Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bổn Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

12/04/201107:13(Xem: 8211)
2. Bổn Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương một:
Tôn Giáo của Chúng Ta
Tào Động Tông

II. Tào Động Tông Và Lịch Sử Hình Thành

II.2 Bổn Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

II.2.1 Bổn Tôn là gì?

Tông Tào Động kính ngưỡng Bổn Tôn là Đức Thích Tôn, bậc khai Tổ của Phật Giáo. Trong tác phẩm “Tào Động Tông Chế”, chương “Tào Động Tông Hiến”ghi rằng: “Bổn Tôn chính là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật”, nói rõ hơn Đức Thích Ca Như Lai là vị Đại Hòa Thượng. Thật ra, các Tông phái khác cũng dùng chữ Bổn Tôn, như Ngài Nhật Liên Thánh Nhơn (Nichiren Shonin) viết về ý nghĩa của chữ nầy thành một quyển sách rất nổi tiếng đó là “Quán Tâm Bổn Tôn Sao”. Đặc biệt, với Mật Giáo, Bổn Tôn là Đức Phật, tọa vị giữa Mạn Đà La, thế nhưng với Thiền Tông, đặc biệt Tông Tào Động, danh từ nầy trước đây, ít được sử dụng, bằng chứng không thấy xuất hiện trong những trước tác của Thiền Sư Đạo Nguyên, mà mãi đến giữa thời Minh Trị (Meiji), Tông Tào Động phân tích tác phẩm “Tu Chứng Nghĩa” của Thiền Sư Đạo Nguyên thành bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng, 95 quyển, xoay quanh những chủ đề về tín ngưỡng, trước nhất là vấn đề Bổn Tôn. Ở đây, Bổn Tôn không có nghĩa là đối tượng lễ bái tín ngưỡng mà thâm sâu hơn là đức Phật được tín thành như là trung tâm tôn kính.

Có nhiều loại Bổn Tôn của Tông Phái như Bổn Tôn cá nhân, điển hình những hình tượng tháp của đàn tràng. Bổn Tôn của Tông Phái là vị giáo chủ, mà các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản đều có Bổn Tôn riêng, nhiều khi không phải là giáo chủ, ví dụ:

Bổn Tôn của Tông Hoa Nghiêm là Kinh Hoa Nghiêm, do Đức Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết.

Bổn Tôn của Thiên Thai Tông là Phẩm Như Lai Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết.

Bổn Tôn của Tông Chơn Ngôn là Kinh Đại Nhật, do Đại Nhật Như Lai thuyết.

Bổn Tôn của Tông Tịnh Độ hay Tịnh Độ Chơn Tông, Thời Tông là Ba Kinh Tịnh Độ, do Đức A Di Đà Như Lai thuyết.

Bổn Tôn của Tông Dung Thông Niệm Phật lấy Đức A Di Đà Như Lai làm trung tâm và mỗi mỗi vị Trời sẽ thành Như Lai.

Bổn Tôn của Tông Lâm Tế, Tông Hoàng Bích là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bổn Tôn của Tông Nhật Liên là Kinh Pháp Hoa, do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết vào thời rất xa xưa.

II.2.2 Bổn Tôn Lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Làm Đại Hòa Thượng

Xin lập lại, Bổn Tôn của Tông Tào Đông là Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Đại Hòa Thượng, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyên viết: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Đại Hòa Thượng là giáo chủ thế giới Ta Bà”. Thật ra, Tông Tào Động cung kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Hòa Thuợng, cho nên từ đó về sau chỉ xưng Phật là Thích Tôn. Thế nhưng, dù Thiền sư Đạo Nguyên có quan điểm “Thích Tôn”, song trong tác phẩm của ngài hầu như không nói về Bổn Tôn, cũng không viết về Bổn Tôn, trong khi những quan niệm về Thích Tôn, về Phật Thân luôn luôn phải thấy Thích Tôn và nhìn theo cái nhìn của Đức Phật. Điều nầy phải thừa nhận rằng, những quan niệm ấy ở phương diện và góc độ khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa một chiều nào đó, thì thật là khó lãnh hội, hay nói cách khác, cho dù Bổn Tôn của Tào Động Tông là Đức Thích Tôn, phải chăng chư Phật đều giống như Thích Tôn? Lý giải vấn đề thật không đơn thuần tí nào.

Đa số các học giả của Tào Động Tông đều cho rằng Bổn Tôn của một tôn là Đức Thích Tôn song lý giải có mỗi cách trình bày riêng biệt quá đơn giản làm thay đổi quan niệm về Bổn Tôn.

