Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

23/04/201319:00(Xem: 13816)
Phần 2

BÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)

Thích Mãn Giác dịch

.................

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI MỘT

KẺ UỐNG CẶN RƯỢU CỦA HOÀNG BÁ

THÚY:Phật Tổ đại cơ,nắm cả trong tay. Mạng sống người trời, đều chịu sai sử. Một lời vẩn vơ, cũng làm kinh động quần chúng. Một cơ một cảnh, đánh tung xiềng xích. tiếp nhận cơ hội hướng thượng, bàn đến sự siêu việt. thử nói xem, từng có ai đến như thế? Có ai biết cốt yếu của việc này chăng? Xin nêu lên xem thử.

CỬ:Hoàng Bá dạy chúng rằng, “ Các ông chỉ là những kẻ uống cặn rượu. Hành cước như thế, ở đâu có ngày hôm nay? Có biết là trong xứ Trung Quốc này không có Thiền Sư chăng?” Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “ Thế những người hướng dẫn đồ chúng ở khắp các nơi thì sao?”Hoàng Bá nói, “ Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều không có những bậc thầy mà thôi.”

BÌNH:Hoàng Bá thân cao bảy thước [1], trên trán có cục thịt nhô ra trông như thể viên ngọc tròn. Bẩm sinh thông hiểu Thiền. có truyền thuyết nói rằng đã từng đồng hành với La Hán [2]. Hồi xưa Sư đi lên núi Thiên Thai, giữa đường gặp một ông tăng, hai người cười nói với nhau như thể thâm giao. Hoàng Bá nhìn kỹ ông tăng, thấy ông ta có đôi mắt sáng quắc, có vẻ dị tướng.Hai người đồng hành với nhau, đến khi gặp dòng suối nước lũ kia, Hoàng Bá chống gậy, cởi nón đứng đó. Ông tăng kia thúc Sư cùng qua sông , Sư nói, “Ông cử qua trước đi Ông tăng kia bèn vén áo nhón bước trên sông như thể đi trên đất bằng, vừa quay đầu lại nói,”Qua đi,qua đi!” Hoàng Bá hét, “Đồ ích kỷ! Tôi mà biết ông dở trò như thế, tôi đã sớm chặt phăng chân ông đi rồi!” Ông tăng kia thở dài nói, “Đúng là bậc Pháp khí [3]của Đại Thừa!” Nói xong biến mất.

Lúc Hoàng Bá mới đến gặp Bách Trượng, Bách Trượng nói, “ Nguy nga hùng vĩ, từ đâu đến vậy?” Hoàng Bá nói, Nguy nga hùng vĩ, từ đỉnh núi tới.” Bách Trượng nói, “Đến có việc gì vậy?” Hoàng Bá nói, “ Không vì việc gì khác cả.” Bách Trượng coi trọng là bậc Pháp khí.

Hôm sau từ giã Bách Trượng, Bách Trượng nói, “Đi đâu vậy?” Hoàng Bá nói, “Đi Giang Tây để ra mắt Mã Đại Sư.” Bách Trượng nói, “ Mã Đại Sư đã qua đời rồi.” Hoàng Bá nói, “ Không hiểu lúc sinh thời, Mã Đại Sư có nói những gì? Mong được nghe lại.” Bách Trượng bèn thuật lại nhân duyên gặp Mã Tổ: “ Lúc Mã Tổ thấy tôi tới, ngài dơ phất trần lên. Tôi hỏi, “ Thầy là một hay khác với hành động này?” Mã Tổ bèn treo phất trần nơi đầu giường Thiền. Mãi lâu sau Mã Tổ mới hỏi, “ Sau này ông khua môi múa mỏ, vì người như thế nào?” Tôi dựt lấy phất trần dơ lên. Mã Tổ nói, “ông là một hay khác với hành động này?” Tôi treo lại phất trần nơi đầu giường Thiền. Mã Tổ thị uy hét một tiếng khiến tôi lúc ấy bị điếc tai suốt ba ngày.”

Hoàng Bá bất giác rùng mình le lưỡi.Bách Trượng nói, “ Sau này ông còn muốn thừa tự Mã Đại Sư chăng?” Hoàng Bá nói, “ Không. Hôm nay được nghe thầy thuật lại đại cơ đại dụng của Mã Đại Sư, nếu như thừa tự Mã Đại Sư, e rằng sau này tôi sẽ tuyệt tự mất.” Bách Trượng nói, “Đúng thế, đúng thế. Nếu kiến giải của một người mà bằng với thầy mình, đó là làm giảm mất một nửa đức của thầy. Phải có trí huệ vượt hơn thầy của mình, mới xứng đáng được truyền thụ. Chỗ kiến giải của ông hiện giờ, có căn cơ để vượt hơn thầy lắm.” Các ông thử nói xem, Hoàng Bá hỏi như thế là đã biết mà còn cố hỏi, hay là không biết mà hỏi? Phải biết hàng trang của cha con trong môn phái của họ thì mới hiểu được.

Một hôm Hoàng Bá lại hỏi Bách Trượng, “ Tông thừa của chúng ta từ xưa đến nay, được chỉ thị như thế nào?” Bách Trượng nói, “ Tôi cứ nghĩ ông là người đó.” Rồi đứng lên bỏ vào phương trượng.

Hoàng Bá với tướng quốc Bùi Hưu là bạn thân. Sư thường giảng tâm yếu cho Bùi Hưu. [4]Lúc Bùi Hưu làm tổng trấn Uyển Làng có mời Sư đến quận , trao cho Sư một thiên sách viết về chỗ kiến giải của mình. Hoàng Bá tiếp lấy để xuống ghế chẳng hề mở ra xem. Mãi lâu sau mới nói, “ Hiểu không?” Bùi Hưu nói, “ Không hiểu.” Hoàng Bá nói, “ Nếu ông hiểu như thế thì còn có chút chỗ đắc. Nếu như ông nệ vào giấy mức bề ngoài, thì có chỗ nào là tông của tôi? Bùi Hưu bèn làm bài tụng tán thán rằng, “ Từ khi Đại Sĩ truyền tâm ấn, trán có viên châu thân bảy thước. Treo gậy mười năm bên sông Thục, trôi nổi hôm nay ghé bến Chương.Tám ngàn rồng voi theo bước lớn, vạn dặm hương hoa kết thắng nhân. Những muốn theo thầy làm đệ tử, chưa biết thầy trao Pháp cho ai?” Hoàng Bá chẳng tỏ vẻ vui mừng, nói, “ Tâm như biển lớn không ngằn mé,miệng nhả hoa sen nuôi thân bệnh. Ta có một đôi tay vô sự, chẳng từng vái chào kẻ rỗi hơi.” Hoàng Bá trù trì, cơ phong cao vút. Lâm Tế cũng có trong chúng hội, Mục Châu là thủ tòa.Mục Châu hỏi Lâm Tế, “ Thầy ở đây bao lâu rồi, tại sao không vào hỏi gì đi?” Lâm Tế nói, “ Xin cho tôi hỏi cái gì mới đúng?” Mục Châu nói, “ Tại sao không vào hỏi ý chỉ của Phật Pháp là gì?’ Lâm Tế vào hỏi ba lần, ba lần bị đáng đuổi ra. Lâm Tế bèn giã từ Mục Châu, “ Nhờ thủ tòa dạy ba lần tôi vào hỏi đều bị đánh đuổi ra. E rằng tôi không có nhân duyên với chốn này. Thôi thì tạm thời hạ sơn vậy.” Mục Châu nói, “ Nếu ông muốn đi, ông nên vào từ biệt Hòa thượng mới phải.” Rồi vào trước nói với Hoàng Bá. “ Vị thượng tọa vào hỏi kia là một người kiếm có lắm, tại sao Hòa thượng không dùi mài cho ông ta trở thành một cội cây che mát cho thiên hạ?” Hoàng Bá nói. “Ta biết rồi”.

Lâm Tế vào từ biệt, Hoàng Bá nói, “Ông không cân phải đi đâu cả, chỉ cần đến thẳng bến Cao An mà gặp Đại Ngu.” Lâm Tế đến gặp Đại Ngu thuật lại câu chuyện trước đó rồi nói, “ Kẻ hèn này không hiểu mình có lỗi ở chổ nào?” Đại Ngu nói, “Hoàng Bá mới từ bi làm sao, vì ông mà tận lực như thế, ông còn lo đi nói lỗi phải cái gì.”. Lâm Tế đại ngộ nói, “ Phật Pháp của Hoàng Bá chẳng có gì là nhiều nhặn.” Đại Ngu nắm lấy Lâm Tế nói, “ Vừa rồ! ông mới nói mình có lỗi, bây giờ lại nói Phật Pháp chẳng có gì nhiều nhặn.” Lâm Tế đánh vào hông Đại Ngu ba lần. Đại Ngu đẩy Lâm Tế ra nói, “ Thầy của ông là Hoàng Bá, chuyện này chẳng có gì nhằm nhò đến tôi cả.”

Một hôm Hoàng Bá dạy chúng nói, “ Ngưu Đầu Pháp Dung Đại Sư nói ngang nói dọc, song vẫn chưa biết then chốt của con đường hướng thượng. Ngày nay những kẻ học Thiền với Thạch Đầu và Mã Tổ huyên hoa nói Thiền nói Đạo.” Tại sao Sư lại nói như thế? Cho nên mối dạy chúng rằng, “ Các ông chỉ là một lũ uồng cặn rượu. Các ông mà hành cước như thế chỉ tổ khiến thiên hạ cười cho.

Thấy chỗ nào qui tụ tám trăm một ngàn người là tới. Chỉ lo đi tìm nhiệt náo như thế đâu có được, nếu như ở đây ai cũng thích dễ dãi như các ông thì đâu còn có chỗ như ngày hôm nay.” Thời nhà Đường người ta có thói mắng người khác là “đồ uống cặn rượu.’ Đa số thiên hạ bảo là Hoàng Bá thích mắng người. Song những ai có mắt tự nhìn thấy cốt ý của Hoàng Bá. Cái ý chính là thả móc đế câu câu hỏi của người ta. Trong chúng hội có một người học Thiền không tiếc thân mạng cho nên mới bước ra hỏi rằng, “ Thế những người hướng dẫn đồ chúng ở khắp nơi thì sao?” Kể cũng là một câu hỏi hay. Lão hán này quả nhiên không giải thích được cho nên bèn mập mờ nói, “ Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều là không có những bậc thầy mà thôi.” Thử nói xem ý của Hoàng Bá ở chổ nào?

Tông chỉ từ xưa là có lúc bắt, có lúc buông, có lúc giết, có lúc cứu, có lúc thu, có lúc thả. Dám hỏi chư vị, thế nào mới là bực thầy trong Thiền ? Sư núi tôi vừa nói thế, kể như đã mất cả mặt mũi rồi. Lỗ mũi của chư vị ở đâu? Lâu sau mới nói, “ Bị xỏ cả rồi.”

TỤNG:

Lẫm liệt siêu quần chẳng tự khoe,

Biển đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.

Đại Trung thiên tử từng coi nhẹ,

Ba bận đích thân đụng móng vuốt.

BÌNH:Câu tụng này của Tuyết Đậu có vẻ như thực sự tán thán Hoàng Bá. Song người ta không được hiểu là tán thán thật. Ngay trong câu của thầy ta đã có chỗ xuất thân. Tuyết Đậu rõ ràng nói, “ Lẫm liệt siêu quần chẳng tự khoe. Hoàng Bá dạy chúng như vậy đâu phải để tranh với người khác, tự phô trương, tự phụ, tự khoe đâu. Nếu như ông hiểu được vấn đề này, ông tha hồ tự tại tung hoành. Có lúc đứng một mình trên đỉnh cao, có lúc lăng xăng giữa chợ. Há cần phải hẹp hòi chấp nhặt một xó? Ông càng xả ông càng bất an, càng kiếm càng không thấy, càng ôm đồm thì càng chìm đắm. Cổ nhân nói, “ Không cánh bay khắp thiên hạ, có danh truyền khắp thế gian.” Tận tình xả hết các đạo lý huyền diệu kỳ đặc trong Phật Pháp, một lúc buông bỏ cả thì cũng còn tạm được. Lúc ấy bất cứ ở đâu tự nhiên ( Phật Pháp) sẽ hiện thành.

Tuyết Đậu nói, “ Biển đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.” Rồng hay rắn? Bất cứ ai vừa bước vào cửa, đã thử thách người ấy ngay, đó gọi là đôi mắt phân rồng rắn, khả năng bắt hổ tê. Tuyết Đậu còn nói, “ Mắt phân rồng rắn hề sao đúng, tài bắt hồ tê hề bất toàn.” Lại nói, “Đại trung thiên tử từng coi nhẹ, Ba bân đích thân dụng móng vuốt.” Hoàng Bá đau phải bây giờ mới thế, thầy ta lúc nào cũng vậy cả. Còn về Đại Trung thiên tử thì theo Tục Hàm Thông Truyện có ghi rằng Đường Hiến Tông (trị vì 847-860) có hai người con, một tên là Mục Tông một tên là Tuyên Tông. Tuyên Tông tức là Đại Trung. Năm mười ba tuổi, tuy còn trẻ song thông minh đỉnh ngộ, thích ngồi kiết già. Lúc Mục Tông còn tại vị, một hôm sau khi bãi triều buổi sáng, Đại Trung mới đùa lên ngôi trên ngai vàng giả chào các quần thần. Một vị đại thần trông thấy ngở là Đại Trung điên mới bẫm lại cho Mục Tông. Lúc Mục Tông trông thấy thế, mới tán thán rằng, “Em ta quả thật là bậc anh hào của dòng dõi.”

Mục Tông mất vào năm thứ tư niên hiệu Trường Khánh (842), để lại ba người con là Kính Tông, Văn Tông và Vũ Tông. Kính Tông kế vị cha trị vì được hai năm, cho đến khi nội thần âm mưu truất phế.Văn Tông lên kế vị được mười bốn năm. Lúc Tông lên lế vị thường gọi Đại Trung là thằng điên. Một hôm Vũ Tông vẫn còn giận chuyện Đại Trung đùa lên ngôi ngai vàng của cha mình, sai người đánh cho một trận gần chết rồi đem quẳng ở phía vườn sau tưới nước bẩn lên chotỉnh lại. Đại Trung mới bỏ trốn vào chúng hội của hòa thượng Hương Nghiêm Nhàn, sau đó cắt tóc làm sa di, song chưa thụ giới cụ túc. Sau khi du phương với Chí Nhàn.Lúc đến Lô Sơn Chí Nhàn làm một bài thơ về thác nước như sau, “ Xuyên mây xẻ đá ngại gì sao, đất xa mới biết chốn này cao.” Chí Nhàn ngâm hai câu ấy, rồi trầm tư hồi lâu, muốn khích Đại Trung thổ lộ để xem ông ta là người như thế nào. Đại Trung đọc tiếp, “ Khe suối làm sao giữ lại được? Về biển làm nên sóng dãt dào.” Chí Nhàn mới biết rằng ông không phải là người tầm thường, thầm lấy làm cảm kích.

