Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG III: KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

03/01/201109:46(Xem: 8632)
CHƯƠNG III: KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

CHƯƠNG III

KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

1- KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

500 VỊ KIẾT TẬP- 700 VỊ KIẾT TẬP - KIẾT TẬP TẠI THÀNH BA TRA LY TỬ - SÁNG TẬP LUẬN ĐẠI TỲ BÀ SA.

KIẾT TẬP:

Kiết tập nghĩa là đọc tụng lại, bao hàm có ý nghĩa nhóm hợp đại chúng đọc lại những lời do Phật thuyết ra. Kinh, Luật của Phật đầu tiên không chép thành bổn, chỉ từ kim khẩu Phật nói ra, rồi triển chuyển khẩu truyền, lâu ngày sợ sai ý chánh, nên chư Đại Đức Thánh Tăng phải nhớm họp đại chúng, đọc ra những lời quyết định, rồi sau mới viết thành Kinh, Luật, cho nên gọi là kiết tập.

a) 500 vị kiết tập:

Đức Phật khi vào rừng Song lâm, Ngài Đại Ca Diếp (Mahakasyapa) cùng 500 vị Tỳ kheo (Bhiksu) từ thành Sa Bà (Sadvarsa) đến thành Câu Thi Na (Kusinagara) giữa đường gặp một ngoại đạo tên là Ưu Ba Ca (Upavasa), tay cầm Mạn đà la (Mandala), từ thành Câu Thi Na đến, nói rằng: Đức Phật đã nhập Niết Bàn (Parinirvana) bảy ngày rồi. Lúc đó chư Đại Đức Tỳ kheo nghe xong, vị nào phiền não đã đoạn, xem đó là việc thường của nhân thế, yên lặng tiến bước, các vị phiền não chưa dứt sạch, không thể cầm được giọt lệ! Khi ấy Ngài Đại Ca Diếp (Mahakasyapa) vì đại chúng tuyên nói lời dạy thường xuyên của Đức Phật là “chư hạnh vô thường, có hiệp phải có ly”. Trong đại chúng có một vị Tỳ kheo xuất gia tuổi muộn tên là Tu Bạt Đà (Subhadra) nói rằng: “các nhơn giả chớ buồn, vị Đại Sa Môn (Maha Sramana) còn tại thế, thường nói việc nầy nên làm, việc nọ không nên làm, chúng ta hết sức bực bội. Hôm nay mình được tự do, muốn làm chi thì làm”. Ngài Đại Ca Diếp nghe được lời nầy, nên quyết tâm chế định lời đức Phật di giáo.

Sau khi lễ phần hóa kim thân Đức Phật, Ngài Đại Ca Diếp chọn 500 vị Tỳ Kheo học rộng hiểu sâu, giới đức đầy đủ, đến động Tất Ba La (Pippala) gần thành Vương Xá (Rajagrha), cử hành lễ kiếp tập lần thứ nhất. Thành Vương Xá là thủ đô nước Ma Kiệt Đà, quốc vương là A Xà Thế (Ajatasatru), một ông vua sùng đạo, nhiệt tâm hộ pháp thời bấy giờ. Ngài không những tứ sự cúng dường cho các vị Tỳ kheo, mà còn cung cấp mọi tiện nghi ăn uống, ngọa cụ cho tất cả mọi người. Kỳ kiết tập này sau khi Phật nhập Niết Bàn độ 4 tháng. Khai hội ngày 27 tháng 6, cho đến sau 7 tháng mới hoàn mãn. Đây là lần kiết tập lần thứ nhất cũng gọi là 500 vị A La Hớn kiết tập, mà cũng gọi là Tất Ba La (Pippala) kiết tập.

Nghi thức kiết tập rất uy nghiêm. Ngài Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa) thăng tòa giữ ghế Chủ tịch. Trước hết Đại đức Ưu Pa Ly (Upali) vị trì giới đệ nhất, lên tòa cao để trả lợi các cây hỏi của Chủ tịch Đại Đa Diếp, liên quan đến 4 Pháp Ba La Di (Catvari Parajika) của Tỳ kheo (Bhiksu) và 8 Pháp Ba La Di (Asta Parajika) của Tỳ kheo Ni (Bhiksuni), thời gian, địa điểm, nhơn duyên v.v…của sự thế giới. Về Kinh, đại chúng công nhận đồn thanh đọc lên những lời đức Phật nói. Sau đó Ngài A Nan Đà (Anada), vị đa văn đệ nhất), tuyên bố lên những lời đức Phật đã nói và tra lởi các câu hỏi bị chất vần ngay trên pháp tòa. Ngài A Nan Đà đã nói rõ thời gian thuyết pháp, địa điểm, vì lý do gì mà Phật nói, khi nói có bao nhiêu người. v.v…Giáo hội công nhận không sai, quyết định là tử Kim khẩu Phật đã nói ra.

