Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6

13/05/201319:39(Xem: 8043)
Phần 6



Những Nét Văn Hóa Của Ðạo Phật

Trung Tâm Văn Hóa – Chùa Việt Nam

TT. Thích Phụng Sơn

---o0o---

Phần 6

11. Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Chốn Cực Lạc

09netv30Sau khi chết chúng ta sẽ ra sao? Đó là câu hỏi vẫn luôn luôn ám ảnh nhân loại từ bao nhiêu thế kỷ. Bác sĩ Raymond Moody đã cố gắng tìm hiểu vấn đề này bằng các cuộc nghiên cứu trường hợp hàng trăm người đã chết đi rồi sống lại mà ông ta trình bày rất tường tận trong tác phẩm Cuộc Sống Sau Đời Sống (Life After Life). Các trường hợp những nhân chứng được phỏng vấn này được gọi chung là những người có kinh nghiệm về cận tử (near dead experiences). Theo định nghĩa về sự chết là không bao giờ sống lại mà họ là kẻ sống lại và kể chuyện về sau khi được các bác sĩ xác nhận là đã chết nên gọi là những kẻ kề cận cái chết và có kinh nghiệm về những gì xảy ra trong thời gian đó. Chúng ta hãy theo dõi một trường hợp điển hình trong quyển sách nói về đời sống sau khi chết của bác sĩ Ritchie: Trở về Từ ngày Mai (Return From Tomorrow). Trong đó, bác sĩ Ritchie đã kể lại chính kinh nghiệm của ông về những gì nghe thấy khi ông đi dần vào cõi chết.

I.George Ritchie, Người Trở về Từ Cõi Chết

Ritchie được bác sĩ khám nghiệm xác nhận đã chết vì tim ngưng đập, phổi hết thở trong một thời gian dài, nhiệt độ cơ thể không còn, áp xuất máu cũng không có, con ngươi nở lớn ra. Tóm lại, anh ta đã không còn có một dấu hiệu gì để có hy vọng là còn sống. Lúc đó anh Ritchie

II. Nhiều Người cũng Thấy Như Thế

Sau khi tác phẩm nói về đời sống sau khi chết xuất hiện thì càng ngày người ta càng thấy có nhiều người chết đi rồi sống lại cho biết những kinh nghiệm thực sự trong “Cõi chết”. Theo viện nghiên cứu Gallup thì tám triệu người Hoa Kỳ có kinh nghiệm về trạng thái đặc biệt như trên sau khi họ đối diện với cái chết. Họ diễn tả lại những điều nghe và thấy sau khi họ qua đời (Rồi sống lại) tuy có khác nhau nhưng theo các nhà nghiên cứu thì chung quy cũng ở trong các ý kiến như sau:

1.Họ nghe bác sĩ xác nhận họ đã chết.

2.Những đau đớn lo âu tan biến và họ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng ngay sau đó.

3.Họ nghe tiếng nhạc êm dịu thích thú.

4.Họ bị cuống hút vào một đường hầm đen tối rồi thấy mình ở trên cao nhìn thấy mọi người chung quanh và cả thể xác của mình đang nằm chết.

5.Họ thấy khối Ánh Sáng mà họ gọi là Ngưòi Ánh Sáng, dù nhiều người không gọi đó là con thưọng đế như Ritchie đã gọi, nhưng đồng ý là họ cảm nhận tình yêu tràn đầy từ khối ánh sáng chói lòa đó. Những người theo đạo khác có thể gọi đó là Phật hay Allah.

6.Ngưòi Ánh Sáng đã cho họ thấy toàn diện cuộc đời của họ trên một màn ảnh lớn.

7.Họ muốn ở lại luôn, không muốn trở lại trần thế. Khi sống lại, họ trở thành những người rất tốt, thương yêu và giúp đỡ cho nhiều người.

8.Họ xác tín những gì họ thấy là sự thật dù họ ít muốn nói đến trạng thái sau khi chết. Sau đó, họ không còn sợ chết nữa.

9.Có những người thấy các hình ảnh làm họ kinh khiếp chứ không phải ai cũng thấy người tràn đầy ánh sáng tình thương yêu.

10. Những kinh nghiệm nói trên không thể diễn tả bằng lời nói vì dù nói thế nào thì cũng không diễn tả hết được những gì họ đã kinh nghiệm

III. Đạo Phật Nói Gì Về Sau Khi Chết

Các tôn giáo thường nói về thiên đàng hay địa ngục sau khi chết. Phật giáo là một tôn giáo đã nói rất rõ, tả rõ những hình ảnh và những cảm xúc người qua đời sẽ thấy vào các ngày đầu tiên. Chúng ta thử tìm hiểu những điều đạo Phật nói trong các kinh điển có liên hệ gì với các khám phá mới mẻ của thế kỷ thứ 20 này không.

