Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phân tích về giới luật của Ðức Phật.

05/04/201318:35(Xem: 9767)
4. Phân tích về giới luật của Ðức Phật.
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật


Phật Giáo Và Vấn Đề Chay Mặn, Phân Tích Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Sử Dụng Thịt

V.A. Gunasekara


4. Phân tích về giới luật của Ðức Phật.

Ðâu là lý lẽ căn bản của giới luật Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật về việc ăn thịt? Không thể cho là bàn tay của người tiêu thụ loại "thịt nghiệp trơ" là hoàn toàn tinh khiết, đặc biệt nếu như ta ra chợ mua thứ thịt đó như trường hợp của hầu hết những người tiêu thụ. Chính vì luật thị trường cho thấy là nếu không có cầu thì cũng không có cung [7]. Vấn đề ở đây là mức độ can dự vào hành vi sát sinh nếu là thịt thuộc bất kỳ loại nào được tiêu thụ (ngoại trừ khi con vật bị được giết một cách vô tình, hoặc con vật chết một cách tự nhiên.) Chúng ta có thể xác định được nhiều mức độ can dự của người tiêu thụ với hành vi sát sinh:

* Mức độ trực tiếp nhất là khi người tiêu thụ trực tiếp giết con vật để lấy thịt sử dụng.

* Mức độ can dự thứ hai là khi người làm công của ai đó dưới quyền trực tiếp của người tiêu thụ được yêu cầu thực hiện việc sát sinh đó. Các chi tiết khác nhau về mức độ can dự này là: khi người tiêu thụ dùng bữa với món thịt do người bạn gửi tặng hay một người trong gia đình lần lượt hoặc trực tiếp sát sinh hoặc tạo cớ cho con vật trực tiếp bị giết. Cả hai mức độ can dự nêu trên đều nằm ngoài phạm vi Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật và đều bị nghiêm cấm đối với cộng đồng Phật tử.

* Mức độ can dự thứ ba là khi người tiêu thụ mua thịt ở chợ. Hình như đức Phật đã xem mức độ này là phù hợp với luật Tam Tịnh Nhục của Ngài, và mức độ này được xem như "nghiệp trơ" hay "nghiệp trung tính". Những lý do thừa nhận mức độ dính líu thứ ba này với hành động sát sinh đã không được trực tiếp bàn đến trong Thánh điển. Cho nên, các lý do đó chỉ được phỏng đoán từ vị thế của đức Phật nói chung. Đó là lý lẽ chúng tôi hy vọng sẽ được trình bày trong chương này.

Trước hết, tương quan nơi mức độ can dự này trong việc sát sinh đối với giới luật đầu tiên trong Phật giáo (kiềm chế không được sát sinh) phải được khai triển. Nghiệp gắn liền với những hành vi lựa chọn tuyệt đối. Thực vậy, người đồ tể chỉ giết súc vật đề bán thịt mà thôi, nếu như người tiêu thụ không mua thịt, chắc hẳn người đó đã không giết mổ. Nhưng để thực hiện được điều đó, người đồ tể đã thực hiện một sự lựa chọn tuyệt đối. Không có cưởng bách nào đối với người đó để trở thành đồ tể, cũng như người làm nghề nướng bánh hay ngưòi sản xuất chân nến. Nếu không có người cung cấp và bán thịt thì người tiêu thụ, nếu như họ muốn tiếp tục sử dụng thịt, sẽ buộc phải tự mình là chuyện sát sanh, như vậy họ phải gánh chịu trách nhiệm nghiệp chướng. Chính vì thiếu sự thúc bách về phía người tiêu thụ, đã thực sự giải thoát người tiêu thụ thịt khỏi toàn bộ trách nhiệm nghiệp chướng về hành vi sát sanh, khiến cho người này có thể mua thịt ngay tại chợ. Thế nên Ðức Phật đã chủ trương một cách hợp lý cả giới luật đầu tiên của Phật giáo và giới luật Tam Tịnh Nhục về việc ăn thịt để cả hai không dẫn đến xung khắc.

Luận chứng thuyết phục nhất về giới luật của Ðức Phật chính là toàn bộ sự hiện hữu của cõi Ta-bà đều có dính líu đến sát sanh, bằng cách nầy hay cách khác. Như sẽ được trình bày ở phần kế tiếp, việc cung cấp thực phẩm cho người ăn chay cũng có can dự đến việc tiêu diệt sự sống, đôi khi còn sâu rộng hơn cả việc cung cấp các sản phẩm có chứa thịt. Một thực tế phủ phàng là cả người ăn chay lẫn người ăn thịt - từ ngay chính sự hiện diện của họ trong cõi Ta-bà này - đều tạo ra sự giết hại những dạng sinh vật khác nhau. Thực vậy, ta không thể nào sinh tồn mà không gây tàn phá cho sự sống (như các vị tu sĩ Kỳ-na giáo đã nhận thức được).

Ðiều căn bản nhất nơi giáo lý của Ðức Phật chính là toàn bộ sự hiện hữu luân hồi đều dính líu đến một vài hình thức giết hại. Ðó chính là khía cạnh của đau khổ (dukkha), một thực tế luôn luôn tồn tại khắp nơi. Thay vì phải cố gắng vô vọng để kết thúc mọi hình thức sát sanh, và biến thế giới trở nên hoàn hảo theo kiểu đó, Ðức Phật đã tạo ra một lối thoát khỏi cõi Ta-bà và mọi khiếm khuyết của nó. Ðiều này bao gồm sự xa lánh những hình thức thô sơ của tội lỗi, kể cả việc tránh sử dụng "thịt nghiệp tác", cùng với việc phát triển những yếu tố khác của Bát Chánh Ðạo.

Ðức Phật còn nhấn mạnh đến những khiếm khuyết luân lý nghiêm trọng hơn là việc ăn thịt. Một bài kinh điển hình về vấn đề này là kinh Àmagandha trong Kinh Tập, một trong các quyển kinh nguyên sơ nhất của bộ Thánh điển Pàli. Trong bài kinh này, một nhân vật Bà-la-môn ăn chay trường khuyết danh đã đối diện với Ðức Phật, và ông ta tuyên bố những tội ác về việc sử dụng thịt và cá. Danh từ "àmagandha" theo nghĩa đen có nghĩa là mùi hôi thối của thịt cá, và cũng được dùng để ám chỉ sự ô uế. Trong khi trả lời ông ta, Ðức Phật đã thốt ra một số vần thơ liệt kê ra sự ô uế thực sự đang hủy hoại tư cách đạo đức, chứ không phải là việc ăn thịt cá. Ở phần cuối của mỗi đoạn kinh, Ngài đều thốt ra cùng một điệp khúc: "... đấy chính là thứ mùi hôi thối tạo hủy hoại, chứ không phải chỉ là việc sử dụng thịt mà thôi." ("esàmagandho ni hi mamsabhojanam").

Cách tiếp cận vấn đề của Ðức Phật được minh chức nơi học thuyết Darwin. Ông Darwin cho rằng muôn loài vạn vật đều xung đột liên tục với nhau và chỉ có loài nào mạnh nhất mới tồn tại được. Theo học thuyết này thì sự sống còn của bất kỳ một chủng loại nào đều gây ra sự hủy hoại cho bất kỳ chủng loại nào khác đang tranh dành lấy cùng một không gian sinh học có giới hạn. Sự sống còn và sự sinh sôi nảy nở của nhân loại cần thiết phải dính líu đến sự hủy diệt của vô số sinh vật khác, bất kể chế độ ăn uống của nhân loại có tên là ăn chay hay ăn mặn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]