Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 04

18/04/201317:17(Xem: 6885)
Phần 04

NHỮNG TRUYỆN DUYÊN KHỞI

TRONG LUT NGŨPHN

Lược thuật:Phước Thắng

Hiệu đính:Thích Đỗng Minh

Chú thích:Tâm Nhãn

--- o0o ---

MẮC LỪA LÀ PHẢI

Thời Phật, người thành Xá-vệ coi việc đổi chác mọi thứ như một hình thức kinh doanh. Có lẽ trong Tăng, Bạt-nan-đà cũng rất rành việc này. Bao giờ lợi lộc cũng thuộc về Bạt-nan-đà trong việc đổi chác đó.

Ngày ấy, có một ngoại đạo nhận được một xấp vải đem đến nhà người bạn nói:

- May thành y cho tôi.

Người bạn ngoại đạo nói thế này:

- Nhà tôi nhiều việc, không thể may được. Sa-môn Thích tử nhàn công rỗi việc, lại nhận được nhiều y bố thí, có thể đến đó nhờ may, hay có thể trao đổi y cho họ, song ông phải cẩn thận, Sa-môn rất dẻo mồm, nổi tiếng là một nhà buôn, không khéo là bị mắc lừa ấy.

Theo lời hướng dẫn, ngoại đạo mang đến nơi Tăng đang cư ngụ, dò hỏi:

- Ai có thể nhận may y cho tôi không?

Các Tỳ-kheo nói không thể may được. Ðương sự lại hỏi ngay Bạt-nan-đà:

- Tôi nghe Ðại đức có nhiều y đã may xong, có thể đổi cho tôi một chiếc được không?

Bạt-nan-đà vốn không ưa gì ngoại đạo, nói:

- Các ngoại đạo của ông, tâm không dứt khoát, thay đổi xoành xoạch, đổi được rồi lại nói tốt, xấu lôi thôi. Nếu sau khi thỏa thuận đổi rồi, không được ì xèo thì tôi đổi cho.

Ngoại đạo nói:

- Người ta thì có thể đổi ý, còn tôi thì khác, chẳng phải nói tới, nói lui làm gì cho phiền!

Như đắc ý vì ngoại đạo rơi đúng vào bẫy của Bạt-nan-đà. Bạt-nan-đà lấy ngay chiếc y cũ được làm mới bằng cách nhuộm lại trong nước nhớt kiếp-bối29, rồi nghè nén thật láng sát mặt, trông như y mới may. Ngoại đạo nhìn thấy ưng ý, chịu đổi vải lấy y. Ðem về trong chúng ngoại đạo, liền được đồng bạn hỏi:

- Ðã may thành y chưa? Sao nhanh thế ông bạn?

Ðương sự trả lời:

- Ðã đổi được y rồi.

- Ðâu, đưa chúng tôi xem với?. - Ðồng bạn hỏi.

Ðương sự liền đưa mọi người xem. Những người ngoại đạo xem qua đều lên giọng trách:

- Ối cha! Ðem tấm vải quý giá mà đổi lấy cái y xấu tệ thế này, khờ sao là khờ! So ra chênh lệch 5, 6 lần giá trị, đừng để bị thiệt, đổi lấy vải thôi. Chúng tôi sẽ cùng nhau bỏ công may cho bạn.

Thế là người ngoại đạo kia liền mang y trả lại, nói với Bạt-nan-đà:

- Ông là con nhà Thích tử, tại sao lừa dối tôi, đem cái thứ y xấu tệ thế này đánh tráo cho người ta? Ðổi lại cho tôi ngay! Nếu không, tôi rao truyền tiếng xấu của ông đó.

Bạt-nan-đà cười, nói:

- Tôi biết tâm ngoại đạo không dứt khoát! Hay nói tới, nói lui, tôi đã không muốn đổi kia mà! Vì ông đã một lời dứt khoát, cho nên tôi mới theo ý ông mà đổi. Tại sao bây giờ lại nuốt lời như vậy?! Ông về đi, tôi không đổi lại đâu!

Ngoại đạo liền la lớn, rêu rao báng bổ Bạt-nan-đà. Các Cư sĩ nghe, hỏi:

- Tại sao thế?

Ngoại đạo đem sự thể đã xảy ra phân bua cùng mọi người để chứng tỏ sự mạt sát của mình là đúng.

Nghe chuyện, các Cư sĩ đều cơ hiềm, chỉ trích thẳng thừng rằng:

- Người đời mua bán qua sáu bảy ngày còn đổi được. Tại sao Sa-môn mới trong chốc lát lại không cho người ta đổi lại là sao? Hình thức ăn mặc có khác với người đời, song mua bán thì quá hơn người! Thật khốn nỗi!

Tiếng xấu ấy lan ra khắp nơi... Lại một lần nữa, Bạt-nan-đà nhận tội và đức Phật chế giới cấm các Tỳ-kheo không được kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức.

Giới điều này được Phật nói ra tại thành Xá-vệ.

KẺ ĂN, NGƯỜI CHỊU

Thời Phật, tại thành Vương-xá lưu thông các loại tiền bằng vàng, bằng bạc, bằng tạp vật. Bấy giờ Nan-đà, Bạt-nan-đà đem các loại tiền mua bán các vật dụng để thu lấy các loại tiền vàng, bạc này...Thành Vương-xá lúc ấy cũng là nơi bọn cướp dung thân. Họ thường hay lân la, dò tìm, rình rập các nhà giàu. Việc làm của Nan-đà, Bạt-nan-đà không qua được mắt họ. Bọn cướp đi đến kết luận: “Quan sát kỹ nơi ấp lý này thì không ai giàu hơn Sa-môn Thích tử. Nhưng ở đây cướp được họ không dễ gì! Chi bằng đến nơi A-lan-nhã cướp của cải Thích tử, chắc dễ thôi!”

Bọn cướp đến A-lan-nhã vào hôm sau. Họ rình rập rồi khủng bố, bắt các Tỳ-kheo nơi đây tra khảo để mong lấy được vàng bạc và các loại tiền.

Các Tỳ-kheo nói:

- Chúng tôi đã xa lìa vàng bạc và tiền, không thu giữ cất chứa các thứ bất tịnh ấy.

Bọn cướp nói:

- Các ông nói láo. Chính tôi thấy Tỳ-kheo dùng nó để mua bán. Họ tra khảo Tỳ-kheo một trận nên thân rồi lấy hết y, bát bỏ đi.

Sau đó, các Tỳ-kheo A-lan-nhã chuyển lời quở trách Nan-đà và Bạt-nan-đà như vầy:

- Tại sao hai thầy cất chứa bảo vật làm chi, để đến nỗi gây tai họa cho chúng tôi!

Sự việc này dẫn đến Phật chế cấm: “Tỳ-kheo không được dùng vàng bạc và các loại tiền để trao đổi mua bán”. Sau đó, có vấn đề xảy ra gián tiếp là nhờ người khác, kể cả mống tâm cất giữ tiền, vàng cũng được Phật chế cấm bổ sung.

ÐÂU PHẢI TAY VỪA 1

Tỳ-kheo Sa-lan là một Pháp sư tầm cở, thông minh, biện tài. Người trong bốn chúng, kẻ ngoại đạo không ai có thể sánh nổi. Khẩu nghiệp của thầy rất linh hoạt, có thể biến điều trái thành điều phải và ngược lại, biết thì nói chẳng biết và ngược lại, nhất là để hơn người. Thầy không ngại xảo ngôn để thắng, dù vấn đề có thật hay không thật. Các Tỳ-kheo không ai là không thán phục và trong chỗ đạo tình, các thầy hỏi:

- Thầy cùng người biện luận lấy cái sai làm cái trúng, như vậy trong thâm tâm thầy có cho đó là đúng hay sai?

Pháp sư Sa-lan nói:

- Thật ra tôi biết điều đó là bậy, nhưng vì sĩ diện, sợ rơi vào chỗ thua nên phải khéo nói dối thôi.

Trước sự thật như thế, như để khuyên bảo, các Trưởng lão nhắc lại lời Phật dạy:

- Ðức Phật thường khen ngợi người không nói dối, chỉ bảo người không nói dối. Nay thầy lại nói dối vì muốn hơn người là điều không nên, là điều sai trái, không thể chấp nhận.

Sự việc này sau đó được đưa ra trước Tăng, đức Phật quở trách Sa-lan và Ngài kiết giới cấm không được cố ý nói dối. Ðức Phật nói giới này taiï thành Xá-vệ.

LỜI ÁC ÐAU LÒNG NGƯỜI

Lúc bấy giờ, đức Phật đang lưu trú tại thành Xá-vệ. Các Tỳ-kheo sống dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của Hòa thượng2, A-xà-lê3hay bậc tương đồng với Hòa thượng, A-xà-lê, nên siêng năng học hỏi, tiếp thu không biết mệt mỏi, sớm khuya tu tập. Nhìn thấy sự tiến bộ này, Lục quần Tỳ-kheo sốt ruột, nhận định vấn đề: “Nay các Tỳ-kheo sống trong ý thức tiến bộ này, chắc chắn không bao lâu họ sẽ hơn ta. Từ đó, họ thấy rõ tội lỗi của ta, tỳ vết của ta không sao che lấp trước sở học của họ. Chúng ta phải cùng nhau làm cản trở việc này để họ phế bỏ việc học tập kia”. Thế là Lục quần trực tiếp quậy phá. Lục quần chia nhau xúc não các Tỳ-kheo rằng: “Thầy là hạng hà tiện, thuộc giai cấp tiểu nhơn, hạng thợ thuyền. Các thầy từng làm những việc đại gian ác, không nhân từ, không có hạnh lành”. Các yếu điểm như bị đánh trúng, các Tỳ-kheo kia đâm ra thoái chí, ưu não, sống trong mặc cảm, phế bỏ việc học hành. Nhìn thấy việc làm của mình có kết quả, Lục quần dương dương tự đắc với mọi người rằng: “Chính chúng tôi đã phá hoại được việc đọc tụng, tọa thiền, hành đạo của họ”.

Trước sự việc này, các Trưởng lão hết sức nghiêm khắc phê phán Lục quần. Sau đó các vị trình lên đức Phật. Trước Phật và Tăng, Lục quần thú nhận việc làm của mình. Ðức Phật quở trách họ và nhân đó, Ngài kể một câu chuyện để giáo hóa Tăng:

Xưa kia có một thành, tên gọi là Ðắc-xoa-thi-ca4. Bấy giờ, trong thành ấy có một người Bà-la-môn nuôi một con bò đực, sức khỏe của nó thật tốt, đi rất nhanh. Lại có một Cư sĩ cũng nuôi một con bò, thể trạng của nó giống như bò kia. Hai nhà đem bò đấu sức nhau. Họ thỏa thuận, con nào thua phải chung 50 tiền vàng. Người Bà-la-môn được 50 tiền vàng vì bò họ thắng. Ðể rửa nhục, người Cư sĩ tìm mua con bò khác, dáng vóc sức khỏe hơn hẳn bò trước. Lại đem đấu với bò của Bà-la-môn, tiền cược bây giờ đặt gấp bội. Trước khi thỏa thuận, Bà-la-môn hỏi con bò của mình rằng:

- Mi có thể địch nổi với con bò của Cư sĩ kia có sức gấp bội mi không?

- Có thể. Con bò trả lời.

Khi bò của hai nhà vào cuộc đấu, Bà-la-môn ngu, sợ bò mình thua liền đem lời động viên phản tâm lý rằng:

- Sừng của mi cong cong sao khổ sở thế?! Cổ của mi sao mà yếu đuối! Thắng sao nổi, vứt đi thôi! Giờ thì dáng kéo mất cả oai phong rồi!

Con bò nghe lời chủ phê phán như thế, sức lực liền suy sụp, dẫn đến thua con bò của cư sĩ. Ngậm đắng trao 100 tiền vàng cho Cư sĩ rồi, gã gằn hỏi bò:

- Bảo có thể, giờ thì thua, vì sao vậy?

Con bò đáp:

- Thật sự tôi đủ khả năng thắng, nhưng cái kiểu động viên nhục mạ của ông làm tôi mất hết khí thế, nên nhanh chóng kiệt sức, kéo hết nổi. Bây giờ thì có thể thách đấu lại, tiền cược gấp đôi vừa rồi. Khi tôi dốc toàn sức kéo trăm xe ngược lên triền núi cao thì ông khéo lời khuyến vỗ tôi, như khen cặp sừng tôi cong vút phi thường, dáng kéo của tôi ngoạn mục, thể hình tôi lẫm liệt oai phong, dư sức kéo trăm xe vượt dốc núi như chơi, và điều này sẽ làm cho ông thắng cuộc. Và quả thật, người Bà-la-môn sau cùng đã thắng cuộc, bởi khéo dùng lời động viên đầy khích lệ kia. Nhân việc này, đức Phật liền nói kệ:

Lời thiện vừa lòng nhau

Lời ác đau lòng người

Súc sanh nghe lời khéo

Vui kéo nặng lên đồi

Vô địch sức này thắng

Thắng cuộc rạng lòng vui

Huống chi đối với người

Khen chê quyết thành bại

Này các Tỳ-kheo! Loài súc sanh kia nghe lời hủy báng còn mất sức kéo, huống là đối với người. Nay Ta chế giới: nghiêm cấm sự báng bổ nhau.

ÐÂM BỊ THÓC, THỌC BỊ GẠO

Lúc bấy giờ, đức Phật vẫn còn lưu trú nơi thành Xá-vệ. Cũng với tâm địa ích kỷ, Lục quần cứ lo sợ số đông Tỳ-kheo siêng năng tu học kia, ngày gần đây sẽ hơn mình về nhiều mặt, cho nên tìm cách gây trở ngại. Lục quần tìm cách đâm thọc, ly gián. Họ đến Tỳ-kheo này nhỏ to rằng:

- Thầy với tôi là chỗ quen biết thân tình, cho nên tôi cảm thấy xấu hỗ khi Tỳ-kheo kia bảo thầy là hạng hạ tiện, con nhà thợ thuyền, thấp hèn nhỏ mọn, từng làm việc gian ác, không nhân từ, không có bản chất tốt. Ðánh giá thầy như vậy, chẳng khác nào họ đánh giá tôi...

Sau đó, Lục quần đến kết thân với Tỳ-kheo ấy cũng kích đọâng những lời như vậy. Hai bên nghe như thế, đâm ra hoang mang, giao động, xao nhãng ngay việc học hành, tu tập. Các Tỳ-kheo này bắt đầu giận nhau, không buồn đếm xỉa ngó mặt nhau... Nhìn thấy cảnh lạnh lùng đột biến này, Tỳ-kheo này hỏi Tỳ-kheo kia:

- Tại sao thầy xa lánh, không thích nói chuyện với tôi?

Tỳ-kheo kia trả lời rằng:

- Có người cho biết, thầy bảo tôi là người xấu đủ điều.

Vị này gằn hỏi lại:

- Ai nói vậy?

- Lục quần bảo thế. - Tỳ-kheo kia đáp lời. Vị kia liền bảo:

- Lục quần Tỳ-kheo cũng nói rằng các thầy nói tôi xấu chẳng ra chi!

Các Trưởng lão nắm được sự việc này, liền khiển trách Lục quần Tỳ-kheo. Sau đó, vấn đề được bạch lên Phật. Trước Phật và Tăng, Lục quần thú nhận sự thật ly gián của mình. Ðức Phật quở trách:

- Các ông là người ngu si, tại sao cùng sống trong một giáo pháp mà lại đâm thọc để gây chia rẽ, ly gián nhau?