Trong các bộ kinh như kinh Đại Bảo Tích, Kinh A Di Đà, nhất là các kinh văn bí mật của Phật giáo Tây Tạng, nói rất rõ ràng về các hình ảnh mà người chết sẽ thấy khi họ vừa qua đời và liên tiếp qua những ngày sau đó cũng như thế giới an vui cực kỳ hạnh phúc của thế giới Chư Phật. Hàng triệu người chết đi rồi sống lại đã thấy những hình ảnh của những ánh sáng rực rỡ hay những cảnh làm cho họ khiếp sợ, chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới bên kia. Như bác sĩ Ritchie, họ chỉ chết độ năm hay mười phút, còn trạng thái Thân Trung Ấm kéo dài đến 49 ngày đêm. Trong thời gian ấy Thân Trung Ấm còn nghe rất nhiều âm thanh, thấy rất nhiều các loại ánh sáng và hình ảnh có thể làm cho họ sung sướng vô cùng hay khiếp hãi dữ dội tùy theo nghiệp lực của họ. Những kinh sách nói trên nói rõ các luồn ánh sáng trắng, vàng, đỏ, xanh rực rỡ hay êm đềm sâu đậm xuất hiện mỗi ngày cùng hình ảnh các vị Phật trong hào quang thanh tịnh chiếu sáng bao la khi các Ngài xuất hiện để cứu độ các Thân Trung Ấm. Các sách vở cùng các cuộc nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử (Near Death Experience gọi tắt là N.D.E.)vốn còn rất sơ lược, rất ít ỏi khi so với những điều đạo Phật nói về sự chết. Điều ấy cũng dễ hiểu vì những người có kinh nghiệm chết rồi sống lại đó chỉ trải qua trạng thái chết một thời gian rất ngắn nên họ chỉ thấy biết một phần rất ít ỏi những gì mà đạo Phật nói về thế giới bên kia. Đó là sự mầu nhiệm và hiểu biết đặc biệt làm cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên thích thú khi tìm hiểu về đạo Phật vậy.

Một cách tổng quát, đạo Phật xác nhận đời sống vẫn tiếp diễn khi chúng ta qua đời nhưng dưới một hình thức khác. Mạng sống con người gồm hai phần thể chất và tâm linh. Khi tim ngưng đập, phổi ngưng thở, óc không còn hoạt động thì đó là cái chết của thể xác. Phần linh hồn, đúng ra là thần thức, cái vẫn còn thấy biết dù không còn thể xác, vẫn còn tồn tại. Phật giáo không dùng chữ linh hồn vì muốn diễn tả rõ ràng hơn trạng thái người qua đời qua các giai đoạn khác nhau. Một trong các giai đoạn ấy là khoảng thời gian ở giửa lúc vừa chết và trước khi đi đầu thai để trở thành một sinh mạng mới. Đạo Phật gọi cái thân không có thể xác ấy là Thân Trung Ấm. Cái thân này khác với thân thể của chúng ta mà những người đã có kinh nghiệm về cái chết trong những tác phẩm cận tử cũng nói rõ là thân lúc họ ra khỏi xác không giống thân lúc còn sống nhưng không thể mô tả rõ ràng được.

Như thế, Thân Trung Ấm có mặt ở giữa hai giai đoạn thân có thể xác này chết đi (Tử hửu) và một thân khác được ra (Sinh hữu) và có mặt trong 49 ngày trong thời gian chuyển tiếp này. Do đó, lễ cầu siêu trong Phật giáo kéo dài bảy tuần lễ, cộng chung là 49 ngày như trên. Đạo Phật không những nói rõ Thân Trung Ấm trải qua những trạng thái nào sau khi họ chết mà còn nói rõ ràng họ thấy nghe những bà con than khóc mà không thể làm gì được, thấy những loại hình ảnh và các loại ánh khác nhau và làm thế nào giúp họ giải thoát khỏi mọi sự đau đớn, sợ hãi, buồn giận, tiếc thương, hối tiếc để họ có thể trở về nơi thế giới Chư phật dù trong lúc còn sống họ không có được nhiều thiện duyên với Phật pháp.

IV. Đối Chiếu Kinh Điển Và Kinh Nghiệm Thật Sự

Chúng ta hãy nghe đại uý Tommy Clark kể lại chuyện ông ta đã đi vào cõi chết khi bị thương trên chiến trường như sau: “Tôi bị hất tung lên rồi rơi xuống đất.�� Khi cố ngồi dậy, tôi biết đôi chân, cánh tay phải và vai phải của tôi bị mất. Tôi nằm xuống và nghĩ rằng mình sẽ chết. Sau đó tôi không còn thấy gì cả nhưng biết là nhóm quân y đang cố cứu mạng sống của tôi. Bỗng nhiên, tôi thấy mình thoát ra ngoài cơ thể, nhìn thấy những người trong toán quân y đang chăm sóc thân thể tôi và phủ lên người tôi tấm vải nhựa, dấu hiệu của sự chết. Chúng tôi đến một bệnh viện dã chiến và tôi được đưa vào phòng mổ. Tôi thấy họ cắt bộ quân phục của tôi và ngay lúc đó tôi thấy một ánh sáng chói lòa tràn ngập căn phòng. Ánh sáng ấy thật kỳ diệu, ấm áp, tốt lành, chói sáng như khi chúng ta nhìn mặt trời. Rồi trong một nháy mắt, tôi lại trở ra ngoài chiến trưòng. Quanh tôi là những chiến hữu đã chết. Họ đi xa ra và tiếp xúc với nhau nhưng không dùng ngôn ngữ. Họ không có thân thể như trước đây nhưng tôi biết đây là các bạn Dallas, Ralph, Terry và họ cũng biết tôi. Họ muốn tôi đi với họ nhưng tôi không muốn. Sau đó, trong một nháy mắt, tôi quay về phòng mổ nhìn thấy họ săn sóc thân tôi.”

Trong quyển sách của Raymond Moody có liệt kê nhiều trường hợp cận tử, những người chết rồi sống lại. Họ kể thấy những luồng sánh sáng sáng chói, những hình ảnh của những chốn xa lạ, những thân nhân qua đời từ lâu hiện ra và đón họ ở thế giới bên kia sau khi họ trôi nổi bềnh bồng nơi chốn vô định. Đa số các trường hợp người ta thấy điều an vui. Theo đạo Phật đó chỉ là bước đầu của sự hấp dẫn của các luồn ánh sáng hiện ra tùy theo nghiệp lực của mỗi người, càng về sau càng có những chuyển biến tùy theo tâm thức của mỗi người.

