Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

157. Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu (695 - 785) (Người đặt nền móng cho Thiền Phái Tào Động)

29/11/202017:21(Xem: 13212)
157. Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu (695 - 785) (Người đặt nền móng cho Thiền Phái Tào Động)


Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu.

Lúc mẹ Ngài mang thai Ngài, mẹ Ngài chỉ ăn chay. Đến tuổi thiếu niên, Ngài thấy dân làng giết bò để làm lễ tế thần, Ngài liền đập phá miểu thần không chút sợ hãi để chấm dứt trò sát hại sanh mạng để cúng tế.

Ngài đến xin xuất gia với Lục Tổ. Lúc Lục Tổ sắp viên tịch, Ngài vẫn còn là Sa Di chưa đắc pháp, Lục Tổ khuyên Ngài hãy đến theo học với Sư huynh Hành Tư.
Sư phụ kể chuyện này như sau: sau khi Lục Tổ viên tịch, Ngài thường ngồi bên Tháp của Tổ u buồn, một sư huynh hỏi thăm Ngài sao ngồi hoài bên tháp của Lục Tổ, Ngài cho biết là Lục Tổ có dạy Ngài nên "tầm tư" (có nghĩa là trầm tư mặc tưởng), Sư huynh giải thích "tầm tư", có nghĩa là nên đi tìm và tham học với Thiền Sư Hành Tư là trưởng tử của Lục Tổ. Ngài Hy Thiên lên đường đến núi Thanh Nguyên đảnh lễ TS Hành Tư.

Tổ Hành Tư hỏi :”từ Tào Khê đến có đem gì theo”.
Ngài thưa :”con chưa đến Tào Khê mà cũng chẳng mất”.
Tổ nói :”con mặc tình dùng đi, tới Tào Khê làm gì”.
Ngài thưa :”nếu không đến Tào Khê thì đâu biết chẳng mất”.

Sư Phụ giải thích “chẳng mất” là bản tâm nhờ đến Tào Khê mới ngộ bản tâm này.
Tổ Hành Tư hỏi :”có biết ta là ai không?”
Ngài thưa :”Biết, lại đâu chẳng biết được”.

Sư Phụ giải thích Biết là biết sự chứng đắc bên trong của Tổ.

Tổ Hành Tư thầm ấn chứng cho ngài Hy Thiên, đến năm 20 tuổi Ngài được thọ giới Cụ Túc.

Về sau, Ngài Hy Thiên đến Đại Nam Tự, cất một am tranh trên một tảng đá cao để tọa thiền nên Ngài được gọi là Hy Thiên Thạch Đầu.

Ngài khai giảng pháp: "Cần đạt Tri kiến Phật, Tri là Biết, Kiến là Thấy Biết và Thấy bản Tâm của mình là Tánh Giác, là Phật tánh.


Ngài có làm bài kệ :
“Tôi cất am tranh không của báu
Ăn xong thong thả ngủ ngon lành
Khi thành nhìn thấy rõ tranh xanh
Lúc hỏng lại tìm cỏ tranh lợp
Người chủ am mãi vẫn còn”.

Sư Phụ giải thích “am tranh” là chỉ cho thân ngũ uẩn.
“Ăn xong thong thả ngủ ngon lành” tâm bình an là thị đạo.

“Người chủ am mãi vẫn còn” là Tánh Giác luôn tự có bên trong thân ngũ uẩn của tất cả chúng sanh.

Con kính tri ơn Sư Phụ, trong mùa cách ly đại dịch Covid-19 mỗi ngày Sư phụ đều tận tuỵ biên soạn trao truyền cho chúng con dòng pháp nhủ đầy lợi lạc từ các vị Tổ.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada)



112_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hy Thien
Thạch Đầu
đường trơn dễ té nhào !


Kính dâng Thầy và quý bạn hữu nghe pháp thoại bài thơ về Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu, 

một bài pháp thoại quá tuyệt vời qua sự trác tuyệt của Giảng Sư. Kính đa tạ, HH


"Thảy đều trong ấy, trọn không thiếu việc lạ " 
Trưởng  Sư Huynh, nay Sư Phụ ấn chứng truyền trao.
Danh tiếng đường  trơn, không bản lĩnh dễ té nhào
Tên gọi .... Thạch Đầu, thảo am trên chóp núi!

Thuở  nhỏ dũng cảm ....từng vào  phá miếu, 
Lên án hành động, tế lễ giết hại súc sanh.
Người người ngợi khen giới hạnh thiện lành,  
Thông minh khí phách, đạo phong trác tuyệt ! 

Thượng đường " Tri kiến Phật tức là Thấy,  biết " 
Thể Tâm linh, lìa tánh ĐOẠN, THƯỜNG,  
Nam Nhạc thần linh, đến học  rõ tường 
Kính xin Tôn sinh ...  cho thọ  quy giới ! 

Nhờ  ba đệ tử giỏi, Tào Động  nền tảng ...khởi! 
Nhiều đời kế tiếp  ...nối pháp đến thời nay 
"Hư không dài không ngại mây trắng bay"
Bài ca Thảo Am,  và trước tác ĐỒNG THAM KHẾ
Hoá chủ Hồ Nam, Vua ban Đại Sư Vô Tế !!!!

Đa tạ Giảng Sư dạy: "đừng bị  ràng buộc" Ngài đã kể, 
Câu chuyện nho sinh vì câu đối phải thành ma 
Kính xin tri  ân ghi lại ....đó chính là : 
" Hỏa tại thach trung trầm tích thủy, thiên niên bất tuyệt !
Nguyệt lai thiên không chiếu nhân gian, vạn cổ trường tồn ! 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 6114)
Kinh Hoa Nghiêm, gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là bộ kinh điển trọng yếu hiển bày ý nghĩa tuyệt vời về nhân hạnh quả đức của Phật-đà như tạp hoa trang nghiêm rộng lớn viên mãn, vô tận vô ngại, qua các vị Bồ-tát lớn Phổ Hiền, Văn-thù, sau khi Phật thành đạo tại các nơi như Bồ Đề Tràng v.v…
04/04/2013(Xem: 6752)
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam, Kinh Pháp Hoa được trì tụng hàng ngày như một thời khóa tu học kể cả chư tăng lẫn Phật tử tại gia.
04/04/2013(Xem: 6334)
Kinh A Di Đà (Phạn: Sukhàvatyamrta-vỳuha) còn gọi là kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm, kinh Chư Phật Sở Hộ Niệm, kinh Tiểu Vô Lượng Thọ, là một bản kinh ngắn của Phật giáo Bắc truyền, nhưng rất quan trọng đối với tín ngưỡng Tịnh độ, là một trong 3 bản kinh căn bản của tông Tịnh độ.
04/04/2013(Xem: 7241)
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
03/04/2013(Xem: 6023)
Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay không còn trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay còn chỉ 3 bản: 1. Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển. 2. Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển. 3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.
03/04/2013(Xem: 5536)
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ...
03/04/2013(Xem: 6507)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
03/04/2013(Xem: 5915)
Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, ...
03/04/2013(Xem: 6036)
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
03/04/2013(Xem: 9463)
Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]