- 01. Thư Tòa Soạn
- 02. Hơn 1.000 lần cạo tóc (T. Như Điển)
- 03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)
- 04. Đời Vân Thủy (Thơ : Sông Thu – HT.Thích Bảo Lạc)
- 05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)
- 06. Dòng sông của câu chuyện… Nguyên Đạo)
- 07. Một áng mây bay (Thích Hạnh Nguyện)
- 08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)
- 09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)
- 10. Nhân duyên thầy trò (Trần Phong Lưu)
- 11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)
- 12. Hội ngộ (Thích Nữ Giải Thiện)
- 13. Trùng điệp nhân duyên (Phù Vân)
- 14. Năm mươi năm (Thơ : Lâm Như Tạng)
- 15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)
- 16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)
- 17. Nguồn cội (Thơ : Thích Như Thanh)
- 18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)
- 19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)
- 20. Những kỷ niệm khó quên (Thị Tâm Ngô Văn Phát, do Diệu Danh diễn đọc)
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển trong tôi (Trần Trung Đạo)
- 24. Thầy và tôi (Nguyễn Hữu Huấn)
- 25. 50 năm chặng hành trình bất tận (Song Thư TTH)
- 26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)
- 27. Chúc mừng 50 năm Sinh nhật Bổn sư (Thơ:Thị Thiện Phạm Công Hoàng)
- 28. HT.Thích Như Điển trải nghiệm… (Thích Như Tú)
- 29. Thích Tử Như Lai (Thơ: Thích Hạnh Tuệ)
- 30. Sư Phụ tôi - Bồ Tát trợ duyên (Hoa Lan - Thiện Giới)
- 31. Đôi dòng về Ôn (Quảng Hương)
- 32. Người Thầy cũ (Lý Phách Mai)
- 33. Nhớ ngày đầu gặp gỡ (Thiện Nguyện Bảo Chí)
- 34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)
- 36. Những chiếc bao ny-lông… (Văn Công Trâm)
- 37. Những chuyến tàu (Tâm Bạch)
- 38.Tự cảm (Thơ : Tâm Tú Nguyễn Khoa Tuấn)
- 39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)
- 40. Nhớ lại chuyện xưa (Phương Quỳnh - Diệu Thiện)
- 41. Sơ tâm lồng lộng (Thích Hạnh Tuệ)
- 42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)
- 43. Trăng (Thơ : Pháp Nguyên)
- 44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)
- 45. Hương đạo bay xa (Chí Thâm)
- 46. Người Thầy khả kính (Thích Huệ Pháp)
- 47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)
- 48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển
- 49. Xin nguyện làm… (Phan Nguyễn)
- 50. Sinh Nhật (Thơ: Thiện Lâm Phạm Văn Mộc)
- 51. Dấu ấn thần tưọng trong đời tôi (Nguyên Trí NVT)
- 52. Thầy và quê hương (Thích Như Tịnh)
- 53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)
- 54. Hạnh ngộ (Trần Thị Hương Cau)
- 55. Cảm niệm những tháng ngày… (Thích Nữ Giác Anh)
- 56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)
- 57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)
- 58. Sư Phụ đã xuất gia trên nửa thế kỷ (Thích Hạnh Trì)
- 59. Gratitude to the Spiritual Master (Thich Nu Hanh Tri)
- 60. Ngày ấy bây giờ (Thơ : Thích Nữ Như Viên)
- 61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)
- 62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)
- 63. 20 năm quỹ học bổng Thích Như Điển (Phan Thế Tập)
- 64. Tôi đi chùa (Nguyễn Quý Đại)
- 65. Vom Mekong an die Elbe. Buddhisrisches Klosterleben in der vietn. Diaspora (Nguyễn Đức Tiến)
- 66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)
- 67. Kỷ niệm dưới mái chùa xưa (Chơn Đắc Nguyễn Văn Đồng)
- 68. Người gieo mầm Phật pháp (Thích Nữ Chơn Toàn)
- 69. Kính Bổn Sư (Nhạc và Lời Thị Thiện Phạm Công Hoàng)…
- 70. Nhớ Mãi Ơn Thầy (Thích Viên Thành)
- 71. Hình ảnh của Hòa Thượng tại Úc (Hoàng Lan)
- 72.Hình ảnh Lễ Khánh Tuế 65 tuổi
- Viên Giác Tự (thơ)
Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà ai ai cũng nhớ đến trong những lúc đi xa. Phàm làm người, ai cũng có quê hương nguồn cội. Bởi lẽ, chính nơi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta cất tiếng khóc ban sơ mở đầu cho kiếp nhân sinh hãn hữu này. Vì vậy, quê hương là nỗi nhớ thương da diết cho người viễn xứ và cũng là niềm bồi hồi nôn nao khi ta lại trở về. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết về quê hương như sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay….
…
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người.
