- 01. Thư Tòa Soạn
- 02. Hơn 1.000 lần cạo tóc (T. Như Điển)
- 03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)
- 04. Đời Vân Thủy (Thơ : Sông Thu – HT.Thích Bảo Lạc)
- 05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)
- 06. Dòng sông của câu chuyện… Nguyên Đạo)
- 07. Một áng mây bay (Thích Hạnh Nguyện)
- 08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)
- 09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)
- 10. Nhân duyên thầy trò (Trần Phong Lưu)
- 11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)
- 12. Hội ngộ (Thích Nữ Giải Thiện)
- 13. Trùng điệp nhân duyên (Phù Vân)
- 14. Năm mươi năm (Thơ : Lâm Như Tạng)
- 15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)
- 16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)
- 17. Nguồn cội (Thơ : Thích Như Thanh)
- 18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)
- 19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)
- 20. Những kỷ niệm khó quên (Thị Tâm Ngô Văn Phát, do Diệu Danh diễn đọc)
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển trong tôi (Trần Trung Đạo)
- 24. Thầy và tôi (Nguyễn Hữu Huấn)
- 25. 50 năm chặng hành trình bất tận (Song Thư TTH)
- 26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)
- 27. Chúc mừng 50 năm Sinh nhật Bổn sư (Thơ:Thị Thiện Phạm Công Hoàng)
- 28. HT.Thích Như Điển trải nghiệm… (Thích Như Tú)
- 29. Thích Tử Như Lai (Thơ: Thích Hạnh Tuệ)
- 30. Sư Phụ tôi - Bồ Tát trợ duyên (Hoa Lan - Thiện Giới)
- 31. Đôi dòng về Ôn (Quảng Hương)
- 32. Người Thầy cũ (Lý Phách Mai)
- 33. Nhớ ngày đầu gặp gỡ (Thiện Nguyện Bảo Chí)
- 34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)
- 36. Những chiếc bao ny-lông… (Văn Công Trâm)
- 37. Những chuyến tàu (Tâm Bạch)
- 38.Tự cảm (Thơ : Tâm Tú Nguyễn Khoa Tuấn)
- 39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)
- 40. Nhớ lại chuyện xưa (Phương Quỳnh - Diệu Thiện)
- 41. Sơ tâm lồng lộng (Thích Hạnh Tuệ)
- 42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)
- 43. Trăng (Thơ : Pháp Nguyên)
- 44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)
- 45. Hương đạo bay xa (Chí Thâm)
- 46. Người Thầy khả kính (Thích Huệ Pháp)
- 47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)
- 48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển
- 49. Xin nguyện làm… (Phan Nguyễn)
- 50. Sinh Nhật (Thơ: Thiện Lâm Phạm Văn Mộc)
- 51. Dấu ấn thần tưọng trong đời tôi (Nguyên Trí NVT)
- 52. Thầy và quê hương (Thích Như Tịnh)
- 53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)
- 54. Hạnh ngộ (Trần Thị Hương Cau)
- 55. Cảm niệm những tháng ngày… (Thích Nữ Giác Anh)
- 56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)
- 57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)
- 58. Sư Phụ đã xuất gia trên nửa thế kỷ (Thích Hạnh Trì)
- 59. Gratitude to the Spiritual Master (Thich Nu Hanh Tri)
- 60. Ngày ấy bây giờ (Thơ : Thích Nữ Như Viên)
- 61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)
- 62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)
- 63. 20 năm quỹ học bổng Thích Như Điển (Phan Thế Tập)
- 64. Tôi đi chùa (Nguyễn Quý Đại)
- 65. Vom Mekong an die Elbe. Buddhisrisches Klosterleben in der vietn. Diaspora (Nguyễn Đức Tiến)
- 66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)
- 67. Kỷ niệm dưới mái chùa xưa (Chơn Đắc Nguyễn Văn Đồng)
- 68. Người gieo mầm Phật pháp (Thích Nữ Chơn Toàn)
- 69. Kính Bổn Sư (Nhạc và Lời Thị Thiện Phạm Công Hoàng)…
- 70. Nhớ Mãi Ơn Thầy (Thích Viên Thành)
- 71. Hình ảnh của Hòa Thượng tại Úc (Hoàng Lan)
- 72.Hình ảnh Lễ Khánh Tuế 65 tuổi
- Viên Giác Tự (thơ)
Theo lời thỉnh nguyện của chùa Phật Tổ Thích Ca, hằng năm vào khoảng trước Tết Nguyên Đán Thầy Phương Trượng Viên Giác đều sang Thụy Sĩ để hướng dẫn các Phật tử 2 ngày thọ Bát Quan Trai và nhân đó cũng để thăm viếng, khích lệ cộng đồng tinh tấn tu tập. Hồi đó, lúc ông xã tôi còn đi đứng bình thường và nhà cũng không xa chùa mấy nên chúng tôi thường đến chùa và được gặp Thầy một vài lần, nhưng chỉ ở xa nghe Thầy giảng thôi rồi về.