II.2.3 Nhiều Cách Giải Thích Về Bổn Tôn

Thứ nhất, có thuyết cho rằng Bổn Tôn, theo Thiền Sư Đạo Nguyên, Pháp Thân Phật cũng là Bổn Tôn của mình, bởi vì Pháp Thân Phật tròn đầy mọi nơi, vượt khỏi thời gian, không gian, không có bắt đầu, cũng không có cuối cùng, không có hình dạng, màu sắc. Có thể hiểu đơn giản rằng Pháp Thân Phật chính là đời sống của toàn vũ trụ, mà con người đang sống ở trong đó, như quan niệm Đức Tỳ Lô Giá Na Phật của Tông Hoa Nghiêm và Đức Đại Nhật Như Lai của Tông Chơn Ngôn.

Thứ hai có thuyết cho là Ứng Thân Phật của Đức Thích Tôn. Ứng Thân Phật có nghĩa là vì cứu khổ cho chúng sanh, vì gia trì cho những người tu hành chưa thuần thục mà Đức Thích Tôn thị hiện làm Phật. Thật ra, nếu so sánh với Pháp Thân Phật, Ứng Thân Phật thấp hơn nhiều, song Phật không phải chỉ có Ứng Thân mà còn có Pháp Thân và Báo Thân nữa. Báo Thân là thân thọ nhận kết quả tu hành trong quá khứ. Tuy nhiên, gọi là Ứng Thân trong ba thân chỉ là một cách nói về sự thị hiện của Đức Thích Tôn mà thôi. Ngoài ra, trong ba thân đó lấy bất cứ thân Phật nào làm Bổn Tôn, những Tôn khác cũng được đề xướng như nhau. Đây là điểm chung, cũng có thể hiểu rằng, không phải là điều cá biệt của Tào Động Tông.

Thứ ba, về sau, tín đồ Phật Giáo căn cứ vào quan điểm Thích Tôn và Phật Thân để giải thích, lý luận về thân Phật, song theo lối giải thích trước, không cần phải phân chia ba thân của Đức Thích Tôn, thân nào là Bổn Tôn, bởi vì không những chỉ có Pháp Thân Phật, chẳng phải chỉ có Báo Thân Phật, mà cũng không hẳn là Ứng Thân Phật. Hơn nữa, không dựa vào quan niệm Phật Thân mà căn cứ vào lịch sử để lý giải quan niệm Thích Tôn là Bổn Tôn.

Thứ tư, dù trong lịch sử có đức Thích Tôn tọa thiền dưới cội Bồ Đề, giác ngộ tuệ giác siêu việt, song có thuyết lại cho rằng thị hiện của Đức Thích Tôn là Đức Phật cho nên vị Thầy giảng dạy hiện tại cho chúng ta cũng là Bổn Tôn. Cụ thể hơn, thân thể phàm tình của vị Thầy đang tu hành, trụ trì chùa và giảng pháp là Bổn Tôn thật của chúng ta.

Thứ năm, có thuyết cho rằng dù Tông Chơn Ngôn, Tông Thiên Thai, Tông Tịnh Độ, Tông Tịnh Độ Chơn Tông, tọa thiền vẫn là phương pháp tu hành căn bản của Phật Giáo, do vậy Bổn Tôn của Tông Tào Động cũng là tọa thiền.
Tóm lại, có nhiều luận thuyết về Bổn Tôn được đề cập, song dù thế nào đi chăng nữa, tác phẩm của Thiền Sư Đạo Nguyên đã vẽ ra cho chúng ta con đường giải thoát rất hiện thực, qua các quan điểm như Phật Thân, Thích Tôn vô cùng sâu rộng. Hẳn nhiên, không đơn giản để kết luận cái nào đúng, cái nào sai một cách phiến diện được.

II.2.4 Với Việc Tọa Thiền Bổn Tôn Là Đức Thích Tôn

Nguyên bản chương “Biện Đạo Thoại” của tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” bằng thể văn vấn đáp còn sót lại tại chùa Chánh Pháp (Shoboji), thành phố Mizuzawa thuộc tỉnh Iwate, cho biết rằng Thiền Sư Đạo Nguyên có lý giải về Bổn Tôn ở phần giáo chủ luận, thật là hy hữu. Căn cứ vào đó cho thấy quan điểm của Thiền Sư Đạo Nguyên về Bổn Tôn rằng: Đức Thích Tôn ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề, chứng đắc giác ngộ hoàn toàn. Hơn nữa, quan niệm thông thường cho rằng Ứng Thân Phật chính là Đức Thích Tôn, song theo Thiền Sư Đạo Nguyên Ứng Thân Phật không phải là Đức Thích Tôn. Ứng Thân Phật cũng phải thọ lãnh giới một cách nghiêm mật. Như vậy, lối giải thích ba thân không rời nhau chỉ cho Đức Thích Tôn lịch sử hoàn toàn không phù hợp.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng dù Đức Thích Tôn lịch sử ám chỉ Đức Thích Tôn có tính cách nhân gian đi nữa, Đức Thích Tôn ấy vẫn không thoát ra khỏi sự khổ não có tính cách thế gian ấy, bởi vì trên phương diện siêu việt tuyệt đối, Phật không phải chỉ duy nhất có tính cách thần linh mà Phật là bậc trí tuệ, từ bi, là một con người siêu việt, có nhân cách cao tột.