Nhân đó, để giáo hóa kẻ ngu, Ngài dẫn chuyện xưa, Ngài nói:

- Thuở đời quá khứ có một sư tử tên là Thiện Nha và một con cọp tên là Thiện Trảo, cùng nhau kết bạn thân tình... Có một con chồn rừng thường đi theo đôi bạn kia để ăn đồ thừa, nhưng chẳng bao giờ sư tử và cọp nói chuyện với nó. Một thời gian sau, chồn có nhận xét: “Hai con thú này rất ái trọng nhau, ta phải tìm cách gây rối để thừa hưởng thức ăn dư của hai bên được nhiều hơn”. Chồn thực hiện kế hoạch bằng cách lân la đến cọp, nói kệ rằng:

Thiện Trảo, ông hùng mạnh

Sắc tướng lại oai phong

Thiện Nha nói ông xấu

Tôi nghe chẳng vui lòng.

Sau đó, chồn cũng đến bên sư tử nhỏ to vần kệ:

Thiện Nha, ông hùng dũng

Sắc tướng lại oai phong

Thiện Trảo nói ông xấu

Tôi nghe không vui lòng.

Hai con thú sau khi nghe lời chồn, đâm ra lạnh lùng với nhau, nhưng Thiện Nha thông minh hơn, nhìn thấy vấn đề, nên có suy nghĩ: “Thiện Trảo không chắc đã nói như vậy. Biết đâu chồn rừng muốn gây đấu loạn nội tình để thủ lợi?”. Thiện Nha thử khai thác tìm hiểu. Ngày ấy, Thiện Nha bắt được con trâu nghé, mang đến cho Thiện Trảo. Thiện Trảo im lặng không nhận ăn. Hiểu được vấn đề, Thiện Nha nói trắng âm mưu ly gián của chồn để Thiện Trảo hiểu được sự thâm độc kia, nhằm bảo tồn tình thân ái, bằng lời kệ như sau:

Mồi ngon tôi đem biếu

Cớù sao bạn không dùng?!

Tình thân không hề lỗi

Sao xoay mặt buồn ngơ?!

Lời chồn, kẻ vô tín

Cốt ly gián tình ta

Tin theo, ôm tình hận

Rồi ra thành oán cừu

Việc này chẳng ai khác

Chính chồn rừng gièm pha

Kẻ hèn mọn rối ta

Nay phải tìm giết vậy.

Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Súc sanh còn coi việc gây rối, ly gián là tội ác, huống chi con người, sao lại làm việc này?! Từ nay, Ta vì các Tỳ-kheo kiết giới cấm không được nói lời gây rối, đâm thọc.

KHÔNG NÓI PHÁP QUÁ NĂM, SÁU LỜI

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú nơi thành Xá-vệ. Trong thành có rất nhiều nhà cư sĩ, nhưng Tỳ-kheo Bạt-nan-đà lại thường hay lui tới chỉ một nhà Cư sĩ nọ để nói pháp, lo liệu việc quan, cứu chữa ốm đau, bệnh tật, khổ não...Tuy nhiên, gia đình này gặp buổi suy tàn, nên một thời gian sau dẫn đến kiệt quệ, ly tán. Trong nhà chỉ còn lại một mẹ chồng và một nàng dâu. Vì tình thân hậu, nên Bạt-nan-đà nói pháp cho mẹ chồng nghe, nhưng khi con dâu đến thì Bạt-nan-đà lại dừng. Và mỗi khi nói pháp cho con dâu nghe, mẹ chồng đến, Tỳ-kheo cũng thôi không nói nữa. Ðiều này dẫn đến nghi kỵ nhau, mẹ chồng nghĩ con dâu có tình ý, thông đồng bất tịnh với Bạt-nan-đà, và ngược lại cũng thế. Mẹ chồng, nàng dâu trở nên gay gắt, rêu rao nói xấu sự nghi ngờ ấy khắp nơi. Những người không có lòng tin kính Phật pháp, cơ hiềm nói: “Sa-môn Thích tử làm hạnh phi pháp, còn hơn cả hạng người dâm đãng ở thế gian. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn”.

Khi sự việc này được các Trưởng lão trình lên đức Phật, Bạt-nan-đà bị khiển trách và đức Phật chế cấm trường hợp nói pháp này.

Sau đó, giới này được bổ sung bởi nhân duyên sau: Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo oai đức vào thành khất thực, đến nhà một gia đình nọ. Người nữ chủ nhân trải tòa mời Tỳ-kheo ngồi. Bà thiết cúng một bữa cơm đầy đủ. Sau bữa cơm, bà ta lấy chiếc ghế gỗ nhỏ ngồi trước Tỳ-kheo, thưa:

- Xin Ðại đức vì con nói pháp.

Sau khi quan sát, Tỳ-kheo biết người nữ này không còn bao lâu nữa sẽ trúng gió chết, và đọa vào địa ngục. Nếu được nghe pháp thì bà ta có thể từ chỗ ngồi xa trần lìa cấu. Biết thế, nhưng nghiệt nỗi, Phật đã chế cấm: “Trước đối tượng là người nữ, không được thuyết pháp”, cho nên Tỳ-kheo đành nói lời an ủy, từ chối rồi ra về... Ðúng như điều Tỳ-kheo suy nghĩ, nữ gia chủ ấy không lâu sau đó trúng phong chết. Trước các Tỳ-kheo, rồi tiếp đến là Phật, vị Tỳ-kheo oai đức kia trình bày cảnh thương tâm ấy đã không được cứu độ. Ðức Phật hỏi:

- Nếu vì phụ nữ đó thuyết pháp, thì ông cần nói bao nhiêu lời để họ hiểu được vấn đề?

- Chừng năm, sáu lời5là họ hiểu được. Bạch Thế tôn!

Do nhân duyên này, đức Phật chế giới bổ sung, tức cho phép nói pháp năm, sáu lời. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa rốt ráo, chẳng hạn như nói đủ năm, sáu lời mà người nữ chưa hiểu thì sao? Hay trong số đông nữ có người nam, thì có cho phép Tỳ-kheo thuyết quá năm, sáu lời không? Giới điều được Phật nói bổ sung, sau cùng cho thấy sự chặt chẽ của nó: “Tỳ-kheo nào vì người nữ nói pháp quá năm, sáu lời, trừ có người nam biết phân biệt được lời nói thiện ác, phạm Ba-dật-đề 6”.

Cũng từ trong phần duyên khởi của giới này, đức Phật cho phép: “Từ nay cho phép người nữ thọ Tam qui, Ngũ giới, Tám phần giới, vì họ thuyết Mười điều thiện, Mười điều bất thiện”.

CHƠI NHAU ÐÚNG PHÁP

Lúc bấy giờ, đức Phật đang lưu ngụ tại thành Xá-vệ. Một dạo, Lục quần Tỳ-kheo có được thế thượng phong, còn các thiện Tỳ-kheo thiếu đi thế mạnh này. Do vậy, Lục quần Tỳ-kheo thường cản ngăn năm loại Yết-ma: Yết-ma ha trách7, Yết-ma khu xuất8, Yết-ma y chỉ 9, Yết-ma cử tội10, Yết-ma hạ ý11. Tỳ-kheo nào bị năm Yết-ma này, Tăng muốn giải cũng bị Lục quần ngăn chận không cho. Sau đó, Lục quần Tỳ-kheo mất thế mạnh, các thiện Tỳ-kheo lại có thế thượng phong. Chúng Tăng có việc, cần Yết-ma, nhân lúc Lục quần Tỳ-kheo đang may y, các Tỳ-kheo nói:

- Phải gọi Lục quần Tỳ-kheo đến để cùng Tăng làm Tăng sự. Nếu các vị bận may y, không đến được thì Chúc thọ12. Ðiều này cho phép chúng ta được như pháp mà giải quyết việc.

Khi Tăng tập, có người đến mời, Lục quần Tỳ-kheo bận việc may vá nên sai một người đến trước Ðại chúng chúc thọ. Hội đủ sự hợp pháp, Tăng cần thực hiện 5 thứ Yết-ma, thì liền cùng nhau tác bạch 5 thứ Yết-ma. Tăng cần giải 5 thứ Yết-ma, thì liền tác bạch giải 5 thứ Yết-ma...Yết-ma xong, vị Tỳ-kheo chúc thọ kia về lại chỗ Lục quần Tỳ-kheo. Lục quần hỏi vị ấy:

- Tăng làm việc gì?

- Tăng làm việc Yết-ma, Yết-ma điều chúng ta không muốn Yết-ma, ngược lại điều chúng ta muốn Yết-ma thì Tăng không làm Yết-ma. Nói khác hơn, Tăng cùng nhau Yết-ma giải quyết những việc Tăng, theo sự đề xuất của Tăng.

Thua trí, tìm cách gỡ gạc, Lục quần đến các Tỳ-kheo bị Yết-ma phân bua:

- Các thầy đừng lo buồn, chúng tôi sẽ trợ lực cho các thầy. Vừa rồi, vì chúng tôi không biết các thầy rơi vào trường hợp bị Yết-ma, nên mới chúc thọ. Nếu biết thế, chúng tôi bỏ ngay việc mà đến, thì làm gì hội đủ duyên để Yết-ma thành tựu?!.

Lục quần lại đến chỗ Tỳ-kheo được giải Yết-ma, nói:

- Tôi không chấp nhận cho thầy giải Yết-ma, không nhận sự sám hối của thầy.

Làm khơi dậy việc Tăng đã giải quyết nhằm gây mâu thuẩn, đấu tranh của Lục quần Tỳ-kheo đã bị các Trưởng lão và đức Phật khiển trách một cách nghiêm khắc, và Ngài chế giới cấm hành động thiếu xây dựng này.

CHÊ KHÔNG PHẢI CÁCH

Từ thành Xá-vệ, đức Phật cùng với 500 Tỳ-kheo đến ấp A-trà-tỳ (A-trà-bệ). Bấy giờ, nơi ấp có một Cư sĩ nọ suy nghĩ: “Ðức Phật lâu lắm mới đến đây, chưa được gặp thì Ngài lại sắp đi. Ta nên đến gần gũi các Tỳ-kheo để học tụng kinh kệ, thưa hỏi những điều chưa hiểu, ngõ hầu, sau khi Thế tôn đi, ta có chỗ nương tựa”. Cư sĩ liền đến nơi ngụ của Tỳ-kheo, thưa:

- Ðại đức dạy cho con đọc tụng kinh kệ.

- Ðức Phật chưa cho phép chúng tôi hướng dẫn người Cư sĩ tụng kinh. Các Tỳ-kheo nói.

Việc này, sau đó các Tỳ-kheo bạch lên Phật và Ngài cho phép.

Sau khi biết cách đọc tụng, các Cư sĩ hòa âm thật rập ràng. Nhưng các Tỳ-kheo từ nhiều nước ngồi lại cùng nhau đọc tụng, vì thổ ngữ không đồng, nên âm thanh chõi nhau, không ăn rập, các Cư sĩ có phần tự phụ, chê trách rằng:

- Tại sao các Tỳ-kheo lúc nào cũng gần gũi, chung đụng nhau mà không phân biệt được giọng nào là giọng nam, giọng nào là giọng nữ, giọng nào là của kẻ huỳnh môn13, của người hai căn14... kể cả ngữ pháp tối thiểu cũng chẳng biết!

Các Tỳ-kheo nghe lời phê phán này rất lấy làm xấu hỗ. Vấn đề được bạch lên Phật và trước Tăng, sự thật được xác nhận. Ðức Phật liền cho chuyển lời quở trách của Ngài đến các Cư sĩ như sau: “Các ngươi là người ngu si, tại sao lại hiềm trách, chê bai âm ngữ của Tỳ-kheo thuộc nhiều nước khác nhau, tụng kinh không ăn rập?!”. Ðức Phật lại dạy các Tỳ-kheo: “Từ nay không được chỉ dạy người chưa thọ Cụ túc cách đọc tụng”.

Không lâu sau đó, có Cư sĩ đến xin học cách tụng kinh, các Tỳ-kheo nói:

- Các người đã mỉa mai chê trách âm thanh đọc tụng của chúng tôi, đâu có cần đến học, nay các người đến cầu xin, chỉ uổng công mà thôi!

- Thưa Ðại đức! Con không hủy báng Phật pháp, cũng không cầu phước điền nào khác, lẽ nào vì cái lỗi của người kia mà không dạy cho con cách đọc tụng! - Cư sĩ thưa.

Lại một việc khác: Có các Sa-di mong muốn đọc tụng kinh, nên xin được hướng dẫn. Các Tỳ-kheo nói:

- Chờ thọ Cụ túc rồi mới dạy cho các ông.

- Chúng con xuất gia rồi, cần phải biết cách đọc tụng kinh kệ! Tại sao phải đợi thọ Cụ túc xong mới dạy việc đọc tụng? - Các Sa-di thưa.

Sau đó, sự việc này được bạch lên Phật. Trước các Tỳ-kheo, đức Phật dạy:

- Nay cho phép dạy người chưa thọ giới Cụ túc đọc tụng kinh, nhưng không được đồng tụng.

(Thầy đọc hết một câu, trò mới đọc lặp lại).

NGỦ Ở NHÀ XÍ LÀ YÊN CHUYỆN

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại ấp A-trà-tỳ. Các Cư sĩ nghe Phật sắp đi nên đến thăm, tạm nghỉ ở các phòng Tỳ-kheo. Nơi đây, các Cư sĩ cùng các Tỳ-kheo ngồi thiền, hoặc cùng kinh hành, đầu đêm cuối đêm không ngủ. Có một Tỳ-kheo không chuyên cần hệ niệm, nên ngủ say như chết, đạp tuột chiếc y ra khỏi người, để lộ “cương hình”. Cư sĩ thấy, lấy y phủ lại. Ðến ba lần như vậy, Cư sĩ bèn nổi giận, chê trách:

- Những người này thường nói dục tâm là điều đáng chê trách, nay để lộ “cương hình” mãi, phải chăng họ không vui sống với đạo, sao không chịu hoàn tục cho rồi?!

Tỳ-kheo kia nghe lời này, cảm thấy vừa xấu, vừa nhục. Các Tỳ-kheo Trưởng lão cũng thấy tàm quí vô cùng. Sau đó, các vị đem vấn đề và cả đương sự lên trình đức Phật. Trước Tăng, Tỳ-kheo đương sự thú nhận sự việc ấy là sự thật. Ngài quở trách Tỳ-kheo rồi nói:

- Ta thường khen ngợi người ngủ không có tâm tán loạn, thì không có năm điều xấu xảy ra. Nay ông ngủ, tại sao không nhiếp niệm? Tỳ-kheo, ở chỗ kinh hành, ngồi thiền, đứng, ngồi, nằm... chẳng có oai nghi thì người nào trông thấy hẳn không vui, không sanh lòng tin, hoặc đã có lòng tin thì lòng tin bị suy thoái. Như vậy, chẳng phải là gương mẫu làm ánh sáng cho đời?

Ðức Phật lại dạy các Tỳ-kheo:

- Từ nay các thầy không cùng với người chưa thọ đại giới ngủ ở một chỗ.

Do bởi lý do này, sau đó các Cư sĩ đến chỗ Tỳ-kheo để cùng ngồi thiền, bị các Tỳ-kheo mời ra, không cho vào phòng. Các Cư sĩ thưa:

- Chúng con không muốn thấy Ðại đức xua đuổi như thế! Chúng con không tìm cầu phước điền nào khác, mà chỉ mong nương nhờ Ðại đức, không lẽ chỉ một người có lỗi lại đuổi bao nhiêu người tốt còn lại?!