Sau đến chúng hội của Diêm Quan, Đại Quan được mời làm thư ký. Hoàng Bá làm thủ tòa ở đó. Một hôm Hoàng Bá lễ Phật, Đại Trung trông thấy hỏi, “ Không chấp trước vào Phật mà cầu, không chấp trước vào Pháp mà cầu, không chấp trước vào tăng mà cầu, lễ bái để cầu cái gì vậy? Hoàng Bá nói, “ Tôi chẳng chấp trước vào Phật mà cầu, chẳng chấp trước vào Pháp mà cầu, chẳng chấp trước vào tăng mà chỉ lễ bái như vậy thôi.” Đại Trung hỏi, “ lễ báo để làm gì?” Hoàng Bá bèn tát. đại Trung nói, “ Thô suất quá.” Hoàng Bá nói, “Ở đây là đâu để mà ông nói thô tế?” Hoàng Bá lại tát. Sau này lúc Đại Trung lên kế vị ngai vàng phong Hoàng Bá là Thô Hành Sa Môn. Sau này lúc Bùi Hưu có ở triều đình xin phong cho Hoàng bá là “Đoạn Tế Thiền Sư.”

Tuyết Đậu biết chỗ huyết mạch xuất xứ, cho nên mới sử dụng được một cách khéo léo như thế. Hiện giờ còn ai muốn dơ móng vuốt ra chăng? Tôi đánh cho đấy!

TẮC THỨ MƯỜI HAI

BA CÂN GAI CỦA ĐỘNG SƠN

THÙY:Đao giết người, kiếm cứu người, là phong qui đời xưa, là cốt yếu của thời nay. Nếu luận về giết, chẳng hại một sợi lông. Nếu luận về cứu, liền tang thân thất mạng. Cho nên mới có lời nói, “ Một đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền, kẻ học mệt thân, như khỉ bắt bóng.” Thử nói xem, đã không truyền thì tại sao lại có đến lắm công án dây dưa như vậy? Để những người cómắt thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Động Sơn, “ Phật là gì?” Động Sơn nói, “ Ba cân gai.”

BÌNH:Công án bị khá nhiều người hiểu lầm. Quả là khó nhai bởi vì không có chỗ để cho các ông ghé miệng.Tại sao vậy? Bởi vì nó vừa nhạt nhẽo vừa vô vị. Cổ nhân có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi, “ Phật là gì?” Có vị nói, “Ở trong chánh điện đó.” Có vị nói, “ Ba mươi hai tướng.” Có vị nói, “ Ngọn roi trúc dưới núi.” Đến Động Sơn thì lại nói, “ Ba cân gai”. Đúng là làm líu hết lưỡi cổ nhân. Thiên hạ bàn luận nhiều về công án này, có người nói rằng. “Lúc ấy Động Sơn đang ở trong nhà kho cân gai, vừa lúc ông tăng hỏi cho nên mới trả lời như thế. Có người nói Động Sơn hỏi đông đáp tây. Có người nói mình đã là Phật còn đi hỏi Phật cho nên Động Sơn mới trả lời vòng vo như thế. Trong bọn người chết kia lại có kẻ nói ba cân gai chính là Phật. May mà chẳng có gì là đúng cả. Nếu như các ông lo đi tìm tòi trong lời của Động Sơn như thế, có tham nghiệm cho đến lúc Di Lặc hạ sinh đi nữa cũng chẳng thấy được gì.

Tại sao vậy. Ngôn ngữ chỉ là dụng cụ để chở Đạo. Đàng này đã không hiểu ý cổ nhân lại chỉ lo tìm tòi trong ngôn ngữ của họ, có dáng dấp gì đâu? Há không nghe cổ nhân nói, “Đạo vốn vô ngôn, nhân ngôn hiển đạo. Thấy đạo tức quên lời.” Đến đây phải cùng tôi trở lại vấn đề nguyên thủy mới được. Ba cân gai này cũng giồng như đại lộ l6en Trường An vậy. Dơ chân để chân không có hành động nào đúng. Câu chuyện này cũng khó hiểu giống như Vân Môn nói, “ Bánh”, Ngũ Tổ tụng rằng “ Gã khiêng ván bán rẻ, cân ra ba cân gai. Hang động trăm ngàn năm, chẳng có chốn nương thân.” Các ông cần phải trong một chặp rũ sạch tư tưởng cảm quan, ý tưởng, so đo, được mất, thị phi, thì tự nhiên sẽ hiểu.

TỤNG:

Kim ô cấp [5]

Ngọc thố [6]

Đáp khéo làm sao có cơ suất?

Triển sự hợp cơ thấy Động Sơn.

Miết [7]què rùa đui thung lũng trống.

Hoa xum xuê,

Rừng rậm rạp.

Trúc phương nam hề phương bắc,

Nghĩ tời Trường Khánh, Lục Đại Phu [8]

Biết nói phải cười chứ không khóc.

Ôi!

BÌNH:Tuyết Đậu nhìn thấu hết, cho nên nói thẳng ra, “ Kim ô cấp, ngọc thỏ tốc.”Không khác với ĐộngSơn nói, “ ba cân gai”. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ngày nào cũng vậy. Thiên hạ hay hiểu theo tri thức cảm quan mãi nói, “ Kim ô là mắt trái, ngọc thỏ là mắt phải.” Vừa bị hỏi đã trợn trừng mắt nói, “Ở đây đây.” Song chẳng có nhằm nhò gì cả. Nếu như các ông hiểu như thế thì tông môn của Đạt Ma hẳn sẽ bị tận diệt mất. Cho nên mới có câu nói, “ Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long. Huyền cơ đặc biệt, để tìm tri kỷ.” Tuyết Đậu là người đã vượt lên trên cõi vực của ngũ ấm [9], há lại có thứ kiến giải như thế sao ? Tuyết Đậu nhẹ nhàng đi vào những chỗ vi diệu nhất để vạch ra chút nào cho các ông thấy, cho nên mới thêm cước chú rằng,” Đáp khéo làm sao có sơ suất?” Động Sơn không hề trả lời ông tăng kia một cách lơ là, thầy ta giống như cái chuông được đánh, như thung lũng, đáp lại tiếng vang. Lớn nhỏ gì cũng dội lại. (Động Sơn cũng thế) đâu có giám khinh suất. Tuyết Đậu trong một lúc đột nhiên thổ lộ tâm can ra cho các ông xem. Tuyết Đậu có câu tụng tĩnh lặng xong khéo tương ứng: “ Gặp nhau thẳng mặt, không gì rắc rối, rồng rắng dễ phân, nạp tăng [10]khó lừa. Bóng trùy vang động, ánh bảo kiếm lạnh, bộ xương trực tiếp, mau ghé mắt xem!”

Lúc Động Sơn mới gặp Vân Môn, Vân Môn hỏi, “Ông mới ở đâu tới vậy?” Động Sơn nói, “ Tra-Độ”. Vân Môn nói, “Kiết hạ ở đâu?” Đông Sơn nói, “Ở chùa Báo Từ, Hồ Nam.” Vân Môn nói, “ Kiết hạ ở đâu?” Động Sơn Từ, Hồ Nam. Vân Môn nói, “Ông rời đó lúc nào?” Động Sơn nói, “ Hăm lắm tháng tám.” Vân Môn nói, “ Tha cho ông ba trận gậy đó, mau vào sảnh đường tham thiền đi.” Tối đến Động Sơn vào phòng của Vân Môn, mon men đến gần hỏi, “ Kẻ hèn này có lỗi ở chỗ nào?”Vân Môn nói, “Đồ bị gạo, Giang Tây với Hồ Nam thì cũng thế mà thôi.” Nghe lời ấy, Động Sơn hốt nhiên đại ngộ, nói, “ Sau này tôi sẽ đến một nơi không bóng người, tự xây một am thảo, không trữ một hạt gạo, chẳng trồng một cành rau, chỉ thường tiếp các đại thiện tri thức từ thập phương lui tới. Tôi sẽ tận lực nhổ đinh bật chốt cho họ, dở mũ sờn, cởi áo bẩn cho họ, khiến ai nấy siêu thoát tự tại mà trở thành những kẻ vô sự.” Vân Môn nói, “ Con người ông chỉ bằng trái dừa mà sao ông mở miệng lớn lối thế. “

Động Sơn bèn từ giã Vân Môn. Chỗ giác ngộ của thầy ta lúc đó trực tiếp và khoảng khoát, há giống như các thứ kiến thức hẹp hòi sao? Sau này lúc Động Sơn ra đời để tiếp dẫn thiên hạ [11],câ nói “ ba cângai” kia thường được thiên hạ các nơi hiểu như là đế đáp cho câu hỏi “ Phật là gì”. Đó là dùng tri thức lý luận ra mà hiểu Phật. Tuyết Đậu nói nếu người ta hiểu câu đáp của Động Sơn như là một cách khoáng trương dữ lkiện cho hợp với hoàn cảnh thì thật chẳng khác gì con ba ba què hay con rùa mù lạc vào thung lũng thênh thang, đến năm tháng nào mới tìm được lối ra đây?

Còn câu “ hoax um xuê, rừng rậm rạp” là do ở câu chuyện sau đây: Có ông tăng hỏi Trí Môn Hòa Thượng, “Động Sơn nói ba cân gai, ý nghĩa của lời ấy là gì?” Trí Môn nói, “ Hoa xum xuê, rừng rậm rạp. Hiểu không?” Ông tăng không hiểu. Trí Môn lại nói, “ Trúc phương nam hề gỗ phương bắc.” Ông tăng về thuật lại cho Động Sơn. Động Sơn nói, “ Tôi không chỉ giải thích cho ông, mà sẽ giải thích cho cả chúng hội.” Rồi thượng đường nói, “ Ngôn ngữ (tuy là) để giải bày sự vật, song ngôn ngữ không phải lúc nào cũng thích hợp với hoàn cảnh. Bám vào ngôn ngữ là lầm lạc, còn vương vào chữ nghĩa là mê mờ.” [12]

Tuyết Đậu có ý muốn phá tan hết các kiến chấp của thiên hạ cho nên mới xâu tất cả lại thành một chuỗi mà tụng ra. Song người đời sau lại càng thêm kiến chấp nói rằng, “ (Vải) gai là tang phục, trúc là gậy tang, cho nên mới nói “ trúc phương nam hề gỗ phương bắc.” Còn “hoax um xêu, rừng rậm rạp” là hoa lá vẽ trên quan tài. Họ còn biết xấu hổ chăng? Họ đâu có biết rằng “ trúc phương nam hề gổ phương bắc” với lại “ba cân gai” cũng tựa như “ba” với “bố” mà thôi. Cổ nhân đáp ra một lời then chốt, ý của họ quyết không phải là như thế. Cũng giống như khi Tuyết Đậu nói, “ Kim Ô cấp, ngọc thỏ tốc,” cũng khoảng khoát như vậy. Có điều vàng thau lẫn lộn, “ ngư” “lỗ” [13]chập chùng.

Tuyết Đậu từ bi cùng tột, muốn phá vỡ mối nghi của các ông cho nên mới dẫn lời bọn dở chết. “ Nghĩ tới Trường Khánh, Lục Đại Phu; biết nói phải cười chứ không khóc.” Nếu như luận bài tụng của Tuyết Đậu thì chỉ ba câu đầu là đã tụng hết rồi. Nhưng mà tôi muốn hỏi các ông, cả thế giới này chỉ giống như ba cân gai, tại sao Tuyết Đậu lại phải dây dưa như thế? Chỉ vì từ bi quá đỗi cho nên mới như thế.

Lúc Lục Hoàn đại phu làm Quán Sát Sứ Tuyên Châu có tham học với Nam Tuyền. Lúc mà Nam Tuyền mất, Hoàn nghe tin vào chùa chịu tang. Vào đến noi Hoàn lại cười ha hả. Viện chủ hỏi, “ Tiên sư với Đại Phu có nghĩa sư sinh,tại sao đại phu lại không khóc?” Hoàn nói, “ Thầy nói gì đi rồi tôi khóc.” Viện chủ không nói gì được. Hoàn bật khóc nói, “ Trời ơi, trời ơi, Tiên sư khứ thế đã lâu quá rồi,” Sau này Trường Khánh nghe chuyện ấy nói, “ Lục đại phu lẽ ra phải cười chứ không phải là khóc”.

Tuyết Đậu mượn đại ý của câu chuyện này mà nói rằng nếu các ông lo hiểu theo kiến chấp như thế thì quả là đáng cười chứ không đáng khóc. Đúng thì đúng thật, song cuối cùng có một chữ không khỏi có hơi dư thừa, ấy là lúc Tuyết Đậu nói, “Ôi” Tuyết Đậu có tự rửa mình sạch sẽ được chăng?

TẮC THỨ MƯỜI BA

CHÉN BẠC CỦA BA LĂNG

THÙY:Mây đọng trên đồng,không che trời đất, Tuyết phủ hoa lau, khó phân dấu vết. Chỗ lạnh lạnh như băng tuyết, chỗ nhỏ nhỏ như bột gạo. Chổ sâu mắt Phật khó nhìn, chỗ kín ngoại ma khó dò. Nếu một hiểu ba tạm dẹp qua, làm cả thiên hạ líu lưỡi thì như thế nào? Thử nói xem đó là việc của ai? Xin thử nêu lên xem sao.

CỬ: Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “ Thế nào là tông của Đề Bà?” [14]Ba Lăng nói, “ Tuyết đầy trong chén bạc.”

BÌNH:Công án này thường bị người ta hiểu lầm mà bảo rằng đây là tông của ngoại đạo. Đâu có gì là đúng. Tổ thứ mười lăm Đề Bà vốn cũng đã từng là một trong các ngoại đạo, nhân trông thấy tổ thứ mười bốn là Long Thụ Tôn Giả [15]lấy kim bỏ vào bát. Long Thụ cảm kích sâu xa mới truyền tâm ấn của Phật cho Đề Bà làm tổ thứ mười lăm. Kinh Lăng Giànói, “ Phật dạy tâm làm tông, vô môn làm pháp môn.” Mã Tổ nói, “Phàm có ngôn cú thì là tông của Đề Bà, chí lấy đó làm chủ mà thôi.” Các ông đều là khách trông tông môn của nạp tăng, các ông đã từng nghiên cứu thấu suốt tông của Đề Bà chưa? Nếu như đã thấu suốt thì cả chín mươi sáu thứ ngoại đạo của Tây thiên [16]đã bị các ông hàng phục một lúc. Nếu không thấu suốt thì các ông khó tránh khỏi phải mặc áo cà sa ngược mà đi. Thử nói xem như thế nào? Nếu nói là ngôn ngữ cũng không đúng, mà bảo không phải là ngôn ngữ cũng chẳng đúng. Thử nói xem ý của Mã Đại Sư là ở chỗ nào?

Vân Môn nói, “ Mã Đại Sư nói hay lắm có điều chẳng có ai hỏi cả.” Có ông tăng bèn hỏi, “Thế nào là tông môn của Đề Bà?” Vân Môn nói, “Trong chín mươi sáu loại ngoại đạo, ông là loại thấp nhất.”