Ngài Ưu Pa Ly (Upali) đọc tụng các văn luật, gồm trong 90 ngày, qua 80 lần mới hoàn tất, do đó gọi là “80 tụng luật”, cũng tức là giới luật căn bản của Phật giáo. Về sau diển biến có Luật Thập Tụnh (Sarvastivada Vinaya), Luật Tăng Kỳ (Samghika Vinaya), Luật Tứ Phần (Dharmagupta Vinaya), Luật Ngũ Phần (Mahisasaka Vinaya) v.v…Bát thập tụng Luật hiên nay không tồn tại.

Về Kinh do Ngài A Nan trùng tuyên, có 4 bộ kinh A Hàm mãi đến nay còn truyền bá, cũng gọi là A Kiệp Ma (Agamas) Trung Hoa dịch là Wu Pi Fa (Vô tỷ pháp), cũng có chỗ dịch là Fa Kuei (Pháp quy). Tức Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm (Madhyamagama), Tăng Nhất A Hàm và Kinh Tạp A Hàm.

b)700 vị kiết tập:

Kiết tập lần thứ hai vào khoảng 100 năm, sau khi Phật diệt độ, nhơn vì Phật giáo đồ phân chia các nơi chốn, các địa phương, thường cùng giao thiệp với ngoại đạo, nên giáo lý, tư tưởng dần dần biến đổi. Phái bải thủ phụng trì, gìn giữ lời Phật dạy, phải cải tiến sanh ra các dị kiến. Kiết tập lần thứ hai là để giải quyết vần đề nay: vấn đề giới luật.

Tại đại tòng lâm Tỳ xá Ly (Vaisali), trong lầu cát, giảng đường, có chúng Bạt Kỳ Tỳ Kheo (Bhadrika) (?), trong những ngày Bố Tát (Uphavasatha), đem mâm đồng đựng nước để trước đại chúng, mời toàn thể tuỳ hỷ bỏ tiền vào trong để nhận mọi việc phước lành. Kẻ nào tin thì bỏ tiền vào, có người lại quở trách chê bai rằng Sa môn Thích Tử không nên làm như thế. Lúc ấy có đệ tử của Ngài A Nan Đà là Tỳ Kheo Gia Xá (Yasas), tuần tu đến đây, thấy hành động như thế, khuyên nhủ không cho. Các vị kịa lại còn thật hành 10 việc phi pháp khác:

1. Cho phép đựng muối trong sừng trâu (Singllonakappa),

2. Trưa, mặt trời qua hai ngón tay, ăn được (Dvangulakappa)

3. Được tới chôn tu lạc, ăn lần thứ hai (Gamantarakappa)

4. Cho Bố tát ở riêng trong một khu (Avasakappa)

5. Được phép hội nghị với thiểu số (Vanumatikappa)

6. Cho làm theo các tập quán trước ( Acinnakappa)

7. Cho uống các loại sữa, sau bữa ăn (Amathitakappa)

8. Được uống các loại sữa chưa lọc (Jalogimpatum)

9. Được ngồi tự do khắp nơi (Adasakam Nisidanam), và

10. Được giữ vàng bạc (jataruparajatam).

Nếu giải thích thêm, chúng ta thấy rằng:

a) Cho chứa muối trong các đồ vật bằng sừng,

b) Hằng ngày sau giời ngọ, bóng mặt trời ngã qua hai ngón tay, còn cho ăn được.

c) Sau khi ăn rồi, đến nơi khác, có thể ăn lại được.

d) Đồng một giáo khu, không cần đồng ở một chỗ Bố Tát.

e) Khi đại chúng hội nghị các nơi, nhơn số không đủ có công hiệu như thường.

f) Được phép làm theo các tập quán ngày trước

g) Cho uống các loại sữa chưa lượt, tức là các loại sữa chưa khử độc, sau bữa ăn.

h) Được uống các thứ sữa đặc sau giờ ngọ,

i) Tự ý được ngồi các chỗ rộng lớn, không cần điều kiện.

j) Được phép chứa vàng bạc v.v…

Mười điều kiện ở trên, cho phép các giới tu hành được làm. Đứng về giới luật của Phật mà nói, 10 điều cho pháp trên hoàn toàn phi pháp, phi luật.

