Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Thiền

24/02/201116:04(Xem: 8312)
44. Thiền

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

44. Thiền

Ngày xưa khi Đức Phật mới xuất gia tìm đạo thì Ngài đã tìm đến học thiền với hai vị chuyên về thiền định. Sau khi đã thực hành đến mức độ tối cao như hai vị kia, nhưng Ngài vẫn chưa thấy được chân lý mà Ngài đang đi tìm. Cái mà Đức Phật tìm kiếm là làm thế nào để diệt trừ tất cả dục vọng phát xuất từ trong tâm mà ra. Mà muốn đạt đến chỗ nầy thì Ngài cần phải tìm cách để phát triển trí tuệ một cách sáng suốt. Ngài đã chọn con đường trung đạo như là nhiên liệu cho chiếc xe chở Ngài đi và thiền định là bản đồ đưa Ngài đạt đến đỉnh Giác ngộ. Ngài ngồi tham thiền nhập định dưới cội Bồ-đề suốt 49 ngày đêm. Cuối cùng đến khuya ngày mùng tám tháng chạp âm lịch thì Ngài hoàn toàn “Minh tâm kiến tánh” và chứng được đạo quả Bồ-đề. Mặc dầu thiền định đã được rất lâu trước khi Đức Phật nhập thế, nhưng Ngài là người duy nhất đã đưa thiền định đến chổ cực đỉnh. Từ đó thiền được xem là một pháp môn rất thông dụng của Phật giáo.

Vậy thế nào là thiền tông?

Thiền tông là một trong những pháp môn của Phật giáo mà chủ yếu là lấy tham thiền nhập định làm căn bản tu hành.

Thiền có nghĩa là nghiên cứu, sưu tầm những đối tượng của tâm thức và làm cho tâm tư vắng lặng để dục vọng khỏi phát sinh. Từ đó trí tuệ và tâm sẽ được sáng tỏ.

Định là tập trung tư tưởng vào một cảnh giới duy nhất và đừng để cho tâm ý tán loạn.

Vậy tham thiền nhập định có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất, không cho tán loạn, để cho tâm thể được vắng lặng và trí tuệ được phát sinh ngỏ hầu giúp chúng ta quan sát cũng như suy nghiệm chơn lý.

Trong cuộc sống hàng ngày có ai mà không bị thất tình (mừng, giận, thương, yêu, ghét, sợ, muốn) chi phối để làm cho tâm điên trí đảo. Chẳng những thế lục dục (tình dục do lục căn sinh ra) và bát phong (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) làm cho tâm tánh của con người mê mờ càng thêm mê muội. Càng mê muội thì con người càng dấn thân vào tội lỗi và dĩ nhiên nghiệp căn từ đó mà tác tạo không ngừng. Do đó cuộc đời thê thảm lại càng đen tối hơn.

Sống trong một xã hội càng phức tạp thì tâm của chúng ta càng bị gió lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) làm chao động. Đèn tâm càng chao động thì ánh sáng trí tuệ không thể nào tỏa ra được. Mà nếu ánh sáng trí tụê bị lu mờ thì khó lòng mà xé tan được đám mây vô minh hắc ám ở chúng quanh. Từ đó chân lý sẽ không bao giờ được soi sáng.

Vậy muốn được minh tâm kiến tánh thì trước nhất phải phá cho được đám mây vô minh hắc ám đó để cho đèn trí tuệ được soi sáng. Khi chúng ta tham thiền nhập định thì tâm sẽ an định và sau đó trí tuệ sẽ được phát sinh. Một khi trí tuệ phát sinh thì vô minh sẽ bị tiêu diệt và con đường đưa đến chánh đạo sẽ không còn xa.

Thiền định mới nghe thì tưởng dễ nhưng thực tế lúc thực hành thì rất khó khăn. Muốn đạt được kết quả tốt thì thiền giả phải tốn nhiều công phu và kiên nhẩn để trải qua một thời gian lâu dài tu luyện. Hơn nữa, nếu thiền giả muốn khỏi phải lầm đường lạc hướng thì họ phải cần có một Đại Sư thấu hiểu thiền để chỉ dẫn.

Vậy theo Phật giáo có những loại thiền nào?

Thiền được chia làm hai loại: một là cho chúng sinh trong thế gian nầy thì gọi là thế gian thiền và hai là dành cho những bậc xuất thế như A-la-hán, Bồ-tát và chư Phật thì gọi là xuất thế gian thiền.

I) Thế gian thiền: là tu thiền trong những giai đoạn sơ khởi nên chưa có thể đưa người tu ra ngoài tam giới hay chứng được Thánh quả. Thế gian thiền bao gồm hai giai đoạn: bắt đầu thì có Tứ thiền và sau đó đạt đến Tứ không định.

1) Tứ thiền: là bốn giai đoạn tham thiền để giúp chúng sinh đạt được từ những cái vui thô thiển đến những cái vui vi tế thanh tịnh.