Do sự từ chối này, ngày ấy có một số Cư sĩ khỏe mạnh, tự đột nhập vào phòng Tỳ-kheo. Không ngăn cản được, các Tỳ-kheo bèn ra ngoài trời ngủ, bị muổi mòng, gió, mưa, bụi đất làm khổ não.

Bấy giờ, đức Phật từ ấp A-trà-tỳ đến nước Câu-xá-di, Ngài ngụ lại ở vườn Cù-sư-la15. Riêng La-hầu-la, một mình đến một căn phòng nơi Ba-kỳ-la, dọn dẹp, rưới nước, lau quét sạch sẽ, trải tọa cụ, lấy nước để dùng, đâu đó tươm tất, La-hầu-la đóng cửa lại rồi đến chỗ Phật. Căn phòng này, sau đó được Tỳ-kheo quản lý giao lại cho một vị khác. Tỳ-kheo này nhận ở. La-hầu-la đầu đêm nghe pháp xong, trở về lại căn phòng đã bỏ công dọn dẹp trước đó. Nghe tiếng động, Tỳ-kheo ấy hỏi:

- Ai đó?

La-hầu-la trả lời:

- Tôi là La-hầu-la.

- Ông đến đây có việc gì?

- Phòng này là của tôi.

- Tỳ-kheo quản lý đã giao cho tôi rồi. - Tỳ-kheo kia bảo thế.

- Phòng này trước đây tôi đã thu dọn làm vệ sinh,trải sẵn ngọa cụ... Tôi chỉ tạm đến chỗ Phật nghe pháp, trước mắt nó là sở hữu của tôi, xin trả lại cho tôi!. - La-hầu-la nói.

- Tuy ông đã dọn dẹp đâu vào đó, song tôi là Thượng tọa nên phòng này tôi được ở. - Vị Tỳ-kheo ấy nói.

- Thưa, tôi có thể cùng ở tạm được không?. - La-hầu-la hỏi.

- Không được. - Vị ấy trả lời.

La-hầu-la xin ngồi, đứng trong phòng, hay ở tạm ngoài hành lang đều không chấp nhận. Trong thế cùng này, La-hầu-la nảy ra ý nghĩ: “Ta đến phòng nào khác, rồi cũng như vậy, chỉ còn cách là đến ngủ nơi nhà vệ sinh là yên chuyện”. Nhưng chuyện không yên với sự chọn lựa đơn giản này của La-hầu-la. Trong nhà vệ sinh có một con rắn mun đang sống trong ngõ ngách ở đây... Do thiên nhãn của Phật, Ngài thấy được hành động của La-hầu-la, liền có suy nghĩ: “Nếu Ta không đến thì chỉ trong chốc lát, La-hầu-la sẽ bị rắn cắn chết”. Ðức Phật liền đến nhà vệ sinh, khảy móng tay, tằng hắng. La-hầu-la cũng khảy móng tay, tằng hắng.

- Ai đó?. - Ðức Phật hỏi.

- Thưa, con là La-hầu-la.

- Tại sao con ở nơi đây?. - Ngài hỏi.

La-hầu-la liền kể lại sự việc đã xảy ra để trả lời câu hỏi của Phật. Biết rõ sự việc như vậy, đức Thế tôn dẫn La-hầu-la về phòng của Ngài... Sáng ngày, Ngài cho tập Tăng và xác minh rõ sự việc. Thượng tọa kia thú nhận:

- Thưa Thế tôn, sự thật đúng như vậy.

Ðức Phật nghiêm khắc quở trách:

- Ông là người ngu si, làm sao con cáo rừng có thể xua đuổi nổi con sư tử. Sau khi khiển trách, đức Phật kết hợp với chuyện Cư sĩ vào phòng, Tỳ-kheo ra ngoài trời ngủ, Ngài kiết giới không cho phép Tỳ-kheo cùng với người chưa thọ đại giới ngủ quá hai đêm16trong phòng Tỳ-kheo.

KHOE KHOANG

Mùa An cư năm ấy, toàn thành Tỳ-xá-ly gặp phải nạn hạn hán mất mùa, đói kém xảy ra. Các Tỳ-kheo, tùy theo chỗ quen biết, phân tán mỏng để có thực phẩm tối thiểu dùng vào việc tu tập, an cư. Riêng các Tỳ-kheo an cư ven sông Bà-cầu-mạt17thì rất đầy đủ, sung túc nhờ thủ thuật khen nhau mình chứng quả này, quả nọ...trước những người Phật tử ở đây. Nhưng sự thật này, sau mùa an cư lại phơi bày bởi sự thú nhận của chính các Tỳ-kheo ấy trước Phật và Tăng. Ðức Phật hết sức nghiêm khắc quở trách sự hư dối này, và dù có chứng quả đi nữa cũng không nói ra sở đắc ấy trước người chưa thọ đại giới. Ðức Phật chế giới cấm này tại thành Tỳ-xá-ly.

THÓI HỚT HỎNG TỌC MẠCH

Lúc bấy giờ, có các Tỳ-kheo phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa18, hoặc vì cố ý xuất bất tịnh, hoặc rờ rẫm người nữ, hoặc trước người nữ nói lời thô tục, hoặc tự khen mình để chiếm cảm tình người nữ, mong họ hiến dâng thân xác. Trong số các Tỳ-kheo phạm tội, có người đến Tăng xin Biệt trú19, Tăng cho Biệt trú, hoặc thi hành Ma-na-đỏa20hoặc hành Bổn nhật21, hoặc có người xuất tội22. Trong chúng, Lục quần Tỳ-kheo châm biếm các vị này, khiến các vị này càng thêm tủi nhục, xấu hỗ...

Nhưng chưa hết, Lục quần không buông tha. Ngày ấy, có người Ðàn-việt mời Tăng thọ trai. Người gia chủ này lại rất trọng một vị Tỳ-kheo phạm tội cố ý xuất bất tịnh, đã bị Tăng cho Biệt trú, nên trải riêng cho vị này một tọa cụ tốt. Lục quần đến sớm hơn, lại ngồi ngay lên tọa cụ ấy. Gia chủ liền thưa:

- Xin đừng ngồi lên tọa cụ này vì chỗ này tôi chỉ dành riêng cho một vị Tỳ-kheo quen thân của tôi rồi.

Lục quần Tỳ-kheo liền bảo:

- Tỳ-kheo kia không nên ngồi vào chỗ ngồi này.

- Nên hay không nên tôi tự biết được điều đó. - Cư sĩ thưa.

- Vị kia, trước đây thì nên ngồi chỗ này, còn bây giờ thì lại phải ngồi vào chỗ thấp nhất. - Lục quần Tỳ-kheo nói.

- Vì lý do gì vậy? - Cư sĩ lại hỏi.

- Tỳ-kheo ấy có tội. - Lục quần nói.

- Phạm tội gì? - Cư sĩ lại hỏi.

-Tội cố ý xuất bất tịnh. - Lục quần đáp.

Cư sĩ thất vọng cơ hiềm, mỉa mai:

- Các Sa-môn này thường ba hoa rằng: Trừ bỏ tư tưởng dục,chấm dứt lửa dục, cắt đứt cảm giác dục, nay lại như thế này thì còn gì để nói. Họ làm ô uế đạo, không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Lời cơ hiềm này không mấy chốc đến tai các Trưởng lão Tỳ-kheo, và các Ngài đã quở trách thói xấu này của Lục quần. Sau đó, sự việc được bạch lên Phật. Lại một lần nữa, trước Tăng, đức Phật nghiêm khắc khiển trách Lục quần và Ngài chế giới. Giới này sau đó được hai lần bổ sung mới hoàn chỉnh như sau: “Tỳ-kheo nào biết Tỳ-kheo khác phạm tội Thô ác (Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa) mà nói cho người chưa thọ giới Cụ túc biết thì phạm Ba-dật-đề”.

PHIỀN CHI PHẢI HỌC LUẬT

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Trước Tăng, Ngài rất khéo léo khen ngợi Tỳ-ni, khen ngợi người tụng Tỳ-ni, khen ngợi người cẩn trọng gìn giữ Tỳ-ni. Ngài khen ngợi Ưu-ba-ly trì luật nên có được 5 công đức:

1- Tự mình kiên cố hộ trì giới phẩm.

2- Có khả năng giải tỏa nghi ngờ của người biết tàm quí.

3- Tự mình có chỗ đứng tốt trong chánh pháp.

4- Khi cần nói giữa Tăng thì rất bản lĩnh.

5- Hàng phục được oán địch.

Qua sự khen ngợi này, các Tỳ-kheo lại có ý nghĩ: “Ðức Phật đã vì chúng ta mà dạy như vậy, tại sao chúng ta không siêng năng đọc tụng, học hỏi Tỳ-ni?”. Bởi thế, đêm ngày các Tỳ-kheo dốc sức tụng tập rất chuyên cần.

Thấy thế, Lục quần Tỳ-kheo sanh lòng đố kỵ, tự nghĩ: “Nay các Tỳ-kheo siêng năng học hỏi, đọc tụng Tỳ-ni, chắc chắn họ hiểu rõ các tội tướng, thấy cái lỗi của chúng ta, cuối cùng làm tổn hại ta. Nay ta hợp tác, tìm cách chê bai Tỳ-ni, chỉ trích người học Tỳ-ni, khiến họ mất hết cảm hứng, xao nhãng việc học tập, nghiên cứu này”. Lục quần bèn đến các Tỳ-kheo hỏi:

- Thầy đọc tụng thứ gì đó?

- Ðọc tụng Tỳ-ni. - Các thầy trả lời.

Lục quần phê phán:

- Phiền gì phải học tập, đọc tụng các giới linh tinh ấy? Sao không đọc tụng 5 ấm, 6 nhập v.v... và các nghĩa của kinh? Ðọc tụng Tỳ-ni thì bất quá cũng chỉ bốn việc, mười ba sự, hai pháp bất định, chẳng cần phải biết nhiều làm gì! Biết nhiều càng mang phải cái tội nghi ngờ kẻ khác mà thôi!

Như đánh đúng chỗ yếu, các Tỳ-kheo đồng ý: “Biết nhiều, nghi nhiều, chúng tôi cũng thấy như vậy!”

Chất xúc tác này liền có hiệu lực, các Tỳ-kheo ấy chểnh mảng, thôi không tụng tập nữa. Lục quần Tỳ-kheo tự mãn, bảo nhau:

- Chúng ta đã thắng lợi, sự an lạc sẽ đến với chúng ta, kết quả thật thỏa mãn...

Hành động này của Lục quần Tỳ-kheo được đưa ra trước Tăng phê phán, xử lý. Sau đó, đức Phật chế giới cấm chỉ việc làm tiêu cực này.

CẤM CHẶT PHÁ THẢO MỘC

Từ nước Câu-tát-la, đức Phật cùng 500 Tỳ-kheo đi về ấp A-trà-tỳ. Hay tin Phật sắp đến, các Tỳ-kheo có suy nghĩ: “Trong ấp này, các Cư sĩ không có lòng tin kính Phật pháp, lại không có giảng đường. Phật và Ðại chúng về đây sẽ ở nơi đâu?”. Các vị liền họp lại để có quyết định chung, ấy là cùng chung sức tìm kiếm các vật liệu, kể cả đốn cây, cắt cỏ để xây dựng một ngôi nhà lớn. Việc làm này vấp phải sự chỉ trích của Cư sĩ rằng:

- Chúng ta là Cư sĩ, đốn phát cây cỏ còn không nỡ lòng, huống hồ người xuất gia, lẽ nào làm như vậy? Bọn người này thường nói từ tâm, kham nhẫn, hộ niệm chúng sanh, nay lại chặt phát cây cỏ, làm cái việc tổn thương, vô đạo. Họ đánh mất hạnh Sa-môn, phá pháp Sa- môn.

Sau khi đến ấp, đức Phật vào nhà giảng đường mới cất, rồi ngồi vào tòa. Ngài hỏi các Tỳ-kheo:

- Nhà này ai đứng ra xây dựng?

- Chúng con tự xây dựng. - Các Tỳ-kheo thưa.

- Ai chặt phát cây cỏ? - Ðức Phật lại hỏi.

- Chúng con tự chặt. - Các Tỳ-kheo thưa.

Ðức Phật liền nghiêm khắc quở trách:

- Các ông là người ngu si! Các ông không nên làm việc này, sanh mạng trong cây cỏ thiết tưởng cũng giống như sanh mạng con người. Các ông làm việc này chẳng khác nào gieo cái ác vào lòng người.

Ðức Phật nghiêm cấm Tỳ-kheo làm việc này. Ngài nói giới bổ sung như vầy: “Tỳ-kheo nào, tự mình sát hại sự sống cây cỏ, hoặc sai bảo người đốn chặt, phạm Ba-dật-đề”.

Việc lại xảy ra, vào dịp nọ, các Tỳ-kheo có ý định làm phòng xá mới. Ý định này như hội đủ, vì có Cư sĩ đến xem xét chỗ xây cất, nói với Tỳ-kheo:

- Lành thay! Ðại đức, vật liệu làm phòng xá này con xin cúng hết. Các vị nên sớm hoàn thành việc xây cất để chúng con được phước cúng vật dụng.

Các Tỳ-kheo nói:

- Ðức Phật không cho phép chúng tôi đích thân, hoặc nhờ người chặt cây cỏ, thì làm sao hoàn thành sớm nỗi?!

Bởi thế, Tỳ-kheo rất thiếu thốn nhà ở, còn trong vườn, ngoài sân cỏ tốt lút đầu... Không những thế, tăm xỉa răng lấy từ cây cỏ cũng bị ảnh hưởng, không có dùng. Khi vấn đề bạch lên đức Phật, Ngài liền cho tập Tăng rồi bảo:

- Có 4 loại mầm sống: Mầm sống do gốc, mầm sống do nhánh, mầm sống do lóng, mầm sống do hạt. Phàm các loại cây cỏ đều do bốn loại mầm sống này mà sinh trưởng. Nếu Tỳ-kheo cần dùng loại cây cỏ nào thì nói với Tịnh nhơn như vầy: “Người biết việc này cho”. Nếu Tịnh nhơn không hiểu ý nghĩa, nên lập lại: “Người xem cho việc này”. Nếu cũng không hiểu thì lập lại: “Tôi cần việc này”. Nếu không hiểu nữa thì nói: “Cho tôi việc này”. Từ nay giới này được nói như sau: “Tỳ-kheo nào tự mình chặt phá “quỉ thôn”23hoặc sai khiến người, nói: “Chặt cái này” thì phạm Ba-dật-đề”.

CỨ MÃI CHỌC TỨC

Lục quần Tỳ-kheo, gần như lúc nào cũng phạm tội, phá vỡ oai nghi, muốn sao thì làm vậy. Khi lên giường, khi xuống giường không đúng pháp. Lúc nào ăn cũng được, ăn biệt chúng. Vào xóm làng không đúng lúc, lại cũng không thưa báo với thiện Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo thấy vậy khuyên bảo:

- Các thầy chớ nên liên tiếp phạm những tội như vậy. Nên thấy tội của mình để đến các Thầy xin sám hối, đừng nên phụ lòng tín thí để rồi nhiều kiếp phải gánh lấy cái khổ.

- Tôi phạm tội à?! Tội gì?. - Lục quần Tỳ-kheo hỏi.

Các thầy liền vạch các tội như vậy, như vậy... cho Lục quần Tỳ-kheo thấy. Lục quần Tỳ-kheo không phủ nhận, mà cũng không công nhận, lại nói lãng sang chuyện khác. Các Tỳ-kheo lại bảo:

- Tại sao thầy không trả lời thẳng vấn đề là phạm hay không phạm, mà lại tránh né nói sang chuyện khác, không đúng trọng tâm điều chúng tôi muốn hỏi?!