Trong tác phẩm kế tiếp, The Light Beyond xuất bản vào năm 1988, bác sĩ Moody nêu ra các dữ kiện do nhân viên kiểm kê George Gallup, Jr. cho biết tám triệu người Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm cận tử nói trên và chia ra những nhóm có kinh nghiệm vào lúc lâm chung như sau:

v26% thấy bay ra khỏi thân thể

v23% thấy rõ ràng sự vật chung quanh

v17% nghe tiếng động hay âm thanh

v23% cảm thấy bình an, không đau đớn

v14% thấy ánh sáng

v32% thấy toàn diện đời sống đã qua

v32% thấy mình đến thế giới khác

v23% thấy mình gặp gỡ những người khác

v9% thấy bị cuốn vào đường hầm đen tối, v.v.

Đạo Phật nói nhiều đến trạng thái những người hiền gặp hay thấy sự tốt đẹp khi họ qua đời và những người ác thấy hay gặp điều lo lắng, sợ hãi rong giờ phút lâm chung và chúng ta thấy có phần tương tự như trên. Liễu Sanh Thoát Tử, sách chép lại những phần chính trong kinh điển

Phật giáo nói về những trạng thái sau khi chết, tả rõ về các giai đoạn của Thân Trung Ấm nhu sau:

“Khi nghiệp thức đã ở vào giai đoạn Trung Ấm, thì mê rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Có một thứ nghiệp phong mãnh liệt thổi đưa nghiệp thức vào phương hướng vô định, tương tự như mảy lòng bị gió cuốn: Qua lại lên xuống điều tùy theo chiều gió, cái thân ấy không do ý mình, phải phiêu lưu knông nhất định. Rồi bỗng nhiên lại gặp một thứ ánh sáng vô cùng mãnh liệt, vùn vụt chớp lòe, tia sáng chói lòạ

Hoặc có những luồn sánh sáng yếu ớt hon của Lục Phàm (Thiên, A tu la, Nhân, Súc Sinh, Ngạ Quỷ và Địa Ngục) bỗng biến hiện. Tùy nghiệp lực thần thức cảm ứng với đạo nào mà luồn ánh sáng của đạo ấy sẽ rực rõ lên. Ánh sáng của đạo trời hơi trắng, ánh sáng đạo người hơi vàng, ánh sáng đạo A tu la hơi lục, ánh sáng địa nguc như khói đen, ánh sáng ngạ quỷ hơi đỏ, ánh sáng đạo súc sah hơi xanh.

Quan trọng hơn cả là cõi Phật trong Năm Phương đều phóng ra những hoà quang rực rỡ, mạnh mẽ: “Hào quang sắc xanh chói loà, hào quang sắc trắng trong sạch, hào quang sắc vàng trong như ngọc, hào quang sắc đỏ mãnh liệt. Như vậy có rất nhiều sắc hào quang của Chư Phật, tuy mãnh liệt song đó là hào quang siêu việt, ân huệ, giải thoát. Vì nghiệp lực không tương hợp nên người chết thường sợ hãi các hào quang mãnh liệt của Chư Phật soi đến mà chỉ thích những thứ hào quang yếu ớt của Lục đạo, tiếp xúc vói hào quang của Lục đạo để đầu thai về trong sáu nẽo ấy…”

Trước đây chỉ có một số ít các vị cao tăng đức độ thuộc các truyền thống Thiền, Tịnh và Mật tông cùng một số cư sĩ tu theo Tịnh Độ nói lên những điều họ thấy trước khi họ qua đời, sau khi họ qua đời rồi sống lại hay những vị thực hành các phương pháp bí mật nói rõ những cảnh giới chúng ta trải qua sau khi chết. Những điều ấy chỉ nằm trong phạm vi Phật giáo và có tính cách thần bí tôn giáo hơn khoa học. ngày nay, với hàng triệu người có các kinh nghiệm tương tự, vấn đề này biến thành một đối tượng được các nhà khoa học nghiên cứu và thảo luận sôi nổi với niềm vui mừng là dầu sao, lúc gần kề với sự chết, nhiều người thấy được các luồn ánh sáng tỏa chiếu tình thương và đem đến cho họ một niềm hạnh phúc bao la.

V. Đức Phật Có Ánh Sáng Vô Lượng

Như thế, những điều nói trong kinh đã được một số người tả tại một phần nào sau khi họ chết một thời gian ngắn. Vì khoảng thời gian chết chưa đủ để chứng kiến những biến chuyển kế tiếp và cũng vì họ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Tây Phương thường cho những gì siêu việt là Thượng Đế (God) nên gọi những luồng ánh sáng đó là Thượng Đế hay con Thượng Đế. Rất nhiều người không biết luồng ánh sáng tràn đầy tình thương yêu đó thật sự là gì và họ gọi bằng nhiều thứ tên khác nhau tùy theo niềm tin của mỗi người vì họ chưa bao giờ có kinh nghiệm như thế khi còn sống. Nhiều người gọi đó là người Siêu Nhân Ánh Sáng (superbeing of light).

Trong đạo Phật, người Phật tử thường đọc kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ cùng một số kinh sách nói về một vị Phật toàn thân chỉ là ánh sáng rực rỡ, tràn đầy tình thương yêu tiếp đón chúng ta về chốn Cực Lạc, chốn niềm vui trong lành bao la sau khi chúng ta qua đời. Đó là Đức Phật A Di Đà, vị Phật mà thân tỏa ánh sáng vô lượng vô biên.