Đại đức Gia Xá (Yasas) thấy phái Bạt Kỳ Tỳ Kheo làm 10 việc phi pháp như thế, bèn tố cáo các Tỳ Kheo ấy, là trái pháp, trái luật, nhưng Bạt Kỳ Tỳ Kheo không tự cải hối. Do đó, đau lòng vì đạo, ngài Gia Xá liền đi triệu thỉnh các vị Đại đức nhóm hợp tại thành Tỳ Xá Ly (Vaisai) để giải quyết 10 điều trái luật trên. Lúc bấy giờ chư Đại đức Trưởng lão các phương tựu về phó hội. Phái Bạt Kỳ Tỳ Kheo cũng đi thỉnh chúng tăng ở phía Nam, làm hậu thuẩn cho hội nghị; phái của Đại đức Gia Xá cung thỉnh Đại đức ở phương Tây; mỗi nơi cử 4 đại biểu về tham dự thội nghị để thẩm phán việc nầy. Trước hết đưa ra 10 điều làm chương trình nghị sự, theo thứ tự chư Đại đức trong hội trường chất vấn, theo thứ tự đại hội giải đáp. Kết quả đa số chư Đại đức Tỳ kheo cho là 10 điều ấy hoàn toàn phi pháp, phi luật. Chúng Bạt Kỳ Tỳ Kheo đã trái với pháp luật chế ra bởi Đức Như Lai, bị phái chánh thống chê bai. Lúc ấy phái Bạt Kỳ mới biệt lập một đoàn, so sánh thì số nầy rất đông, nhất là hạn trẻ tuổi, nên gọi là Đại Chúng Bộ (Mahasanghikah), phái kia phần đông là các vị cao niên, nên gọi là Thượng Toạ Bộ (Mahasthavira). Đây là lần đầu tiên Phật giáo chia ra làm hai môn phái.

Sau khi phán định 10 việc trên là phi pháp, về phía Thượng Tọa Bộ hội họp 700 vị tại thành Tỳ Xá Ly để tụng lại ba tạng (Tripitaka), lấy giới luật làm chủ yếu, thời gian 8 tháng mới viên mãn. Do đó gọi là 700 kết tập, lại cũng gọi là kiết tập lần thứ hai.

c) Kiết tập tại Thành Ba Tra Ly Tử

Kiết tập lần thứ ba, Đức Phật nhập Niết Bàn (Maha Parinirvana) 200 năm về sau, thánh quân A Dục Vương (Asoka) của Ấn Độ đương vị (trước kỷ nguyên 226-272), Quốc Vương đóng đô ở thành Ba Tra Ly Tử (Pataliputra), Trung Hoa dịch là Hua Shih Chêng (Hoa Thị Thành). Lúc về già, vua A Dục hết lòng kính tin Phật Pháp, phái các Đại Thần đi khắp nơi hiểu dụ dân chúng làm các việc phước thiện, phái các vĩ Trưởng lão đi vào các thành ấp, tụ lạc hoằng hóa chánh Pháp. Do đó, nên Phật giáo chẳng những truyền bá trong 5 xứ Ấn Độ mà còn truyền bá đến phía Nam là nước Tích Lan (Lanka), phía Bắc đến nước Kiền Đà La (Grandhara), nhờ lực lượng chánh trị và đạo đức, về sau Phật giáo thành tôn giáo quốc tế.

