Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trì Giới Ba-la-mật

18/12/201006:14(Xem: 8503)
Trì Giới Ba-la-mật

 

Đạo hạnh hay giới hạnh thực ra là những ước nguyện để bảo vệ chính mình khỏi các tiêu cực. Đây là ý nghĩa của giới hạnh [trì giới]. Trì giới giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ chúng ta thành tựu được một tái sinh tốt đẹp trong những kiếp về sau, và trì giới tạo ra nguyên nhân chính yếu để sinh ra được trong cuộc sống con người quý báu. Các giới hạnh bao gồm việc tiếp nhận nhiều loại khác nhau về các giáo huấn, các thệ nguyện, và các bổn phận cho việc rèn luyện hay thực hành về tinh thần của bạn. Có nhiều loại khác nhau về giới hạnh cho tu sĩ (tăng và ni) và cho cư sĩ. Trong trường hợp cư sĩ hay người tu tại gia thì nên giữ gìn không thực hiện những điều mà được gọi là "Mười hành vi bất thiện" về thân , khẩu, và ý. Những điều này là giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói vu khống, nói lời vô nghĩa, nói lăng mạ, dèm pha, tham lam, sân hận, và cố chấp những quan điểm sai trái.

Về Hạnh Trì Giới

Kiềm chế khỏi làm hại kẻ khác và để nuôi dưỡng cũng như tăng cường thái độ chống lại các hành vi tiêu cực và tiến hành những hành động công đức là Trì giới Ba-la-mật. Vị ngã [chỉ nghĩ đến ta] là cội rễ của mọi chủ tâm hại người; đó không phải là hình vi lành mạnh. Do đó một bồ-tát kiềm chế thái độ vị ngã. Vị ngã có ý nghĩa gì? Chúng ta không nói là phải quên mình hoàn toàn, vì để phấn đấu cho phật quả, một bồ-tát phải phát triển một lòng tự tin mạnh mẽ và kiên quyết. Nhưng ta phải phân biệt được rõ ràng điều này với một kiểu thấp kém chỉ biết chăm lo cho mình. Một người khôn ngoan biết cách thức để có thể loại bỏ những gì cần phải loại bỏ, và tiếp nhận những gì cần phải tiếp nhận.

Có mười hành vi bất thiện cần phải tránh:

• Ba hành động do thân (giết hại, trộm cắp, tà dâm)
• Bốn hành động do khẩu (nói dối, nói vu khống, nói lời vô nghĩa, nói lăng mạ, dèm pha)
• Ba hành động do ý (tham lam, sân hận, và cố chấp những quan điểm sai trái)

Những hành động này nên được thay thế bởi giới hạnh Bồ-tát về 10 hành vi thiện đức -- Chính là 10 điều ngược lại với 10 hành vi bất thiện, và được tiến hành với một ý thức rõ ràng:

• Bảo vệ và cứu hộ sự sống.
• Cho và không lấy những thứ không được cho.
• Đối đãi tôn kính với mọi người -- tôn trọng các thệ nguyện khi lập gia đình.
• Nói năng chân thật.
• Nói năng với mục đích mang lại hài hòa giữa mọi chúng sinh.
• Nói năng lễ độ nhẹ nhàng.
• Kiềm chế ngồi lê đôi mách.
• Hạnh phúc với sự thành đạt của người khác.
• Yêu thương mọi chúng sinh.
• Có hiểu biết bao gồm nghiệp và trung đạo giữa hai thái cực thường hằng chủ nghĩa và hư vô chủ nghĩa, được kèm theo bởi hai loại tích lũy (công đức và trí huệ).

Trước hết bạn phải tự kiềm chế khỏi các việc làm tiêu cực; nếu không, các phẩm chất đức hạnh sẽ không thể tăng cường. Ngài Thánh Thiên [5] có nói trong "Tứ Bách Kệ Tụng" [6] "trước hết là đổi ngược các phi công đức. Sau đó, ngưng các hành vi hay động thái tiêu cực bị thống trị bởi các cảm xúc xáo trộn. Áp dụng các phương thuốc để loại bỏ chúng".