09netv31

Đức Phật A Di Đà tỏa chiếu ánh sáng bao trùm vũ trụ

tràn đầy niềm an vui kỳ diệu. Ngài tiếp độ kẻ qua đời về chốn cực lạc

Ánh sáng từ thân Đức Phật A Di Đà tràn đầy một sự trong lành, an ổn, tĩnh lặng vô biên (Thanh Tịnh Quang Phật), thân Ngài tràn ngập ánh sáng vô cùng vô tận (Vô Lượng Quang Phật), và ánh sáng ấy là nguồn an vui sâu thẳm kỳ diệu (Hoan Hỷ Quang Phật) chiếu sáng ra muôn phương thế giới mà không một loại ánh sáng nào có thể so sánh được (Vô Đối Quang Phật).

Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác trong đạo Phật là vấn đề nghiệp báo. Theo luật nhân quả thì những hậu quả tốt hay xấu xảy ra cho mỗi người căn cứ vào những việc làm lành hay dữ của họ khi họ đang còn sống hay qua đời. Do đó, không nhất thiết có niềm tin là đủ. D` là một người đạo Phật hay đạo nào mà làm ác thì ác nghiệp vẫn lôi cuốn họ. Một người dù không có đạo hay theo đạo khác mà làm lành thì thiện nghiệp cũng lôi cuốn họ về với thế giới an vui giải thoát của chư Phật hay chốn thiên đàng của tôn giáo họ.

Đức Phật là một bậc đầy hiểu biết, bao dung và đức độ. Ngài không nói phải theo đạo Ngài mới được cứu vớt, ai không theo Ngài thì đọa địa ngục. Ngài không dọa nạt như thế vì Ngài mong muốn đem lại hạnh phúc chân thật cho mọi người bằng cách giải phóng họ khỏi mọi sự lo lắng, sợ hãi, khổ đau từ những hiểu biết sai lầm mà đạo Phật gọi là vô minh, nhũng kẻcòn bị mê mờ vì không biết sự thật. Thoát khỏi sự thấy biết sai lầm gọi là bậc giác ngộ: Người có sự hiểu biết chân thật. Do đó, ngưòi Phật tử xưng tụng Ngài là bậc thầy không ai hơn: Đấng Vô Thượng Sư.

Đạo chỉ dạy hãy làm các điều lành, không làm các điều ác để là gieo trồng thiện nghiệp. Khi thực hành những lời dạy cao quý của đạo Phật thì thiện nghiệp gia tăng, mang lại cho ta nhiều điều an lành và hạnh phúc khi sống cũng như lúc qua đời. Trong kinh đã nói rõ chư Phật thuộc năm phương vũ trụ phóng ra những hào quang rực rỡ để tiếp độ cho những kẻ qua đời, dù họ thuộc bất cứ tôn giáo nào. Nếu ta tu tập theo đạo Phật thì có tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật nên sống đời an lành, hạnh phúc. Vì có sự hiểu biết chân thật về mọi hiện tượng tâm lý và vật lý nên chúng ta không sợ hãi khi đối diện với các cảnh biến hiện lúc lâm tử và dễ dàng hướng đến thế giới chư Phật mà vãng sanh.

Khi một thân nhân Phật tử qua đời, những người trong gia đình do lòng thương yêu vợ chồng, cha mẹ, con cái, an hem, bạn bè hay cả những người mình chưa quen biết, thành tâm niệm Phật, tụng kinh, trì chú và cầu nguyện cho hương linh, tức là Thân Trung Ấm của người qua đời thì họ sẽ cảm nhận được sự mầu nhiệm của đạo pháp, buông xả mọi sự lo âu, phiền não, mê mờ, quay về nương tựa sự Tam Bảo, Phật, pháp, Tăng cùng phát nguyện cầu mong sự giải thoát và mong được chư Phật tiếp độ trở về chốn Cực Lạc, thế giới an vui hạnh phúc của Chư Phật. Khi lòng họ đã biết rõ lẽ sanh tử thì họ không còn sợ hãi khi thấy các luồn ánh sáng mãnh liệt của Chư Phật, không bị những luồn áng sáng dịu dàng của Lục đạo hấp dẫn họ do đó được dễ dàng hơn trong việc được vãng sanh về thế giới an lành của Chư Phật.

Có nhiều người bảo: “Ông tu ông chứng, bà tu bà chứng” nên cho việc cầu siêu cho chư hương linh được giác ngộ lẽ Đạo khi họ qua đời là không cần thiết. Điều họ nói rất đúng khi chúng ta còn sống. Khi thực hành sự tu tập thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được, sống được với niềm an vui kỳ diệu. Tuy nhiên cuộc sống vẫn còn tiếp tục khi chúng ta qua đời dù dưới hình thức khác, và sự giúp đỡ họ còn cần thiết hơn khi họ còn sống. Do đó, việc cầu siêu và tiến cúng chư hương linh rất ích lợi cho người đã qua đời cũng như cho cả người còn sống mà chúng ta đã nói troưóc đây. Đạo Phật nói rất rõ giữa giai đoạn vừa mới qua đời và tái sinh, Thân Trung Ấm còn có cơ hội chót để giải thoát khỏi mọi trói buộc tiêu cực, để khám phá Phật tánh rộng lớn trong sáng bao la của mình. Các vị đạo sư Tây Tạng thường thực hành các phép tu Mật Tông trong đó có Thiền Quán Về Thân Trung Ấm, một trong sáu phép thần thông của Ngài Naropa truyền dạy, để khi họ qua đời tự họ sẽ chọn nơi chốn đầu thai trong cuộc đời kế tiếp theo như ý muốn để tiếp tục phục vụ chúng sanh.