Vua A Dục (Asoka) một lòng tin Phật sâu sắc, nên đối với việc cúng dường đức Phật và chư Tăng hoàn toàn phong phú. Các ngoại đạo lẫn lộn trong đại chúng, cải dạng làm tăng lữ, y phục mặc giống nhau, làm nhiều việc trái đạo lý để phá hoại Phật pháp. Lúc ấy Vua ra lịnh xây cất ngôi chùa Kê Viên (Kukkutarama), tăng lữ nội ngoại phân tranh, không bao giờ hòa hợp nói giới, thuyết đạo, suốt bảy năm trường như vậy, Vua khuyên tăng chúng phải hòa hiệp, không nên chia rẽ như thế. Các sứ giả của nhà Vua thấy thế tức giận, giết hại tăng đồ. Việc nầy đến tai nhà Vua. Vua lấy làm ngạc nhiên, đích thân đến chùa xem xét. Vua hỏi sứ giả vì sao xảy ra việc như thế? Y theo mệnh lệnh của triều đình, hay triều đình không cố ý ra lệnh, mà chỉ do các sứ giả muốn làm. Sau khi giải quyết vấn đề sứ giả xong, Vua rất nghi hoặc, lúc bấy giờ Vua ký sắc lịnh triêu tập 60, 000 Tỳ kheo, bầu Thượng Tọa Mục Kiền Liên Tu Đế (Maudgalyayanatissa Thera) làm Chủ Tọa, chọn 1,000 vị Thánh Tăng học đức kiêm toàn, để bố tát thuyết giới (Upavasatha Sila), kết tập 3 Tạng (Tripitaka): Kinh (Sutra), Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma). Hội nghị kéo dài đến chín tháng mới hoàn tất, vì chọn địa điểm tại thủ đô Ba Tra Ly Tử (Pataliputra), nên gọi là kiết tập Ba Tra Ly Tử.

d)Sáng lập Đại Tỳ Bà Sa Luận

Kiết tập lần thứ tư, sau thời kỳ Vua A Dục (Asoka) hơn 300 năm, miền Tây Bắvc Ấn Độ có Vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniska), sau kỷ nguyên 125-150, vị Vua nầy rất tín kính Phật giáo, lúc rảnh rỗi việc triều chính, thường thỉnh chư Tăng vào cung thuyết Pháp, nhưng các vị Giảng sư giảng giải Phật Pháp không đồng, luật lệ sau khác. Vua hết sức nghi ngờ, bèn thỉnh ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) triệu tập hội nghị kiết tập lần thứ tư, chọn lọc 500 Tăng sĩ học đức trang nghiêm, bầu Thượng Tọa Thế Hữu (Vasumitra) ngồi ghế Chủ tọa, cử hành Tịnh Xá Kỳ Hoàn Lâm ở Ca Thấp Di La (Kasmira). Mục đích kỳ kiết tập nầy là để giải thích ba tạng Kinh điển, trước tiên làm mười muôn bài tụng để giải thích tạng Kinh (Sutra Pitaka), kế đó tạo mười muôn bài tụng, giải thích Tạng Luật (Vinaya Pitaka) và sau cùng làm mười muôn bài tụng, giải thích Tạng Luận (Abhidharma Pitaka), cộng tất cả có ba mươi muôn bài tụng (300,000). Kiết tập xong, chế ra bảng đồng đúc chữ in lại tất cả, đóng thành Pháp bảo, Vua cho xây đại bửu tháp để thờ, nhưng cấm chỉ không cho truyền ra nước ngoài.

Tỳ Bà Sa (Vibhasa), Trung Hoa dịch là Kuang Shu (Quảng Thuyết), có chỗ dịch là Kuang Shih (Quảng Thích). Hiện nay còn 200 quyển A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (Abhidharmamahavibhasasatra) do Ngài Tam Tạng Huyền Trang dịch, tức là mười muôn (100,000) bài tụng A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận kiết tập kỳ thứ tư nầy, cũng tức là kiết tập toàn bộ trong ba Tạng.

Lần kiết tập nầy là đem nghĩa lý nhiệm mầu trong ba tạng: Kinh, Luật, Luận của Phật giáo để giải thích, nhưng không phải như ba kỳ kiết tập trước chỉ tuyên đọc các lời Phật day. Ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) là một vị đại học giả về Hữu Bộ (Sarvastivad). Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanniska) cũng đặc biệt tin về Hữu Bộ, do đó nên sự giải thích đều y cứ vào tư tưởng của thuyết Nhất Thế Hữu Bộ (Savastivada). Hơn nữa, lúc bấy giờ các bộ phái đang phân tranh, mỗi môn phái đều có ý kiếnn khác nhau. Mục đích lần kiết tập nầy là để chọn lọc các bộ phái chính yếu nhận làm chánh thống. Nội dung kỳ kiết tập nầy rất là phong phú, có thể nói đoàn kết các bộ phái thật sự, để truyền bá Phật giáo, so với các kỳ kiết tập trước chỉ tuyên đọc lại các lời Phật dạy, kỳ nầy thấy rõ có sự tiến bộ hơn.

