CHÚ GIẢI KINH PHẠM VÕNG
PHẦN TÓM LƯỢC KINH PHẠM VÕNG
A. Những suy đoán về quá khứ (18 quan điểm).
1. Chủ thuyết thường kiến (Sassatavāda)
(i) Dựa vào việc nhớ lại đến 100.000 đời sống quá khứ.
(ii) Dựa vào việc nhớ lại đến 10 thành kiếp hoại kiếp.
(iii) Dựa vào việc nhớ lại đến 40 thành kiếp hoại kiếp.
(iv) Dựa vào việc suy đoán.
2. Chủ thuyết thường kiến phiến diện (Ekaccasassatavāda)
(i) Hữu thần thuyết.
(ii) Đa thần thuyết được đề xướng bởi những chúng sanh vốn là những vị trời bị sa đọa do vui đùa.
(iii) Đa thần thuyết được đề xướng bởi những chúng sanh vốn là những vị trời bị sa đọa do ý.
(iv) Nhị nguyên luận suy đoán về thân vô thường và tâm thường hằng.
3. Chủ thuyết hữu biên-vô biên (Antānantavāda).
(i) Quan điểm cho rằng thế giới là hữu biên.
(ii) Quan điểm cho rằng thế giới là vô biên.
(iii) Quan điểm cho rằng thế giới là hữu biên ởhướng trên nhưng vô biên về bề ngang.
(iv) Quan điểm cho rằng thế giới không hữu biên không vô biên.
4. Những lý thuyết về nguỵ biện luận vô tận (Amarāvikkhepavāda)
(i) Đề xướng bởi người sợ phát biểu sai.
(ii) Đề xướng bởi người sợ chấp thủ.
(iii) Đề xướng bởi ngườisợ chất vấn.
(iv) Đề xướng bởi người ngu dốt.
5. Những lý thuyết về sinh khởi luận ngẫu nhiên (Adhiccasamuppannavāda).
(i) Dựa vào việc nhớ lại sự sinh khởi của tưởng. Sau khi mạng chung từ cõi vô tưởng.
(ii) Dựa vào sự suy đoán.
B. Những suy đoán về tương lai (44 quan điểm)
1. Những lý thuyết về tưởng bất tử (Saññīvāda). - Ngã là bất biến sau khi chết, hữu tưởng là:
(i) Có sắc.
(ii) Vô sắc.
(iii) Vừa có sắc vừa vô sắc.
(iv) Không có sắc cũng không vô sắc.
(v) Hữu biên.
(vi) Vô biên.
(vii) Vừa hữu biên vừa vô biên.
(viii) Không hữu biên cũng không vô biên.
(ix) Đồng nhất tưởng.
(x) Sai biệt tưởng.
(xi) Hữu hạn tưởng.
(xii) Vô hạn tưởng.
(xiii) Cực lạc.
(xiv) Thống khổ.
(xv) Vừa lạc vừa khổ.
(xvi) Không lạc không khổ.
2. Những lý thuyết về vô tưởng bất tử (Asaññīvāda). - Ngã là bất biến sau khi chết, vô tưởng, và:
(i) Có sắc.
(ii) Vô sắc.
(iii) Vừa có sắc vừa vô sắc.
(iv) Không có sắc cũng không vô sắc.
(v) Hữu biên.
(vi) Vô biên.
(vii) Vừa hữu biên vô biên.
(viii) Không hữu biên cũng không vô biên.
3. Những lý thuyết về phi tưởng phi phi tưởng bất tử (N'evasaññīnāsaññīvāda). - Ngã là bất biến sau khi chết, phi tưởng phi phi tưởng, và:
(i) Có sắc.
(ii) Vô sắc.
(iii) Vừa có sắc vừa vô sắc.
(iv) Không có sắc cũng không vôsắc.
(v) Hữu biên.
(vi) Vô biên.
(vii) Vừa hữu biên vừa vô biên.
(viii) Không hữu biên cũngkhông vô biên.
4. Chủ thuyết đoạn kiến (ucchedavāda).
(i) Sự đoạn diệt của ngã nằm trong tứ đại.
(ii) Sựđoạn diệt của ngã dục giới, có thiên tánh.
(iii) Sự đoạn diệt của gnã sắc giới, có thiên tánh.
(iv) Sự đoạn diệt của ngã thuộc về không vô biên xứ.
(v) Sự đoạn diệt của ngã thuộc về thức vô biên xứ.
(vi) Sự đoạn diệt của ngã thuộc về vô sở hữu xứ.
(vii) Sự đoạn diệt của ngã thuộc về phi tưởng phi phi tưởng xứ.
5. Những lý thuyết về Niết-bàn hiện tại (Diṭṭhadhammanibbbānavāda).
(i) Niết-bàn hiện tại trong sự hưởng thụ năm loại dục lạc.
(ii) Niết bản hiện tại trong sơ thiền.
(iii) Niết-bàn hiện tại trong nhị thiền.
(iv) Niết-bàn hiện tại trong tam thiền.
(v) Niết-bàn hiện tại trong tứ thiền.
-ooOoo-
Tài liệu tham khảo
Ten Suttas from Dīgha Nikāya, Rangoon, Burma, 1984
Dialogues of the Buddha, T. W Rhys Davids, PTS, London, 1977
Trường bộ kinh I, HT Thích Minh Châu, Vạn Hạnh, 1965
Vi Diệu Pháp vấn đáp, TT Giác Chánh, Sala, 1974
Pāli-English Dictionary, T.W Rhys Davids & William Stede, Delhi,1993
Collins Cobuild English language Dictionary, London, 1998
Wordfinder (Dictionary), Oxford University Press, 1994
Từ điển Anh Việt, Đại học ngoại ngữ Hà Nội, NXB Giáo dục, 1997.
Chân thành cám ơn anh Bình Anson đã gửi tặng TVHS bản vi tính (Tâm Diệu, 01-2004)
source: thuvienhoasen.org