Hồi xưa có ông tăng từ giã Đại Tùy. Đại Tùy nói, “Chú đi đâu?” Ông tăng nói, “Đi đảnh lễ Phổ Hiền.” Đại Tùy dơ phất trần lên nói, “ Văn Thù Phổ Hiền đều ở đây cả”. Ông tăng vạch một vòng tròn rồi lấy tay đẩy về phía Đại Tùy, rồi lại ném về phía sau. Đại Tùy nói, “Thị giả, chuẩn bị trà cho ông tăng này ngay!”

Vân Môn cũng nói, “Ở Ấn Độ người ta chặt đầu chặt tay, ở đây chỉ tự mình đi ra mà thôi.” Lại nói, “ Cờ đỏ trong tay ta.”

Phàm ở Ấn Độ khi có luận nghị (giữa các tôn giáo), người thắng cầm cờ đỏ, kẻ thua thì phải mặc áo cà sa ngược mà đi ra bằng cửa hông. Muốn luận nghị trước tiên phải có sắc lệnh của vua, rồi đóng chuông đánh trống trong tự viện lớn, sau đó mới bắt đầu luận nghị. Lúc ấy ngoại đạo phong kín chuông trống trong tự viện của Phật giáo, nói là để sa thải. Ngài Cà Na Đề Bà biết rằng Phật Giáo có nạn, bèn vận thần thông lên lầu đánh chuông để đuổi các ngoại đạo ra. Ngoại đạo nói, “ Ai đánh chuông trên lầu vậy?” Đề Bà nói, “Thần.” Ngoại đạo hỏi, “ Thần là ai?” Đề Bà nói, “ Thần là ta.” Ngoại đạo nói, “ Ta là ai?” Đề Bà nói, “ Ta là ngươi.” Ngoại đạo nói, “ Người là ai?” Đề Bà nói, “ Ngươi là chó.” Ngoại đạo hỏi, “ Chó là ai?”. Đề Bà nói, “ Chó là ngươi.” Sau bảy vòng như thế, ngoại đạo tự biết là mình thua hèn mở cửa lầu. Do đó Đề Bà từ trên lầu cầm cờ đỏ bước xuống. Ngoại đạo nói, “ Sao ông không đi sau?” Đề Bà nói, “ Sao ngươi không đi trước?” Ngoại đạo nói, “Ông là người hạ tiện.” Đề Bà nói, “ Người là kẻ lương thiện.”

Cứ thế mà hỏi đáp, song Đề Bà dùng biện tài vô ngại của mình mà bẻ ngoại đạo. Ngoại đạo do đó mới chịu qui phục. Lúc ầy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua cuộc thì đứng dưới cờ. Lúc ấy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua cuộc thì đứng dưới cờ. Lúc ấy ngoại đạo có tục lệ chặt đầu chuộc lỗi, song Đề Bà bèn chấm dứt cái tục ấy. Chỉ bảo họ cạo đầu theo Phật giáo. Từ đó tông của Đề Bà đâm ra hưng thịnh. Tuyết Đậu sau dùng tích này để tụng.

Trong chúng hội Ba Lăng có biệt danh là Giám Đa Khẩu, thường đem tọa cụ đi hành cước, lại đắc được chỗ uyên áo của giáo lý Vân Môn, cho nên hết sức là đặc sắc. Sau này ra đời với tư cách là người truyền thừa của Vân Môn. Trước tiên ở Ba Lăng, Nhạc Châu. Sư không có viết gì về việc truyền thừa Pháp, chỉ dùng ba chữ then chốt để dâng lên Vân Môn: “Đạo là gì? Người mắt sáng rơi xuống giếng.”Thế nào là lưỡi kiếm chẻ sợi tóc? Từng nhánh san hô chống mặt trăng?” Thế nào là tông của Đề Bà? Tuyết đầy trong chén bạc. Vân Môn nói, “ Sau này vào ngày giỗ kỵ, của lão tăng, các ông chỉ cần đọc ba lời then chốt này là kể như đã trả ơn đầy đủ.” Sau này quả nhiên ( Ba Lăng) không làm lễ giỗ kỵ,mà y theo lời Vân Môn chỉ tụng ba lời then chốt trên.

Sau này các nơi trả lời câu hỏi này thường dựa vào các sự kiện trên, chỉ có Ba Lăng là nói như vậy, thầy ta thật là siêu quần bạt tụy, hết sức là khó hiểu. Thầy ta chẳng để lộ chút nào chỗ sắc bén của mình, chịu sự tấn công của kẻ địch từ tám hướng, và dưới bất cứ đòn nào cũng vẫn có chỗ né tránh. Thầy ta có khả năng bẫy hổ,cũng như tước đoạt tất cả các kiến chấp của thiên hạ. nếu luận về việc một vấn đề này [17], đến chỗ này người ta cần phải tự mình thấu suốt lấy, song cũng vẫn còn cần phải được bậc thiện tri thức mới được. Cho nên mới có câu nói, “Đạo Vũ khoa trương, đồng lứa hiểu; Thạch Củng giương cung thức giả thấu.” Nguy6en lý này mà không có bậc thầy ấn thủ cho, biết dùng giáo lý nào để nói chỗ huyền diệu của nó đây? Sau đó Tuyết Đậu vì người khác mà nêu lên, cho nên mới tụng:

TỤNG:

Lão Tân Khai,

Ghê gớm thật

Biết nói trong chén bạc đầy tuyết.

Chín mươi sáu loại cần tự biết.

Không biết phải hỏi trăng trên trời.

Đề Bà Tông, Đề Bà Tông!

Dưới lá cờ đỏ gió phất phơ.

BÌNH:Tân Khai là tên của tự viện. “ Ghê gớm thật” là lời tán thán của Tuyết Đậu. Thử nói xem ghê gớm ở chỗ nào? “ Tất cả ngôn ngữ, đều là Phật Pháp.” Sưnúi tôi nói như thế có nghĩa là gì? Tuyết Đậu hé mở ra một chút khi thầy ta nói Ba Lăng ghê gớm thật. Sau đó thầy ta lại mở tung ra khi thầy ta nói, “ Biết trong chén bạc đầy tuyết.” Rồi lại cho các ông thêm cước chú rằng: “ Chín mươi sáu loại cần tự biết.” Song người ta phải có thua trước thì mới biết được ( thắng là thế nào). Nếu như các ông biết, thì cứ đi hỏi mặt trăng trên trời. Cổ nhân từng đáp câu hỏi này rằng, “Đi hỏi trăng trên trời.”

Cuối bài tụng Tuyết Đậu phải khai mở ra lối thoát cho một câu giống như con sư tử quay ngược lại ( nhảy xổ tới các ông). Cho nên thầy ta mới nêu lên với các ông rằng, “Đề Bà Tông, Đề Bà Tông, Dưới lá cờ đỏ gió phất phơ.” Ba Lăng nói, “ Trong chén bạc đầy tuyết.” Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Dưới lá cở đỏ gió phất phơ?” Các ông đã biết là Tuyết Đậu giết người mà không dùng dao chăng?

TẮC THỨ MƯỜI BỐN

MỘT LỜI ĐÚNG CỦA VÂN MÔN

CỬ:Có ông tăng hỏi Vân Môn, “ Thế nào là giáo lý của cả một thời đại (của Phật)? Vân Môn nói, “Một lời đúng.”

BÌNH:Các người học Thiền, nếu như muốn biết ý nghĩa của Phật tính, cần phải quán thời tiết nhân duyên. Đấy gọi là giáo ngoại biệt truyền, trao riêng tấm ấn, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật. Đức Phật Thích Ca suốt bốn mươi năm trụ thế, trong ba trăm sáu mươi hội, nói Pháp về đốn tiệm quyền thực. Đó gọi là giáo lý của cả một thời đại. Ông tăng nếu vấn đề ấy lên mà hỏi, “ Thế nào là giáo lý của cả một thời đại?” Vân Môn tại sao không giải thích cặn kẽ cho 6ong tăng mà chỉ nói với ông ta, “ Một lời đúng”.Cái mà thông thường chúng ta gọi là một câu gồm đủ ba câu của Vân Môn là: câu bao che trời đất, câu tùy theo sóng, câu cắt đứt các dòng nhánh. Buông ra thu lại, kỳ đặc một cách tự nhiên. Như thể chật đinh bẻ sắt, khiến người ta không biết đường nào mà hiểu ý nghĩa của câu nói hay đoán ra được con người của thầy ta.

Một kho giáo lý chỉ ở nơi ba chữ này, bốn phương tám hướng không có chỗ nào đế các ông dùi đục cả. Người ta thường hiểu lầm mà nói rằng (giáo lýcủa Đức PHật) chỉ được dạy để thích hợp với một hoàn cảnh nhất định nào đó mà thôi.lại nói, “Sâm la vạn tượng chỉ chổ ẩn nấp của Pháp,” rồi bảo rằng đó chính là ý nghĩa của “ một lời đúng”. Có kẻ nói, “ Chỉ là nói về một Pháp đó mà thôi.” Song chẳng có gì là đúng cả.Nói như thế không những là không hiểu mà còn xuống địa ngục nhanh như tên bắn. Đâu có biết rằng ý cổ nhân đâu có phải là như thế.

Cho nên mới có câu nói, “ Tan xương nát thịt, cũng chưa đủ trả; hiểu được một câu, vượt qua trăm ức.” Kỳ đặc hết sức. “ Thế nào là giáolý của cả một thời đại?” tại sao lại chỉ nằm ở “một lời đúng”? Nếu như hiểu được câu nói, các ông có thể về nhà ngồi yên. Nếu không hiểu được, xin lắng nghe lời phân xử:

TỤNG:

Một lời đúng

Quá siêu tuyệt!

Đóng chốt vào tấm sắt không lỗ,

Dưới cây Diêm Phù [18]cười ha ha !

Đêm qua rồng hiển bị gẫy sừng,

Thiều Dương lão nhân [19]được một sừng.

BÌNH:“ Một lời đúng quá siêu tuyệt!’ Tuyết Đậu tán thán Vân Môn không xiết. Những lời này đúng là siêu quần xuất loại, không tiền khoánghậu, giống như thể vách đá vạn trượng. Lại cũng giống như một đội quân trăm vạn người, không có chỗ nào đế các ông vào cả, chỉ vì nó cao vút lừng lững quá. Cổ nhân nói, “ Nếu như ông muốn vào gần được, đừng dùng câu hỏi ra mà hỏi câu hỏi, câu hỏi nằm trong câu trả lời, câu trả lời là đầu mối của câu hỏi.”Quả là cao vút lừng lững, song thử nói xem chỗ nào cao vút lừng lững ở chỗ nào? Cả thiên hạ chẳng ai làm gì được cả.

Ông tăng này cũng là một tay thông thạo, cho nên mới hỏi như thế được. Vân Môn lại trả lờinhư thế, giống y như đóng chốt vào một tấm sắt không có lỗ. Tuyết Đậu sử dũng văn chương một cách khéo léo hết sức.

Ông tăng này cũng là một tay thông thạo, cho nên mới hỏi như thế được. Vân Môn lại trả lời như thế, giống y như đóng chốt vào một tấm sắt không có lỗ. Tuyết Đậu sử dụng văn chương một cách khéo léo hết sức. “ Dưới cây Diêm Phù cười ha ha!” Kinh Khởi Thế nói, “Ở phương nam của núi Tu Di, có cây lưu ly chiếu sáng Diêm Phù Đề Châu khiến mọi vật đều có màu xanh . Châu này do cây này mà có tên, cho nên mới gọi là Diêm Phù Đề Châu. Cây này cao bảy ngàn do tuần [20], phía dưới là các Diêm Phù đàn cao hai mưoi do tuần. Vi vàng sinh ra ở dưới cây chonên cây này mới có tên là cây Diêm Phù.

Tuyết Đậu tự nói rằng thầy ta cười ha hả dưới cây Diêm Phù. Thử nói xem, thầy ta cười cái gì vậy? Thầy ta cười con rồng biển đêm qua bị gẫy sừng. Tuyết Đậu chỉ biết chiêm ngưỡng mà hết lời tán thán Vân Môn. Khi Vân Môn nói, “ Một lời đúng,” thì như thế nào? Giống như thể bẻ gẫy một sừng của con rồng biển vậy. Đến chỗ này , nếu như không có việc như thế thì tại sao thầy ta lại nói như thế?

Tuyết Đậu một lúc tụng tất cả, song đến cuối lại nói, “Đặc biệt thật, đặc biệt thật. Thiều Dương Lão Nhân được một sừng.” Tại sao không nói là được cả hai? Tại sao lại chỉ được một sừng? Thừ nói xem , còn một sứng kia ở đâu?

TẮC THỨ MƯỜI LĂM

MỘT CÂU NÓI NGƯỢC CỦA VÂN MÔN

THÙY: Đao giết người,kiếm cứu người. Phong qui của người xưa, cốt yếu của đời nay. Thử nói xem, đao giết người là gì? Kiếm cứu người là gì? Thử nêu lên xem . Có ông tăng hỏi Vân Môn.

CỬ:“Không phải là tâm cơ trước mắt, cũng chẳng phải là sự việc trước mắt, lúc ấy thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Một câunói ngược.”

BÌNH:Ông tang này quả là một tay thông thạo cho nên mới biết hỏi như thế. Câu hỏi thoạt tiên có vẻ như là hỏi thêm, song thật ra là để giải bày chỗ hiểu biết của mình. Đó cũng gọi là câuhỏi có ẩn tàng mũi nhọn trong ấy. Nếu như không phải là Vân Môn, khó có ai biết phải đối xử như thế nào với ông tăng này. Song có khả năng như Vân Môn thì khi có câu hỏi đặt ra không thể không trả lời. Tại sao vậy? Vị thầy thành thạo thì giống như thể một tấm gương sáng trên giá. Nếu như có người Hồ [21]đi ngang thì có bóng người Hồ hiện trên gương , có người hán đi ngang thì có bóng người Hán hiện trên gương.

Cổ nhân nói, “ Nếu như muốn hiểu thấu, đừng nên lấy câuhỏi ra mà hỏi câu hỏi. Tại sao vậy? Bởi vì câh hỏi nằm trong câu trả lời và câu trả lời nằm trong câu hỏi. Các bậc thánh đâu từng có một vật gì cho người khác đâu? Làm gì mà có Thiền với Đạo cho các ông? Nếu như các ông không tạo nghiệp địa ngục thì sẽ không phải rước lấy quả địa ngục.Nếu như không tạo nhân thiên đàng thì sẽ không đạt được quả thiên đàng. Tất cả các nghiệp duyên đều là tự làm tự chịu. Cổ nhân đã nói rõ ràng với các ông, “ Nếu luận việc này, thì không nằm ở ngôn cú. Nếu như hệ ở ngôn cú th2i tam thừa mười hai phần giáo, há không phải đều là ngôn cú cả sao? Làm gì cần phải có Tổ Sư từ Ấn Độ sang nữa?”