2- KIẾT TẬP KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA

Bốn kỳ kiết tập trước đều là Kinh điển Tiểu Thừa (Hinayna). Sau đây xin thuyết minh về sự kiết tập Kinh điển Đại Thừa.

Về sự kiếp tập Kinh điển Đại Thừa (Mayhaỳana), có nhiều truyền thuyết không đồng , không có sử liệu chân xác để tham khảo chứng minh. Cũng vì thế mà sau có một số người nghị luận cho rằng Kinh điển Đại Thừa không phải do Phật nói. Kỳ thật, sự phát triển Đại Thừa giáo tự nhiên theo trào lưu tư tưởng diễn tiến một cách kỳ diệu, chúng ta không thể nói đó không phải là Phật thuyết. Bây giờ chúng ta phải hiểu việc ấy như thế nào? Đại phàm một Tôn giáo (Religion) hoặc một học thuyết (doctrine) lưu truyền đã lâu, lẽ dĩ nhiên trong thời gian diễn tiến truyền bá phải sang ra các bộ phái nào là bảo thủ, nào là tiến bộ v.v…chẳng hạn như thời kỳ kiết tập lần thứ hai, vì có sự trang luận 10 việc phi pháp (xem đoạn 700 vị kiết tập). Chúng ta nhận xét lúc bấy giờ các vị Trưởng Lão, niên đức đều cao, phải bảo thủ giới luật như khi đức Phật tại thế đã quy định, các Ngài thấy có sự chênh lệch trong nếp sống tu hành, cho đó là phi pháp, phi luật. Trái lại các Tỳ Kheo thanh niên tại thành Tỳ Xá Ly (Vaisali) mà vị thủ lãnh là Tỳ Kheo Bạt Kỳ (Bhadrika?), theo phương tiện thời co không có phòng ngại, thi hành nhiều việc ngoài phạm vi giới luật. Kết quả là họ đã ly khai khối bảo thủ, tự tổ chức thành một đoàn thể Giáo hội tiến thủ mà chia thành hai bộ phái: Thượng Toạ (Mahasthavira), và Đại Chúng (Mahasanghikah). Từ đó về sau phái tiến thủ không những trên phương diện giới (Sila), Luật (Vinaya) có biết thông canh cải, mà trên học lý cũng lưu tâm thảo luận nghiên cứu tối đa, tùy theo thời đại tiến bộ truyền giáo. Đến thế kỷ thứ hai (sau Tây lịch), lúc ấy Phật giáo bị Bà La Môn Giáo (Brahmanism) áp đảo, về học lý, các Ngài tân tiến phải tích cực hoạt độn để chấn hưng tôn phong theo luồng gió mới. Đến thế kỷ thứ tư (sau Tây lịch), giáo lý tiến thủ được tổ chức huy hoàng và truyền khắp mọi nơi, công cuộc cải tiến được thành công rực rỡ. Giáo phái thủ cựu lúc ấy không đủ sức so sánh và sự truyền bá càng ngày càng thồi lui, lỗi thời. Lúc bầy giờ Đại Thừa giáo của Đại Chúng Bộ (Mahasnghikah) cũng nhân cơ hội ấy giáo hội tiến thủ bọc phát và chấn hưng giáo lý. Khi Phật Thích Ca tại thế, giáo pháp của Ngài hoàn hoàn không có phân biệt đây là Tiểu Thừa (Hinayana) kia là Đại Thừa (Mahayana); giáo nghĩa Đại Thừa sớm đã bao trùm ở trong kinh điển Tiểu Thừa. Sau khi Đại Chúng Bộ được tổ chức có quy củ gần một năm, tư tưởng dần dần phát triển hợp cơ, mặt khác Phật giáo giao thiệp trực tiếp với Bà La Môn giáo, chịu ảnh hưởng của thời đại. Đại Thừa giáo theo đà đó được thành thục, đó là kết quả tự nhiên không có chi để chúng ta lấy làm lạ.