Một cách tổng quát, mọi người đều có Phật tánh và có thể thành Phật như nhau. Một người có đại hung, đại lực, đại từ bi thì có thể thành Phật ngay trong cõi đời này như Đức Phật Thích Ca mà Phật giáo Mật Tông thường nói là túc thân thành Phật. Phật giáo Mật Tông nhấn mạnh đến ba cơ hội mà chúng ta có thể đạt được quả giải thoát tùy theo căn cơ của mỗi người.

Bậc Thượng Căn

Túc thân thành Phật, thành Phật ngay trong cõi đời này khi nổ lực tu hành tinh tấn dũng mãnh cùng phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh như trường hợp Đức Phật Thích Ca.

Bậc Trung Căn

Những bậc tu hành giác ngộ. Những vị ấy có thể thuộc những pháp môn tu tập khác nhau như Thiền, Tịnh hay Mật Tông, có thể là tăng sĩ hay cư sĩ. Tùy theo nguyện lực của họ như muốn tái sanh trong cuộc đời để cứu độ chúng sanh hay muốn trở về thế giới Chư Phật mà Thân Trung Ấm của họ chuyển đến những nơi họ muốn.

Bậc Hạ Căn

Không thực hành sự tu tập đúng mức khi còn sống do đó khi chết không nhận biết được ánh sáng Chư Phật, sợ hãi khi thấy Chư Phật hiện ra trong ánh sáng rực rỡ nên không cảm nhận được từ tâm bao la của Ngài nhằm cứu độ cho tất cả chúng sinh. Khi sự sợ hãi phát sinh thì họ thấy những hình ảnh yêu quái xuất hiện nên càng khốn đốn.

IV. Cầu Siêu Giúp Cho Hương Linh Giải Thoát

Tiếng tụng kinh, niệm Phật và trì chú lúc đó rất cần thiết cho Thân Trung Âm. Lời niệm Phật sẽ làm cho họ được yên tâm, cảm nhận được lòng thương yêu bao la của Chư Phật, rủ sạch mọi sợ hãi. Khi sự sợ hãi không còn thì các hình ảnh quỷ quái ghê rợn làm họ khiếp đảm cũng khng còn, từ đó họ sẽ cảm nhận ánh sáng từ bi của Chư Phật cùng Chu vị Bồ Tát liên tiếp hiện ra cứu độ họ trong 49 ngày. Những điều trên được nói rõ trong quyển Liễu Sanh Thoát Tử và Thân Trung Ấm. Trong các buổi lễ cầu siêu, tiếng tụng kinh nhắc nhở họ về giáo lý nhà Phật, khuyên họ khám phá Phật tánh vốn có đầy đủ nơi chính họ, hãy quay về nương tựa Phật, Pháp và Tăng bên ngoài cũng như chính bên trong mình để giải trừ mọi điều họ còn bám víu, họ còn mong muốn thiết tha, họ còn dính mắc làm họ ham muốn, lo sợ, thất vọng, giận hờn, khổ đau và hướng đến thế giới an lành và hạnh phúc vĩnh cữu của thế giới Chư Phật, của chốn Niết Bàn, chốn Cực Lạc và chốn Tịnh Độ tốt lành vô cùng.

Khi hương linh, danh từ chính xác trong đạo Phật dùng để gọi linh hồn người qua đời, nghe và cảm nhận được lời kinh cùng lòng thành của chúng ta khi cầu nguyện cho họ thì lòng họ bắt đầu lắng dịu và cảm ứng dần với nguyện lực của Chư Phật, tức là nguồn năng lượng trong lành của Chư Phật tràn đầy trong vũ trụ do ước nguyện cứu độ chúng sanh thoát khỏi mọi khổ đau khi còn sống hay lúc qua đời. Sức mạnh phát ra từ Chư Phật chuyển đến mười phương vũ trụ để cứu độ chúng sanh đó chúng ta gọi là Phật lực hay là tha lực, sức mạnh bên ngoài. Nếu chúng ta hướng đến Chư Phật trong bất cứ giai đoạn nào trong lúc còn sống hay khi đã chết, lập tức ta cảm nhận sức mạnh bao la đó. Lời kinh tụng, tiếng niệm Phật, trì chú và lòng thiết tha nguyện cầu của chúng ta trong các buổi lễ cầu siêu làm cho hương linh cảm nhận được chân lý của đạo, buông bỏ tất cả mọi vướng mắc, rồi họ nương theo sức mạnh của niềm tin nơi chúng ta (Tín Lực), sức mạnh từ lời Niệm Phật (Niệm Lực), sức mạnh từ lời trì chú (Chú Lực hay Thần Lực), sức mạnh của tâm trong sáng vững chắc mạnh mẽ (Định Lực) mà phát sinh ra lòng mong ước mãnh liệt trở về với thế giới Chư Phật. Đó gọi là tự lực, sức mạnh từ bên trong mỗi chúng ta. Khi tự lực và tha lực hợp nhất thì lập tức Thân Trung Ấm được giải thoát. Việc chúng ta tụng kinh cầu nguyện trong các buổi lễ cầu siêu gọi là Hộ Niệm, tức là hỗ trợ cho chư hương linh biểu lộ được lòng mong ước mãnh liệt muốn trở về thế giới. Chính qua lòng thành, qua lời cầu nguyện, qua những tiếng tụng kinh, liờ trì chú, qua sự nhất tâm kính lễ Chư Phật và Chư Bồ Tát của chúng ta mà chúng ta tạo ra một trợ duyên tốt đẹp để hương linh cảm nhận được sự nhiệm màu của Phật đạo.

