Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn Đáp về Thiền (sách)

24/03/201707:30(Xem: 11314)
Vấn Đáp về Thiền (sách)



van-dap-ve-thien

VẤN ĐÁP
 VỀ THIỀN 

Nhiều Tác Giả 
Biên dịch: Thuần Bạch

Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.

Tất cả chúng ta đều ở trong hằng giác, nhưng lại không biết đến. Chúng ta không nhận thấy không khí bao trùm quả đất, nhưng khi có gió thổi, sự chuyển động của không khí làm cho ta cảm nhận sự hiện diện của không khí mà trước đó chúng ta đã không nhận ra vì không khí không chuyển động và đang dừng nghỉ. Luồng gió đó, chấn động đó, chính là đốn ngộ, nếu tôi có thể diễn đạt như vậy. Khi mọi vật đang dừng nghỉ thì đang ở trong hằng giác. Nhưng một chuyển động tâm linh đặc biệt sẽ gây ra đốn ngộ. Đây không phải là một đột biến thông thường. Đột biến này có thể xảy đến cho một người vào một cơ may nào đó, nhưng cũng cần phải có sự chuẩn bị.

Chúng ta hãy lấy ví dụ trên cuộc đời của đức PhậtĐức Phật buông bỏ hết dục lạc thế gianđi vàorừng và học đạo với những bậc thầy lỗi lạc nhất vào thời đó. Nhưng sự học này là tri thứctiếp thuvới lý trí, và việc học này không mang đến cho ngài niềm tin về sự hiện hữu của thực tại.
Do đó ngài không hài mãn về những cuộc thảo luận triết lý đó. Ngài lại lui vào rừng tu khổ hạnh. Ngài nghĩ rằng “Khi chúng ta tham đắm vào thân, tâm trí sẽ quên mất mục đích, và một tâm thứcbận rộn và mê mờ không thể đạt đến mục tiêu.” Vì thế ngài giảm thiểu một cách tối đa những nhu cầu của thân: ngủ thật ít, ăn thật ít và tiếp tục ngồi, bất động trong những thời tọa thiền không ngớt. Nhưng ngài đã không mãn nguyện bởi vì, nếu như những nhu cầu của thân giảm thiểu từ từ, thì sức khỏe cũng giảm sút theo đó; ngài không còn đứng dậy nổi khỏi chỗ ngồi vì quá kiệt sức. Chính trong sự sống mà con người đạt đến Giác Ngộ và Viên Mãn; do đó sự sống phải được bảo toàn đàng hoàng, và điều này không thể thực hiện được nếu ta giảm thiểu những nhu cầu sống còn. Vì thế ngài ăn uống trở lại. Nhưng lòng khao khát đạt đạo vẫn tồn tại. Ngài chưa biết đó là điều gì, chỉ biết đó là một nỗi khao khát nội tâm.  

Sự học tri thức tỏ ra chưa đủ, cả đến sự ép xác cũng chưa đủ. Nhưng lòng khao khát vẫn còn đó. Ngài cảm thấy lo âu nhiều vì sự học tri thức cũng như khổ hạnh đã không thỏa mãn được nỗi khao khát đó. Ngài không biết phải làm sao. Ngài không còn biết phải tu trì cách nào. Ngài thôi không học theo lối tri thức nữa - lãnh vực của trò chơi chủ thể với khách thể - sự phân hai này không thể nào đưa đến trạng thái an tâm.  

Nếu chúng ta cố trở thành toàn hảo về mặt đạo đức, ta sẽ đặt một bên con người muốn có đạo đức toàn bích, và bên kia là sự toàn bích. Như thế sự toàn bích sẽ không bao giờ đạt được, vì khi chúng ta đạt đến một trình độ đạo đức toàn bích nào đó, từ trình độ này sẽ dẫn đến một trình độcao hơn, toàn bích hơn nữa. Chúng ta sẽ không bao giờ toàn bích cả. Sẽ không bao giờ đạt đượclý tưởng khi nào người đi tìm sự toàn bích và chính sự toàn bích còn phân hai.




pdf-icon


Vấn Đáp về Thiền – Thích Nữ Thuần Bạch




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com