Trong tắc trên Vân Môn nói, “ Một lời đúng.” Ở đây Vân Môn lại nói, “Một lời ngược.” Chỉ khác mỗi một chữ mà tại sao lại có thiên sai vạn biệt như thế? Thử nói xem, các rắc rối là ở chỗ nào?

Cho nên mới có câu nói, “ Pháp được thực hành theo pháp [22], Pháp tràng được kiến lập tùy theo chỗ.” “Không phải là tâm cơ trước mắt cũng chẳng phải là sự vật trước mắt, lúc ấy như thế nào?” Câu ấy chỉ đáng người ta gật đầu một cái mà thôi. Nếu như là người có mtắ, chẳng thể lừa được người ấy chút nào. Bởi vì câu hỏi hơi rắc rối cho nên câu trả lời cũng phải như thế. Kỳ thực Vân Môn đang cưỡi ngựa của kẻ trộm. Có người hiểu lầm nói rằng, “ Vốn dĩ là lời của chủ, song khách lại nói mất.” Cho nên Vân Môn mói nói, “ Một lời ngược”. Song đâu có gì là đúng.

Ông tăng kia hỏi rất hay, “ Không phải là tâm cơ trước mắt, cũng không phải là sự vật trước mắt,lúc ấy như thế nào?” Tại sao Vân Môn không trả lời gì khác mà chỉ nói, “ Một lời ngược.” Vân Môn trong một lúc đập tan hết ( kiến chấp của) ông ttăng kia. Tuy nhiên đến chỗ này rồi mà còn nói, “ Một lời ngược,” thì giống y như thể là khoét một vết thương trên da thịt lành. Tại sao vậy? “Một khi ngôn ngữ khởi lên là lập tức có nhiều dị kiến.” Nếu như không có ngôn ngữ, thì chiếc cột trụ này chiếc đèn giấy kia từng bao giờ có ngôn ngữ? Các ông đã hiểu chưa? Nếu đến chỗ này rồi mà vẫn chưa hiểu, các ông cần phải xoay chuyển lắm mới có thể hiểu được cái cốt yếu của vấn đề này.

TỤNG:

Một lời ngược,

phân từng tiết.

Đồng tử đồng sinh cùng quyết đoán,

Tám vạn bốn ngàn phải lông phượng?

Ba mươi ba người vào hang cọp,

Đặc biệt thật!

Bóng trăng trong dòng nước chảy xiết.

BÌNH:Tuyết Đậu quả là một tay thành thạo. Dưới câu thứ nhất lại nói thêm “ phân từng tiết.” Rõ ràng buông bỏ hết để nắm tay cùng đi với Vân Môn [23]. Tuyết Đậu có khả năng buông bỏ tất cả, thầy ta dám vào bùn vào nước với các ông, dám sống dám chết với các ông. Cho nên Tuyết Đậu mới tụng như thế. Kỳ thực thầy ta chỉ muốn cởi bỏ các dính dấp, nhổ đinh bạt chốt cho các ông mà thôi.

Ngày nay thiên hạ lại bị vướng vào ngân ngữ mà sinh ra kiến chấp. Như Nham Đầu nói, “ Tuy Tuyết Phong cùng sinh trong một dòng với ta, song lại không chết cùng một dòng với ta.”Nếu như Vân Môn không phải là người nhìn thấu tất cả mọi tâm cơ làm thế nào thầy ta có thể đồng sinh đồng tử với các ông được? Tại sao thầy ta có khả năng như thế? Bởi vì Vân Môn đã thoát ra khỏi tất cả các lậu pháp như được mất, thị phi rồi. Cho nên Động Sơn nói, “ Nếu như muốn phân biện được cái người tu đạo hướng thượng kia là chân hay ngụy thì có ba loại lậu pháp ( làm tiêu chuẩn): tình lậu, kiến lậu và ngữ lậu. Nếu như còn kiến lậu thì tâm cơ không rời chỗ cổ định được và người ta bị chìm vào biển độc. Nếu như còn tình lậu thì trí thức dao động và chỗ kiến giải của người ta rơi vào thiên chấp. Nếu như còn ngữ lậu thì người ta đánh mất cái căn bản của diệu thể, tâm cơ không phân biệt được thủy chung. Các ông phải tự biết lấy ba lậu pháp này.

Ngoài ra cũng có ba cái huyền diệu: huyền diệu bên trong thể, huyền diệu trong câu nói , và huyền diệu trong huyền diệu. Cổ nhân đến chổ này rồi, kể như đạt được toàn cơ đại dụng. Gặp sinh đồng sinh với các ông, gặp tử đồng tử với các ông. Họ (cổ nhân) nằm trong miệng hổ, buông thõng tay chân, ngàn dặm vạn dặm tùy theo sự dẫn dắt của các ông. Tại sao vậy? Các ông phải đối lại với họ một điều này thì mới được.

“Tám vạm bốn ngàn phải lông phượng?” Đó là tám vạn bốn ngàn thánh chúng trên núi Linh Thứu. “ Không phải là long phượng”: sách Nam Sửnói rằng đời nhà Lưu Tống (420-479) có Hứa Siêu-tông là người Dương Hạ thuộc Trần quận là con của Hứa Phượng vốn là người bác học, văn tài xuất chúng. Trong triều đình không có ai so sánh được với ông, người đường thời cho là nhân tài độc đáo nhất. Giỏi làm văn cho nên làm chức thượng thị ở Vương Phủ. Lúc Vương Mẫu là Ân Thục mất. Siêu-Tông làm bài văn viếng dâng lên. Vũ Đế (trị vì 454-464) đọc bài văn, tán thưởng nồng nhiệt rằng, “ Siêu-Tông quả thật có lông phượng.” Có bài thơ cổ như sau,Triều bãi khói mây đầy tay áo, thơ thành châu ngọc trong nét bút.Muốn biết lời chiếu vua hay đẹp, hiện giờ trên hồ có lông phượng.” Ngày xưa trên hội Linh sơn, tứ chúng [24]tụ họp đông đảo, đức Thế Tôn đưa cành hoa lên, chỉ độc có ngài Ca Diếp khẽ động nét mặt mĩm cười, tất cả những người khác không hiểu đó là tông chỉ gì. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Tám vạn bốn ngàn phải lông phượng, ba mươi ba người vào hang cọp.”

A Nan hỏi Ca Diếp, “Đức Thế Tôn ngoài việc truyền lại Kim lam cà sa, có truyền riêng pháp gì nữa không?” Ca Diếp gọi, “ A Nan!” A Nan đáp lại.Ca Diếp nói, “ Gỡ cột treo phán trước cổng chùa xuống.” Sau đó sự truyền thừa từ vị tổ này cho vị tổ khác, kể cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa gồm có ba mươi vị. Tất cả đều có khả năng vào hang cọp. Cổ nhân nói, “ không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con?” Vân Môn chính là loại người này, sẵn sàng đồng sinh đồng tử với người khác.Bậc thầy trong Thiền tông muốn giúp người khác, cần phải được như vậy. Ngồi trên ghế của bậc thầy,giúp cho các không đập vỡ được ( các kiến chấp) và dám vuốt râu cọp.Phải đạt đến mức độ này thì mới đủ khả năng làm thầy. Phải có đầy đủ bảy điều kiện nơi mình thì mới có thể đồng sinh đồng tử với người khác được. Cái gì cao thì đè xuống, những kẻ thấp thì nâng lên, những kẻ thiếu thì cho thêm. Những kẻ ở trên đỉnh cao thì cứu xuống nơi đồng hoang, còn những kẻ lạc nơi đồng hoang thì cứu lên đỉnh cao. “ Nếu như các ông vào vãc dầu lò than, ta cũng vào vạc dầu lò than.” Kỳ thực chẳng có gì cả, chỉ vì muốn gỡ những cái dính dấp, nhổ đinh bạt chốt, tháo cương gỡ yên cho các ông. Bình Điền hòa thượng có một bài tụng hết sức tuyệt: “ Linh quang không mờ, kế nay vạn cổ. Vào tông môn này, đừng nuôi kiến chấp.” Đặc biệt thật! Bóng trăng trong dòng nước chảy xiết.” Quả là có cách xuất thân, cũng như có tâm cơ để cứu người. Tuyết Đậu nêu lên, để người khác tự giác ngộ lấy sinh cơ của mình. Đừng có theo lời nói của người khác, nếu như các ông theo lời nói của người khác thì đúng là bóng trăng trong dòng nước chảy xiết. Các ông làm thế nào để đạt được bình an đây? Buông bỏ một lần đi!

TẮC THỨ MƯỜI SÁU

NGƯỜI TRONG CỎ CỦA KÍNH THANH

THÙY:Đạo không có đường tẻ, đứng nơi đó (là đứng nơi) đơn độc và nguy hiểm. Pháp không thuộc nơi kiến văn, vượt ngoài ngôn ngữ và tư tưởng. Nếu như các ông có thể đi qua được rừng gai góc, giải được các hệ phược của Phật và Tổ, là các ông đã được nơi chốn an ổn, chỗ chư thiên không có lối để dâng hoa, ngoại đạo hết cửa để nhòm ngó. Lúc ấy suốt ngày đi mà không từng đi, suốt ngày nói mà không từng nói, tha hồ tự do tự tại mà khai triển phương tiện sử dụng sát hoạt kiếm. song dù có đạt được mức độ như vậy đi nữa các ông vẫn nên biết rằng bên trong cánh cửa phương tiện có một tay nâng lên một tay đè xuống. Tuy nhiên như thế hãy còn có chút (chấp trước). Nếu nói về sự việc căn bản, thì điều này chẳng có gì là nhằm nhò cả. Thế nào là sự việc căn bản? Xin thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Kính Thanh, “Đệ tử cắn, xin thầy mổ.” Kính Thanh nói, “ Còn sống được không?” Ông tăng nói, “ Nếu không sống được thế nào cũng bị người ta chê cười.” Kính Thanh nói, “Ông cũng là một người trong cỏ.”

BÌNH:Kính Thanh thừa tự Tuyết Phong và sống đồng thời với Bổn Nhân, Huyền Sa, Túc Sơn , và Thái Nguyên Phù. Lúc đầu gặp Tuyết Phong đắc được tông chỉ, sau đó thường dùng phương tiện cắn mổ để khai thị những kẻ hậu học. Thầy ta rất khéo thuyết pháp hợp với căn cơ của người nghe.

Một lần kia Kính Thanh dạy chúng rằng, “Phàm những kẻ hành cước cần phải có đôi mắt “ cắn mổ” cùng với đại dụng “cắn mổ” thì mới xứng đáng để xưng mình là nạp tăng. Giống như lúc gà mẹ cắn thì gà con không thể mổ, lúc gà con mổ thì gà mẹ không thể không cắn”. Có ông tăng bước ra hỏi, “ Lúc gà mẹ cắn gà con mổ, theo quan điểm của hòa thượng thì như thế nào?’ Kính Thanh nói, “ Tin lành thật.” Ông tăng nói, “ Lúc gà con mổ gà mẹ cắn theo quan điểm của người học thì như thế nào?” Kính Thanh nói, “Để lộ diện mục.” Cho nên mới nói là trong môn hạ của Kính Thanh có phương tiện “cắn mổ” là thế.

Ông tăng này cũng là khách của họ, cho nên mới hiểu sự việc trong nhà của họ. Vì vậy ông ta mới hỏi, “Đệ tử cắn , xin thầy mổ.” Trong dòng của Động Sơn loại câu hỏi này được gọi là mượn sự để hỏi về (tâm) cơ.Tại sao lại như vậy? Lúc gà con mổ gà mẹ cắn tự nhiên là phù hợp đồng thời.Kính Thanh cũng rất hay, có thể nói là quyền cước tương ưng, tâm nhãn tương chiếu. Cho nên bèn đáp ngay rằng, “ Còn sống được không?” Ông tăng cũng hay , biết thay đổi theo tình huống. Trong một câu này của Kính Thanh có chủ có khách, có chiếu có dụng, có giết có cứu. Ông tăng nói, “Nếu không sống được thế nào cũng bị người ta cười chê.” Kính Thanh nói, “Ông cũng là một người trong cỏ.” Lúc nào cũng lội trong nước trong bùn, Kính Thanh rất khéo léo trong việc này.

Ông tăng đã biết hỏi như thế, tại sao Kính Thanh lại nói, “Ông cũng là một người trong cỏ.” Bởi vì đôi mắt của một tay thành thạo thì phải như thế, giống như ánh đá lửa, điện chớp. Có với được đến hay không cũng khó mà đừng tan thân mất mạng. Nếu như các ông như thế, các ông sẽ thấy rằng Kính Thanh gọi ông tăng kia là người trong cỏ.

Cho nên Nam Viện dạy chúng rằng, “ Người các nơi chỉ có đôi mắt “ cắn mổ” đồng thời chứ không có đại dụng “ cắn mổ” đồng thời. Có ông tăng bước ra hỏi, “ Thế nào là đại dụng “ cắn mổ” đồng thời?” Nam Viện nói, “ Kẻ thành thạo không cắn mổ. Cả cắn lẫn mổ đều sai.” Ông tăng nói, “Đệ tử vẫn còn có chỗ nghi.” Nam Viện nói, “ Chỗ nghi của ông là gì?” Ông tăng nói, “Sai”. Nam Viện bèn đánh. Ông tăng không đồng ý, Nam Viện bèn đuổi ông tar a.

Sau ông tăng này đến nơi chúng hội của Vân Môn kể lại câu chuyện trên. Có ông tăng hỏi, “ Thế gậy của Nam Viện có bị gãy không?” Ông tăng kia bèn hoát nhiên tỉnh ngộ. Thử nói xem, ý nghĩa của câu chuyện này là ở chỗ nào? Ông tăng kia bèn trở về để ra mắt Nam Viện , song Nam Viện đã mất, cho nên bèn vào gặp Phong Huyệt. Ông ta vừa cuối lạy, Phong Huyệt nói, “Ông có phải là ông tăng hỏi tiên sư về việc cắn mổ đồng thời không?” Ông tăng nói, “ Vâng”. Phong Nguyệt nói, “ Lúc ấy ông hiểu như thế nào?” Ông tăng nói, “ Lúc ấy kẻ hèn này giống như thể đi dưới bóng đèn.” Phong Huyệt bèn nói với ông tăng, “Ông hiểu rồi.” Thử nói xem như vầy là thế nào? Ông tăng kia chỉ đến mà nói rằng, “ Lúc ấy kẻ hèn này giống như thể đi dưới bóng đèn.” Tại sao Phong Huyệt lại nói với ông ta rằng, “Ông hiểu rồi”?

Sau này Thúy Nham niệm rằng, “ Mặc dù Nam Viện bày vẽ kế hoạch trong trại của mình, song đất rộng người thưa, kẻ tri âm ít.” Thúy Nham bình rằng, “ Lúc ấy nếu như ông ta vừa mở miệng Nam Viện lập tức đánh, xem ông ta như thế nào?” Nếu như các ông thấy được công án này thì các ông sẽ thấy được chỗ ông tăng kia và Kiến Thanh gặp nhau. Làm thế nào để tránh khỏi bị Kính Thanh gọi là người trong cỏ? Cho nên Tuyết Đậu vì thích Kính Thanh nói “ người trong cỏ” mới tụng.