Đức Phật là Đức Thích Tôn, mà Bổn Tôn Đức Thích Tôn phải có lòng từ vô biên như đấng cha lành; Phật là Thích Tôn, một bậc Thầy vĩ đại; Phật là vị Đại Hòa Thượng, bậc Tiền Bối, xa hơn Phật là mục tiêu và lý tưởng hướng đến; Phật chính là Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai vậy.

II.2.5 Bổn Tôn Đang Sinh Động

Đặc biệt, sùng bái, tín ngưỡng, lễ bái không phải là Bổn Tôn, mà chỉ lễ nghi ấy biểu hiện được Đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thôi. Có một bài ca của Thiền Sư Đạo Nguyên được truyền lại như sau:
“Sắc màu của núi, tiếng động của suối,
tất cả đều là Thích Ca Mâu Ni của chúng ta.
Âm thanh cũng như vậy”.
Những câu nầy được ngâm vịnh ở chùa Vĩnh Bình, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyên có thời gian tu tập ở chùa Vĩnh Bình, cho nên ca ngợi Chùa Vĩnh Bình là nơi đầy đủ nhân duyên cảm ứng âm thanh và hình tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Có một bài thơ khác còn sót lại của Thiền Sư Đạo Nguyên là:
“Cỏ trong am,
dẫu ngủ hay thứ,
cũng lên rạng ngời,
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Những vần thơ nầy cũng thường được ngâm ở chùa Vĩnh Bình. Có thể trong thời gian tu tập ở Chùa Vĩnh Bình, dù ngủ hay thức hầu như tâm thức Ngài lúc nào cũng đầy ắp câu niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, cho nên có những vần thơ ấy.
Tông Tào Động thực hành pháp niệm danh hiệu Bổn Tôn, hoặc niệm Phật, mà như trên đã thuật, câu niệm ấy rõ ràng là danh hiệu Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

II.2.6 Bổn Tôn Không Rời Khỏi Thân Nầy

Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự tại huyện Fukui, bởi vì bổn sư của Ngài là Thiền Sư Như Tịnh, người Trung Hoa cho nên cách trang trí và thờ tự chùa Nhật lấy nguyên mẫu của chùa Cảnh Đức (Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự) ở Trung Hoa. Với Thiền Sư Động Sơn, Chùa Vĩnh Bình là Tiểu Thiên Đồng vậy. Trên đòn dông tại La Hán Đường của Thiên Động Sơn Cảnh Đức Tự có viết rằng: “Đây là chốn Tuyết Sơn”.

Tuyết Sơn là dãy núi thuộc Hi Mã Lạp Sơn ở Ấn Độ, song với họ, không phải chỉ giới hạn ý nghĩa dãy núi ở Ấn Độ mà là tượng trưng cho Đức Thích Tôn. Hơn nữa, Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự, với người Trung Hoa, là Thánh Địa của Đức Thích Tôn. Như vậy, cũng có thể nghĩ rằng Chùa Vĩnh Bình là Thiên Đồng Sơn của Nhật Bản tương đương Thánh Địa của Đức Thích Tôn tại Nhật.
Thiền Sư Oánh Sơn xây dựng Động Cốc Sơn Vĩnh Bình Tự tại huyện Ishikawa, thuộc phố Hanesaku, gọi Ngũ Lão Phong là Thánh Vực. Ngũ Lão Phong là nơi thờ phụng năm vị Tổ, đều có ngày kỵ đó là:
Thiền Sư Như Tịnh; Cao Tổ
Thiền Sư Đạo Nguyên, đệ tử của Thiền Sư Như Tịnh
Thiền Sư Hoài Tráng (Eijo), đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên
Thiền Sư Nghĩa Giới (Gikai), đệ tử của Thiền Sư Hoài Tráng
Thiền Sư Oánh Sơn, đệ tử của Thiền Sư Nghĩa Giới.

Ở chùa Vĩnh Bình từ xưa đã gọi Ngũ Lão Phong nầy là Thiên Đồng Sơn, mà Cao Tổ là Thiền Sư Như Tịnh. Chùa Vĩnh Bình là chi nhánh của Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự, mà Thiên Đồng Sơn, được xem như có liên hệ trực tiếp với Đức Thích Tôn ở Ấn Độ.
Nơi khởi nguyên giáo đoàn

Tông Tào Động là chùa Vĩnh Bình và chùa Vĩnh Quang và Bổn Tôn chính là Đức Thích Tôn cho nên nơi đó được xem như là Thánh Địa, đến đó lễ bái và thực hành những lời Phật dạy, tự thân rất dũng mãnh và tinh tấn. Với tôi (tác giả) bao giờ và ở đâu cũng hoài mong sống chân thật để thực hành lời Bổn Tôn – Đức Thích Tôn dạy và tâm niệm rằng dù với ai đi nữa cũng phải trực nhận ở họ có một sự vĩ đại đang biểu hiện qua thân nầy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]