Quê hương Việt
Thầy[1] sinh ra và lớn lên tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Thuở ấu thơ, Thầy ở quê nhà Xuyên Mỹ với một gia đình nền nếp Phật giáo. Theo năm tháng, Thầy trưởng thành từ sự lam lũ của người cha và nỗi vất vả lo toan của từ mẫu. Đất mẹ Duy Xuyên đã nuôi dưỡng hình hài của một bậc xuất trần Thượng sĩ về sau.
Năm 15 tuổi, Thầy rời mái nhà xưa để xuất gia học đạo. Chùa Viên Giác là nơi Thầy thế độ và Thầy đã tham học tại các chốn tổ Chúc Thánh, Phước Lâm, Long Tuyền. Các ngôi cổ tự tại Hội An đã ươm mầm một hạt giống Bồ đề mà 50 năm sau tỏa tàn che mát khắp mọi nơi.
Học hạnh khiêm ưu, năm 23 tuổi, Thầy được Hòa thượng Bổn sư và Chư tôn đức cho đi du học tại Nhật Bản với mục đích đào tạo thế hệ kế thừa cho Phật giáo Quảng Nam mai hậu. Tuy nhiên, tất cả những dự tính đều không như ý nguyện. Sau năm 1975, Thầy không có cơ hội trở về quê hương để kế thừa tổ nghiệp và đã chọn nước Đức làm nơi hoằng pháp lợi sanh.
Trong tâm khảm của người Việt
Năm 1972, Thầy sang du học tại Nhật Bản, đến năm 1974 Thầy về thăm quê hương một lần. Năm 1977, từ Nhật, Thầy phát nguyện sang nước Đức để hướng dẫn tinh thần cho dòng người di dân sang xứ sở này. Đến nay đã tròn 40 năm chẵn, Thầy chưa có cơ hội về lại quê xưa để một lần thăm viếng. Với khoảng thời gian ấy, tại quê nhà với biết bao biến thiên, từ con người cho đến cảnh vật. Hai đấng sanh thành cũng như các bậc Thầy tác thành giới thân huệ mạng cho Thầy cũng đã không còn nữa. Con đường làng bằng đất năm xưa nay cũng đã được tráng bê-tông để người dân đỡ vất vả trong mùa mưa lũ. Dù không gian và cảnh vật thay đổi, nhưng tấm lòng hướng về quê xưa chùa cũ của Thầy mãi bất biến với dòng thời gian vô tận.
Tuy rằng xa cách hơn nửa vòng trái đất, nhưng lòng Thầy vẫn luôn hướng về quê hương chốn tổ, nơi mà Thầy đã trải qua những tháng ngày êm đềm thuở ấu thơ cũng như những năm tháng sơ cơ học đạo.
Đối với đời, Thầy đã làm tròn bổn phận của một người con. Tuy rằng khi song thân Thầy quá vãng, Thầy không về được nhưng thông qua Chư Tăng Ni tại quê nhà, Thầy cũng đã làm tròn chữ hiếu đối với hai đấng từ thân. Thầy và bào huynh là Hòa Thượng Bảo Lạc đã kiến tạo từ đường thờ phụng tổ tiên, tổ chức đại lễ cầu siêu chư hương linh cửu huyền thất tổ, hướng dẫn toàn thể gia tộc quy y Tam Bảo. Với các đạo hữu Phật tử, bạn bè thân hữu đã giúp đỡ Thầy trong những tháng năm gian khó ở quê nhà, Thầy thường hỏi han và trợ duyên mỗi khi họ rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo.
Đối với đạo, ngoài những Phật sự tại hải ngoại, Thầy thường quan tâm đến sự nghiệp đào tạo Tăng tài kế thừa mạng mạch Chánh pháp. Trên 20 năm qua, Thầy đã ủng hộ học bổng cho chư Tăng Ni du học tại Ấn Độ cũng như các học tăng Quảng Nam tu học tại các trường Phật học trong nước. Đây là một chương trình thiết thực mà không phải ai cũng có thể làm và duy trì một thời gian lâu như vậy. Ngoài ra, tại quê nhà có hai ngôi chùa mà Thầy quan tâm nhất: Đó là Tổ đình Chúc Thánh và chùa Viên Giác tại Hội An.
Tổ đình Chúc Thánh, nơi Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo khai sáng dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh mà Thầy là thế hệ kế thừa đời thứ 8. Năm 1991, nhân dịp Hòa Thượng Bổn sư sang dự lễ khánh thành chùa Viên Giác tại Đức, Thầy đã phát nguyện cúng dường 100.000 USD nếu như chùa tổ trùng tu. Mãi đến năm 2005, chương trình trùng tu Tổ đình Chúc Thánh mới được tiến hành và Thầy đã giữ trọn lời phát nguyện của mình, góp phần lo cho chốn Tổ được khang trang. Đồng thời trong lễ khánh thành Thầy phát tâm cúng dường Thiên Tăng Hội để đại lễ được thập phần viên mãn.