TỤNG:

Cổ Phật có gia phong,

Đối đáp bị dè bỉu.

Mẹ con không biết nhau,

Hỏi ai cùng cắn mổ?

Cắn, tỉnh,

Còn trong vỏ.

Bị đánh thêm,

Thiên hạ nạp tăng mõ vô ích.

BÌNH:“Cổ Phật có gia phong”, chỉ một câu đó thôi Tuyết Đậu đã tụng hết “công án” này rồi. Những kẻ thò mặt ra chẳng thể nào đến gần được. Nếu như đến gần được thì sẽ bị rơi từ đỉnhcao vạn trượng. Ngay khi các ông vừa thò đầu ra , là các ông đã rơi vào cỏ. Dù cho các ông có tung hoành được đinữa, cũng chẳng đáng để ra sức. Tuyết Đậu nói, “ Cổ Phật có gia phong.” Không phải bây giờ mới như thế.Lúc đức Thích Ca mới sinh ra, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, mắt nhìn bốn phương nói, “ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.” Vân Môn nói, “ Nếu như lúc đó ta mà thấy ông ta, ta sẽ đập cho một gậy chết tốt rồi ném cho chó ăn, để mong cho thiên hạ được thái bình.” Chỉ như vậy người ta mới trả lời thích đáng được. Cho nên các phương tiện cắn mổ đều là gia phong của cổ Phật.

Nếu như các ông đạt được đạo này, các ông có thể một quyền đấm đổ Hoàng Hạc Lâu,một cước đá loạn Anh Vũ Châu [25].Giống như thể một khối lửa, ai đến gần sẽ bị cháy mặt. Giống như Thái A Kiếm, ai đùa rỡn với nó sẽ tang thân mất mạng. Việc này chỉ có những ai đã thấu thoát, đã được giải thoát mới có thể như thế được. Còn nếu như mê mờ căn nguồn vướng mắc ngôn ngữ thì không cách chi mà nắm bắt được cách nói chuyện này.

“Đối đáp bị dè bỉu.” Đây chính là một chủ một khách một vấn một đáp. Ngay trong vấn đáp đã có dè bỉu. Đó gọi là “đối đáp bị dè bỉu”. Tuyết Đậu thâm hiểu việc này, cho nên chỉ tụng tất cả trong hai câu.

Cuối cùng Tuyết Đậu đi vào bãi cỏ để giải thích thấu triệt cho các ông. “ Mẹ con không biết nhau, hỏi ai cũng cắn mổ?’ Tuy gà mẹ cắn, song cũng không thể khiến gà con mổ ra. Tuy gà con mổ ra, song cũng không thể khiến gà mẹ cắn. Gà mẹ gà con không biết nhau, vào lúc cắn mổ, ai đồng thời cắn mổ? Nếu hiểu như vậy cũng chưa thể thoát ra khỏi câu cuối cùng của Tuyết Đậu được. tại sao? Há không nghe Hương Nghiêm nói, “ Con được. Tại sao? Há không nghe Hương NGhiêm nói, “ Con mổ mẹ cắn, con tỉnh không vỡ. Mẹ con đều quên, ứng duyên không sai. Cùng đường xướng họa, huyền diệu độc hành.” Tuyết Đậu đúng là lạc vào bãi cỏ gây rắc rối nói rằng, “ Cắn” .Một chữ này tụng câu trả lời của Kính Thanh rằng, “ còn sống được không?” “Tỉnh” là để tụng câu trả lời của ông tăng rằng, “ Nếu không sống được thế nào cũng bị người ta chê cười.” Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Còn trong vỏ”? Tuyết Đậu phân biệt được trắng đen trong ánh đá lửa, biện rõ được đầu mối của sự vật vớitâm cơ như điện chớp.

Kính Thanh nói, “Ông cũng là người trong cỏ” Tuyết Đậu nói, “ Bị đánh thêm.” Chỗ này có hơi khó Kính Thanh nói, “Ông cũng là người trong cỏ”. Có thể bảo là Kính Thanh móc mắt ông tăng kia đi được chăng? Câu này phải chăng nói rằng ông ta vẫn còn trong vỏ? Nhưng mà những điều này chẳng có gì là đúng cả. Tại sao lại thế? Nếu như hiểu được, người ta có thể đi hành cước khắp nơi mà vẫn báo ơn (cho thầy) được.Lúc sư núi tôi nói như thế, thì cũng hóa ra người trong cỏ rồi.

“Thiên hạ nạp tăng mồ vôích.” Ai là kẻ không đặt tên và mô tả? Đến chổ này Tuyết Đậu không đặt tên hay mô tả được, song lại làm lụy người khác, các nạp tăng trong thiên hạ. Thử nói xem, đâu là chỗ Kính Thanh vì ông tăng kia? Các nạp tăng trong thiên hạ không ai nhảy ra khỏi được cả.

TẮC THỨ MƯỜI BẢY

HƯƠNG LÂM NGỒI LÂU

THÙY:Chặt đinh cắt sắt, mới có thể là tông sư của bổn môn. Né tên sợ đao, sao có thể là tay thông thạo?Tạm không nói đến chỗ mà mũi kim xuyên không lọt.Thử nói xem lúc sóng rắng cuốn tận trời thì như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Hương Lâm, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây thiên qua?” Hương Lâm nói, “Ngồi lâu thấm mệt.”

BÌNH:Hương Lâm nói, “ Ngồi lâu thấm mệt.” Hiểu không? Nếu hiểu được thì trên trăm ngọn cỏ bãi can qua. Nếu không hiểu thì hãy lắng nghe phân xử. Cổ nhân hành cước, chọn bạn làm đồng hành, thường phác có mà ngóng gió. Lúc Vân Môn hoàng đạo ở Quảng Nam,thì Hương Lâm mới rời đất Thục. Thầy ta là người đồng thời với Nga Hồ vá Kính Thanh. Thoạt tiên đến tham Thiền ở Chùa Báo Từ, Hồ Nam; sau mới đến chúng hội của Vân Môn, làm thị giả cho Vân Môn suốt mười tám năm.

Ở nơi của Vân Môn,Hương Lâm tự đắc tự nghe. Thầy ta tuy ngộ trễ, song quả là bậc đại căn khí. Đứng hầu Vân Môn suốt mười tám năm, Vân Môn đã nói, “ Cái gì đây?” Lúc ấy Hương lâm trình kiến giải của mình lên không biết bao nhiêu lần, song rốt cuộc vẫn không khế hợp với ý chỉ của Vân Môn. Một hôm hốt nhiên nói,” Đệ tử hiểu rồi!” Vân Môn nói, “ Tại sao không nói một cái gì siêu việt hơn?” Hương Lâm lại ở thêm ba năm nữa. Những điều Vân Môn giảng về đại cơ, phần lớn là đều vì Hương Lâm. Viễn thị giả ghi lại cả. Sau đó Hương Lâm trở về Thục.Lúc đầu ở Thủy Tinh Cung Tự ở Đạo Giang, sau mới về chùa Hương Lâm ở Thanh Thành.

Trí Môn Tộ hòa thượng vốn người Chiết Giang, nghe nhiều về việc hóa đạo của Hương Lâm, mới đặc biệt đến Thục để ra mắt. Tộ là thầy của Tuyết Đậu. Vân Môn tuy rằng dạy vô số đệ tử, song lúc ấy luận về đạo hạnh thì phái của Hương Lâm là thịnh nhất. Sau này trở về Thục ở trong các tự viện suốt bốn mươi năm, đến tám mươi tuổi mới mất. Lúc bình sinh thường nói, “ Ta mãi đến năm bốn mươi tuổi mới thân tâm thuần nhất.”

Hương Lâm hay dạy chúng rằng, “ Phàm lúc đi hành cước để tìm kiếm thiện tri thức, cần phải đem theo mắt để mà phân đen trắng, thấy nông sâu thì mới được. Trước tiên hết phải lập chí, giống như đức Thích Ca Mâu Ni lúc hãy còn ở nhân địa. Bất cứ một lời nói thốt ra hay một ý niệm khởi lên đều là để lập chí.”

Sau đó có ông tăng hỏi, “ Thế nào là một ngọn đèn trong phòng?” Hương Lâm nói, “ Nếu như có ba người khăng khăng rằng nó là con rùa thì nó là con rùa.” Ông tăng lại hỏi, “ Thế nào là việc dưới áo nạp?” Hương Lâm nói, “ Lửa tháng chạp thiêu núi.” Xưa nay có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi “ thế nào là ý nghĩa của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?”Song chỉ có Hương Lâm ở đây là làm líu hết lưỡi thiên hạ. Không còn chỗ để cho các ông so đo lý luận. Ông tăng hỏi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây thiên qua? Hương Lâm nói, “ Ngồi lâu thấm mệt.” Có thể nói đây là lời vô vị, câu vô vị, chuyện vô vị, làm nghẹn miệng người ta khiến người ta không có chỗ mà thở. Nếu như thấy được là thấy được ngay, còn nếu không kỵ nhất là sinh kiến chấp.

Hương Lâm từng gặp các tay thành thạo đến hỏi, cho nên mới có kỹ thuật của Vân Môn cũng như thể điệu của “ba câu”. Người ta hay hiểu lầm nói rằng, “ Tổ sư từ Tây Thiên qua, chín năm ngồi ( Thiền) quay mặt vào vách. Phải chăng đó là ngồi lâu thấm mệt?” Nói vậy đâu có căn cứ gì đâu? Không thấy được rằng cổ nhân đa71c đại tự tại, chân dẫm lên đất thật, chẳng có nhiều tri kiến gì về Phật Pháp cả, chỉ tùy thời ứng dụng mà thôi. Câu nói rằng, “ Pháp tùy pháp hành, Pháp tràng tùy chỗ mà kiến lập.” Tuyết Đậu nhân gió mà thổi thêm lửa vào tụng của thầy ta.

TỤNG:

Một người hai người ngàn vạn người,

Tháo hết giây cương cởi hết yên.

Xoay trái xoay phải theo sau đến,

Tử Hồ muốn đánh Lưu Thiết Ma.

BÌNH:Tuyết Đậu trực tiếp như đá lửa như điện chớp, đẩy cả ra cho các ông thấy, song các ông chỉ có thể thấy được nếu như vừa nghe nêu lên đã hiểu ngay. Thầy ta quả là giòng dõi trong nhà Hương Lâm, cho nên mới có thể nói như thế được. Nếu như các ông có thể hiểu ngay như thế, quả là kỳ đặc hết sức. “ Một cái hai cái ngàn vạn cái, tháo hết giây cương gỡ hết yên.” Thanh thoát tự tại không bị sinh tử nhiễm, không bị trói buộc bởi sự phân biệt vì kiến chấp phàm thánh. Trên không có gì để ngưỡng vọng, dưới cắt đứt ngã chấp. Giống như thể Hương Lâm và Tuyết Đậu,làm sao lại chỉ có ngàn vạn người? đnúg ra tì tất cả mọi người trong trời đất này đều như thế cả. Phật trước Phật sau cũng đều như thế.

Nếu như các ông định tìm chổ hiểu trong ngôn ngữ thì cũng giống như “ Tử Hồ muốn đánh Lưu Thiết Ma.” Kỳ thực, ngay khi các ông vừa đáp lại như thế là Tuyết Đậu đã đánh rồi. Tử Hồ tham học với Nam Tuyền, là người đồng thời với Triệu Châu và Đại Trùng Sâm. Lúc ấy Lưu Thiết Ma dựng thảo am dưới chân núi Qui Sơn. Người các nơi chẳng ai làm gì được. Một hôm Tử Hồ dương dương tự đắc đến hỏi, “ Phải Lưu Thiết Ma đó chăng?” Lưu Thiết Ma nói, “ Không dám.” Tử Hồ nói, “ Xoay về bên phải hay xoay về bên trái?” Lưu Thiết Ma nói, “ Hòa thượng chớ có điên đảo.” Chưa trả lời dứt Tử Hồ đã đánh.

Ông tăng kia hỏi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Hương Lâm đáp, “ Ngồi lâu thấm mệt.” Nếu các ông hiểu được như thế là các ông “ Xoay phải trái theo sau đến.” Thử nói xem, Tuyết Đậu tụng như vậy có nghĩa là gì?

TẮC THỨ MƯỜI TÁM

TÚC TÔNG THỈNH PHÁP

CỬ:Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung quốc Sư, “ Trăm năm sau cần có vật gì?” Quốc Sư nói, “ Xin bệ hạ xây cho tôi một ngôi tháp không đường vá.” Túc Tông nói, “ Xin thầy cho tôi biết tháp ấy giống như thế nào?” Quốc Sư im lặng hồi lâu hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu.” Quốc Sư nói, “ Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việcnày, xin Bệ Hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Sau khi Quốc Sư mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc trên. Trầm Nguyên nói, “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu bình rằng, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Ở giữa có vàng cho cả nước. Tuyết Đậu bình rằng, “ Cây trượng cổ quái.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền. Tuyết Đậu bình rằng “ Biển yên sông trong.” Trong đền lưu ly không tri thức. Tuyết Đậu bình rằng,” Nêu lên rồi.”

BÌNH:Túc Tông và Đại Tông đều là dòng dọi của Huyền Tông. Lúc còn là thái tử đều rất thích tham Thiền. Vì trong nước có giặc lớn, [26]Huyền Tông phải trốn qua Thục. Nhà Đường vốn đóng đô ở Trường An, sau vì bị An Lộc Sơn chiếm cứ, cho nên phải thiên đô về Lạc Dương. Lúc Túc Tông lên nắm quyền, Huệ Trung Quốc Sư đangở trong một ngôi am trên Bạch Nhai Sơn ở Đặng Châu. Nay là Hương Nghiêm Đạo Tràng. Mặc dù suốt bốn mươi năm trời Huệ Trung không bao giờ hạ sơn, song đạo hạnh của sư cũng vang dội đến cung vua. Năm Thương Nguyên thứ hai (761) Túc Tông sai sứ mời Huệ Trung nhập nội. Túc Tông đối với Sư đầy đủ nghi lễ như đối với bậc thầy và kính trọng Sư vô cùng, Huệ Trung thường giảng về đao tối thượng cho Túc Tông. Mỗi khi Sư rời triều, Túc Tông đích thân xin xe mà đưa tiễn. Các quan trong triều đều lấy làm bực và muốn tâu điều ấy lên Túc Tông. Huệ Trung có tha tâm thông [27]cho nên vào gặp Túc Tông trước và nói rằng, “ Tôi trước mắt Thiên Đế Thích, thấy thiên tử nhiều như gạo vãi, như ánh điện chớp.” Túc Tông lại còn sinh lòng kính trọng thêm nữa.

Lúc Đại Tông lên nối ngôi (762) lại mời Huệ Trung về Quang Trạch tự ở suốt mười sáu năm, tùy cơ thuyết Pháp, cho đến năm Đại Lịch thừ mười (776) thì mất.