- Tôi biết các thầy không hỏi việc đó, mà tôi tự nói ra, có sao đâu!. - Lục quần Tỳ-kheo nói.

Các Tỳ-kheo bằng nhiều hình thức khác nhau quở trách Lục quần Tỳ-kheo, rồi đưa các đương sự lên gặp Phật, trình bày đầy đủ sự việc đã xảy ra. Trước Phật và Tăng, Lục quần Tỳ-kheo cúi đầu chịu tội. Vì 10 điều lợi ích, đức Phật chế giới cấm hành động không tùy thuận này.

Tánh nào tật ấy, Lục quần Tỳ-kheo lại tái phạm các tội như trước. Các Tỳ-kheo bảo sám hối, Lục quần Tỳ-kheo không thèm ư hữ, lặng thinh. Các Tỳ-kheo nói:

- Ðức Phật chế giới phải tùy thuận trả lời, trao đổi với nhau. Tại sao các thầy lại cố tình im lặng?

Lục quần Tỳ-kheo nói:

- Ðức Phật cấm như thế nhưng nay tôi không nói thì có tội gì?

- Nói loanh quanh với không hé miệng có khác gì nào? - Các Tỳ-kheo nói.

Sự việc lại đưa ra giữa Tăng. Sau khi quở trách, đức Phật chế giới đầy đủ như sau: “Tỳ-kheo nào cố ý không trả lời đúng câu hỏi, phạm Ba-dật-đề”. Giới này đức Phật nói tại thành Xá-vệ.

TỪ VÀ ÐỊA

Lúc bấy giờ, đức Phật đang lưu trú tại thành Vương-xá. Tỳ-kheo Từ, Ðịa lại chỉ trích Tỳ-kheo Ðà-bà quản lý công việc tùy theo cảm tính: thích, giận, si, sợ. Rõ ràng, trong chúng Tăng đều cho lời này là lời vu khống của Từ và Ðịa. Sự thật khi đưa ra trước đức Phật, Từ và Ðịa đã thú tội:

- Thật sự chúng con có nói lời vu cáo ấy.

Như vậy, trước mặt bị cấm vu khống, thì sau lưng mình vu cáo. Rồi Từ và Ðịa ở chỗ không có ai, tự mình vu cáo rằng:

- Tỳ-kheo Ðà-bà, tùy tiện điều hành việc Chúng theo sở thích, giận hờn, si mê và sợ hãi.

Lẽ đương nhiên Tỳ-kheo Từ và Ðịa bị các Trưởng lão - sau đó là đức Phật - quở trách nặng nề. Giới này lại nói như vầy: “Tỳ-kheo nào vu cáo người được Tăng sai, phạm Ba-dật-đề”.

Ý THỨC TRÁCH NHIỆM

Bấy giờ đức Phật lưu trú tại Tỳ-xá-ly. Nơi đây, có một trú xứ nằm ở chỗ ẩm thấp. Khi nhận phòng ở, Tỳ-kheo đem ngọa cụ ra ngoài chỗ đất trống phơi cho bớt ẩm. Ðến giờ, Tỳ-kheo đắp y bưng bát vào thành khất thực. Không lâu sau khi ra đi, trời đổ ập mưa, nước ngập thoát nhanh, ngọa cụ phơi bị trôi mất. Sau mưa, Tỳ-kheo trở về đi tìm ngọa cụ thì cũng tìm thấy các vật dụng khác như giường, mền, ghế, câu nhiếp24... trôi tấp đó đây. Ðể xảy ra sự việc này là do Tỳ-kheo thiếu đề phòng, không cẩn trọng thu xếp trước khi ra đi, nên các Trưởng lão Tỳ-kheo quở trách Tỳ-kheo kia rằng:

- Thầy làm điều phi pháp! Khó khăn lắm Tăng mới có được ngọa cụ. Ðem ra phơi, tại sao không đem vô? Ðến giờ đi cũng không thu dọn, đến nỗi nước mưa cuốn trôi đi cả! Vật dụng, tư cụ mất thì phòng lại trống không!

Các Trưởng lão đem sự việc này bạch lên Phật. Ðể có trách nhiệm gìn giữ vật dụng của Tăng, đức Phật chế giới: “Tỳ-kheo đích thân đem phơi ngọa cụ của Tăng mà không thu cất trước khi đi, pham Ba-dật-đề”.

Nhìn thấy kẽ hở của điều cấm, Lục quần Tỳ-kheo sai bảo Sa-di hay người giữ vườn đem phơi ngọa cụ nơi đất trống, rồi bỏ mặc cho mưa, gió, chim, chuột cắn phá... làm hư hoại. Khi bị quở trách, Lục quần Tỳ-kheo trả lời rằng:

- Tôi sai người khác trải phơi thì không trái lời Phật dạy.

- Ðích thân, và sai người khác trải thì khác nhau chỗ nào? - Các Tỳ-kheo vặn hỏi lại.

CácTỳ-kheo đem sự việc bạch Phật, đức Phật dạy: “Tỳ-kheo nơi đất trống, tự mình trải ngọa cụ của Tăng, hoặc sai người trải, hoặc người khác trải, mình ngồi nằm lên đó, khi đi không tự thu dọn, không bảo người dọn, không dặn người dọn, phạm Ba-dật-đề”. Ngoài ra, còn nhiều cách xử lý vấn đề này, được đức Phật chỉ bày cặn kẽ, nhằm giáo hóa Tăng chúng giữ tròn mọi oai nghi của mình, trước những ân nặng mà người xuất gia bao giờ cũng phải ghi nhớ.

THẬP THẤT QUẦN VỚI LỤC QUẦN

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Thập thất quần Tỳ-kheo25trở về trú xứ và nhận được phòng ốc để ở. Sau đó, Lục quần Tỳ-kheo đến, liền hỏi Tỳ-kheo cựu trú:

- Theo thứ bậc, chúng tôi ở phòng nào?

- Các thầy thích ở phòng nào?

- Chúng tôi muốn ở phòng của Thập thất quần đang ở.

Tỳ-kheo cựu trú phân theo ý muốn Lục quần. Lục quần Tỳ-kheọ đến phòng ấy nói:

- Các thầy đi ra! Chúng tôi được phân ở phòng này.

Thập thất quần Tỳ-kheo liền đề nghị:

- Phòng này khá lớn, quý thầy có thể ở cùng với chúng tôi.

Lời đề nghị này khiến Lục quần phân vân, suy nghĩ: “Nhóm Tỳ-kheo này có tàm quí, siêng học giới pháp, đầu đêm cuối đêm không ngủ, không nằm, chắc họ thấy rõ lỗi của ta”. Không thể chấp nhận, nên Lục quần Tỳ-kheo bảo:

- Chúng tôi không thích ở chung, các thầy nên chuyển sang phòng khác.

Thập thất quần Tỳ-kheo thưa:

- Nếu không thích ở chung, thì quý Thượng tọa ở nhà trước, chúng con ở phòng sau.

- Cũng không được. - Lục quần Tỳ-kheo nói.

Thập thất quần xin ở ngoài chái, ngoài sân, nơi chỗ trống, nhưng cũng không được chấp thuận. Nhưng dù có chấp nhận hay không chấp nhận, Thập thất quần Tỳ-kheo cũng không đi. Lục quần Tỳ-kheo dùng sức mạnh cưỡng bức, lôi họ ra khỏi phòng. Thập thất quần kêu la, các Tỳ-kheo ùa ra hỏi:

- Việc gì mà phải ầm ĩ đến thế?!

- Lục quần Tỳ-kheo cưỡng bức kéo chúng con ra khỏi phòng! - Thập thất quần thưa.

Việc này trước hết bị các Tỳ-kheo Trưởng lão chê trách... Sau đó, trước Tăng, đức Phật bằng nhiều lời lẽ khiển trách Lục quần Tỳ-kheo, và Ngài đã chế giới nghiêm cấm hành động lôi kéo này. Về sau, xảy ra vài việc có liên hệ, nên giới điều được Phật bổ sung hoàn chỉnh.

MỘT KIỂU XÚC NÃO CƯỠNG BỨC

Lưu trú tại nước Câu-tát-la, đức Phật và đầy đủ số Tỳ-kheo Tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị. Với số đông như vậy, nhưng việc phân phối ngọa cụ vẫn đầy đủ, hoặc ở trong phòng, hoặc dưới tàng cây, các Tỳ-kheo đều có chỗ trú ngụ. Lục quần Tỳ-kheo đến giờ đắp y bưng bát vào thôn khất thực. Sau khi thọ thực, Lục quần đến các trục đường ngã tư la cà với các Cư sĩ ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn để bàn tán chuyện vua, chuyện đánh giặc, việc lợi hại, không việc nào của thế tục lại không bàn. Các hạng người trên, đều cơ hiềm chỉ trích:

- Chúng Ta là người thế tục, vì gia đình,vợ con, miếng cơm manh áo, vì kế sanh nhai ở đời nên bàn tán chuyện này, chuyện nọ. Còn Sa-môn Thích tử cũng la cà bàn luận việc đời, thì họ đâu có khác gì với ta? Nếu có khác chăng là cái đầu tròn áo vuông...

Cứ mãi mê hý luận như thế, đến chiều tối Lục quần Tỳ-kheo mới về đến trú xứ. Lục quần lại tiếp tục chuyện trò với Sa-di, với người giữ vườn... cho đến khi gần đi ngủ. Bấy giờ, Lục quần đến một phòng nọ, hỏi các Tỳ-kheo trong phòng:

- Các ông bao nhiêu tuổi?

- Tôi... tuổi. - Tỳ-kheo kia thưa.

- Như vậy là nhỏ tuổi, ông nên nhường phòng, đi ra. Thượng tọa là ở chỗ này. - Lục quần nói.

Các Tỳ-kheo vặn hỏi:

- Trưởng lão đến khuya như thế, chắc là có mục đích phải không?

- Tôi đi theo sau Phật, đến muộn. - Lục quần nói.

Các Tỳ-kheo đáp lại:

- Tôi cũng đi theo Phật nên đến muộn. Nếu bây giờ, tôi đến xin phòng khác thì làm phiền Tỳ-kheo ở đây, cũng như trước mắt Trưởng lão đang xúc não tôi.

Không trả lời, Tỳ-kheo Lục quần lấy ngọa cụ trải chen vào giữa chỗ các Tỳ-kheo đang nằm, rồi nằm ngay lên đó. Ðầu đêm, cuối đêm cao tiếng tụng kinh, vấn nạn nhau, nửa đêm ngủ ngáy rì rầm, gây trở ngại cho các Tỳ-kheo ngồi thiền, hành đạo... Hành động này bị các Trưởng lão hết lời khiển trách Lục quần:

- Các thầy cố ý gây não các Tỳ-kheo mà chẳng đau thương cho Phật pháp sao?!

Vấn đề sau đó bạch lên Phật, Ngài lại quở trách và kiết giới cấm hành động này. Và giới này, sau đó được bổ sung vì có sự việc xảy ra liên hệ.

THIẾU HỆ NIỆM26

Trong thành Xá-vệ, ở một trú xứ nọ có một nhà gác nhiều tầng, Tỳ-kheo được chia nhau ở trên dưới. Có một tầng gác đặt cái giường chân nhọn27, nên giường lỏng lẻo, dễ gãy hay sút chân, trên giường trải phu cụ. Tỳ-kheo ở đây, vì luôn hệ niệm khi nằm ngồi, nên chẳng có gì xảy ra.

Dịp nọ, có một Tỳ-kheo khách là bậc Thượng tọa đến, nên vị kia nhường chỗ. Tỳ-kheo này thân thể ồ ề, lại thiếu cẩn thận, ngồi thịch xuống giường, quả nhiên giường bị gãy, chân sút ra, rơi xuống tầng dưới, trúng ngay đầu một Tỳ-kheo ở đây. Vị này đau quá, kêu lớn lên, vị Tỳ-kheo khách vội xuống xin lỗi. Tỳ-kheo bị thương liền quở trách:

- Trước đây, vị Tỳ-kheo ấy ở, tôi không hề nghe một tiếng động khi nằm ngồi, còn bây giờ thầy mới đến lại gây ra cơ sự này! Thế Tôn dạy Tỳ-kheo luôn hệ niệm, thầy quên mất điều đó rồi sao?

Tỳ-kheo khách này, sau đó lại nhận sự quở trách của các Trưởng lão rồi của Thế tôn. Ngài chế giới nhằm làm cho oai nghi của Tỳ-kheo ngày một tốt đẹp hơn. Ngài nói giới này tại thành Xá-vệ.

HẬU QUẢ CỦA THAM

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu ngụ tại nước Câu-xá-di. Như đã biết, Tỳ-kheo Xiển-đà có tài lo việc cho người, nên trở thành ân nhân nhiều người. Sư muốn gì thì liền được thân chủ cúng dường, hỗ trợ. Vào thời gian ấy, Xiển-đà muốn cất một nhà ở. Sau khi chọn được địa điểm tốt, vật liệu được kẻ chịu ân giúp ngay, Xiển-đà trực tiếp chỉ đạo việc xây cất. Cất xong, ngôi nhà chẳng giống ai, không tuân thủ theo nguyên tắc xây dựng, móng thì quá yếu không chịu lực, trong lúc tường vách vì ham hố xây đắp nên dày dục, cộng với bên trên mái lợp không biết bao nhiêu lớp, cho nên lực rất lớn so với móng. Ngôi nhà không mấy chốc đỗ sập toàn bộ, gây thiệt hại lớn cho người. Ruộng lúa của Bà-la-môn sát cạnh bị hư hại nặng nề. Ông ta nổi giận quát tháo, xỉ vã:

- Bọn Sa-môn này muốn sống trọn đời, trọn kiếp, muốn truyền tử, lưu tôn hay sao mà xây cất kiểu ấy, lợp một, hai lớp cũng đủ sống trọn đời rồi, chuyện gì phải tham lam lợp nhiều lớp như vậy, móng nào chịu cho nổi, sụp đổ là đáng kiếp!.

Họ lại cay nghiệt nói:

- Bọn này tiêu phí của cải của kẻ khác, chứ đâu phải của cha mẹ họ, nên họ tha hồ làm ác theo ý muốn của họ. Họ chẳng tiếc thương mồ hôi, nước mắt của kẻ khác. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn...

Ðức Phật quở trách và kiết giới, quy định rõ việc xây cất này.

Cũng tại nước Câu-xá-di, cũng lại Tỳ-kheo Xiển-đà, ông ta lại xây dựng phòng ốc lớn, sử dụng nước có trùng trộn hồ, tưới lên cỏ, cũng sai bảo người tưới trộn. Cạnh ấy, Ưu-đà-di dùng nước có trùng để ăn uống, giặt giũ, tắm rửa. Các Cư sĩ thấy việc làm này không mấy bằng lòng. Bữa nọ, Tỳ-kheo đem nước mời Cư sĩ uống, Cư sĩ nói:

- Nước này có trùng.

- Chỉ uống nước, chứ đâu uống trùng. -Tỳ-kheo trả lời.

- Ðại đức! Uống nước là đã uống trùng! -Các Cư sĩ nói.

Tỳ-kheo không thèm trả lời. Các Cư sĩ cơ hiềm, chê trách rằng:

- Các Sa-môn này thường nói từ mẫn hộ niệm chúng sanh, nay lại sử dụng nước có trùng để tưới trộn hồ, ăn uống, tắm rửa, không chút lòng thương xót. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Lời chỉ trích này đến tai các Trưởng lão, các vị quở trách rồi bạch lên Phật. Trước Tăng, sự việc được xác nhận đúng sự thật. Ngài kiết giới ngăn chận việc này.