Chùa Viên Giác, nơi mà Thầy đã thế phát xuất gia học đạo. Tròn 50 năm tu học, thời gian Thầy ở Viên Giác không nhiều nhưng nơi đây đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời Thầy. Từ một cậu bé trở thành một chú tiểu để rồi hôm nay là Phương Trượng chùa Viên Giác, Đức Quốc. Trong cương vị là Trưởng tử của Cố Hòa Thượng Bổn sư, Thầy là người kế thế trụ trì chùa Viên Giác tại Hội An. Do sự cách trở xa xôi nên Thầy đã Ủy quyền lại cho Sư đệ Như Tịnh trông nom đảm trách. Tuy nhiên, Thầy thường quan tâm sách tấn Sư đệ trong sự tu học, khuyến khích động viên trong việc nghiên cứu học thuật cũng như yểm trợ trong việc chỉnh túc ngôi Già lam Viên Giác ngày càng khang trang hơn. Năm 1998, Thầy lo xây dựng bảo tháp Hòa Thượng Bổn sư để báo đáp công ơn giáo dưỡng của Thầy tổ. Năm 2008, Thầy vận động chú Đại hồng chung và kiến tạo tháp chuông tại chùa. Năm nay, một lần nữa Thầy vận động tài chánh để mở rộng Già lam Viên Giác mở đầu cho chương trình đại trùng tu chùa trong những năm sắp đến. Có nhiều người thắc mắc: Tại sao Thầy lo lắng cho quê hương, cho chùa tổ quá vậy? Câu hỏi này thiết nghĩ không cần trả lời, chỉ có những ai yêu quê hương, yêu cái nơi mình mở mắt chào đời, yêu nơi mình sơ tâm xuất gia mới cảm nhận được mà thôi.
Bao nhiêu năm xa quê hương, tất cả tâm trạng của Thầy được nhà thơ Trần Trung Đạo diễn tả trong bài “Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng”. Vì thế, khi bài thơ này ra đời, Thầy đã học thuộc lòng mặc dù tuổi đã cao và toàn bộ bài thơ dài 56 câu. Hầu như trong những dịp gặp gỡ Chư Tăng Ni và Phật tử đồng hương, hay trong các lễ hội, Thầy thường ngâm bài thơ này, khiến cho mọi người đều ngậm ngùi xúc động. Thầy và thi sĩ Trần Trung Đạo đều xuất thân và trưởng thành “Dưới bóng đa chùa Viên Giác”, một người trong đạo, một người ngoài đời đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam tại Hải Ngoại.
Thầy thường ví cuộc đời mình như nhà thơ Hạ Tri Chương. Hạ Tri Chương (659 – 744), người Cối Khê, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông thi đỗ tiến sĩ năm 684 và làm quan triều Đường Trung Tông, Đường Huyền Tông. Đến đầu năm Thiên Bảo ông cáo lão hồi hương ở ẩn. Sau bao năm tháng xa quê thăng trầm trên con đường hoạn lộ, lúc xế bóng trở về chốn xưa, tuy giọng quê không đổi nhưng tóc đã chuyển màu. Bạn bè theo năm tháng hóa thành người thiên cổ, trẻ con gặp không biết là ai nên mới hỏi: Khách từ nơi nào đến đây? Cảm khái thân phận mình, Ông đã viết bài “Hồi hương ngẫu thư”, một bài thơ hay trong văn học Trung Quốc, nói lên được nỗi niềm của người con xa xứ lâu ngày trở về quê xưa.
Hồi hương ngẫu thư
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi?”
Phạm Sĩ Vĩ dịch
Còn Thầy, đã tròn 40 năm xa xứ, khi ra đi thì mái đầu xanh, đến nay tóc cũng đã hai màu trắng đen nhưng chưa có dịp về lại thăm quê xưa. Bao nhiêu năm xa quê nhưng giọng Thầy vẫn không thay đổi và Thầy thường nói mình là người nông dân của xứ Quảng. Không biết Thầy còn có cơ hội như Hạ Tri Chương hay không? Giả thiết nếu có một ngày Thầy về lại quê xưa thì ắt hẳn Thầy sẽ không buồn tẻ như Hạ Tri Chương. Bởi lẽ những gì Thầy làm cho Đạo pháp và quê hương, làm cho chùa tổ luôn được mọi người nhắc đến. Chân dung của Thầy được tôn trí trong Chương Đức Đường tại chùa Viên Giác, Hội An để nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau biết rằng: đây chính là nơi xuất thân của một bậc Thầy cao cả như thế.
Xa chùa từ thuở đầu xanh
Ngày nay trở lại đã thành lão Tăng
Chú tiểu chắp tay cúi chào
A Di Đà Phật! Bạch Ôn mới về!
Viên Giác, cuối Xuân Giáp Ngọ
Pháp đệ Như Tịnh[1] Thầy tức chỉ cho Hoà Thượng thượng Như hạ Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Đức Quốc.
[2] Năm huyện thị là cách nói trước năm 1975, bao gồm: Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Đại Lộc. Hiện nay 5 đơn vị này trực thuộc khu vực Bắc Quảng