Sơn Nam Phủ Thanh Thố Sơn Hòa Thượng hồi xưa vốn là bạn đồng hành của Quốc Sư. Huệ Trung Quốc Sư thường tâu với vua vời Thanh Thố vào triều. Vua xuống chiếu mời ba lần Thanh Thố đều không vào. Thường mắng Huệ Trung làm Quốc Sư dưới hai triều vua. Hai cha con vua cùng tham Thiền với nhau. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lụcthì câu hỏi trên là do Đại Tông hỏi. Câu hỏi “ Thập thân điều ngự là gì?” Mới là câu hỏi của Túc Tông hỏi Huệ Trung.

Lúc Huệ Trung sắp nhập niết bàn mới từ biệt Đại Tông. Đại Tông hỏi, “ Một trăm năm sau. Quốc Sư cần gì?” Cũng chỉ là một câu hỏi thông thường mà thôi. Lão hán này lại gió lặng gây sóng nói, “ Xin xây một ngôi tháp không đường vá cho lão tăng.” Thử nói xem, giữa thanh thiên bạch nhật làm như vậy để làm gì? Xây một ngôi tháp là đủ rồi, cớ sao lại phải nói là một ngôi tháp không đường vá? Đại Tông quả nhiên cũng là một tay thành thạo cho nên mới hỏi dồn, “ Xin thầy cho biết tháp giống như thế nào?” Huệ Trung im lặng hồi lâu mới nói, “ Bệ hạ không hiểu?” Điều kỳ quái là điều này rất khó mà hiểu thấu. Đại Quốc Sư mà bị nhà vua dồn như thế này cũng chỉ biết méo mặt. Tuy là như thế song ngoài lão hán này ra bất cứ ai khác hẳn cũng đã xính vính rồi.

Rất nhiều người nói rằng chỗ im lặng của Huệ Trung chính là hình dáng của tháp. Hiểu như vậy, thì cả tông phái của Đạt Ma kể như tiêu tan hết. Nếu nói rằng im lặng là then chốt của vấn đề thì hẳn là những kẻ câm cũng hiểu Thiền. Há không nghe có ngoại đạo hỏi Phật, “ Không hỏi về hữu ngôn không hỏi về vô ngôn.” Đức Thế Tôn im lặng, ngoại đạo cúi lạy tán thán, “ Thế Tôn đại từ đại bi làm tan hết mây mờ khiến tôi thấy được đường vào đạo.” Sau khi ngoại đạo đi rồi, A Nan hỏi Phật, “ Kẻ ngoại đạo kia chứng được gì mà bảo rằng thấy được chổ vào?” Đức Thế Tôn nói, “ Giống như ngựa tốt trên thế gian chỉ cần thấy bóng roi là chạy rồi.” Người ta thường tìm hiểu cái im lặng này, song đâu có gì để bám víu.

Ngũ Tổ nêu lên rằng, “ Trước mặt là trân châu mã nảo, sau lưng là mã não trân châu. Phía đông là Quan Âm Thế Chí, phía tây là Văn Thù Phổ Hiền. Ở giữa là một lá phướn bị gió thổi kêu phành phạch.”

Huệ Trung hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu,” song vẫn còn được một chút. Thử nói xem cái “ không hiểu” này với cái “ không biết” của (Lương) Vũ Đế ( tắc thứ nhất) là một hay khác? Giống thì có giống song chưa phải là một. Huệ Trung nói, “ Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việc này, xin bệ hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Tuyết Đậu nêu lên rằng, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Chuyện Đại Tông không hiểu, tạm gác qua một bên, Trầm Nguyên có hiểu chăng? Chỉ cần nói,” Xin thầy cho biết tháp ấy giống như thế nào?” Cả trời đất này chẳng ai làm gì được cả. Ngũ Tổ bình rằng, “ Thầy là bậc thầy của cả nước, cớ làm sao không nói mà lại đùn cho đệ tử?”

Sau khi Huệ Trung mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc rắc rối mà Huệ Trung đã đề ra. Trầm Nguyên đương nhiên là hiểu lời Huệ Trung đã nói, cho nên chỉ cần một bài tụng, “ Phía nam Tương phía bắc Đàm, ở giữa có vàng cho cả nước. Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền, trong đến lưu ly không tri thức.”

Trầm Nguyên tên là Ưng Chân, là thị già của Huệ Trung Quốc Sư. Sau mới về ở Trầm Nguyên tự ở Cát Châu. Lúc ấy Ngưỡng Sơn đến tham kiến Trầm Nguyên. Trầm Nguyên nói nặng, tính dữ không thể đụng chạm được. Không ở đó được, Ngưỡng Sơn bèn đến tham vấn Tính Không Thiền Sư. Có ông tăng hỏi Tính Không, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Tính Không nói, “ Giống như một người ở dưới giếng sâu ngàn thước, nếu như ông có thể cứu người ấy lên mà không cần dùng đến một tấc giây, lúc ấy ta sẽ nói cho ông biết thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua.” Ông tăng nói, “ Gần đây Sương hòa thượng ở Hồ Nam cũng nói đông nói tây như thế với thiên hạ.” Tính Không bèn gọi Ngưỡng Sơn, “ Sa si, lôi cái tử thi này ra khỏi đây ngay!”

Sau đó Ngưỡng Sơn thuật lại chuyện kia và hỏi Trầm Nguyên, “ Làm thế nào để cứu người dưới giếng lên được?” Trầm Nguyên quát, “Đồ ngốc, làm gì có ai dưới giếng!” Ngưỡng Sơn vẫn không hiểu ý chỉ. Sau này Ngưỡng Sơn hỏi Qui Sơn. Qui Sơn bèn gọi, “ Huệ Tịch!” Ngưỡng Sơn nói, “Dạ” Qui Sơn nói, “ Gã ra mất rồi!” Ngưỡng Sơn do đó đâi ngộ, nói rằng, “ Tôi ở nơi Trầm Nguyên đạt được thể, ở nơi Qui Sơn đạt được dụng.”

Chỉ một bài tụng của Trầm Nguyên cũng đã khiến rất nhiều người hiểu lầm. Người ta thường hiểu lầm nói rằng, “ Tương là tương kiến, đàm là đàm luận. Ở giữa có một ngôi tháp không đường vá cho nên bài tụng mới nói,” Ở giữa có vàng cho cả nước.” Đối đáp giữa Túc Tông và Huệ Trung chính là “dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”. Túc Tông không hiểu cho nên bài tụng mới nói. “ Trong đến lưu ly không tri thức.” Lại có người nói, “Tương là phía nam của Trương Châu, Đàm là phía bắc của Đàm Châu. “Ở giữa có vàng cho cả nước.” Chỉ còn biết chớp mắt nhìn quanh nói, “Đây chính là ngôi tháp không đường vá.” Nếu hiểu như thế là vẫn chưa vượt ra ngoài được kiến chấp.

Còn như bốn lời then chốt của Tuyết Đậu thì phải hiểu như thế nào? Người bây giờ chẳng hiểu được ý cổ nhân. Thử nói xem, “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm,” ông hiểu như thế nào? “ Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”phải hiểu như thế nào? Nếu như hiểu được thì quả thật cả đời khoan khoái. “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu nói, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Bất đắc dĩ nói cho các ông, “Ở giữa có vàng cho cả nước,” Tuyết Đậu nói, “ Cây trượng cổ quái.” Cổ nhân nói, “ Nếu biết được cây trượng việc tham học cả đời kể như xong xuôi.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền.” Tuyết Đậu nói, “ Biển yên sông trong.” Một lúc mở toang cửa ngõ, tám phía lung linh. “ Trong đến lưu ly không tri thức”. Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,”

Một lúc nói rõ tất cả cho các ông. Quả là khó thấy. Song thấy được thì cũng hay, có điều vẫn còn có vài chỗ hiểu lầm, vì hiểu theo ngôn ngữ. Mãi cuối cùng Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,” mới còn có gì đó. Tuyết Đậu rõ ràng một lúc tụng rõ cả, rốt cuộc chỉ là tụng ngôi tháp không đường vá kia mà thôi.

TỤNG:

Tháp không vá,

Còn khó thấy.

Hồ trong không để rồng cuộn khúc,

Hàng lớp lớp,

Bóng chập chùng,

Thiên cổ vạn cổ cho người xem.

BÌNH: Tuyết Đậu mở đầu nói, “ Tháp không vá, còn khó thấy.” Tuy đứng một mình không có gì che dấu, song muốn thấy nó lại vẫn khó như thường. Tuyết Đậu từ bi cùng tột, cho nên lại nói với các ông rằng, “ Hồ trong không để rồng cuộn khúc.” Ngũ Tổ nói, “Cả một tập tụng cổ của Tuyết Đậu, ta chỉ thích mỗi câu “ hồ trong không để rồng cuộn khúc”. Song vẫn còn có một cái gì đó. Có nhiều người lăng nhăng mãi với cái chỗ im lặng của Huệ Trung Quốc Sư, nếu như các ông hiểu như thế, là các ông sai ngay lập tức. Há không nghe nói, “ Ngọa long không thấy trong nước đọng, chỗ không có nó thì ánh trăng và nước lăn tăn, chỗ có nó thì không có gió sóng vẫn nỗi.” Lại có câu nói, “ Ngọa long thường sợ hồ xanh biếc.” Còn như lão hán này, dù cho sóng lớn gập ghềnh, cuốn cao tận trời, cũng chẳng hề cuộn khúc ở đó.

Đến đó là bài tụng của Tuyết Đậu chấm dứt. Sau đó để mắt thêm đôi chút mà xây ngôi tháp không đường vá. Rồi lại nói tiếp, “ Hàng lớp lớp, bóng châp chùng. Thiên cổ vạn cổ cho người xem.” Các ông xem như thế nào? Hiện giờ nó ở đâu rồi? Dù cho các ông có thấy nó rõ ràng đi nữa cũng đừng nhận lầm là điểm giữa cán cân.

TẮC THỨ MƯỜI CHÍN

NGÓN TAY THIỀN CỦA CÂU CHI

THÙY:Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới mở. Có điều trước khi hạt bụi bay lên và đóa hoa nở ra thì người ta phải nhìn như thế nào? Cho nên mới có câu nói, “ Như cắt một cuộn chỉ, một sợi bị cắt là cả cuộn bị cắt. Như nhuộm một cuộn chỉ, một sợi bị nhuộm là cả cuộn bị nhuộm.”

Hiện giờ phải cắt đứt hết các dây dưa. Sử dụng hết gia tài trong nhà ra mà ứng với hoàn cảnh, cao thấp trước sau không hề sai biệt. Lúc ấy mọi cái sẽ hiện thành, thảng hoặc chưa được như thế, xin xem văn dưới đây.

CỬ:Câu Chi hòa thượng mỗi khi có ai hỏi gì chỉ dơ một ngón tay lên.

BÌNH:Nếu như dựa vào ngón tay mà hiểu là phụ lòng Câu Chi; còn nếu không dựa vào ngón tay mà hiểu thì cũng tựa như đục sắt vậy. Hiểu cũng thế mà không hiểu cũng thế, cao cũng thế mà thấp cũng thế, đúng cũng thế mà sai cũng thế. Cho nên mới có câu nói, “ Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới khởi, một con sư tử trên đầu một sợi lông hiện ra trên hàng tỉ sợi lông.” [28]

Viên Minh nói, “Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa xuống tận suối vàng, sâm la vạn tượng lên tận trời cao. Thử nói xem, đây là cái gì và có gì là kỳ quái? Nếu như hiểu được thì chẳng có gì đáng ra sức, nếu như không hiểu được thì sẽ bị tắc nghẽn cả.

Câu Chi hòa thượng là người Kim Hoa Sơn thuộc Vụ Châu. Thuở xưa lúc Sư còn ở trong thảo am có một bà ni tên là Thực Tế đến nơi am của Sư. Vào thẳng bên trong, khnôg buồn cởi nón ra mà chỉ cầm tích trượng đi quanh giường Thiền ba vòng nói, “Nếu thầy nói được thì tôi cởi nón.” Hỏi như thế ba lần, Câu Chi không trả lời được. Bà ni bèn bỏ đi. Câu Chi nói, “ Trời cũng đã tối rồi, cô nghỉ lại một đêm cũng được.” Bà ni lại nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi sẽ nghĩ lại.” Câu Chi thở dài nói, “ Ta tuy ở trong thân thể của bậc trượng phu, mà thiếu mất cái khí khái của bậc trượng phu.” Rồi phát phẫn nhất định phải tìm hiểu vấn đề này.

Sau đó Sư bèn nghĩ đến việc bỏ am mà đi các nơi để tham vấn các thiện tri thức, cho nên chuẩn bị sẵn sàng để hành cước. Đêm ấy sơn thần nói với Sư rằng, “ Thầy không cần phải rời nơi này, ngày mai sẽ có vị nhục thân Bồ tát đến đây thuyết pháp cho thầy, thầy không cần phải đi đâu cả.” Hôm sau quả nhiên Thiên Long hòa thượng đến am của sư. Câu Chi bèn tiếp đón với đầy đủ nghi lễ và kể lại chuyện hôm trước. Thiên Long chỉ dơ một ngón tay lên cho Câu Chi. Câu Chi hốt nhiên đại ngộ. Vì lúc ấy Sư trịnh trọng và chuyên chú cho nên đáy thùng mới dễ rơi ra như thế. Sau này bất cứ có ai hỏi gì Câu Chi cũng chỉ dơ một ngón tay lên.

BÌNH:Nếu như dựa vào ngón tay mà hiểu là phụ lòng Câu Chi; còn nếu không dựa vào ngón tay mà hiểu thì cũng tựa như đục sắt vậy. Hiểu cũng thế mà không hiểu cũng thế, cao cũng thế mà sai cũng thế. Cho nên mới có câu nói, “ Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới khởi, một con sư tử trên đầu một sợi lông hiện ra trên hàng tỉ sợi lông.” [29]

Viên Minh nói, “ Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa xuống tận suối vàng, sâm la vạn tượng lên tận trời cao. thử nói xem, đây là cái gì và có gì là kỳ quái? Nếu như hiểu được thì chẳng có gì đáng ra sức, nếu như không hiểu được thì sẽ bị tắc nghẽn cả.

Câu Chi hòa thượng là người Kim Hoa Sơn thuộc Vụ Châu. Thuở xưa lúc Sư còn ở trong thảo am có một bà ni tên là Thực Tế đến nơi am của Sư. Vào thẳng bên trong , không buồn cởi nón ra mà chỉ cầm tích trượng đi quanh giường Thiền ba vòng nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi cởi nón.” Hỏi như thế ba lần, Câu Chi không trả lời được. Bà ni bèn bỏ đi.Câu Chi nói, “ Trời cũng đã tối rồi, cô nghỉ lại một đêm cũng được.” Bà ni lại nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi sẽ nghĩ lại.” Câu Chi lại cũng không nói gì được. Bà ni bỏ đi. Câu Chi thở dài nói, “ Ta tuy ở trong thân thể của bậc trượng phu, mà thiếu mất cái khí khái của bậc trượng phu.” Rồi phát phẫn nhất định phải tìm hiểu vấn đền này.