Khi thực hành đạo Phật, điều chính là thuần hoá các cảm xúc xáo trộn. Chiến thắng được kẻ thù cảm xúc xáo trộn là một sự siêu việt lên trên đau khổ. Để hoàn thành được điều này, cần phải xem các cảm xúc xáo trộn như là kẻ thù và không thoả hiệp hay chấp nhận chúng.

Các cảm xúc xáo trộn có nhiều khía cạnh khác nhau. Một số là bản năng vì chúng không dựa trên lập luận, nhưng lại khởi lên một cách bất chợt. Chúng không quan hệ tới một quan niệm đặc thù nào. Chúng bao gồm sân hận, bám chấp, tự hào, ghen tỵ, và nghi ngờ. Chúng cũng gắn chặt với một bản ngã, hay với một quan điểm cực đoan như là cho rằng mọi vật đều tồn tại một cách tuyệt đối hay không có thứ gì tồn tại cả. Cũng có một số khác là cảm xúc định kiến, như là một sai lầm chắc chắn về việc gì đó.

Ở Tây Tạng có câu, "nếu bạn tạo một chỗ trống dù nhỏ như cây kim, thì nó sẽ lấn và lấn thêm nhiều chỗ trống nữa". Điều này ám chỉ các cảm xúc xáo trộn. Chúng thực sự thô thiển. Nếu bạn thả lỏng cảnh giác ngay cả chỉ trong một thời điểm, thì các cảm xúc này sẽ càng lúc càng mạnh lên. Đừng cho các cảm xúc xáo trộn có cơ hội! Đừng để chúng lặng lẽ khống chế bạn. Lập tức khi một cảm xúc như vậy bùng lên thì phải lập tức xóa tan nó ngay tại chỗ.

Những phương thuốc chữa các cảm xúc xáo trộn có thể làm giảm hay trị tuyệt căn chúng. Có phương thuốc khác nhau cho mỗi cảm xúc riêng biệt. Phương thuốc trừ sân hận và hiếu chiến là nuôi dưỡng lòng yêu thương và ước muốn giúp đỡ tha nhân. Phương thuốc trị thèm muốn, dục vọng, và bị thu hút mạnh bởi một đối tượng là xem xét những tỳ vết hư hao của nó, để thấy được điều gì không hấp dẫn thuộc về nó và từ đó tiêu giảm được sự bám chấp vào nó. Sự quán chiếu vào tính ảo giác của mọi vật và sự thiếu vắng một sự tồn tại chân thật sẽ ngăn chận được vô minh khởi lên. Các định kiến cũng cần trí huệ mạnh mẽ như là thuốc chữa cho chúng. Thực ra, dù có phấn đấu cho sự giải thoát toàn diện hay cho lý tưởng bồ-tát, thì bạn phải theo lộ trình tu tập về trí huệ để loại trừ các cảm xúc xáo trộn. Tất cả các cảm xúc này cần được xử trị bởi trí huệ.

Để nuôi dưỡng các phẩm chất đức hạnh, bạn phải bảo vệ các ngỏ của năm cơ quan thụ cảm [ngũ căn] (thấy, nghe, nếm, ngửi, và sờ chạm) vì chúng kích hoạt các cảm xúc xáo trộn. Đức Phật dạy rằng cá thể tồn tại trong sự phụ thuộc vào năm Skandhas[7] [Ngũ Uẩn]. Vậy nên đây là thứ mà ta mang theo mình. Chẳng hạn, chúng ta phải điều độ trong việc tiêu thụ thực phẩm. Nếu ăn quá nhiều, thì tâm thức ta trở nên ngu độn. Nếu trở nên béo phì, thì ta phải tự mang vác cái béo bệu đó. Nó sẽ trở thành khó khăn ngay cả khi ngồi dậy trên một ghế nệm dầy. Điều đó thật khổ sở. Ta không nên ngủ quá nhiều. Thay vào đó ta nên luyện tập du-già. Trong buổi sáng sớm, ta tỉnh thức ta minh mẩn. Vậy nên sẽ rất tốt nếu ta có thể dậy sớm và thực hành một chút. Thật sự hữu ít khi ta đi ngủ sớm. Nếu không ta sẽ bị nguy cơ luân chuyển đêm sang ngày. Và nếu bị khống chế bởi sự phân tán hết việc này sang việc kế, thì bạn sẽ không bao giờ dậy sớm nổi.