Như thế, khi một người qua đời, họ vẫn còn có cơ hội cuối cùng để đạt được sự giải thoát an lành nhờ sức hộ niệm của những người còn sống. Do đó, để gia tăng sức mạnh và hiệu quả của sự hộ niệm quý báu này, trong các buổi lễ cầu siêu, chúng ta cần phải:

Trai Giới

Không được giết heo, bò, gà, vịt để cúng và đãi khách. Chỉ cúng chay và dọn thức ăn chay cho thanh tịnh. Còn sự thanh tịnh bên trong là làm điều lành, không làm điều ác, lòng an vui, thoải mái và trong sạch.

Thành Tâm

Một lòng hướng về Chư Phật, đem lòng thương yêu trong lành mà cầu nguyện cho người đã qua đời qua lời tụng kinh, trì chú, niệm Phật và lạy Phật.

Chọn Chỗ Thanh Tịnh

Nếu có chùa thì đến xin lễ cầu siêu tại chùa. Nếu không có chùa thì làm lễ cầu siêu tại nhà. Trước đó lo quét dọn sạch sẽ, lập bàn thờ Phật cho trang nghiêm, lập bàn thờ cho hương linh, chưng bông hoa, quà phẩm, đốt đèn cho sáng sủa, cùng dâng hương cúng Phật cho lòng thanh tịnh và nơi chốn được thanh tịnh.

VII. Cầu Siêu Cũng Là Cơ Hội Đem Lại Sự An Lành Cho Người Sống.

Trong các ngày cầu nguyện cho thân nhân khi họ qua đòi, chúng ta nên tránh việc sát sinh, ăn chay, niệm Phật, nói lời hoà nhã với mọi người để lòng được thanh tịnh làm gia tăng sức mạnh khi hộ niệm để giúp đỡ cho thân nhân chúng ta khi họ qua đời. Thực hành được điều ấy thì chính người sống cũng như kẻ qua đời đều hưởng được nhiều lợi lạc.

Có người sẽ hỏi như thế thì chúng ta chẳng cần tu hành lúc còn sống. Cứ đợi đến khi chết nhờ gia đình thỉnh quý thầy làm cho các lễ cầu siêu là giải thoát. Nói như thế thật sai lầm vì thực hành đạo Phật lúc còn sống là hưởng được nhiều an lành hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ trở về thế giới chư Phật. Cầu siêu là phương tiện cấp bách cuối cùng mà do lòng thương yêu người thân qua đời chúng ta không còn cách nào hơn. Nếu chúng ta biết trước những khổ đau họ phải đối diện khi chết thì chắc chắn chúng ta tạo ra những duyên lành cho họ thực hành đạo Phật khi họ còn sống để chắc chắn họ được vĩnh viễn an vui. Còn chủ trương lúc sống cứ làm mọi điều ác, lúc chết chỉ cần làm vài lễ cầu siêu là họ đưọc giải thoát là quan niệm sai lầm vì những kẻ làm ác thì sức mạnh của nghiệp lực (Sức mạnh do các hành vi họ làm) sẽ đẩy họ voà các cảnh giới khổ đau để hứng nhận quả báo. Chẳng khác gì cây to khi đã nghiêng quá nhiều thì những lời cầu nguyện của thân nhân trong các lễ cầu siêu như những sợi dây nhỏ, không đủ sức kéo cho thẳng được và cây sẽ đổ ầm xuống đất.

Một người thân khi qua đời thì chúng ta thương tiếc, cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất cho họ. Chúng ta đâu có phê phán họ là hiền hay dữ, chúng ta chỉ mong muốn họ được mọi điều an lành khi qua thế giới bên kia. Lòng thương yêu đó không những đới với thân nhân mà còn đối với mọi người quen biết hay không quen biết. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào, khi một thân nhân qua đời điều tốt hơn hết là chúng ta làm lễ cầu siêu cho họ. Lễ cầu siêu vốn rất ích lợi cho những người mới qua đời, là dịp cuối cùng cho họ đạt được sự giải thoát mà trở về với Chư Phật. Tuy nhiên, đối với những người chủ trương làm các việc ác độc gây khổ đau cho nhiều người khác, thì chính vì sự tham lam, sân hận và mê mờ của họ làm cho họ khó cảm nhận được ánh sáng từ bi tỏa chiếu của Chư Phật hiện ra khi họ chết, họ sẽ sợ hãi trốn chạy những luồn ánh sáng khác hấp dẫn họ hơn tùy theo lòng ham muốn của họ để chuyển thành những đời sống kế tiếp tương ứng với nghiệp báo. Đó là phần nghiệp báo của họ mà họ phải gánh chịu.

09netv32

Cực lạc là chốn không có danh từ "khổ"

Điều nói trên được giải thích rất rõ ràng trong quyển Tử Thư Tây Tạng (The Tibetan Bơk Of The Death) nói về trạng thái Thân Trung Ấm. Về phần chúng ta, chúng ta sống với tâm Phật, mong muốn đêm lại hạnh phúc cho mọi chúng sanh, chúng ta thực hành hạnh nguyện từ bi và đem lòng thành mà nguyện cầu cho họ được mọi điều tốt đẹp.