Sau đó Sư bèn nghĩ đến việc bỏ am mà đi các nơi đế tham vấn các thiện tri thức, cho nên chuẩn bị sẵn sàng để hành cước. Đêm ấy sơn thần nói với Sư rằng, “ Thầy không cần phải rời nơi này, ngày mai sẽ có vị phục thân Bồ Tát đến đây thuyết pháp cho thầy, thầy không cần phải đi đâu cả.” Hôm sau quả nhiên Thiên Long hòa thượng đến am của Sư. Câu Chi bèn tiếp đón với đầy đủ nghi lễ và kể lại chuyện hôm trước. Thiên Long chỉ dơ một ngón tay lên cho Câu Chi. Câu Chi hốt nhiên đại ngộ. Vì lúc ấy Sư trịnh trọng và chuyên chú cho nên đáy thùng mới dễ rơi ra như thế. Sau này bất cứ có ai hỏi Câu Chi cũng chỉ dơ một ngón tay lên.

Trường Khánh nói, “Đồ ăn ngon không để nuôi người no.” Huyền Giác nói, “ Huyền Sa nói như thế có nghĩa là gì?” Vân Cư Tích nói, “ Huyền sa nói như thế là chấp nhận hay không chấp nhận Câu Chi? Nếu chấp nhận tại sao lại nói là sẽ bẻ gãy ngón tay? Nếu không chấp nhận, thì Câu Chi lầm ở chỗ nào?” Tào sơn Bổn Tịch nói, “ Chỗ tiếp thu của Câu Chi có hơi sơ sài. Chỉ hiểu được một phương tiện một viễn cảnh mà thôi. Thầy ta chỉ biết vỗ tay xoa tay, ta thấy Tây Viên mới là đặc biệt.” [30]Huyền Giác lại nói, “ Thử nói xem, Câu Chi có ngộ hay không? Tại sao lại nói là chỗ tiếp thu của thầy ta có hơi sơ sài?” Nếu như chưa ngộ thì tại sao thầy ta lại nói, “ Ta bình sinh chỉ dùng một ngón tay Thiền mãi không hết.” Thử nói xem, ý của Tào Sơn là gì?

Lúc ấy đương nhiên Câu Chi không hiểu, đến lúc sau khi thầy ta ngộ rồi, bất cứ có ai hỏi gì Câu Chi cũng chìa đưa một ngón tay lên. Tại sao mà ngàn người vạn người không bẫy thầy ta hay không đập tan được (phương tiện) của thầy ta? Nếu như các ông hiểu theo ngón tay, nhất định là các ông không hiểu được ý của cổ nhân. Loại Thiền này dễ tham song khó hiểu. Người thời buổi này vừa bị hỏi đã dơ ngón tay dơ nắm tay, ấy chỉ là dở trò ma quỉ mà thôi. Cần phải thấu xương thấu tủy nhìn tận vào (vấn đề) thì mới hiểu được.

Trong am của Câu Chi có một đồng tử. Lúc ra ngoài có người hỏi, “ Bình thường hòa thượng của chú dùng phương pháp gì để dạy thiên hạ?” Đồng tử do ngón tay lên. Lúc về thuật lại cho Câu Chi, Câu Chi lấy dao cắt ngón tay đồng tử. Đồng tử vừa kêu ầm ĩ vừa chạy, Câu Chi gọi đồng tử. Đồng tử quay lại, Câu Chi bèn dơ ngón tay lên. đồng tử thoát nhiên hiểu thấu. Thử nói xem, đồng tử thấy được đạo lý gì vậy? Lúc sắp mất, Câu Chi dạy chúng rằng, “ Ta đắc được nơi Thiên long một ngón tay Thiền cả đời dùng không hết. Các ông có muốn hiểu chăng? Rồi dơ ngón tay lên mà mất.

Sau này độc Nhãn Long Minh chiếu hỏi sư thúc là Quốc Thái Thâm rằng, “ Cổ nhân nói Câu Chi chỉ đọc ba dòng chữ mà được tiếng vượt hơn mọi người. Làm thế nào có thể nêu ba dòng chữ kia lên cho thiên hạ được?” Thâm cũng dơ một ngón tay lên. Minh Chiếu nói, “ Nếu không nhân ngày hôm nay , làm sao tôi quen được người khách Qua Châu?” Thử nói xem, ý thầy ta muốn nói gì?

Bí Ma bình sinh chỉ dùng một cái chỉa ba. Đả Địa hòa thượng bình sinh bất cứ có ai hỏi gì cũng chỉ đầp xuống đất một cái. Sau này có người giấu mất cái gậy của thầy ta đi rồi hỏi, “ Phật là gì?” Đả Địa chỉ há to miệng ra . Đây cũng là những phương pháp mà cả đời dùng không hết.

Vô Nghiệp nói, “ Tổ Đạt Ma quán thấy đất này (Trung Hoa) có căn khí đại thừa, nên truyền tâm ấn để chỉ dạy những kẻ lạc nẻo mê. Những người đắc được (tâm ấn) chẳng còn phải so đo giữa ngu với trí, phàm với thánh. Nhiều giả không bằng một chút thật. Kẻ đại trượng phu hẳn sẽ lập tức ngơi nghỉ ngay, dứt bặt vạn duyên, vượt qua dòng sinh tử, thoát ra ngoài các khuôn khổ bình thường. Dù có quyến thuộc trang nghiêm đi nữa, không cần cầy mà tự nhiên đắc. “ Vô nghiệp bình sinh bất cứ có ai hỏi gì cũng chỉ nói, “Đừng vọng tưởng.” Cho nên mới có câu nói, “ Thầu được một đối tượng thì ngàn vạn đối tượng trong một lúc thấu được cà. Hiểu được một phương tiện, thì đột nhiên hiểu được ngàn vạn phương tiện.”

Người bây giờ thì không như thế, chỉ chìm đắm trong ý niệm và kiến chấp, không hiểu được chỗ giác ngộ của cổ nhân. Câu Chi há không có phương pháp nào để thay đổi sao? Tại sao lại chỉ dùng một ngón tay? Cần phải biết rằng chính ở chỗ này mà Câu Chi vì người khác một cách sâu xa mật thiết làm sao!

Các ông có muốn biết phương pháp giữ gìn sức lực không? Trở lại với câu nói của Viên Minh, “ Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa vượt lên lừng lững, sâm la vạn tượng trườn xuống gập ghềnh. Biết tìm một ngón tay Thiền ở đâu đây?

TỤNG:

Thâm ái Câu Chi khéo dạy người

Vũ trụ vốn không nào có ai?

Từng thả nhánh bè trong biển lớn,

Sóng đêm đẩy tới con rùa mù.

BÌNH:Tuyết Đậu rất là thông thạo văn chương. Thầy rất thích tụng các công án bí hiểm.” Thâm ái Câu Chi khéo dạy người,vũ trụ vốn không nào có ai?” Học giả ngày nay khen chê cổ nhân, hoặc chủ hoặc khách, một vấn một đáp, Tuyết Đậu nêu lên ngay cả, đó chính là cách giúp người khác của thầy ta. Cho nên mới nói, “ Thâm ái Câu Chi khéo dạy người.” Thử nói xem, tại sao Tuyết Đậu lại thương mến Câu Chi? kể từ tạo thiên lập địa đến nay từng có ai? Chỉ có một mình lão Câu Chi mà thôi. Nếu như là người khác thế nào cũng ôm đồm, chỉ có mình Câu Chi là có thể dùng một ngón tay Thiền cho đến khi già chết.

Người ta thường giải thích lầm lạc rằng, “ Sơn hà đại địa cũng không, nhân cũng không, pháp cũng không. Dù cho vũ trụ đột nhiên biến thánh không thì cũng chỉ còn một mình lão Câu Chi này mà thôi.” Song chẳng có gì nhằm nhò đến công án này cả.

“Từng thả nhánh bè trong biển lớn.” Ngày nay người ta gọi đó là biển sinh tử. Chúng sinh ngụp lặn trong biển nghiệp, không hiểu rõ chính mình, chẳng bao giờ thoát khỏi được. câu Chi dùng từ bi mà tiếp vật, ở trong biển sinh tử dùng một ngón tay Thiền mà cứu thiên hạ, giống như thể ném nhánh cây nổi xuống để cứu con rùa mù, khiến chúng sinh qua được bờ bến kia.

“Sóng đêm đẩy tới con rùa mù.” Kinh Pháp Hoa nói, “ Như con rùa chột bám vào nhánh cây nổi mà thoát khỏi chết chìm.” Khi bậc thiện tri thức tiếp được một kẻ như rồng như cọp, khiến gã hướng về thế giới có Phật để cùng làm chủ khách, về thế giới không có Phật để cắt đoạn đường nối. Tiếp được con rùa mù thì làm được gì?

TẮC THỨ HAI MƯƠI

LONG NHA VÀ Ý CỦA TỔ SƯ TỪ TÂY THIÊN QUA

THÙY:Chồng chất đồi núi,va tường phá vách, trữ ý dụng cơ, luôn luôn ấm ức. Hoặc có một người bước ra lật đổ biển lớn, đá ngã Tu Di, hét tan mây trắng, đánh vỡ hư không.Lập tức với một cơ một cảnh làm líu lưỡi tất cả người trong thiên hạ, khiến các ông không còn chỗ mà mon men đến gần. Thử nói xem, xưa nay đã từng có ai như thế? Xin thử nêu lên xem.

CỬ:Long Nha hỏi Thúy Vi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy vi nói, “Đưa dùm Thiền bản cho tôi coi.” Long Nha Thiền bản cho Thúy Vi, Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha.Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả!”

Long Nha lại hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Lâm Tế nói, “Đưa dùm bồ đoàn cho tôi coi.” Long Nha cầm bồ đoàn đưa cho Lâm Tế, Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh , song chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả!”

BÌNH:Thúy Nham Chi hòa thượng nói, “Lúc ấy thì như thế , ngày nay dưới da của các nạp tăng còn có máu không?” Qui Sơn Triệt nói, “ Thúy vi và Lâm Tế đúng là những bậc thầy trong tông môn của chúng ta.” Long Nha vạch cỏ ngóng gió, quả là xứng đáng để làm gương mẫu cho người đời sau. Sau khi thầy ta trụ viện rồi, có ôngtăng hỏi, “ Bạch hòa thượng, lúc ấy ngài có đồng ý với hai vị tôn túc kia chăng?” Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý, song chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Long Nha nhìn trước nhìn sau, tùy bệnh cho thuốc.

Đại Qui thì không như thế. Lúc người khác hỏi lúc ấy Long Nha có đồng ý với hai vị tôn túc kai không, hoặc Long Nha có hiểu hay không là thầy ta đánh ngay. Như thế không những là phù hợp với (tôn chỉ của) Thúy Vi và Lâm Tế mà còn không phụ lòng người hỏi nữa.

Thạch Môn thông nói, “ Long Nha mà không bị dồn thì còn được, song nếu bị ông tăng nào đó hỏi dồn là mất ngay một con mắt.”

Tuyết Đậu nói, “Lâm Tế và Thúy Vi chỉ biết nắm chặt chứ không biết buông ra. Lúc ấy ta mà là Long Nha vừa bảo ta lấy Thiền bản và bồ đoàn là ta hẳn đã cầm lên rồi ném xuống ngay.”

Ngũ Tổ Giới nói, “ Tại sao hòa thượng lại mặt dài như thế?” Lại nói, “ Sao Thổ tú của Tổ Sư ở ngay trên đầu.”

Hoàng Long Tân nói, “Long Nha dắt trâu của thợ cầy giựt đồ ăn của người đói. Một khi đã hiểu là hiểu , tại sao không có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua? Các ông có hiểu không? Đầu gậy mắt sáng như mặt trời, muốn biết vàng thật thử trong lửa.”

Phàm việc khích dương yếu chỉ, đề xướng tông thừa, nếu như có thể hiểu thấu được ngay khoảnh khắc đầu tiên, thì các ông mới có thể làm líu lưỡi tất cả mọi người trong thiên hạ, thảng hoặc các ông trù trừ, lập tức sẽ bị rơi vào hàng phụ thứ. Hai lão hán này ( Lâm Tế và Thuy Vi) tuy là đánh mưa đánh gió, kinh thiên động địa, song chưa từng bao giờ đánh một người mắt sáng cả.

Cổ nhân tham Thiền gian khổ không phải là ít, lập chí khí đại trượng phu, trèo non vượt suối để tham kiến các bậc tôn túc. Long Nha thoạt tiên tham kiến Thúy Vi Lâm Tế, sau đó lại đến gặp Đức Sơn, hỏi Đức Sơn rằng, “ Lúc có kẻ học thiền cầm gươm Mạc Da đến toan lấy đầu thầy thì như thế nào?” Đức Sơn đưa cổ ra, hét lên. Long Nha nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Đức Sơn mĩm cười rồi thôi.

Sau đó Long Nha lại đến gặp Động Sơn. Động Sơn hỏi “Ông mới từ đâu đến vậy? “ Long Nha nói, “ Từ Đức Sơn” Động Sơn nói. “Đức Sơn đã nói gì vậy?” Long Nha bèn thuật lại câu chuyện kia. Động Sơn nói, “ Thầy ta nói gì vậy?” Long Nha nói, “ Thầy ta chẳng nói gì cả.” Động Sơn nói, “Đừng có bảo là thầy ta không nói gì cả. Thử nhặt cái đầu rơi dưới đất của Đức Sơn trình lên cho lão tăng xem thử xem.” Nghe thế Long Nha tỉnh ngộ, bèn thắp hương hướng về phía ( Tự viện của) Đức Sơn mà lạy sám hối. Khi nghe thầy thể Đức Sơn nói, “ Lão Động Sơn này không biết phân biệt hay dở, cái gã kia đã chết từ lâu rồi cứu sống lại để làm gì cơ chứ? Cừ để gã cầm đầu của lão tăng mà đi khắp thiên hạ.”

Long Nha bổn tính thông minh mẫn tiệp, đem đầy một bụng Thiền mà đi hành cước. Vừa đến Trường An gặp Thúy Vi đã hỏi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy Vi nói, “Đưa dùm tôi Thiền bản coi.”Long Nha đưa Thiền bản cho Thúy Vi. Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song vẫn chẳng có gì nhằm nhò với ý Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Lại hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Lâm Tế nói, “Đưa dùm tôi bồ đoàn coi.” Long Nha đưa bồ đoàn cho Lâm Tế. Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song vẫn chẳng có gì nhằm nhò với ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.”

Lúc Long Nha đặt câu hỏi quả thực không phải chỉ muốn thấy hai lão hán trên ghế thầy kia, mà còn muốn giải minh cả cái đại sự của chính mình nữa. Có thể nói là lời thốt ra không phí, sự thể trình ra không bừa bãi mà phát xuất từ nỗ lực của Long Nha.