Năm nay như một nhân duyên tốt, chị Hai tôi ở
Thầy vẫn là Thầy như thuở nào. Tôi trả lời đại khái cho xong câu hỏi. Nhưng từ câu hỏi đó làm gợi cho tôi hình ảnh về Thầy và làm duyên cho tôi hôm nay có cảm hứng viết lên những dòng về Thầy.
Thật ra từ trước đến giờ tôi và Thầy ít gặp và biết nhau. Tôi sống xa nhà từ nhỏ. Lớn lên lại lấy chồng xa nên ít gần gũi gia đình. Má tôi thì thích tu tập theo Đại Thừa, còn tôi và người chị thứ sáu thì được người cô dẫn dắt theo truyền thông Nguyên Thủy. Do vậy các vị bên Bắc Tông tôi không biết nhiều lắm.
Riêng về Thầy thì hồi đó khi má tôi còn sống tôi thường được nghe bà kể và nhắc về Thầy. Bà có vẻ thương quí Thầy lắm. Mỗi lần mẹ con trò chuyện đều có đề tài về Thầy. Bà kể từ lúc biết Thầy khi chưa có chùa đến khi Thầy tạo dựng được một ngôi chùa lớn tráng lệ ở Hannover, từ cuộc sống giản dị, đơn độc, khó khăn của Thầy lúc đầu ở Đức cho đến vị học trò đầu tiên Thầy thường dẫn theo đến Lebach khi đi Phật sự là Thầy Hạnh Tấn, cho đến ngày Thầy có gần trăm đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia... Câu chót bao giờ má tôi cũng kèm: “Tao phục ổng thiệt đó!”. Do nghe vậy nên dần dà tôi có cảm giác như quen Thầy từ lâu.
Tôi nhớ lần đầu gặp Thầy lâu nhất là lúc đám tang má tôi. Thầy ở lại 2 hôm phát tang và làm lễ. Mấy ngày đó vì buồn nên tôi cũng ít thăm hỏi, trò chuyện với Thầy. Tuy nhiên do lòng từ mẫn và cảm thông nên Thầy đã ân cần chỉ dạy chúng tôi những nghi lễ cũng như cách hướng tâm cúng dường đến vong linh cho má tôi nên tôi cảm thấy được an ủi, ấm cúng phần nào.