VIII. Đừng Bỏ Lỡ Cơ Hội Tu Tập Khi Còn Sống

Có người lại chủ trương chỉ cần làm điều tốt lành như giúp đõ bà con, bạn bè, những kẻ nghèo khổ, làm các việc thiện là đủ, như thế là tu tại tâm, không cần phải tụng kinh, lễ Phật, trì chú, ngồi thiền hay tham dự các khóa tu tập. Dĩ nhiên, làm điều lành tránh điều dữ là lời dạy của Đức Phật, làm được các điều ấy rất tốt, dễ dàng cảm ứng với các luồn ánh sáng Chư Phật hơn kẻ ác. Tuy vậy, quan trọng nhất của đời người là trong giai đoạn chúng ta còn sống. Nếu không học đạo và thực hành thì làm sao chúng ta biết được, sống được với Phật tánh thanh tịnh bao la nơi chính mình để hưởng niềm an vui hạnh phúc bao la và tiến bước trên con đường giác ngộ nầy và đời kế tiếp. Nói khác đi, là tự mình bỏ lỡ cơ hội quý báu khi mình được phúc đức làm người.

Do đó, khi còn sống chúng ta thực hành Phật đạo để lòng được an vui, trí được trong sáng. Trong tình thương yêu bao la của tâm giác ngộ, chúng ta khuyến khích vợ chồng, con cái, cha mẹ, an hem, bạn bè và mọi người tìm hiểu đạo Phật, thực hành những điều lành và tu tập để họ được mọi sự an lành hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại. Khi qua đời, họ sẽ về với thế giới Chu Phật hay tự họ chọn lấy con đường quay trở lại thế giới này, thực hành sự tư tập để sống đời giác ngộ rồi đi giúp đỡ những người đang bị khổ đau. Việc làm đó là việc cứu độ chúng sanh, con đường đó là con đường Bồ Tát Đạo và hạnh nguyện đó là hạnh nguyện của những bậc Bồ Tát mãi mãi ở trong cuộc đời cứu độ chúng sanh như tấm gương sáng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma.

IX. Hãy Nhân Đạo Đối Với Người Chết Hay Sắp Chết Cùng Gia Đình Của Họ

Các nhà tâm lý học như Carl Jung cùng những người thuộc trường phái này nhấn mạnh đến sự quan trọng của những yếu tố văn hóa, trong đó có tôn giáo, đối với đòi sống cá nhân. Qua những kinh nghiệm kể lại của những người trở về từ cõi chết, những hình ảnh liên quan đến tôn giáo của họ xuất hiện khi họ sắp qua đời. Điều ấy có thể giải thích theo hai khía cạnh khác nhau. Về phương diện tôn giáo, những tín đồ tin tưởng mình đã thấy Phật A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Thượng Đế hay Thiên Thần đến rước họ đi. Về phương diện tâm lý, người ta cho rằng chính bộ não chúng ta đã tạo ra những hình ảnh đó bằng cách gia tăng sản xuất những chất hóa học làm cho giây phút cuối cùng đời ta được êm dịu.

Dù chúng ta tin theo cách giải thích của tôn giáo hay của các nhà tâm lý thì cũng đều tốt cả vì cả hai bên đều xác nhận tính cách tốt đẹp của giây phút cuối đời con người liên quan đến niềm tin tôn giáo của mỗi cá nhân. Như thế, cách đối xử nhân đạo nhất đối với những người sắp từ giả cõi đời hay vừa mới qua đời là tổ chức những nghi lễ tôn giáo theo niềm tin lâu nay của họ. Những hình ảnh, những âm thanh, những lời cầu nguyện tích cực mà họ đã nghe quen sẽ tác động vào tâm thức của họ, gọi lên những hình ảnh an lành và tốt đẹp mà họ mang sẳn từ khi còn nhỏ trong tôn giáo của mình, tạo cho họ những giây phút thoải mái và bình an vào những giây phút cuối. Có những người có thói quen tai hại là đi thuyết phục kẻ đang bị bệnh nặng hay đang hấp hối hoặc gia đình họ bỏ đạo cũ để theo đạo của người đi thuyết phục đó mà không hiểu là họ đang làm một điều ác, một điều trái với lòng nhân đạo vì gây những xung đột nội tâm cho người đang đối diện cái chết cùng những khó khăn, rối rắm cho gia đình của người sắp qua đời. Theo hai chuyên gia tâm lý Holmes và Rahe nghiên cứu về những nguyên nhân gây căng thẳng đưa đến bệnh tật liệt kê sự thay đổi sinh hoạt tôn giáo là một nguyên nhân. Những người lành mạnh mà còn bị căng thẳng tinh thần khi thay đổi sinh hoạt tôn giáo huống gì là những kẻ bệnh tật hay đang hấp hối. Và bất hạnh nhất cho gia đình của người qua đời không thể cầu nguyện và bày tỏ tình thương yêu của mình theo nghi thức tôn giáo của gia đình.

Khi thấu suốt những nguyên nhân và hậu quả tai hại nói trên, là người Phật tử tu hạnh từ bi, chúng ta tuyệt đối không thuyết phục những người khác bỏ đạo vào những lúc họ đang cận kề với cái chết rồi thuyết cho họ nghe về đạo của mình mà họ chẳng có kinh nghiệm gì, hiểu biết gì, chẳng có niềm tin gì. Dù đang theo đạo nào, chúng ta tuyệt đối tránh không tạo nên sự sợ hãi trong lòng người đang bị bệnh bằng cách hứa hẹn theo đạo mình thì sẽ lên thiên đàng hay chốn cực lạc còn nếu không theo đạo mới thì sẽ bị đọa địa ngục làm cho họ bị thêm nhiều áp lực bên cạnh những khổ đau vì bệnh tật họ đang phải chịu đụng.