GIÁO GIỚI NI KHÔNG ÐƯỢC TĂNG SAI

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Có sự việc xảy ra như vầy: Các Tỳ-kheo không nhận làm người giáo hóa Tỳ-kheo ni, không vì họ nói pháp, do đó ni không có chỗ đắc chứng, lại mắng họ rằng:

- Do các ngươi nên giáo pháp của Phật giảm bớt 500 năm, khiến mọi người không kính Sa-môn, khinh tiện Tỳ-kheo, không cúng dường...

Khi ấy, Tỳ-kheo ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề cùng 500 Tỳ-kheo ni đến chỗ đức Phật. Trước Thế Tôn, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng lui ra một bên. Ðức Phật hỏi Cù Ðàm di:

- Các Tỳ-kheo Thượng tọa có hay thuyết pháp cho Tỳ-kheo ni, để được sở đắc không?

- Bạch Thế Tôn, không có. Do không có Tỳ-kheo giáo giới, không được nghe pháp nên Tỳ-kheo ni không sở đắc được điều gì! - Cù-đàm di thưa.

Bà cũng nhắc lại lời mắng mỏ của các Tỳ-kheo.

Ðức Phật vì các Tỳ-kheo ni nói pháp, chỉ bày sự lợi ích và điều hoan hỷ, rồi khiến họ trở về trú xứ. Nhân việc này, đức Phật tập hợp Tỳ-kheo Tăng, và sau khi xác định rõ sự việc, Ngài dạy:

- Không nên mắng như vậy. Nếu vi phạm, phạm tội Ðột-kiết-la. Từ nay các Tỳ-kheo nên giáo giới Tỳ-kheo ni, nên vì họ thuyết pháp.

Lời dạy này được các Tỳ-kheo thực hiện nghiêm túc, các Tỳ-kheo ni có được chỗ sở đắc. Một thời gian sau, Lục quần Tỳ-kheo lại cũng đến trú xứ Tỳ-kheo ni, bảo:

- Các cô tập hợp lại, tôi sẽ giáo giới, nói pháp để tiếp thu học hỏi.

Các Tỳ-kheo ni được tập trung lại. Trước Tỳ-kheo ni, Lục quần Tỳ-kheo thuyết những lời xấu, thô tục, dâm dục... Trong số Tỳ-kheo ni, những vị đắc các Thiền giải thoát, Chánh thọ Tam-muội28, thì đều không chấp nhận những lời lẽ như thế. Còn đối với Lục quần Tỳ-kheo ni thì khen ngợi như vầy:

- Các Tỳ-kheo này khéo nói lời giáo giới, chẳng ai bằng!

Trước sự thể như thế, Tỳ-kheo ni Ba-xà-ba-đề lại cùng 500 Tỳ-kheo ni đến chỗ Phật. Ðức Phật hỏi Cù Ðàm di:

- Các Tỳ-kheo có giáo giới, nói pháp cho Tỳ-kheo ni không?

Cù-đàm di thưa:

- Thoạt đầu, Tỳ-kheo thực hiện tốt lời dạy của Ngài, Tỳ-kheo ni có nhiều tiến bộ, được nhiều lợi ích. Sau đó, Lục quần Tỳ-kheo lại đến bảo ni tập hợp lại để giáo giới, nhưng nói những điều thô ác, dâm dục. Ðã vậy, Lục quần Tỳ-kheo ni lại khen, cho là hay không ai bằng.

Ðức Phật vì các Tỳ-kheo ni thuyết pháp, rồi khiến họ trở về trú xứ. Nhân việc này, đức Phật cho tập Tăng. Trước Tăng, Lục quần Tỳ-kheo thú nhận sự thật. Ðức Phật quở trách rồi dạy:

- Tăng không sai thì không được đến giáo giới ni.

Lợi dụng kẽ hở Tăng sai, Lục quần Tỳ-kheo quậy tiếp... Vì thế, dẫn đến Phật quy định cụ thể: Tỳ-kheo được Tăng sai phải thành tựu 10 pháp, ấy là:

1-Thành tựu giới, thành tựu oai nghi, thường sợ những lỗi nhỏ.

2-Ða văn, thường lắng nghe, hiểu rõ thấu đáo vấn đề, nhận thức được lời Phật dạy: sơ, trung, hậu đều thiện. Ðầy đủ hình tướng thanh bạch, phạm hạnh.

3-Có khả năng tụng tốt 2 bộ giới luật và lý giải thấu đáo.

4-Có khả năng thuyết giảng, trình bày nghĩa lý phân minh.

5-Từ con nhà vọng tộc xuất gia, các căn đều có nét đặc thù.

6-Ở trong Phật pháp, hoàn toàn không uế trược.

7-Cử chỉ nhã nhặn, thân đoan nghiêm, đĩnh đạc, mặc pháp phục thanh khiết, tề chỉnh.

8-ChúngTỳ-kheo ni kính trọng.

9-Có khả năng tùy thuận để nói pháp, chỉ bày sự lợi ích và điều vui mừng.

10- Có đủ, hay hơn 20 tuổi hạ.

Lại nữa, Tăng không sai Tỳ-kheo có 5 khiếm khuyết sau:

1-Tụng kinh hay giới mà có chỗ quên sót.

2-Các căn không đầy đủ,

3-Nhiều tham dục.

4-Biểu hiện tướng ác.

5-Bày vẻ Tỳ-kheo ni gần gũi với kẻ xấu.

Rõ ràng, từ đây, Lục quần Tỳ-kheo không còn đủ điều kiện để Tăng sai giáo giới.

OAN CHO NI

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu ngụ tại thành Xá-vệ. Theo lời dạy của Phật, Tỳ-kheo được phân bố thứ tự đến giáo giới Tỳ-kheo ni. Xong lượt của mình, Tỳ-kheo kia nói với Tỳ-kheo ni rằng:

- Sáng mai tới phiên Ban-đà29giáo giới, các cô đến đó thọ lãnh giáo pháp.

Sau khi về lại trú xứ, vị này nói với Ban-đà :

- Sáng mai đến lượt thầy giáo giới Tỳ-kheo ni

Sáng ngày ấy, đến giờ, Trưởng lão Ban-đà mặc y, bưng bát vào thành khất thực. Sau khi ăn, trở về chỗ trú, Ban-đà quét dọn trong ngoài, lấy nước sạch, đặt sẵn khăn lau tay, lau chân, bày tòa ngồi nơi đất trống, tự lấy giường dây30để bên cạnh ngồi thiền.

Sau đó, các Tỳ-kheo ni đến trú xứ Ban-đà, đầu mặt kính lễ sát chân Trưởng lão. Lễ xong, các ni đến chỗ ngồi. Bấy giờ, Trưởng lão Ban-đà hỏi các Tỳ-kheo ni:

- Các cô từng nghe Tám kỉnh pháp chưa?

- Chúng con đã nghe rồi. - Các cô thưa.

Trưởng lão bảo:

- Các cô nghe lại. Hãy nghe đây:

1- Chúng Tỳ-kheo ni, mỗi nửa tháng nên đến chúng Tỳ-kheo thỉnh vị giáo giới.

2- Chúng Tỳ-kheo ni phải nương theo Tỳ-kheo Tăng để an cư.

3- Chúng Tỳ-kheo ni, khi Tự tứ nên bạch nhị Yết-ma sai Tỳ-kheo ni đến chúng Tỳ-kheo thỉnh tội thấy, nghe, nghi.

4- Thức-xoa-ma-na hai năm học sáu pháp rồi, nên đối trước hai bộ chúng cầu thọ giới Cụ túc.

5- Tỳ-kheo ni không được mắng Tỳ-kheo, không được nói với Bạch y tội phạm giới, phạm oai nghi, tà kiến, tà mạng của Tỳ-kheo.

6- Tỳ-kheo ni không được cử tội Tỳ-kheo, nhưng Tỳ-kheo được quở trách Tỳ-kheo ni.

7- Tỳ-kheo ni phạm thô tội, nên đến hai bộ Tăng cầu nửa tháng hành Ma-na-đỏa, hành A-phù-ha-na31, và đến trước 20 vị Tỳ-kheo và 20 vị Tỳ-kheo ni xuất tội.

8- Tỳ-kheo ni tuy thọ giới Cụ túc trước một trăm năm, song nên lễ bái Tỳ-kheo mới thọ giới.

Nói Tám kỉnh pháp xong, Ban-đà nói kệ:

Muốn tâm được tốt đừng phóng dật

Cần học pháp lành của Thánh nhân

Nhất tâm ấy là người trí tuệ

Họa ưu sầu đâu nữa phải lo

Nói kệ xong, Ban-đà nhắm mắt ngồi thẳng. Khi ấy, các Tỳ-kheo ni trộm lời với nhau: “Tỳ-kheo này chỉ biết có mỗi một bài kệ, làm sao có thể giáo giới chúng ta?!”. Ban-đà nghe thế liền suy nghĩ: “Các Tỳ-kheo ni này khinh dễ ta”. Ban-đà liền vụt bay lên hư không, hiện một thân thành vô số thân, rồi từ vô số thân hiện thành một thân. Ði xuyên qua vách, đi trên nước như đi trên đất, vào trong đất như vào trong nước; hoặc hiện nửa thân, hoặc hiện toàn thân; hoặc thân trên tuôn ra khói, thân dưới tuôn ra lửa, hoặc thân trên tuôn ra lửa, thân dưới tuôn ra khói, hoặc thân trên tuôn ra nước, thân dưới tuôn ra lửa, hoặc thân trên tuôn ra lửa, thân dưới tuôn ra nước, hoặc nằm, ngồi trên hư không như chim dang hai cánh, hoặc lấy tay rờ mặt trời, mặt trăng, hoặc thân đứng thẳng đến trời Phạm tự tại... Hiện thần biến như vậy rồi, Ban-đà trở về chỗ cũ, nói lại bài kệ như trên. Các Tỳ-kheo ni thấy các thần biến này, tâm rất hoan hỷ, thưa rằng:

- Bạch Ðại đức! Xin Ngài hãy dùng thần túc để giáo hóa.

Liền khi ấy, Ban-đà hiện ra nơi phương Ðông, chìm mất vào phương Tây, hiện ra nơi phương Tây, chìm mất vào phương Ðông. Các phương khác cũng vậy. Hiện tất cả thần biến như vậy rồi trở về chỗ cũ, lại nói bài kệ trên cho đến mặt trời lặn, Ban-đà mới cho các Tỳ-kheo ni ra về.

Bấy giờ, trời đã xẩm tối, cửa thành vừa đóng. Ðến đây, các Tỳ-kheo ni gõ cửa thành xin vào. Người giữ cửa hỏi:

- Các người là ai?

- Chúng tôi là Tỳ-kheo ni. - Các ni đáp.

- Ði đâu mà về tối thế? - Người giữ cửa lại hỏi.

- Tôn giả Ban-đà mãi giáo giới chúng tôi, nên phải về trễ! - Các Tỳ-kheo ni trả lời.

- Có thể quay về lại chỗ cũ, chứ dù có vua đến, tôi cũng không dám mở. - Người giữ cửa nói.

Các Tỳ-kheo ni đành tạm nghỉ lại ngoài thành, bên cửa, bên hào, bên mương hoặc dưới gốc cây... tựa lưng, suốt đêm bị mòng, muổi, gió, bụi gây não.

Sáng ra cửa thành mở, các ni vào thành trước mọi người. Các Cư sĩ thấy cảnh ít xảy ra này, nghi ngờ bảo nhau rằng:

- Các Tỳ-kheo ni này từ đâu đến mà vào thành sớm hơn cả mọi người?

Trong số họ có người bảo:

- Biết đâu các ni này đi tìm đàn ông, trở về!

Còn những người không có lòng yêu mến Phật pháp thì miệt thị, nói xấu:

- Chúng ta là Bạch y, không tu phạm hạnh... chứ bọn Tỳ-kheo ni này, đầu cạo trọc, mặc áo hoại màu mà cũng làm chuyện như vậy ư?!!...

Sự việc này đồn ầm lên, đến tai các Trưởng lão Tỳ-kheo... Trước Phật và Tăng, Ban-đà nhận khuyết điểm này. Ðức Phật chế giới không cho phép giáo giới ni cho đến chiều tối.

TỲ-KHEO NI - MỘT VẤN ÐỀ

Lúc bấy giờ, đức Phật lưu ngụ tại thành Xá-vệ. Nhờ các Tỳ-kheo lần lượt giáo giới Tỳ-kheo ni, nên các ni đạt đến sở đắc của mình, như được các thiền giải thoát, chánh định. Ðối với Lục quần Tỳ-kheo, tuy không được Tăng sai nhưng vẫn đến giáo giới, các thầy chỉ nói những lời thô ác, bất thiện. Các Tỳ-kheo ni Trưởng lão im lặng, tỏ vẻ không phục. Ngược lại, Lục quần Tỳ-kheo ni32thì khen ngợi rằng:

- Lành thay! không ai hơn được.

Với sự việc như vậy,Tỳ-kheo ni Ba-xà-ba-đề cùng với 500 Tỳ-kheo ni đến chỗ đức Phật, báo lên Ngài... Ngài cho tập Tăng, trước Phật và Tăng, Lục quần Tỳ-kheo thú nhận việc đã xảy ra. Ðức Phật cấm Tỳ-kheo không được đến trú xứ Tỳ-kheo ni nếu không được Tăng sai.

Qua việc cấm này, nên dù có việc muốn đến trú xứ ni, Tỳ-kheo cũng rất ái ngại không đến... Bấy giờ, Tỳ-kheo ni Bạt-đà lâm bệnh, sai người tin cậy đến bạch Tôn giả Xá-lợi-phất, mời Tôn giả đến để thuyết pháp lần cuối cùng. Tôn giả nói:

- Ðức Phật không cho phép Tăng không sai mà cố ý vào trú xứ Tỳ-kheo ni, dù để giáo giới.

Bởi thế, Tôn giả từ chối lời mời. Qua sự việc này, sau đó trước Tăng, Ngài chế giới bổ sung: “Trừ khi ni bị bệnh thì có thể đến thăm, thuyết pháp”.

Ðể đáp lại sự ân cần giáo giới của các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni thường hay cúng dường, như biệt thỉnh cúng, hoặc cúng tư cụ như: đãy đựng bát, dây lưng, y phục, thuốc thang... Lục quần Tỳ-kheo thấy vậy, nói với các Tỳ-kheo:

- Có thể sai chúng tôi làm người giáo thọ.

Các Tỳ-kheo nói:

- Theo lời Phật dạy thì người thành tựu 10 pháp mới sai. Các thầy không đạt được thì làm sao sai?!

Lục quần Tỳ-kheo bèn nói:

- Các Tỳ-kheo giáo giới Tỳ-kheo ni vì lợi lộc cúng dường.

Lời xuyên tạc này đã khiến Lục quần bị khiển trách. Ðức Phật nghiêm cấm Tỳ-kheo phát ngôn sai sự thật.

Ðức Phật chế cấm để ngăn ngừa sự gần gũi giữa Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni, song sự gần gũi vẫn xảy ra nơi chỗ vắng. Từ đó, sanh nhiễm tâm, không vui sống phạm hạnh, có kẻ hoàn tục, có người làm ngoại đạo. Các Cư sĩ thấy sự bại hoại này, liền chỉ trích thẳng:

- Những Sa-môn này cùng Tỳ-kheo ni, riêng tây ngồi nơi chỗ vắng, chẳng khác nào bạch y đối với dâm nữ. Ăn của tín thí mà làm việc như thế, họ là kẻ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn...