Thời gian trôi qua khoảng 2 năm sau tôi được gặp lại Thầy tại chùa Phật Tổ Thích Ca. Do hoan hỷ nên sau buổi lễ tôi mời Thầy và phái đoàn về nhà tôi dùng cơm tối. Tôi quên mất hôm ấy là chủ nhật nên không có chợ để mua thức ăn. Tôi thật ái ngại và lo lắng vì không có chuẩn bị thức ăn trước nên đành cúng dường một bữa cơm đơn sơ đến phái đoàn và vị cao tăng như Thầy. Thầy điềm nhiên độ thực và vui vẻ như ở chùa. Sau đó Thầy có đốt cho má tôi một nén nhang và nói rõ cho mọi người biết tên tuổi lẫn pháp danh của bà. Tôi thật sự vô cùng cảm động và kính phục trước trí nhớ cẩn mật và đức độ của Thầy. Sau đó phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình về Đức. Cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn nhưng Thầy đã để lại nơi tôi một ấn tượng thật thân thiện và an lành.
Sau gần 10 năm vì hoàn cảnh gia đình tôi không có dịp đi chùa như trước nữa nên dần dà cũng ít liên lạc với các Thầy và các bạn hữu. Khi được chị Hai nhắc là Thầy qua lại Thụy Sĩ, bỗng nhiên trí óc tôi gợi lên những ký ức cũ về Thầy và tôi đã cố gắng đến thăm Thầy tại chùa. Tôi nghĩ chắc Thầy không nhớ mặt tôi đâu vì tôi thuộc loại tín nữ vô danh, tiểu tốt bao năm trời biệt vô âm tín, nên khi đến nghe Pháp tôi ngồi vào một góc nghe Thầy giảng. Bất ngờ Thầy gọi tên tôi để hỏi pháp giữa đám đông và còn chỉ điểm đúng danh là Phật tử Nam Tông chính thống. Tôi hết hồn kinh ngạc và khâm phục Thầy vô cùng. Dường như Thầy luôn là như vậy, hay quan tâm đến mọi người dầu người ấy có lưu lạc hay xa cách Thầy bao lâu, nhưng khi gặp lại Thầy vẫn ân cần như trong thân thuộc. Cử chỉ đó, đức hạnh đó khiến nọi người cảm thấy gần gũi với Thầy. Rồi Thầy đến nhà thăm theo lời mời, nhân tiện thăm ông xã tôi đang bị bịnh. Con gái Út cũng được một lần hội ngộ với Sư Cố.
Do câu hỏi của nó nên tôi mới ngẫm nghĩ. Sư Cố ”là ai?. Có phải Sư Cố là sự phụ của bà ngoại hay không? mà sao lại không quản ngại đến thăm một gia đình không cùng Tông phái Đại Thừa? Hay Sư Cố là người luôn với tấm lòng rộng lượng phóng khoáng không phân biệt giai cấp tín ngưỡng, luôn mở rộng tầm tay và tâm hồn với mọi người nên có khả năng thu phục được cả ba thế hệ? Hoặc Sư Cố có phải là vị Phương Trượng có đông học trò mà trong đó có những đệ tử tài đức và những Tăng túc uyên thâm? hay Ngài là vị Tăng lỗi lạc đã đóng góp một phần quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp Đại Thừa tại Châu Âu mà cả Phật Giáo thế giới cũng công nhận công lao hoằng pháp này? Hay Sư Cố là một vị Tăng đã ly gia cắt ái nhưng vì hạnh nguyên độ đời vào giữa thế gian để dìu dắt người qua sông mê biển khổ? Cho dù Sư Cố là gì đi nữa thì với tôi Thầy đơn giản chỉ là vị Thầy khả kính với đầy đủ ý nghĩa và đi đến đâu Sư Cố cũng đem sự an bình, ấm áp cho mọi người.
Còn “Sư Cố ở đâu?”. Người xuất gia có chỗ nào để buột chân đâu. Bốn bể năm châu đều là nhà mà. Thầy tuy tạo ra nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không trụ vào nơi nào cả vì đối với Thầy tất cả đều là hư huyễn. Thầy đến và đi như là “như điển”. Vậy thì nghe Thầy ở đâu biết Thầy ở đó vậy thôi. Có phải chẳng Thầy là người mà:
Bình bát cơm ngàn nhà.
Thân chơi muôn dặm xa.
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua?
Thuỵ Sĩ,