Hãy tôn trọng họ những giây phút cuối cùng của người bệnh. Nếu biết ai có thể cử hành các nghi lễ theo tôn giáo của họ thì mời đến lo giúp. Chỉ trên bình diện tâm lý mà thôi thì những nghi lễ thuộc tôn giáo của mỗi người thực hành lâu nay vốn có rất nhiều lợi ích giúp cho họ an tâm đối diện với những giây phút khó khăn cuối đời mình và đem đến cho họ niềm an vui lần cuối.

Làm được điều trên, chúng ta cũng đối xử nhân đạo với gia đình người chết vì họ có thể tham dự các lễ cầu nguyện cho thân nhân họ theo những nghi thức tôn giáo của họ, làm giảm đi rất nhiều sự đau đớn của tử biệt.

Về phương diện tôn giáo, chính niềm tin vào tôn giáo cùng sự cầu nguyện và tụng đọc kinh sẽ giúp cho người giả từ cuộc đời này đối diện và biết rõ những gì xảy ra cho họ nơi cõi bên kia, đó không phải là cõi chết như chúng ta lầm tưởng mà là sự tiếp nối của cõi sống. (Điều này không những ghi lại nơi kinh điển mà còn do hàng ngàn người chết đi rồi sống lại tường thuật qua sách vở hay trong các cuộc khảo cứu.)

Khi họ nghe được những am thanh, thấy được những hình ảnh cùng tiếp nhận những lời cầu nguyện tích cực từ thân nhân và những tu sĩ thuộc tôn giáo của họ đã quen thuộc lâu nay thì họ tiếp nhận dễ dàng. Do đó, sự chuyển tiếp đến cuộc sống tương lai rất tốt đẹp cho họ theo chiều hướng tích cực.

09netv33

Khi một người Phật tử bị bệnh thì

hình ảnh của Đức Phật rất cần cho họ

Những người còn sống, tức là thân nhân, bạn bè, những nhà tu hành cùng tín đồ, khuyến khích người sắp chết hướng về hình ảnh tốt đẹp thuộc niềm tin của họ mà cầu nguyện để họ có được sự bình an. Nếu h ọlà con chiên của Chúa thì hình ảnh Đức Chúa là điều họ rất cần. Nếu họ là con Phật, hình ảnh của Đức Phật hay Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nên treo phía trước hay để bên cạnh giường bệnh khi họ đến bệnh viện. Nếu bệnh viện không có thì xin các vị tu sĩ của các nhà thờ hay chùa.

Đừng vì sự cố chấp của mình mà phạm vào tội ác đối với người sắp từ giả cuộc đời hay vừa qua đời cùng gia đình họ bằng cách cử hành những lễ nghi tôn giáo mà họ không tin, không có kinh nghiệm, không biết ý nghĩa và gia đình họ không thể nào biểu lộ những cảm xúc cùng tình thương đối với người quá cố theo lễ nghi tôn giáo đó cả.

Tôn giáo nào cũng dạy người tín đồ phải có lòng thương yêu đồng loại. Tình thương yêu thật sự không đời hỏi kẻ khác phải theo mình mới thương. Khi sống với tình thương yêu trong lành thì ta có sự hiểu biết chân thật: thương mến kẻ sống cũng như những người đã qua đời, biết rõ những giá trị của các nền văn hóa khác biệt trong đó có các lễ nghi tôn giáo liên hệ mật thiết với đời sống cá nhân lúc sống cũng như khi qua đời và làm những gì tốt đẹp nhất cho họ để họ được thật sự hạnh phúc.

Tài Liệu Tham Khảo

vAn Encyclopedia of Archetypal Symbolysm, edited by Beverly Moon, Shambala, Boston, 1991.

vKindness, Charity and Inside, His Holiness the Dalai Lama, Translated & Edited by Jeffey Hopkins, Snow Lion Publications, New York, 1988-Foundation of Tibetan Myticism, Lama Anagarika Govinda, Samuel Weiser Inc. Maine, 1989

vLife after Life, Raymond Mơdy, Jr. Batam, Newyork, 1975

vLife Beyond Life, Hans Holzer, Parker Publishing Company, Inc. New York, 1985

vPsychiatry/III, edited by Harold I. Caplan et al., Williams & Wilkins Cọ, Maryland, 1980

vPsychology, Priciples and Applications, Stephen Worchel and Wayne Shebilske, Prentice Hall, Incọ, New Jersey, 1983

vReincarnation, The Phoenix Fire Mystry, Compired & Edited by Joseph Head & S.L. Cranston, Julian Press/Crown Publisher, Inc. New York 1977

vReturn From Tomorrow, George Ritchie, Chosen Bơks, Texas, 1978

vThe Light Beyond, Raymond Moody, Jr. Bantam Bơks, Newyork, 1988

vThe Tantric Mysticism of Tibet, John Blofeld, Shambala, Boston, 1987 Compassion in Tibetan Buđhism, Translated by Jeffrey Hopkins, Snow Lion Publications, New York, 1982

vThe Tibetan Book of the Death, W. Y. Evans-Wents, Oxford University Press, New Yourk, 1960

vThe Whole of Life and Death, Philip Kapleau Double Day, New York, 1989

vThân Trung Ấm, Liễu Sanh Thoát Tử do các chùa ấn tống

vKinh A Di Đà, Kinh Cầu Siêu, nghi thức cầu siêu và tiến cúng chư hương linh, v.v…

vCác buổi lễ cầu siêu tại chùa, nhà quàng, tư gia và nghĩa trang tại vùng Virginia và các tiểu bang khác.

--- o0o ---


Vi tính: Chân Diệu Lan

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]