Lại một lần nữa, đức Phật chế giới nghiêm cấm Tỳ-kheo gần gũi Tỳ-kheo ni nơi chỗ vắng vẻ. Giới này được đứùc Phật chế cấm tại thành Xá-vệ.

LẠY TRỜI ÐỪNG NHẬN

Tại thành Xá-vệ, đức Phật đang lưu trú ở đây. Có một Tỳ-kheo A-lan-nhã sống nơi A-lan-nhã. Thoạt đầu, không thân quen bất cứ ai. Nhưng một hôm vào buổi sáng, Tỳ-kheo này mặc y, bưng bát vào thôn khất thực. Trên đường đi gặp hai Tỳ-kheo ni. Ni này liền nói với ni kia:

- Nay tôi muốn làm quen với Tỳ-kheo kia, cô đồng ý không?

- Tốt lắm! - Ni kia trả lời.

Khi Tỳ-kheo ấy đến, cô ni tác lễ, Tỳ-kheo im lặng không nói một lời. Hai cô ni lại bàn với nhau:

- Tỳ-kheo này không muốn chúng ta làm quen giữa đường. Chúng ta nên đến trú xứ của Tỳ-kheo để bái chào.

Sáng hôm sau, hai ni thực hiện đúng như ý muốn, trước Tỳ-kheo A-lan-nhã, hai ni bái chào, lạy một lạy, lạy hai lạy... Tỳ-kheo không nói một lời, đến lạy thứ ba, Tỳ-kheo mới đáp lời: “Lão thọ” (Cầu chúc tốt lành). Hai Tỳ-kheo ni tác lễ xong ra về.

Sau đó, Tỳ-kheo kia vào thôn khất thực, hai Tỳ-kheo ni lại gặp thầy nơi đường hẻm, liền lễ bái hỏi chào rồi trao đổi chuyện... Hai Tỳ-kheo ni bèn dùng một đoạn vải và chỉ may nhuộm rồi, cúng cho Tỳ-kheo. Tỳ-kheo chịu nhận. Hai cô ni lại thưa:

- Ðại đức có mỏi mệt, xin mời đến trú xứ của chúng con tạm nghỉ một chút, rồi sẽ đi khất thực.

Tỳ-kheo nhận lời và đến nơi đó nghỉ. Sau khi nghỉ, gần đến giờ khất thực, Tỳ-kheo ni lại thưa:

- Trú xứ con có đủ rau tương, nếu có thức ăn rồi, xin mời thầy về lại đây thọ thực.

Tỳ-kheo nhận lời, không phải một mà đến nhiều lần như vậy. Khi thì Tỳ-kheo khất thực về trước, đợi Tỳ-kheo ni. Khi thì Tỳ-kheo ni khất thực về trước lại chờ Tỳ-kheo. Từ đó họ thường khen ngợi lẫn nhau, khi đến với gia đình nào đó. Một hôm, Tỳ-kheo nhận được một tấm vải may y tốt, bèn có ý nghĩ không lành mạnh, rằng: “Nay ta đem vải y này biếu cho Tỳ-kheo ni kia, ắt cô ta không nhận, như thế ta sẽ nhận được cái ân huệ cho nhiều hơn nữa”. Với ý đồ như thế, nên việc trước hết là đến các Tỳ-kheo ni, đem lời khen ngợi Tỳ-kheo ni kia rằng:

- Tỳ-kheo ni... là con nhà vọng tộc xuất gia có lòng tin kiên định, chánh trực, ít ham muốn, biết vừa đủ.

Các Tỳ-kheo ni nói:

- Người xuất gia như vậy là đáng khen.

Làm theo ý nghĩ, sau đó, Tỳ-kheo A-lan-nhã đem y cho Tỳ-kheo ni kia. Chữ ngờ không đến, Tỳ-kheo ni kia nhận vải y ngay. Không đúng với mưu đồ nên ôm lòngï não hận, Tỳ-kheo Lan-nhã đổi ý, liền đến các Tỳ-kheo nói:

- Tỳ-kheo ni... thôi rồi, tín tâm mỏng lắm, cô ta thật ra nhiều ham muốn, không biết tự đủ là gì!

Các Tỳ-kheo liền hỏi lại:

- Mới đó, thầy bảo cô ta nào là tri túc, nào là thiểu dục, còn bây giờ sao lại chê trách hết cở vậy?

Như đánh trúng vào “tử huyệt”, đành phải bày tỏ cái lắc léo của lòng mình, Tỳ-kheo Lan-nhã thú thực ý đồ: “Cho, nhưng lạy trời đừng nhận”. Dù vậy, cũng bị đồng phạm hạnh chê trách:

- Tại sao tâm thầy không xả vật, đã hứa cho người mà còn tính đến việc người ta không nhận. Mua chuộc cảm tình người khác bằng sự hư dối, vọng ngữ như vậy sao?!.

Việc này được các Trưởng lão bạch lên đức Phật, và sau khi được xác minh, Ngài chế giới cấm Tỳ-kheo đem y cho Tỳ-kheo ni. Giới này, sau đó được bổ sung hoàn chỉnh qua các sự việc xảy ra liên hệ, chẳng hạn như đem y cho ni bà con thì không phạm.

HẾT NGÕ NÓI

Lúc bấy giờ, đức Phật ở tại thành Xá-vệ. Ở đây, có một Tỳ-kheo ni ít người quen biết, nhận được vải y nhưng không biết may y phải nhờ Tỳ-kheo ni khác may giúp.Các Tỳ-kheo ni nói:

- Chúng tôi bận nhiều việc không thể may được, cô có thể đến trong chúng Tỳ-kheo thưa với quý thầy, chắc quý thầy dũ lòng thương sẽ may cho cô.

Nghe theo lời, cô ni này đến chúng Tỳ-kheo thưa:

- Con nhận được vải y, nhưng con lại không biết may, người thân thì chẳng có ai, xin quý thầy thương xót may giúp cho con!

Dù vậy, các Tỳ-kheo đều từ chối vì nhiều lẽ... Như sực nhớ ra, cô đến chỗ Trưởng lão Ưu-đà-di thưa như trên. Ưu-đà-di bảo:

- Tôi có thể may được, nhưng đừng hối thúc tôi, để tùy tôi may xong khi nào cũng được. Có đồng ý như vậy, tôi mới may cho.

- Tùy Trưởng lão, may xong khi nào cũng được. - Cô ni thưa.

Ưu-đà-di nhận vải, và vải cứ để đó, Ưu-đà-di chẳng buồn cắt may. Qua một thời gian khá lâu, không thấy giao y, Tỳ-kheo ni đến hỏi:

- Thưa Ðại đức, thầy đã may y cho tôi xong chưa?

Ưu-đà-di nói:

- Trước đây tôi đã giao hẹn như vậy, tại sao nay lại hối thúc?

- Con đến hỏi để biết, chứ không dám h���i thúc. - Cô ni thưa.

Cô ni rút lui êm. Sau đó, Ưu-đà-di cắt may, thầy dùng các loại chỉ đủ màu thêu hình nam nữ giao hội trên một chiếc lá đặt giữa tấm y. Công việc xong, Ưu-đà-di gọi cô ni đến giao, với lời dặn:

- Không được mở ra xem, và cũng không được cho ai xem y. Ðợi khi nào bà Tỳ-kheo Ba-xà-ba-đề đến chỗ đức Phật, nơi đầu đường, khi đó mới lấy ra mặc.

Tỳ-kheo ni kia mang y về, ngoan ngoãn thực hiện đúng lời thầy dạy. Thế rồi, ngày ấy, Tỳ-kheo ni Ba-xà-ba-đề cùng với các Tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, tại đầu đường, cô ni mặc y vào... Người đi đường trông thấy hình ảnh kia rõ mồn một, không ai là không vỗ tay hoan hô! Họ cùng nhau đàm tiếu:

- Tỳ-kheo ni này thật hết sức khéo tay mới có thể thêu hình hành dục trên y như vậy được.

Trước sự việc như thế, Tỳ-kheo ni kia vô cùng xấu hỗ, liền quay trở về trú xứ. Tỳ-kheo ni Ba-xà-ba-đề cuốn y kia lại, mang đến chỗ đức Phật. Trước Thế tôn, bà mở chiếc y ra và thưa:

- Cúi xin đức Thế tôn chứng kiến cho việc làm này!!!

Ðức Phật vì Cù-đàm di nói pháp, rồi bảo bà trở về trú xứ. Sau đó, đức Phật cho tập họp Tăng. Trước Phật và Tăng, Ưu-đà-di thú nhận tội lỗi, Ngài quở trách Ưu-đà-di bằng lời lẽ nghiêm khắc nhất. Ngài kiết giới cấm Tỳ-kheo không được may y cho Tỳ-kheo ni, trừ ni bà con, thân tộc.

GIẶC TRẤN LỘT CON

Ðức Phật đang lưu trú tại thành Xá-vệ. Lúc bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở nước Ma-kiệt-đà cùng các Tỳ-kheo ni du hành trong nhân gian, hoặc từng cặp cho đến số đông Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni cùng nhau, hoặc lội qua nước sâu, hoặc leo lên ghềnh cao..., họ thấy “chỗ kín” của nhau, từ đó sanh tâm nhiễm trước, không vui sống phạm hạnh, dẫn đến thối hóa, hoàn tục hay làm ngoại đạo. Bạch y biết việc này, cơ hiềm, chỉ trích:

- Bọn Sa-môn này, giống như người đời đưa vợ con hay dâm nữ đi dạo chơi. Họ là loại phá đạo, chẳng xứng đáng Sa-môn chút nào!

Lời miệt thị này đến tai các Trưởng lão Tỳ-kheo. Sau khi quở trách các Tỳ-kheo này, các vị bạch lên Phật. Sau khi sự việc được đương sự xác nhận sự thật, đức Phật nghiêm khắc khiển trách, rồi kiết giới cấm: “Tỳ-kheo không được cùng hẹn đi với Tỳ-kheo ni một đường”.

Hồi ấy, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni thường du hành nhân gian. Tỳ-kheo ni biết lộ trình đang đi sẽ gặp nhiều bất trắc hiểm nguy, thấy Tỳ-kheo liền kêu lên:

- Xin Ðại đức đến nhanh để cùng đi, nếu có gì xảy ra thì giúp đỡ nhau.

Tỳ-kheo kia liền từ chối vì tuân thủ giới cấm. Tỳ-kheo ni thưa:

- Ðoạn đường này nguy hiểm, con là nữ yếu ớt, xin được nương Ðại đức mới có thể qua khỏi đây an toàn được!

Tỳ-kheo một mực từ chối, bỏ đi một mình...Và chuyện gì đến đã đến, dù một khoảng cách khá xa, Tỳ-kheo kia vẫn nghe rõ tiếng Tỳ-kheo ni chới với kêu lớn: “Giặc trấn lột con! Giặc trấn lột con!”. Sự việc đau lòng này, sau đó, dẫn đến đức Phật chế giới bổ sung hoàn chỉnh.

Ngoài sự việc trên, còn có sự việc Tỳ-kheo cùng Tỳ-kheo ni đi chung thuyền, hoặc từng cặp, hoặc số đông dẫn đến có tình ý nhau... để rồi thối hóa, biến chất... Khi sự việc trình bày lên Phật, Ngài kiết giới cấm không cho đi cùng chung thuyền. Giới này sau đó được bổ sung bởi nhân duyên sau:

Có một Tỳ-kheo ni đứng chờ đò ở bến sông A-di-la33. Sau đó, một Tỳ-kheo đến, Tỳ-kheo ni thưa:

- Bến đò này vắng vẻ, phức tạp, thường xảy ra trấn lột. Có thể thầy cho con cùng qua chung chuyến đò?!

Tỳ-kheo trả lời:

- Ðức Phật cấm không cho Tỳ-kheo chúng tôi cùng Tỳ-kheo ni đi trên cùng một đò.

Người lái đò nghe thế, liền nói:

- Cả hai vị cùng lên đò, mỗi vị ngồi một đầu.

Tỳ-kheo không đồng ý. Tỳ-kheo ni thưa:

- Nếu không được thì mời Ðại đức sang trước...

Chuyến đò đưa Tỳ-kheo chưa sang bến bên kia, thì nghe tiếng thất thanh kêu cứu vì Tỳ-kheo ni bị bọn cướp lột trần... Người lái đò bất bình, khinh khi, chê trách Tỳ-kheo rằng:

- Các người đồng xuất gia mà không bảo hộ cho nhau, huống là đối với người khác. Ông không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

ÐẠI LONG, TIỂU ÐỨC

Trên đường du hành nhân gian, Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đến thành Vương-xá. Hai vị được Cư sĩ đón tiếp nồng hậu và mời thọ trai.

Sáng ấy, hai vị đến nhà người Cư sĩ kia để nhận bữa cúng dường. Tình cờ, khi đến trước nhà Cư sĩ này, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe bên trong vọng ra tiếng nói của Tỳ-kheo ni Thâu-la-nan-đà, hỏi gia chủ rằng:

- Nay gia chủ sửa soạn thức ăn, trải tọa cụ tốt để rước vua hay làm đám cưới?

Gia chủ trả lời:

- Không rước vua, cũng chẳng làm đám cưới, mà để cúng dường Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.

Tỳ-kheo ni Thâu-la-nan-đà bảo:

- Tại sao không thỉnh Ðại long mà lại cúng dường Tỳ-kheo Tiểu đức này?

Cư sĩ vặn hỏi lại:

- Vị nào là Ðại Long?

Cô ni đáp:

- Lục quần Tỳ-kheo. Vì sao? Vì muốn thỉnh hàng Tỳ-kheo vọng tộc xuất gia, tu hạnh Ðầu-đà, Tứ niệm xứ, cho đến Tám phần Thánh đạo, Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán, nhằm cầu được người rể tốt, đứa con quý, sanh thiên, giải thoát, hiện đời này giàu sang thì nên mời cúng dường Tỳ-kheo Lục quần.

Như thích thú với lời khen ngợi này, cô ni đứng im lặng.

Ngay khi đó, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đi vào. Tỳ-kheo Thâu-la-nan-đà hơi sượng, song cô ni liền đến thưa chào hai vị:

- Lành thay, Tôn giả! Mời nhị vị an tọa nơi tòa ngồi này.

Xoay sang gia chủ, cô ni nói:

- Lành thay Cư sĩ! Nay người được phước lớn, mới thỉnh được Tỳ-kheo thuộc hàng Ðại Long như thế này.

Nghe thế, Cư sĩ tỏ vẻ chê trách, bảo:

- Vừa rồi cô nói “Tiểu đức” bây giờ lại bảo “Ðại long”? Ăn nói ngược ngạo như vậy, tại sao không xấu hổ?! Từ nay về sau, cô đừng đến nhà này nữa, tôi không còn muốn cúng dường cho cô nữa đâu!

Sau đó Cư sĩ thực hiện việc cúng dường của mình một cách tốt đẹp. Gia chủ đích thân hầu hạ hai vị Tôn giả rất chu đáo. Sau bữa ăn, gia chủ nghe diệu pháp, lòng rất vui mừng.

Hai Tôn giả ra về, đến chỗ Phật lưu trú trong thành Vương-xá. Ðức Phật thấy hai vị Tôn giả, liền hỏi:

- Lành thay Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên! Quý vị dùng cơm khách nơi nào về đó?

- Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi chúng con đến nhà một Cư sĩ, lại được nghe một Tỳ-kheo ni bảo với người gia chủ rằng: chúng con là Tiểu đức, rồi liền sau đó lại bảo là Ðại long. -Nhị vị tôn giả thưa.

- Tại sao gọi như thế? - Ðức Phật hỏi.

