gian Thiền rất nổi bậtở vùng Kanto. Ngoài ra, hoạt động của Chùa cũng có tínhcách thế giới nữa. Nét kiến trúc của Chùa mô phỏng vàphục hoạt theo nét Chùa xưa ở Kanagawaken. Được gọi làTổ Viện Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự của Tông Tào Độngvì thờ Tổ Sư Oánh Sơn ngay gian trước cửa vào. Chùa thậttrang nghiêm, u ẩn, yên tĩnh, có nhiều Vân Thủy Tăng (Tănghành cước) lui tới để lễ bái và tưởng niệm Tổ khaisơn.

Ngượclại với Chùa Vĩnh Bình, Chùa Tổng Trì nằm ở địa phươngHạc Kiến, ngay trong khu đô thị của phố Yokohama có tínhcách quốc tế, nơi được nhiều người đến, nhưng tầmquan trọng và ý nghĩa của hai Đại Bổn Sơn, phải nói rằng,đều có ảnh hưởng tốt đẹp như nhau. Kiến trúc Sơn Môn,Phật Điện, Pháp Đường, Tăng Đường, Khố Viện, Dục Thất,Đông Ty..., của Chùa Tổng Trì đều mang phong cách đặc biệt.Duy chỉ có Pháp Đường của Tổng Trì đặc biệt gọi làTổ Sư Đường có kiến trúc vĩ đại với chiều dài 55,5mét, chiều ngang 47,2 mét, có một tầng trên và một tầnghầm nằm dưới mặt đất, tổng diện tích 6.611 mét vuông,có trải 1000 chiếc chiếu (Tatami), chiều cao từ dưới sànnhà đến đòn dông là 36 mét. Gian giữa thờ vị khai sơn TổSư Oánh Sơn. Hai bên thờ chư liệt vị Tổ Sư kế thừa, màđây cũng là giảng đường thuyết pháp thật là to lớn. Ngoàira, còn có Truyền Đăng Viện (nơi thờ Ngài Oánh Sơn ThiềnSư), Phóng Quang Đường (nơi thờ bài vị của Đàn Na TínĐồ), Thường Chiếu Điện (nơi thờ cốt của Đàn Na TínĐồ), Ngự Linh Điện (nơi thờ Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng và8 đời Thiên Hoàng của Nam Triều). Tử Vân Đài (phòng kháchđể Trụ Trì tiếp các vị Trụ Trì cũng như Phật Tử TínĐồ trên toàn quốc, tiếp các công chức). Khiêu Long Thất(phòng vị Trụ Trì tiếp khách), Thiên Chơn Các (phòng khách),Đài Phụng Quán (nơi ở tạm của khách), Tam Tùng Các (nơinghiên cứu của Phật Tử Tín Đồ). Chúng Liêu, Bảo VậtĐiện, Chung Cổ Lầu, Sắc Sứ Môn v.v...

NămNguyên Hưởng thứ 2 đời thứ 96, Hậu Đề Hồ Thiên HoàngChùa được vua ban hiệu là “Nhật Bản Tào Động Sắc TửXuất Thế Chi Đạo Tràng”. Tông Tào Động có tất cả 15.000ngôi chùa trực tiếp thuộc Chùa Tổng Trì của Ngài Oánh SơnThiền Sư.

Vậttrân quý của chùa là nét bút “Tổng Trì Tự Trung Hưng DuyênKhởi” của Oánh Sơn Thiền Sư cũng là bảo vật văn hóaquốc gia. Ngoài ra, còn có bức tượng Thiền Sư Oánh Sơn,do ông Maeda Richa họa. Còn có bức họa như Lạc Tú Đại PhápBị, Cao Ly Phật Họa Đề Bà Đạt Đa rất quý, là nhữngbảo vật di sản văn hóa và nhiều vật quý giá không thểtả hết, ngày nay tất cả đều được cất giữ trong BảoVật Điện.

Huyhiệu của chùa là 57 cây ngô đồng, không ai biết nguyên dovà xuất xứ thế nào, song được bảo tồn kỹ lưỡng. Truyềnthuyết cho rằng Thiền Sư Oánh Sơn thọ nhận pháp y từ NgàiNga Sơn tại chùa Tổng Trì cho nên mô phỏng theo màu “ĐồngTrúc Lăng Cáp Sắc”, tức là màu trà nhạt, lông chim bồcâu. Cũng có truyền thuyết khác cho rằng Tổng Trì Tự đãđược sắc phong từ đời Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng.

III.1.4Chùa có các Biệt Viện

- ĐạiBổn Sơn Tổng Trì Tự Tổ Viện thuộc Ishikawaken, quận PhụngChí, Môn Tiền Đinh, huyện Ishikawa,
-Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự Bắc Hải Đạo Biệt Viện vàPháp Nguyên Tự - Bắc Hải Đạo, quận Tùy Tiền, phố TùngTiền, Bắc Hải Đạo (Hokkaido)
-Truyền Tẩu Viện (Densoen), nơi làm việc tại Cảng Khu, ChiÁi Thạch Đinh,Tokyo
-Học Hiệu Pháp Nhơn Tổng Trì Tự Gakkuen gồm có: Tam TùngẤu Trỉ Viên, Hạc Kiến Nữ Tử Trung Học Hiệu, Hạc KiếnNữ Tử Cao Đẳng Học Hiệu, Học Kiến Nữ Tử Thành NhơnHọc Hiệu, Hạc Kiến Nữ Tử Đoản Kỳ Đại Học, Hạc KiếnĐại Học. Tổng Trì Tự Bảo Dục Viên, Hạc Kiến Tổng HợpBệnh Viện, Mẫu Tử Liêu, Hội Tham Thiền ngày Chủ Nhậtv.v... với mục đích phụng sự và xây dựng một xã hộitự do bình đẳng và mọi người được cống hiến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]