Luận đến sự kiết tập Kinh điển Đại Thừa, mặc dù không có chứng cứ về phương diện lịch sử, song trong Kinh (Sutra), trong Luận (Abhidharma) có vài chỗ có thể dẫn làm bằng chứng, như trong Kinh Bồ Tát Xử Thai, về phẩm Xuất Kinh có nói: “Lúc bấy giờ, Phật vừa nhập Niết Bàn (Maha Parinirvana) được bảy ngày, một hôm Trưởng Lão Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa) đánh Kiền chùy (tức chung lớn) thông cáo cho 500 vị A La Hán (Arhats), vân tập đại chúng, có tất cả tám ức bốn ngàn vị A La Hớn, cung thỉnh Tôn Giả A Nan (Anada) thăng tòa bề cao bảy thước, trang nghiêm rực rỡ. Ngài Đại Ca Diếp tuyên bố với Tôn giả A Nan và đại chúng rằng; “Bao nhiêu lời Phật đã thuyết, mỗi chữ mỗi câu, chúng ta hãy thận trong chớ để quên thiếu: về Bồ Tát Tạng (Bodhisattva – Pitaka) hãy trùng tuyên một giai đoạn: Thinh Văn Tạng (Sravaka Pitaka) hãy lập một giai đoạn khác, về Giới Luật Tạng (Sila Vinaya Pitaka) hay giữ nguyên một giai đoạn”. Trong Kinh có nói đến Bồ Tát Tạng tức là Kinh điển Đại Thừa. Thinh Văn Tạng chính là Kinh điển Tiểu Thừa. Chiếu theo đây, trong sự kiết tập Kinh điển lần thứ nhất, đã có sự kiết tập Kinh điển Đại Thừa rồi. Lại nữa, Luận Đại Trí Độ (Maha Prajna Paramita Sastra) trong quyển 100 có nói: “Phật nhập Niết Bàn, về sau, ngài A Nan (Ananda) cùng ngài Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa) kiết tập Tam Tạng (Tripitaka)”. Có người nói: “Ngài Đại Ca Diếp cùng các Tỳ Kheo (Bhiksus) vào trong núi Kỳ Xá Quật (Grdhrakuta) để hội hợp. Sau khi đức Phật diệt độ, đức Văn Thù Sư Lợi (Manjusri), đức Di Lặc (Maitreya) và các vị Đại Bồ Tát (Maha Bodhisattva) cũng lưu ý góp sức cùng ngài A Nan trong việc kiết tập Kinh điển Ma Ha Diễn (Mahayana)”. Theo đoạn văn trên đã nói, hai ngài A Nan và Đại Ca Diếp tập Tam Tạng (Tripitaka) và trong Kinh Xử Thai cũng đồng nói như vậy. Đoạn sau lại dẫn chứng các ngài Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc cùng các vị Đại Bồ Tát v.v…cùng Tôn giả A Nan chuyên môn kiết tập Kinh điển Đại Thừa. Chữ Ma Ha Diễn là dịch âm từ tiếng Sanskrit. Mahayana dịch nghĩa là lớn, là vĩ đại. Như thế chúng ta biết rằng Kinh điển Đại Thừa, chắc chắn sau khi Phật nhập Niết Bàn, đã sớm kiết tập, không những một lần mà nhiều lần khác nhau. Tôn giả A Nan (Ananda) cùng Trưởng Lão Ca Diếp (Maha Kasyapa) họp tác để kiết tập Tam Tạng (Tripitaka); lần khác ngài A Nan cùng các Bồ Tát Văn Thù và Di Lặc họp tác kiết tập. Đây là chuyển hướng trong sự kiết tập Kinh điển Đại Thừa.

3 - KIẾT TẬP KINH ĐIỂN BÍ MẬT

Phân Biệt Hiển Giáo và Mật Giáo:

Phật giáo có hai bộ phận lớn là: Hiển giáo (The open, or general teaching; the esoteric schools), và Mật giáo (Idem, also esoteric teaching in general, or, Yoga schools).

Tương truyền cho rằng Hiển giáo dùng ngôn ngữ, văn tự trình bày, do đức Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuyết ra: Mật giáo dùng chú thuật bí mật do đức Đại Nhựt Như Lai (Mahavairocana Tathagata) chủ xướng. Kinh điển bí mật này do ai kiết tập và kiết tập lúc nào không có sử liệu xác thật để chứng minh một cách quả quyết. Có thuyết cho rằng: Ngài A Nan (Ananda) kiết tập, có chỗ ghi ngài Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani Bodhisattva) kiết tập. Trong Kinh Đại Thừa Chỉ Thú Lục Ba La Mật quyển I có nói: “…Lại nữa, Từ Thị (tức Phật Di Lặc) (Maitreya), thế nào gọi là Pháp bảo (Dharmaratana) thứ ba? Tức là chư Phật Thế Tôn ở quá khứ nhiều như số các sông Hằng (Ganga Nadi Valuka; as the sands of Ganges, numberless) đã nói chánh pháp (the correct doctrine of the Buddha). Tôi (Phật Thích Ca) nay cũng phải nói như vậy, có tám muôn bốn ngàn các pháp diệu uẩn, tóm tắt có 5 phần:

1. Sutra Pitaka (Tạng Kinh)

2. Vinaya Pitaka Tạng Luật)

3. Abhidharma Pitaka (Tạng Luận)

4. Prajnaparamita (Prajna dịch là Trí Huệ, Paramita dịch là đến bờ bên kia. Đây là vận dụng Trí Tuệ chân thật, vượt qua biển khổ sanh tử, để đến bờ giải thoát Niết Bàn. Các Đại bộ Bát Nhã đều nói lý này).

5. Dharani (dịch là Tổng trì, tức là chú ngữ bi giáo thọ trì).

Năm tạng này giáo hóa chúng hữu tình (chỉ loài chúng sanh có sống chết), theo trình độ mỗi loài mà diễn đạt khác nhau…Lại nữa, Từ Thị (Maitreya), sau khi ta diệt độ, A Nan phải phụng trì Kinh tạng (Sutra Pitaka), Ưu Pa Li tụng lại Giới luật (Sila Vanaya), Ca Chiên Diên thọ trì và truyền bá Luận tạng ( Abhidharmapitaka), Văn Thù Sư Lợi thọ trì Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật Đa (Maha Prajna Paramita), Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani Bodhisattva) phải thọ trì và truyền bá các môn Tổng trì thậm thâm vi diệu, tức là Bí Mật Giáo”. Xem qua đoạn trên, chúng ta thấy rằng đức Phật Thích Ca trong thời gian tại thế, sớm cùng Bồ Tát Di Lặc, đã nói đến vô lượng, vô số pháp môn mà các đức Phật đời quá khứ đã nói đến; số mục rất nhiều có tới tám muôn bốn ngàn, đại khái có thể chia thành năm phần, gọi là Ngũ Chủng Tạng (The five “stores”, or the five differ differentiations of the one Buddha nature).

1. Như Lai Tạng: The Tathagata nature, which is the fundamental univeral nature possessed by all the living.

2. Chánh Pháp Tạng: The source or treasurey of all right laws and virtures

3. Pháp Thân Tạng: the storehouse of the dharmakaya obtained by all saints.

4. Xuất Thế Tạng: The eternal spiritual nature, free from earthy errors.

5. Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng: The storehouse of the pure Buddha nature).

Tùy theo trình độ của chúng sanh, họ phải dùng một trong năm Chủng Tạnh và sự phân chia trên cũng để nói lên với họ rằng, khi đức Thích Ca tại thế, Ngài quan sát trong hàng Thượng túc đệ tử có sở trường chuyên môn vể Chủng Tạng nào, Ngài phú chúc giáo pháp cho họ thọ trì và truyền bá (thọ trì là lãnh thọ trực tiếp từ kim khẩu đức Phật, còn truyền bá làm cho mọi người nhớ mãi không quên): Theo truyền thống đó, sau khi đức Phật diệt độ, các Ngài y theo chánh Pháp mà truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tông, như tôn giả A Nan, đa văn đệ nhất, thọ trì Tạng Kinh (Sutra pitaka) và Trưởng Lão Ưu Pa Li ( Upali) trì luật đệ nhất, phụng trì Tạng Luật (Vinayapitaka). Kỳ thứ nhất, chính hai Ngài luân phiên chủ tọa kiết tập Kinh và Luật. Ngài Ca Diếp Chiên Diên (Katyavana) ở trong Phật môn, luận nghị đệ nhất, nên Ngài đã lưu tâm đến vấn đề Tạng Luận (Abhidharmapitaka). Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri Bodhisattva) có căn bản trí đệ nhất, nên truyền trì Bát Nhã Đại Thừa (Mahayana Prajna), Ngài Kim Cang Thủ (Vajrapani) truyền thọ Mật giáo (Dharani), gìn giữ các môn Tổng trì. Như thế chúng ta biết rằng Kinh điển Bí mật rất có quan hệ mật thiết với Bồ Tát Kim Cang Thủ người giữ nhiệm vụ chánh và cũng có liên quan đến Tôn giả A Nan, nhưng chỉ về thời đại và địa phương kết tập mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]