Há không nghe chuyện Ngũ Duệ đến tham kiến Thạch Đầu, tự nhủ với mình trước rằng: “ Nếu như nghe một lời mà khế hợp được thì ở còn nếu không thì lại đi.” Thạch Đầu vẫn ngồi thản nhiên. Ngũ Duệ rũ áo bỏ ra. Thạch Đầu biết Ngũ Duệ là bậc Pháp khí cho nên mới rũ lòng khai mở cho, song Ngũ Duệ không hiểu được ý chỉ lại cáo từ mà đi. Vừa ra tới cửa, Thạch Đầu gọi, “Xà lê!” [31]Ngũ Duệ quay lại, Thạch Đầu nói, “ Từ sinh đến tử chỉ là cái này, chớ có quay đầu vặn óc mà tìm cái gì khác.” Nghe lời nói ấy Ngũ Duệ đại ngộ.

Ma Cốc cầm tích trượng đến gặp Chương Kính, đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống tích trượng đứng sừng sững đó. Chương Kính nói, “Đúng đúng.” Ma Cốc lại đến gặp Nam Tuyền, cũng đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng sừng sững. Nam Tuyền nói, “ Sai sai. Đó là do sức gió quay cuồng cuối cùng thế nào cũng bại hoại.” Ma Cốc nói, “ Chưong Kính nói đúng, cớ sao hòa thượng lại nói sai?” Nam Tuyền nói, “ Chương Kính thì đúng, còn chú mới là sai.”

Cổ nhân quả thật phải nêu lên và nhìn thấu một sự kiện này. Người bây giờ mới bị hỏi đã chẳng vận dụng nỗ lực gì cả. Hôm nay như thế, ngày mai cũng chỉ như thế. Nếu như các ông cũng như thế thì có đến tận thế cũng chẳng bao giờ dứt. Cần phải phấn chấn tinh thần thì mới có phần nào phù hợp.

Thử nhìn xem Long Nha hỏi một câu, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy vi nói, “Đưa dùm tôi Thiền bản coi.”Long Nha đưa Thiền bản cho Thúy Vi. Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Lúc ấy khi Long Nha cầm Thiền bản lên há lại không biết rằng Thúy Vi sẽ đánh mình sao? Cũng không thể nói rằng thầy ta không hiểu, bởi vì tại sao thầy ta lại đưa Thiền bản cho Thúy Vi? Thứ nói xem, nếu như lúc ấy Long Nha đảm đương nổi cơ duyên ấy thì thầy ta hẳn đã làm gì rồi? Thầy ta không kiếm chỗ dụng trong nước sông [32]mà lại đi kiếm sống trong nước chết [33]? Luôn luôn đóng vai chủ chốt, Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh , song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ sư từ Tây Thiên qua cả.”

Long Nha cũng còn đến Hà Bắc để tham kiến Lâm Tế. lại cũng hỏi như trước. Lâm Tế nói, “Đưa dùm tôi bồ đoàn coi.” Long Nha đưa bồ đoàn cho Lâm Tế. Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Thử nói xem, hai vị tôn túc này không phải là truyền thừa của cùng một dòng, tại sao câu trả lời lại giống nhau? Chỗ dụng xứ cũng cùng một loại? Nên biết rằng cổ nhân dù một lời một câu chẳng từng bao giờ nói bừa cả.

Sau này lúc Long Nha trụ viện có ông tăng hỏi, “ Bạch hòa thượng, lúc ngài gặp hai vị tôn túc kia, ngài có đồng ý với họ chăng? Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý với họ chăng?” Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Trong bùn mủn có gai, buông tha cho người là cũng đủ rơi voà hành phụ thứ rồi. Lão hán nay bình tĩnh thật, đúng là bậc tôn túc trong dòng của động sơn. Nếu muốn làm môn hạ của Đức Sơn Lâm Tế thì phải biết rằng có một sinh nhai khác nữa. Nếu như là sư núi tôi thì sẽ không thế, tôi hẳn chỉ nói với ông tăng kia, “Đồng ý thì đồng ý, song cũng vẫn chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.”

Há không nghe chuyện có ông tăng hỏi Đại Mai, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Đại Mai nói, “ Từ tây Thiên qua chẳng với ý gì cả.” Diêm Quan nghe thấy câu chuyện này nói, “ Một cỗ quan tài hai người chết.” Huyền Sa nghe thấy thế nói, “ Diêm Quan đúng là tay thành thạo.” Tuyết Đậu nói, “ Có tới ba người chết vậy.” Ông tăng hỏi về ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua, Đại Mai lại nói là chẳng có ý gì cả. Nếu như các ông hiểu như thế sẽ bị rơi ngay vào chỗ vô sự. cho nên mới có câu nói, “ Nên tham câu sống [34]chứ đừng tham câu chết.” [35].Nếu như nơi câu sống mà hiểu được thì trọn kiếp không quên , còn nếu dựa vào câu chết mà hiểu, thì tự cứu mình cũng chẳng xong.

Khi Long Nha nói như thế, quả thực là thầy ta đã nỗ lực hết sức. Cổ nhân nói, “ Tương tục là một điều rất khó.” Các bậc cố nhân khác cũng chẳng hề dùng bừa một lời hay một câu của mình. Lúc nào cũng tiền hậu tương chiếu có quyền có thực, có chiếu có dụng, chủ khách rõ ràng, ngang dọc tương xứng.

Nếu như các ông muốn phân biện rõ ràng, Long Nha tuy không mờ tối về tông thừa của chúng ta, song tại sao lại bị rơi vào hàng phụ thứ? Lúc hai vị tôn túc kia đòi Thiền bản và bồ đoàn, Long Nha không thể nào không biết ý của họ, song chỉ vì thầy ta muốn sử dụng cái ở trong đáy lòng của mình. Tuy là Long Nha đúng, song chỗ dụng của thầy ta không khỏi có hơi cao xa quá. Long Nha hỏi như thế, hai vị tôn túc kia trả lời như thế, tại sao lại không có gì nhằm nhò đến ý của Tổ sư từ Tây Thiên qua? Đến chỗ này rồi, các ông nên biết rằng còn có một chỗ kỳ đặc nào khác. Tuyết Đậu nêu lên cho thiên hạ thấy.

TỤNG:

Trong núi Long Nha rồng không mắt,

Nước chết làm sao chấn cổ phong?

Thiền bản bồ đoàn không dùng được

Chỉ cần đem trao cho Lô công. [36]

BÌNH:Tuyết Đậu đoán định công án này theo các dữ kiện. Tuy thầy ta tụng như thế, song thử nói xem ý thầy ta ở chỗ nào? Không mắt ở chổ nào? Nước chết ở chỗ nào? Đến chỗ này cần phải có biến thông mới được. cho nên mới nói, “ Hồ trong không để rồng cuộn khúc. Nước đọng làm sao có mãnh long?” Há không nghe nói” nước đọng không chứa rồng” sao? Nếu như là con rồng sống thì cần phải đến chỗ sóng lớn bập bềnh ba đào cuộn trào. Đây có ý nói rằng Long Nha đi vào nước chết cho nên bị người khác đánh. Song thầy ta lại nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Khiến cho Tuyết Đậu nói, “ Nước chết làm sao chấn cổ phong?” Tuy nhiên như thế, song thử nói xem Tuyết Đậu ủng hộ Long Nha hay là hạ thấp quang huy của thầy ta?

Người ta thường hiểu lầm, nói rằng, “ Tại sao lại chỉ cần đem trao cho Lô công?” Đâu có biết rằng Long Nha quả thật đem chúng cho người khác. Phàm khi tham thỉnh( các bậc tôn túc) cần phải phân biện được ngay cơ duyên, thì mới mong thấy được chỗ gặp gỡ của các cổ nhân. “ Thiền bản đồ đoàn không dùng được.” Thúy Vi nói, “Đưa dùm Thiền bản cho tôi coi.” Long Nha bèn đưa Thiền bản cho thầy ta, như thế há không phải là kiếm sống trong nước chết sao? Rõ ràng là Long Nha được trao cho một con ngựa quí, có điều thầy ta không biết cưỡi mà thôi. Đó là không biết dụng vậy.

“ Chỉ cần đem trao cho Lô công.” Người ta thường nói Lô công là Lục Tổ, nói thế là sai. Chưa từng bao giờ cho người khác,nếu như bảo là đem cho người khác để mà đánh người ta, thì là cái gì vậy? [37]Tuyết Đậu đã từng tự xưng là Lô công trong bài “ Hối Tích Tự Di” rằng, “ Bức họa năm xưa yêu Động Đình, trong sóng bảy mươi hai đỉnh cao. Giờ đây nằm khểnh nhớ chuyện cũ, vẽ thêm Lô công dựa vách đá.” Tuyết Đậu muốn vượt qua đầu Long Nha, song lại sợ thiên hạ hiểu lầm, cho nên lại tụng thêm để cắt đứt hết các chỗ nghi ngờ của thiên hạ. Tuyết Đậu lại nêu lên rằng:

TỤNG:Lão hán này chưa chấm dứt được cho nên lại làm thêm một bài tụng nữa:

Cho Lô công rồi nương vào đâu?

Ngồi dựa thôi đừng tiếp Tổ đăng.

Đáng nói, mây chiếu về chưa đủ,

Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.

BÌNH:“ Cho Lô công rồi nương vào đâu?” Cần phải nhìn thẳng vào đây mà hiểu, chứ đừng tựa cây đợi thỏ. Đập vỡ tất cả những gì trước đầu, đừng giữ lại chút gì trong lòng cả. Buông thả và tự tại, cón cần gì để dựa vào nữa? Ngồi hay là dựa cũng chẳng đáng để xem là Phật Pháp. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Ngồi dựa thôi đừng tiếp Tổ Đăng.” Tuyết Đậu một lúc nêu trọn cả, thầy ta có chỗ xoay chuyển, cuối cùng lại để lộ chút ý chỉ. Tuyết Đậu nói, “Đáng nói, mây chiều về chưa đủ.” Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu ở chổ nào? Lúc mây chiều về sắp họp lại song chưa họp lại với nhau thì như thế nào? “ Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.” Cũng y như trước xông tận vào hang ma. Đến chỗ này rồi cắt đứt tất cả được mất thị phi, đạt được tự do tự tại, thì mới là đắc được chút gì. “ Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.” Thử nói xem, đó là cảnh giới của Văn Thù, cảnh giới của Phổ Hiền, hay là cảnh giới của Quan Âm. Đến đây rồi thử nói xem đó là chuyện của ai?



[1]Thước của người xưa: “xích”.

[2]Câu này không có trong bản của Cổ Phương Thiền Sư.

[3]“Pháp khí” có nghĩa là dụng cụ để chứa đựng Pháp, ngụ ý chỉ những người có khả năng trao truyền Phật Pháp lại cho hậu thế.

[4]Xin xem thêm trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục,cùng một dịch giả, sẽ xuất bản.

[5]Kim ô có nghĩa là mặt trời.

[6]Ngọc thỏ có nghĩa là mặt trăng.

[7]Miết có nghĩa là con ba ba.

[8]Lục Đại Phu, theo sách Cảnh Đức Truyền Đăng Lục từng làm Tuyên Châu thứ sử, là học trò của Nam Tuyền Phổ Nguyện.

[9]“Ngũ ấm” hay “ngũ uẩn” có nghĩa là năm tổ hợp (skandla)các thành tỏ của hiện hữu. Đó là sắc (rù pà),thụ (vedanà), tưởng (samjinà),hành (samskàrà) và thức (vijnana) uẩn.

[10]“nạp” có nghiã là thứ áo do nhiều mảnh vá chắp thành mà các nhà sư hay mặc. Do đó từ ngữ “nạp tăng” dùng để chỉ một tu sĩ Phật giáo.

[11]Nguyên văn: “ứng cơ”, có nghĩa là tùy theo hoàn cảnh ( mà dẫn dắt người đời).

[12]Đọan này bản của Ito Yeten hơi khác với bản của Cổ Phương Thiền Sư, chúng tôi dựa theo bản của Cổ Phương.

[13]Chữ “ngư”và chữ “lỗ” trông hơi giống nhau nên thường bị lầm với nhau. Thành ngữ “ ngư lỗ sâm si” có ý nói cái đa đoan của thế giới hiện tượng.

[14]Đề Bà tức Aryàdeva (hay Kànadeva) theo truyền thuyết là học trò của Long Thụ (Nàgàrjuna), được truyền thống Thiền lập làm tổ thứ mười lăm. Về Aryàdeva xin xem P.L.Vaidya Études sur Aryadeva et son Catuhsataka.Paris, 1923.

[15]Long Thụ tức Nàgàjuna, tư tưởng gia vĩ đại nhất của Phật Giáo Đại Thừa.

[16]Chín mươi sáu loại tà kiến: theo Cát Tạng trong Tam luận Huyền Nghĩathì chín mươi sáu thứ tà kiến này dựa trên các kiến chấp căn bản như chấp tà nhân tà quả, vô nhân hữu quả, hữu nhân vô quả, vô nhân vô quả, cùng các kiến chấp về đoạn hay thường.

[17]Nguyên văn: “nhất sắc biên sự”.

[18]Diêm Phù tức Diêm Phù Đề Châu (Jambudvìpa). Về ý nghĩa của Diêm Phù Đề Châu trongvũ trụ luận của Phật Giáo xin xem: Randy Kloetzli, Buddhist Cosmology.Nêw Delhi, 1983.

[19]Thiều Dương Lão Nhân tức là Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.

[20]Do tuần (nayuta) một đơn vị đo lường trong huyền thoại Phật giáo. Xem chú thích số 1.

[21]Hồ có nghĩa là người Ấn Độ.

[22]Chữ “pháp” trong Phật giáo có rất nhiều nghĩa. Ở đây chữ “pháp” được dùng lần lượt với ý nghĩa là “giáo lý của đức Phật” và “ các hiện tượng” hay “ dữ kiện”.

[23]Bản của Ito yuten: “ nễ” (các ông), bản của Cổ Phương Thiền Sư: “tha” (Vân Môn)

[24]Tứ chúng là Tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc (nam cư sĩ),và ưu bà di (nữ cư sĩ)

[25]Bản của Ito Yuten: Một quyền đấm đổ núi Tu Di, một đạp đạp tung nước biển lớn.

[26]Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào năm 755

[27]“Tha tâm thông”: phép thần thông thấu hiểu được tâm ý của người khác, do tu Thiền định mà đạt được. Đây là một trong “Lục thông” (sáu phép thần thông) hay sáu “thông mốt”

[28]Xem Kinh Hoa Nghiêm và Kim Sư Tử Chương của Pháp Tạng.

[29]Xem Kinh Hoa Nghiêm và Kim Sư Tử Chương của Pháp Tạng.

[30]Tây Viên là học trò của Mã Tổ Đạo Nhất.

[31]“Xà lê” là dịch âm của chữ Phạn àcàrya có nghĩa là “thầy”

[32]“Tử thủy”.

[33]“Hoạt thủy”. Về ý nghĩa của hai chữ này xin xem Chang Chen Chi, The Practice of Zen. New York, 1957, passim.

[34]“Hoạt cú”.

[35]“Tử cú”. Xem chú thích số 3.

[36]Cổ Phương Thiền Sư cũng chú thích đó là danh hiệu Tuyết Đậu tự xưng mình.

[37]Câu này bản của Ito Yuten không có.

Vi tính: Kim Chi - Kim Thư

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]