Hai Tôn giả kể lại đầu đuôi chuyện xảy ra tại nhà Cư sĩ kia.

Việc này kết hợp với việc Nan-đà, Bạt-nan-đà trước đây đã ăn thức ăn do Tỳ-kheo ni khen ngợi, tán dương mà có được. Trước Tăng, đức Phật kiểm vấn và Tỳ-kheo Lục quần xác nhận sự việc đúng như sự thật đã xảy ra. Ðức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo ăn thức ăn do bởi sự ca ngợi của Tỳ-kheo ni mà có được.

Giới này về sau được đức Phật chế bổ sung, dẫn đến giới điều hoàn chỉnh.

TRƯỞNG GIẢ BẤT NGỜ

Có một người nghèo nọ, nhìn thấy một đại thần thành Vương-xá thường cúng dường Phật và Tỳ-kheo Tăng, ông ta suy nghĩ: “Vị đại thần này hiện tại phước đức lớn lắm mới có thể cúng dường Phật và Tăng như thế này”. Người nghèo ao ước: “Nếu ta có của cải thì cũng sẽ làm như vậy”. Người nghèo lại suy nghĩ: “Nay ta không có tài vật thì đi làm thuê, lấy tiền công chính đáng để mà cúng dường”.

Người nghèo liền tích cực thực hiện ý nghĩ này. Hằng ngày, công làm thuê chỉ ăn một phần và để dành lại một phần. Thấy vậy, người chủ hỏi:

- Tại sao ông để lại một phần không ăn?

- Tôi để dồn lại một phần, đợi lúc đủ tôi nhận luôn. - Kẻ nghèo bảo thế.

Thời gian trôi qua nhanh trên lưng người làm thuê, kẻ nghèo biết số tiền dành dụm đã đủ để thực hiện việc cúng dường, ông ta bèn nói với chủ:

- Xin ông chủ cho tôi lấy hết số tiền dồn từ lâu và nhờ ông làm giùm thức ăn đầy đủ với số tiền ấy.

- Hiện ông rất nghèo khổ, tại sao sử dụng hết số tiền ấy sắm sửa các thức ăn uống ngon để làm gì? - Người chủ hỏi.

- Trước đây tôi thấy vị đại thần Vương-xá thường thỉnh Phật và Tăng để cúng dường bữa ăn, nên tôi phát nguyện cũng sẽ làm như vậy. Do đó, để thực hiện lời nguyện này, tôi đi làm thuê cho ông. Nay xét ra số tiền bấy lâu tích lũy từ sức lao động ấy đủ để thiết lập trai soạn cúng dường. Bây giờ, thì phải nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ cho việc cúng dường này. - Kẻ nghèo bày tỏ tâm tư của mình.

Người chủ nghe lời này rất đổi xúc động, ông liền suy nghĩ: “Kẻ nghèo đi làm thuê, làm mướn còn có tấm lòng tốt như thế, huống chi ta là chủ, là kẻ giàu có, nếu muốn cúng dường thì tức khắc có đủ mọi thức ăn uống thế nhưng không thể làm được! Thôi thì ta trả tiền gấp bội để người làm thuê, tha hồ sắm các thức ăn uống ngon lành mỹ vị để cúng dường theo lời nguyện”.

Khi đã nắm đủ điều kiện, kẻ nghèo kia liền đi đến chỗ Phật, rồi sắm sửa đầy đủ các thức ăn cao sang nhất trên đời. Nhờ tấm lòng trân trọng, chí thành này, ngoài mọi người hết lòng hỗ trợ, còn có cả quỷ thần giúp đỡ nữa. Chỉ trong môt thời gian ngắn, trai bàn mỹ vị thiết bày xong.

Hôm ấy, gặp ngày tiết hội, nhiều người cúng dường, họ tranh nhau đến thỉnh chư Tăng về nhà thọ trai. Trước sự mời thỉnh này, các Tỳ-kheo dặn với nhau: “Hôm nay người nghèo này tận lực để cúng dường, đối với các gia đình khác chúng ta nên dùng một ít thôi”. Tuy thế, nhiều nhà, cúng mỗi nhà ăn một ít nên chư Tăng khá no...

Khi người nghèo sửa soạn xong, mời thọ trai, chư Tăng tập trung đến, an vị vào tòa ngồi, chỉ trừ đức Phật, Ngài ở lại phòng.

Người nghèo phấn khởi, tự tay san sớt các thức ăn. Dù vậy, các Tỳ-kheo thọ thực rất ít, chỉ ăn chiếu lệ thôi. Trước sự biếng ăn này, khiến người nghèo suy nghĩ: “Các Tỳ-kheo vì thương ta nghèo, khổ cực nên không dám ăn cho no, hay vì thức ăn không ngon mà các ngài nuốt không xuống?!”.

Ðể tìm hiểu thật hư, người nghèo hỏi thẳng một số Tỳ-kheo để biết lý do. Câu trả lời người nghèo nhận được là như vầy: “Sợ thức ăn ít nên đã ăn trước ở các nhà người khác”. Người nghèo buồn lòng, thưa:

- Tại sao quý Ðại đức đã nhận lời mời của con trước, lại ưu tiên đến nhà người khác để nhận ăn?! Con dốc hết mọi khả năng để cúng dường cho bằng được, nay các Ðại đức không thể dùng hết thì tùy ý các ngài cứ mang đi hết chỗ thức ăn, đừng để dư.

Các Tỳ-kheo nghe thế bèn cố ăn, nhưng vẫn không hết phân nửa chỗ cúng dường. Chúng Tăng dùng bữa rồi, người nghèo lại hối tiếc, nghĩ: “Ta cố ép chư Tăng dùng như vậy không biết có phạm tội hay không?”. Người nghèo đến bạch Phật để giải tỏa nỗi thắc mắc này.

Ðức Phật dạy:

- Lành thay kẻ sĩ nghèo! Ngươi làm phước, đem thân đi làm thuê để được làm phước như người, thì tuy ngươi đang thọ thân người, nhưng nhân duyên để sanh lên cõi trời của ngươi đã đầy đủ. Từ khi ngươi phát tâm muốn cúng dường Phật và Tăng đến nay thì mọi hành động của ngươi đều có vô lượng công đức. Dù cho Tăng không thọ thực món cúng dường của ngươi một hạt cơm đi nữa, thì công đức của ngươi vẫn cứ đầy đủ. Hiện đời này, ngươi nhận được phước báo không xa nữa đâu!

Ðức Phật lại vì người nghèo nói các pháp vi diệu. Trong nỗi vui mừng hớn hở, người nghèo liền từ nơi chỗ ngồi, mọi trần cấu được xa lìa, được con mắt pháp trong sạch. Thấy pháp rồi liền thọ ba pháp quy y, phụng trì năm giới. Từ chỗ ngồi đứng dậy, người nghèo đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật rồi nhiễu quanh Ngài, cáo lui.

Bấy giờ có năm trăm người lái buôn, từ nước Ưu-thiền-na34đến. Chưa đến thành Vương-xá nhưng đã ba ngày rồi họ cạn hết lương thực. Họ tính khi đến thành Vương-xá là phải có thức ăn ngay, nên sai người thúc ngựa đến trước để tìm thức ăn nấu sẵn. Người ấy rao:

- Chúng tôi gồm năm trăm người lái buôn, từ nước Ưu-thiền-na đến, hết lương thực ba ngày rồi, tôi đến trước tìm thức ăn nấu sẵn. Nếu ai đáp ứng được thì với giá nào chúng tôi cũng sẵn sàng mua.

Người trong thành nói:

- Nơi đây chẳng có ai đáp ứng yêu cầu này, chỉ có một người nghèo đang cúng dường tại Tăng phường35có dư thức ăn rất nhiều, ông thử đến đó, hy vọng có thể đáp ứng cho ông.

Trước người nghèo, sứ giả trình bày tình cảnh khốn đốn ấy. Người nghèo trả lời:

- Nay tôi thiết lễ cúng dường Phật và Tăng, không vì tài lợi. Ông cần đưa gấp đoàn của ông đến đây, đừng nghĩ đến chuyện tiền nong, giá cả.

Sứ giả mừng khôn xiết, liền quay về... Khi đoàn năm trăm lái buôn đến chỗ người nghèo thì họ đã lã người, hối hả thưa:

- Cho chúng tôi ăn mau! Ðói kiệt sức rồi. Chúng tôi sẽ hậu tạ.

Bao nhiêu thức ăn cúng dường chư Tăng còn lại hóa ra bây giờ cứu đói tạm thời cho năm trăm người. Họ no đủ với thức ăn cao cấp như thế, khiến năm trăm người vui mừng không kể xiết. Họ không lường được sự nhiệm mầu đến với họ một cách cũng rất mầu nhiệm... Ðể tỏ bày lòng biết ơn của mình, đoàn lái buôn họp lại, góp nhau được một trăm ngàn lượng vàng, trao tặng cho người nghèo kia.

Ðoàn buôn năm trăm người đến Vương-xá còn có một mục đích khác: Hỏi thăm một người, đó là thầy của mình đã xa cách từ lâu. Khi họ dò tìm và biết rõ người thầy mình đã qua đời, đoàn buôn lại hỏi:

- Ông ấy có còn con cháu nào không?

- Người vừa rồi cho các ông ăn đó là con của ông ấy. - Người thành Vương-xá trả lời.

Cả đoàn buôn nghe thế, vui mừng thốt lên rằng:

- Ðúng rồi, người nghèo ơi! Cụ thân sinh của ông chính là thầy của chúng tôi.

Ðoàn buôn liền lấy ra một trăm ngàn lượng vàng nữa để tặng người nghèo, gọi là báo đáp ân tình trước kia.

Ðại thần thành Vương-xá và người chủ thuê mướn ấy biết rõ việc này rất đổi vui mừng, lại mỗi người biếu tặng một ngàn lượng vàng để kết tình bạn đối với người nghèo kia. Cũng trong ngày ấy, vua Bình-sa tấn phong cho người nghèo chức Ðại thần. Như vậy, chỉ trong một ngày, người nghèo kia trở thành kẻ giàu có, quyền quý trong xã hội. Nhân đó, người trong nước ban cho tước hiệu là “Trưởng giả bất ngờ”.

Từ vấn đề các Tỳ-kheo được mời ăn nhiều lần trên, dẫn đến đức Phật chế giới cấm. Trước Tăng, Ngài quở trách:

- Các ông là người ngu si, tại sao đã nhận lời thỉnh của người này trước, lại đi ăn trước ở nhà người khác? Từ nay các thầy không được ăn nhiều bữa như thế.

Giới này về sau được bổ sung, nêu rõ lý do nào được ăn nhiều lần.

KHI SA-MÔN ÐẠI HỘI

Khi đức Phật ở tại thành Vương-xá, bấy giờ để tìm ngươiø làm hậu thuẩn, Ðiều-đạt đặt trọng tâm giáo hóa Cư sĩ. Ðiều-đạt chỉ dẫn cho họ, mỗi nhà thỉnh bốn, hoặc năm, hoặc mười vị Tăng đến cúng dường. Các trưởng lão Tỳ-kheo quở trách các Tỳ-kheo nhận lời mời đến nhà Cư sĩ thọ thực, rằng:

- Tại sao vì làm vây cánh cho Ðiều-Ðạt-mà nhận thỉnh ăn riêng chúng?

Việc này sau đó được bạch lên Phật. Trước Tăng, đức Phật chế cấm việc làm này.

Giới điều này có những lý do, không thể không cho phép ăn riêng chúng, như những lý do chính đáng sau: Khi bệnh, khi may y, khi thí y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại hội 36. Ngoài những lý do này, Tỳ-kheo không được nhận mời ăn riêng chúng.

Tuy nhiên, có sự việc sau đây cũng được coi là một lý do chánh đáng sau cùng của giới điều cấm này:

Bấy giờ, em của vua Bình-sa tên là Ca-lưu phụng thờ một đạo khác37. Ðạo này hằng năm tổ chức đại hội đều mời rộng rãi chín mươi sáu hàng Sa-môn đến tham dự, nghe Sa-môn Thích tử không nhận sự mời ăn riêng chúng và theo khả năng thì Ca-lưu không thể thỉnh cả chúng Tăng. Do thiếu Sa-môn của đạo Phật nên ông ta buồn rầu không vui. Ca-lưu nghĩ đến vua Bình-sa và đã cầu cứu anh mình đến chỗ Phật xin Phật cho chúng Tỳ-kheo đến tham dự đại hội. Vua Bình-sa nhận lời người em và đã đến Phật thưa thỉnh sự việc trên.

Sau khi nhà vua ra về, đức Phật cho tập hợp Tỳ-kheo Tăng, bảo các Tỳ-kheo:

- Nay cho phép các Tỳ-kheo khi Sa-môn đại hội38được nhận lời mời ăn riêng chúng.

NHẤT TÚC THỰC

Bấy giờ đức Phật đang lưu trú tại thành Vương-xá. Vương-xá lúc ấy, Tỳ-kheo các nơi quy tụ về đây rất đông, vì khắp nơi trong nước Ma-kiệt-đà xảy ra nạn đói kém khá gay gắt.

Ngoài thành Vương-xá, hầu như mọi nơi đều vắng bóng Tỳ-kheo, vì việc khất thực chẳng có ai cúng dường. Các Cư sĩ có suy nghĩ và bàn bạc: “Chúng ta xây dựng một ngôi nhà ở địa điểm nào đó để có thể tiếp Tỳ-kheo ngủ qua một đêm, ăn một bữa”. Các Cư sĩ thực hiện và có kết quả tốt.

Khi ấy có một gia đình thường làm thức ăn ngon. Lục quần Tỳ-kheo du hành nhân gian, thường đến nhà này, không thực hiện đúng tinh thần “ngủ nhờ một đêm, ăn một bữa”. Các Tỳ-kheo khác không thể đến nhà này, nói với các Cư sĩ:

- Các vị vì Tăng thiết lập chỗ này, tại sao tôi không được dự phần?

- Bổn nguyện của chúng con là vì Tăng thiết lập chỗ này, nhưng Lục quần Tỳ-kheo cứ bám trụ nên chúng con chẳng biết làm cách nào để đón tiếp các vị khác. Ðây là lỗi của Tỳ-kheo Lục quần, chứ chẳng phải lỗi của chúng con.

Vấn đề này, Lục quần Tỳ-kheo đã bị sự khiển trách của các Trưởng lão sau đó, đưa Lục quần ra giữa Tăng. Lục quần thú nhận tội, đức Phật quở trách và kiết giới: “Tỳ-kheo nào, chỗ cúng một bữa ăn, ăn quá một bữa phạm tội Ba-dật-đề”.

Vì tuyệt đối gìn giữ điều Phật cấm, sau đó Tôn giả Xá-lợi-phất dứt khoát ra đi nơi “nhất túc thực” dù sức khỏe ở trong tình trạng ốm đau.

Khi sự việc này được bạch lên Phật, Ngài lại nói giới bổ sung quy định trường hợp ốm đau, hay được đàn việt mời ở lại.v.v... thì không phạm trong khuôn khổ của giới này.

BÀI HỌC TỪ KHẤT THỰC

Trong thành Vương-xá có một gia đình nọ có một người con gái sắp về nhà chồng. Họ chuẩn bị các thứ bánh dùng làm lương thực đi đường. Vào lúc ấy, có một Tỳ-kheo đến nhà khất thực. Người con gái ấy hỏi:

- Thầy cần gì?

- Tôi cần thức ăn. - Tỳ-kheo nói.

- Có thể ăn khư-xà-ni39được không? -Người con gái hỏi.

- Vâng, ăn được. -Tỳ-kheo đáp lời.