Chú ý đến giấc ngủ, trong A-tì-đạt-ma Câu-xá [8] nói rằng trong 51 đặc tính tinh thần thì ngủ, hối hận, phân tích, và thám sát là những đặc tính chuyển đổi được. Nghĩa là tự chúng không phải là thiện hay bất thiện. Do đó, Nếu bạn đi ngủ với một thái độ rất thiện đức thì giấc ngủ đó sẽ là thiện đức. Nếu bạn đi ngủ với một trạng thái hung hăng, thì giấc ngủ sẽ trở nên bất thiện. Để có thể nhận biết trong mơ rằng ta đang mơ và để lưu giữ được sự tỉnh giác là những thực hành chính xảy đến trong thời gian ngủ. Nếu ta có khả năng làm những việc này, ta cũng có thể nhận biết phương diện sáng tỏ của sự chết dần và làm thực hành nối kết đến cái chết.

Do đó, mọi thứ đều có thể chuyển thành công đức -- 24 giờ trong ngày. Cho đến cuối năm làm nên cuộc đời, ta đã làm được điều gì đó đầy ý nghĩa. Điểm chính là giữ gìn được sự toàn tâm trong suốt tất cả các thực hành và phát triển lòng vị tha và bồ-đề tâm, và thấu hiểu tính Không. Trong việc giữ gìn sự toàn tâm, một số người có thể nghĩ rằng điều đó có nghĩa làm hư hại hay làm giới hạn tới sự tự do của bạn. Nhưng thực ra, mục đích của toàn tâm là để giữ sự tự do của bạn. Nếu bạn đau yếu và được nhắc nhở lưu ý về thức ăn của bạn thì bạn sẽ thấy lý do của điều đó. Vậy nên, nếu không trông chừng thân, khẩu, ý của mình, thì ta có thể trở nên bất cẩn và phạm các hành vi bất thiện. Đó chẳng phải là điều tốt đáng để chú tâm hay sao?

Khi một vài người nghe đến chữ "tự kỷ luật" [trì giới], họ cho đó là điều xấu. Nhưng không đúng trong trường hợp này. Khi kỷ luật bắt gánh chịu từ bên ngoài, thì nó có thể có vấn đề. Nhưng khi nó đến từ bên trong, với ý thức điều nào tốt điều nào hại, thì ta phát triển ước muốn kiềm chế những điều gây hại đi. Thí dụ, khi bệnh, ta có một ý tưởng về điều gì lợi và điều gì có hại cho mình, và ta hành động tùy nghi theo đó. Đây không phải là kỷ luật gây áp lực từ bên ngoài mà đến từ trong chính tự tâm thức mình, với hiểu biết rõ về các hậu quả và lợi ích về hành vi của ta.

Quan sát viên, người trông chừng xem điều gì hữu ích hay tai hại là ý thức. Nếu lương tâm ta bị nhuốm điều gì không hợp, thì nó sẽ gửi một thông báo để trông chừng, cảnh báo ta rằng điều đó không hữu ích. Trong trường hợp này, sự toàn tâm kiểm soát các hành vi. Như là một Phật tử, bạn phải nghĩ rằng "Ồ, tôi là một Phật tử, phấn đấu cho sự giải thoát. Tôi không dung thứ cho các xúc cảm xáo trộn, chúng là những kẻ thù của tôi".

Khi mà bạn giảm được các hành vi tai hại và tích lũy đức hạnh trong chính mình, thì bạn có thể phát triển khả năng để giúp kẻ khác. Có 11 phương cách để hành động cho lợi ích của chúng sinh được nêu dưới đây. (Điều này đến từ tác phẩm "Bồ-tát Địa" của Ngài Vô Trước, một trong các đại sư Phật giáo. Nó cũng được đề cập trong văn điển Tây Tạng là Lamrim -- hay Các Giai Đoạn Tuần Tự trên Đường đến Giác Ngộ trong chương về giới hạnh).

1. Bảo vệ tài sản của họ.

2. Bảo vệ họ khỏi đau yếu bằng cách cung cấp thuốc men (hay cho họ xe lăn, dụng cụ trợ thính, kính thuốc đeo mắt cho những người khuyết tật).