Cô gái liền lấy bánh chuẩn bị đi đường đặt đầy bình bát. Tỳ-kheo nhận rồi ra đi.

Ðược thông tin từ Tỳ-kheo này, nhiều Tỳ-kheo khác cũng đến nhà này khất thực và tất cả đều được đáp ứng đầy đủ, kể cả bánh vừa mới vớt ra cũng đều đem ra cúng dường cho Tỳ-kheo khất thực.

Liền sau đó, phía nhà chồng cho người đến hối lên đường, người con gái lại trả lời:

- Lương thực làm chưa xong.

Ðâu phải một lần mà đến ba lần làm lại thức ăn, nhưng tất cả đều đem cúng cho các Tỳ-kheo lần lượt đến nhà khất thực. Ba lần nhà chồng đến hối thúc, người nữ vẫn đều trả lời: “Lương thực làm chưa xong”. Nghe thế, người chồng đùng đùng nổi giận, nghĩ rằng: “Cô gái vợ mình đã đổi ý, bèn sai người đến nói: “Ta đã cưới người vợ khác rồi, không cần đến người con gái mù lòa như cô nữa”. Trước sự từ hôn này, cả gia đình phía gái vô cùng tức giận và đổ trút tội rằng: “Do Sa-môn Thích tử nên con gái ta bị góa bụa”. Họ mạ nhục đủ thứ, không chừa một lời thô bỉ nào. Người xung quanh lại giả vờ hỏi:

- Người ta bạc bẻo đối với con bà, đâu có can dự gì đến Sa-môn mà bà lại nhục mạ họ thậm tệ đến thế?

Gia đình kể rõ lý do đã xảy ra. Người không có lòng kính tin Phật pháp rất khoái chí, mỉa mai: “Do kính Sa-môn hết lòng mới nông nổi như thế. Nếu còn gần gũi thì chắc chắn gặp nhiều điều tệ hai hơn nữa!”.

Bấy giờ lại có người chủ khách buôn nói với lái buôn rằng:

- Hãy chuẩn bị đầy đủ lương thực, đến ngày... là ngày tốt, chúng ta sẽ khởi hành.

Các lái buôn mua sắm lương thực đi đường rất đầy đủ. Ngày ấy, có một Tỳ-kheo tuần tự khất thực, đến nhà người lái buôn kia, người lái buôn ấy hỏi:

- Thầy cần gì?

- Tôi cần thức ăn. - Tỳ-kheo đáp lời.

- Bánh bún dùng được không? -Người lái buôn hỏi.

- Vâng, dùng được. - Tỳ-kheo trả lời.

Người lái buôn liền lấy bình bát đặt một bát đầy bánh để cúng dường. Tỳ-kheo nhận bát, về lại trú xứ.

Việc lại xảy ra như trường hợp trên. Các Tỳ-kheo đến sau khất thực, đều được người lái buôn đáp ứng đầy đủ. Do vậy, lương thực đi đường của người lái buôn hết sạch.

Ngay sau đó, người lái buôn được trưởng đoàn đến thông báo ngày mai tốt, phải lên đường.

- Lương thực chưa sắm xong. - Người lái buôn trả lời.

- Trước đây tôi đã bố cáo việc này, sao nay lại trả lời chưa xong? -Người chủ lái buôn vặn hỏi như thế.

- Vì Sa-môn đến xin, tưởng chưa đi vội nên tôi đem lương thực ấy cúng dường hết. - Người lái buôn trả lời.

- Thôi thì tùy, hôm nay là ngày tốt, tôi đưa đoàn đi trước, ông đi sau vậy.

Người chủ lái buôn nhanh chóng đưa đoàn buôn lên đường.

Chuyến buôn này suôn sẻ, thuận lợi, và sau khi đoàn quay về mang theo thật nhiều lợi nhuận. Riêng người lái buôn đi sau kia gặp bọn cướp đoạt sạch của cải. Trước thất bại suýt bị mất mạng, người lái buôn khóc than, oán trách như để than vãn:

- Do Sa-môn Thích tử nên tôi mới khốn đốn thế này!

Bọn cướp nghe thế liền hỏi:

- Chúng tôi cướp đoạt của cải ông, tại sao không oán chúng tôi mà lại oán người khác?

Người lái buôn kể lại đầu đuôi sự việc đã xảy ra. Bọn giặc nghe rồi lại nói:

- Ông gần gũi với bọn Sa-môn nên bị đánh, bị giết, bị cướp của cải là đúng lắm. Nếu cứ tiếp tục gẫn gũi nữa cũng sẽ bị khốn đốn nhiều hơn nữa.

Những lời chỉ trích cay nghiệt Tỳ-kheo trên đây, cuối cùng cũng đến tai các Trưởng lão Tỳ-kheo. Sau khi quở trách, các Trưởng lão đưa các đương sự ra giữa Tăng. Ðức Phật lại khiển trách họ và chế giới quy định rõ mức độ nhận thức ăn được cúng dường cũng như nói rõ mọi oai nghi xử lý vấn đề này sao cho được tốt đẹp. Giới này được đức Phật chế định tại thành Vương-xá.


29Kiếp-bối: Xem cht.9, tr 11.

1Chương 5: Pháp Ðơn-đề (Pali. Pªcittiya).

2Hoà thượng: Là một thổ âm của các xứ thuộc miền Tây vực Trung Quốc, do phát âm trại từ chữ Phạn (Sanskrit): upªdhyªya (Pali. upajjhªya), phiên âm Ưu-ba-đà-da, là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di, Tỳ-kheo, cũng gọi là thân giáo sư hoặc Lực sinh (nhờ có thầy màđạo lực của đệ tử được sinh ra).

3A-xà-lê: Skt. ªc ªrya, Pali. ªc ªriya, dịch nghĩa là Giáo thọ - thầy dạy đạo, đạo là giáo pháp, là Quĩ phạm. Là vị thầy có đủ phép tắc, nghi quĩ, hay chánh hạnh để dạy và sửa chữa hành vi cho đệ tử.

4Thành Ðắc-xoa-thi-la: Skt. Taksïasùilª, Pali. Takkasilª, cũng gọi nước Ðức-xoa-thi-la, Ðát-xoa-thỉ-la....dịch là nước Tước Thạch.

5Tứ phần 11, tr. 640c23, T22n1428: Năm lời là sắc vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức vô ngã. Sáu lời là mắt vô thường, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô thường.

6Ba-dật-đề: Dịch là đơn đọa, đơn đề. Nó liên quan đến các tội tiểu vọng ngữ, cố ý sát hại côn trùng, cùng người nữ đi chung đường v.v...Tội này không liên quan đến vật dụng, phạm thì bị đọa không cần xả, nên gọi đơn đọa (xem thêm cht. 8, tr 123).

7Yết-ma ha trách: Pali. Tajjaniyakamma, tuyên cáo quở trách sự sai phạm của một Tỳ-kheo giữa Tăng.

8Yết-ma khu xuất: Xem cht. 39, tr 109.

9Yết-ma y chỉ: Pali. Nassayakamma, là Yết-ma bắt Tỳ-kheo không thuận theo Phật pháp phải tìm một vị Tỳ-kheo đa văn, giới đức để dựa vào học luật, học pháp mà tu hành.

10Yết-ma cử tội: Pali. Ukkhepaniyakamma, còn gọi là Yết-ma bất sám cử, Yết-ma bất kiến tội. Do Tỳ-kheo phạm tội mà không sám hối, không nhận tội mình phạm, nên Tăng Yết-ma cử tội“ bất sám”.

11Yết-ma hạ ý: Pali. Patïisªraniyakamma, hay gọi Yết-ma già bất chí bạch y gia (Yết-ma ngăn không cho đến nhà cư sĩ), Yết-ma cầu tạ(Yết-ma xin lỗi)ï. Vì Tỳ-kheo xúc phạm cư sĩ (bạch y), nên Yết-ma không cho Tỳ-kheo đó đến nhà cư sĩ này nữa. Và Yết-ma cử người có đủ tám pháp (1.Ða văn, 2. Khéo nói, 3. Tự mình giải được tội, 4. Biết ý người khác, 5. Biết nghe lời người khác nói, 6. Có thể nhớ sự việc, 7. Không có khuyết điểm gì, 8. Hiểu rõ lời nói lành dữ) dẫn Tỳ-kheo kia đến nhà cư sĩ xin lỗi.

12Chúc thọ (thuyết dục): Nhờ đại diện nói rõ lý do không đến họp giữa Tăng. Mọi biểu quyết Tăng sự đều chấp thuận không chống trái.

13Huỳnh môn: Skt. Kanïdïªka, Pali. Panïdïaka, còn gọi là bất năng nam, nghĩa là nam căn không đủ, hay không hoàn chỉnh, hoặc người bị hoạn, thiến. Căn bản: Bán-trạch-ca.

14Nhị căn: Skt. ubhayavyanõjanaka, Pali. ubhatovyanõjanaka, người hai tướng, người tính khí cả nam nữ, sinh lý dị thường. Tứ phần: Nhị hình.

15Vườn Cù-sư-la: Xem cht. 26, tr 84.

16Tăng kỳ: “quá ba đêm, Ba-dật-đề.” Pali: uttaridvirattatirattamï, “quá hai hoặc ba đêm”; được hiểu là “từ hai đến ba đêm”. Giải thích ý nghĩa để chấp hành, Pali, Vin.iv. 17, nói:“Nếu đã trải qua hai đêm, thì đến đêm thứ ba nên ra đi trước khi có dấu hiệu bình minh.”(cht. Tứ phần)

17Sông Bà-cầu-mạt: Xem cht. 34, tr. 32.

18Tăng-già-bà-thi-sa: Xem cht. 35, tr. 104.

19Biệt trú: Pali. parivªsa, phiên âm ba-lợi-bà-sa, còn nghĩa là bắt đầu. Biệt trú là hình thức kỷ luật buộc sống riêng của tội Tăng-già-bà-thi-sa. Số ngày Biệt trú tuỳ theo số ngày che giấu tội.

20Ma-na-đỏa: Pali. Mªnatta, dịch là hoan hỷ. Sau thời gian Biệt trú mãn, không những tự thân có được lòng vui thanh tịnh mà con làm Tăng chúng được hoan hỷ với việc thi hành nghiêm túc này.

21Hành bổn nhật: Pali. Mñl ªya patïikassanª, bổn nhật trị, là trong lúc đang thi hành pháp sám hối mà phạm lại tội cũ thì tính trở lại ngày đầu tiên.

22Xuất tội: Pali. abbhªna, phiên âm a-phù-ha-na. việc xuất (giải) tội cho một Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa cần Hội đồng Tăng 20 vị, sau khi thi hành nghiêm túc các hình thức kỷ luật trên.

23Quỉ thôn: Do dịch nghĩa đen. Pali, bhñtag ªma, chủng loại(hạt giống) có mầm sống; Vin.A..(iv. 761) giải thích: jªyanti vadïdïhanti jªtªvadïdïhit ªcªti attho, chúng sinh sản, tăng trưởng, và nhữmg cái đã sinh sản, đã tăng trưởng. Tăng kỳ: Hoại chủng tử phá quỉ thôn. Thập tụng: Chước bạt quỉ thôn chủng tử. Căn bản 27: Hoại chủng tử hữu tình thôn. Pali. Bhªtag ªmapªtavyat ªya (cht. Tứ phần).

24Câu-nhiếp: Skt. Kokila, là y(vải) Câu-nhiếp-la (y dệt lông chim).

25Thập thất quần Tỳ-kheo: Pali. Sattarasavagiyªbhikkh ñ, nhóm 17 Tỳ-kheo.

26Hệ niệm: Buộc tâm một chỗ không nghĩ chuyện khác.

27Giường chân nhọn: Hán, Tiêm cước sàng. Pali. ªhaccap ªdaka, giường chân tháo gỡ được. Tứ phần 12, tr. 646a, T22n1428: Giường chân ráp (Hán: Thoát cước sàng).

28Chánh thọ Tam-muội: Chánh thọ, Skt. samªpatti, dịch là Chánh định. Tam-muội, Skt. samªdhi, cũng dịch là Chánh định. Chánh thọ Tam-muội là cách dịch Hán Phạn song cử.

29Pali: Cñlïa-Panthaka(Châu-lợi Bàn-đà-già).

30Giường dây: Skt=Pali. Pitïha, Hán: thằng sàng, hay gọi giường ngồi thiền (tọa thiền sàng). Loại giường này dùng dây tơ, dây leo, hoặc cỏ đan thành (loại giường xếp để Tỳ-kheo hành đạo dễ dàng mang theo. Một trong mười tám thứ vật dụng của Tỳ-kheo).

31Ma-na-đỏa, A-phù-ha-na: Xem cht. 20, cht. 22, tr. 190.

32Lục quần Tỳ-kheo ni: Pali. Chabbaggiyªbhikkuniyo, nhóm sáu Tỳ-kheo ni.

33Sông A-di-la: Xem cht. 22, tr 157.

34Nước Ưu-thiền-na: Skt. Ujayana, Pali. UjjenÌ, một vương quốc thời xưa, nằm phía Tây nam nước Ma-kiệt-đà. Vị trí hiện nay là địa phương Malwa (Ma-nhĩ-ngoã), phía Bắc sông Nerbuddha (Ni-bố-đức-hạp).

35Tăng phường:Skt.Vihªra, dịch âm Tỳ-ha-la, là phòng xá chỗ Tăng chúng cư ngụ sinh hoạt.

36Tứ phần 14, tr. 658c14, T22n1428: (Thích từ), bệnh: cho đến cái gót chân bị trẹo. Thời may y: sau khi thọ tự tứ, nếu không thọ y Ca-thi-na thì khoảng một tháng. Nếu có thọ y Ca-thi-na thì khoảng năm tháng, cho đến trên y chỉ may một đường như răng con ngựa. Thời thí y: sau khi tự tứ rồi, nếu không thọ y Ca-thi-na thì khoảng một tháng; nếu có thọ y Ca-thi-na thì khoảng năm tháng; và các trường hợp thí thực và y khác. Khi đi đường: cho đến chỉ đi trong nửa do tuần, gồm cả đi tới đi lui. Khi đi thuyền: cho đến đi trên thuyền xuôi hay ngược dòng nước trong vòng nửa do tuần. Khi đại chúng tập hội: thức ăn đủ cho bốn người mà dư một người là có sự khốn đốn. Năm người, mười người, cho đến trăm người mà dư một người là có sự khốn đốn (Pali: mahªsamayo, bản Anh hiểu là sự khan hiếm cực kỳ, do Pali, samaya có nghĩa thời tiết, cơ hội. Trong Skt. samaya còn nghĩa “tập hội” ‘cht. Tứ phần’). (Xem thêm duyên khởi Tứ phần luật)

37Pali, Vin.iv.474, một người thân tộc của vua Seniya Bimbisªra, xuất gia theo nhóm lõa hình tà mạng (j Ìvaka); không nói tên. (cht. Tứ phần)

38Sa-môn đại hội: Tứ phần 14, tr. 658c21, Sa-môn thí thực: đây chỉ cho những người xuất gia theo ngoại đạo, bên ngoài Sa-môn Thích tử. Pali: Samanïabhattasamaya, được giải thích:“bữa ăn của Sa-môn, nghĩa là bữa ăn được làm bởi Sa-môn”.

39Khư-xà(đà)-ni: Skt=Pali. khªdanÌya, dịch là thức ăn không chính (bất chính thực), thức ăn loại cứng (cần phải cắn). Loại thức ăn này lấy năm thứ: rễ, cành, lá, hoa, quả, xay nhiễn làm món ăn phụ, dùng không no.

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567