3. Chỉ bảo họ cách thức để làm các thứ, không chỉ bằng cách dạy điều gì nên tránh trong quan hệ với Pháp mà chỉ họ cả cách thức làm các việc. Chẳng hạn, nếu hàng xóm có một mảnh vườn đẹp, người đó có thể chỉ dạy bằng thí dụ cách thức trồng hoa. Tuy nhiên, cung cấp huấn luyện cách đánh bắt cá hay điều hành một trại bò thịt là những việc xấu.

4. Bày tỏ kính trọng và vinh dự đối với người khác bằng cách cho họ đồ vật hay bằng cách chào đón họ.

5. Bảo vệ họ khỏi hiểm nguy, từ sự lo sợ các sự vật hay các thú hoang dã.

6. Xóa bỏ và làm giảm nhẹ nổi đau đớn tinh thần bằng cách khuyên giải hay an ủi những người chịu phiền não khủng kiếp trong tâm thức vì bị mất mát cha mẹ, của cải, gia đình thân thiết, bạn bè. Chẳng hạn, một ngày nọ ngài Dromtonpa[9] trò chuyện với người đầu bếp Ahme. Ahme bảo, "Giờ đây tôi là một đầu bếp. Tôi không có thì giờ để thiền định". Ông ta luôn phiền hà về chuyện đó. Dromtonpa trả lời, "tôi cũng thế; tôi đã trở thành một người thông dịch của ngài Atisa, nên cũng không có thì giờ thiền định". Và họ kể lể về việc đó. Nhưng một lúc sau, Dromtonpa nói rằng, "Điều này đúng thôi. Chừng nào ngài Atisa còn sống, thì chừng đó không có pháp nào tốt hơn là phục vụ Ngài". Ngay lập tức người làm bếp đã nhẹ hẳn vì ông ta cảm thấy việc phục vụ nấu ăn là có giá trị. Bằng cách này, nổi đau tinh thần của ông ta đã bị loại bỏ. Đây đúng hơn là một phương pháp đầy kỹ năng. Đôi khi tôi gặp một số người có các khó khăn và đang phàn nàn về chúng, thì tôi cũng phàn nàn. Chúng tôi kêu ca một lát với nhau. Nhưng sau khi đã đồng ý với họ và bày tỏ sự lưu tâm, thì tôi bảo "À, ngay cả vậy, nó là như thế mà". Nếu bạn trả lời ngay lập tức trong một cách kiêu ngạo "Ồ tội nghiệp cho anh bạn!" thì điều đó sẽ là một chút gì đó kỳ cục.

7. Giúp đỡ những ai túng thiếu (đói khát, thiếu thốn y phục, hay Pháp) để có thể tự chăm sóc mình và cuộc sống của mình.

8. Giúp tha nhân qua sự đồng cảm. Nếu một số người mất khả năng hành động thiện đức và đang bị chán nản, thay vì nhiếc móc họ, hãy thông cảm với họ, do đó xóa được chán nản bằng cách thức đầy kỹ năng.

9. Nhìn nhận các phẩm chất tốt đẹp của họ -- Mặc dù nhiều người có thể mang nhiều lỗi lầm, họ vẩn có những phẩm chất tốt đẹp. Qua việc chú ý vào đức hạnh của người, ta có thể dần dà khởi hứng họ hành động ngày càng nhiều thiện đức.

10. Đặt họ về đúng chỗ. Nếu một số người hành động một cách liên tục và chủ ý trong động thái tiêu cực, và nếu không còn phương pháp nào hữu hiệu thì hãy động chạm họ một tí.

11. Tiến hành những điều kỳ diệu. Có lẽ bất khả dĩ cho ta để làm được điều này, vậy nên về điểm này, chúng ta không giúp gì được.

Một cách cốt lõi tất cả điều này bao gồm trong thực hành đầy ý nghĩa kỹ năng và trí tuệ. Ý nghĩa đầy kỹ năng được xác định như là lòng yêu thương tử tế, từ bi, và bồ-đề tâm. Thực hành trí huệ chủ yếu là trí huệ về giác ngộ tính Không và cũng bao gồm cả hiểu biết về luật vô thường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com