1. Ly sanh hỷ lạc: nhờ tham thiền mà chúng ta có thể xa lìa được cảnh ô trược của thế gian và từ đó tạo ra sự vui mừng.

2. Định sanh hỷ lạc: vì những sự vui mừng ở trên đã làm cho tâm dao động và như thế phải cần vào Định mới có thể diệt trừ nó được. Một khi Định có kết quả thì cái giao động ở tâm đã chấm dứt nhưng cái vui mừng vi tế trong Định lúc nầy bắt đầu phát sinh.

3. Ly hỷ diệu lạc: Mặc dầu cái mừng là vi tế nhưng vẫn làm cho tâm rung động. Thành thử chúng ta phải cố gắng loại bỏ tất cả những cái vui vi tế nầy. Một khi chúng ta thành công để loại bỏ những cái vui vi tế trên thì một nổi vui nhiệm mầu khác lại hiện ra. Đây là cõi vui nhất cho người tham thiền bởi vì các cõi ở dưới thì chỉ có cái vui thô động còn các cõi ở trên thì chỉ là tịch mịch, không còn vui nữa.

4. Xả niệm thanh tịnh: Mặc dầu không còn niềm vui vi tế nào nữa nhưng chúng ta vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Mà hảy còn niềm vui thì tâm hồn hoàn toàn chưa thanh tịnh. Đây là bậc thiền cuối cùng để trừ luôn cái vui mầu nhiệm nầy và sau đó thì tâm dĩ nhiên được hoàn toàn thanh tịnh.

2) Tứ không định: Sau khi đã đạt được giai đoạn thứ tư của Tứ thiền là Xả niệm thanh tịnh thì tâm của chúng ta lúc nầy hoàn toàn thanh tịnh. Nếu muốn tiếp tục tu thiền thì chúng ta phải qua bốn gia đoạn của Tứ không định nầy. Tứ không định có nghĩa là khi vào bốn cái yên tịnh nầy thì chúng ta không còn thấy có cảnh hay tâm thức nữa.

a) Không vô biên xứ định: Mặc dầu tâm của chúng ta đã được thanh tịnh sau khi qua được Tứ thiền, nhưng chúng ta vẫn còn thấy có sắc giới, còn thân còn cảnh. Thật vậy, chính vì bị những hình sắc trói buộc nên chúng ta sanh tâm nhàm chán. Giai đoạn đầu nầy cốt là loại bỏ các hình sắc về thân và cảnh để hội nhập với hư không vô biên. Đó là không thấy có ngăn cách và có biến giới của cảnh.

b) Thức vô biên xứ định: qua được giai đoạn thứ nhất là chúng ta đã có thể rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh. Nhưng chúng ta vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi và vẫn còn thấy biên giới của tâm thức. Giai đoạn nầy là chúng ta phải tiếp tục để xóa bỏ cái biên giới của thức. Nếu thành công thì chúng ta nhập được vào cõi thức vô biên.

c) Vô sở hửu xứ định: Mặc dầu chúng ta không còn thấy biên giới và ngăn cách của thức nhưng chúng ta vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức và có năng sở. Điều nầy có nghĩa là chúng ta còn thấy mình và người và còn thấy có sở hửu. Tiếp tục hành thiền thì chúng ta có thể lìa xa sự chao động, năng sở và nhập định cỏi không sở hửu.

d) Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định: Một khi chúng ta đến được đây thì không còn thấy nhân ngã, năng sở. Nhưng chúng ta vẩn còn tưởng. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Giai đoạn cuối cùng mà chúng ta phải đạt cho được là định không tưởng. Không tưởng ở đây không có nghĩa là vô tri vô giác như đất đá mà vẫn sáng suốt như tấm gương.

Người tu thiền cần phải hiểu rõ là sau khi đạt đến ly hỷ diệu lạc thì con đường từ đây có hai lối rẽ: một con đường đi về hướng A-na-hàm ở cõi Tứ thiên và một con đường khác đi về phía Tứ không của cõi vô sắc. Con đường nầy thuộc về ngoại đạo.

II) Xuất thế gian thiền: Loại nầy thì dành cho những bậc xuất thế. Có bốn thứ thiền dành cho họ: Cửu tưởng quán, Bất hối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Lối tu thiền của họ là dùng các pháp hửu vi làm đối tượng suy nghiệm để đi đến kết quả ly dục và phát sinh vô lậu trí.

Đến đây thì chúng ta thấy là các pháp tu thiền thì nhiều vô số kể. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả viên mãn thì chúng ta cần phải chọn lựa phương pháp nào thích hợp với trình độ của mình chớ không phải gặp pháp môn nào thì tu theo pháp môn ấy được. Điều quan trọng nữa để quyết định sự thành công hay thất bại của tu thiền là phải tìm được vị minh sư để hướng dẫn. Ngày xưa có biết bao vị chân tu đi cầu pháp từ xứ nầy đến xứ nọ. Họ không quản công khó nhọc và đôi khi còn hy sinh cả tính mạng nữa. Nếu một khi vị chân tu ấy đã gặp vị minh sư nào thâu nhận làm đệ tử thì họ phải ở lại hầu hạ vị minh sư ấy trong một thời gian rất lâu để vị minh sư nầy quan sát căn cơ trình độ trước khi truyền cho phương pháp tu. Có như thế thì sự tu hành của vị chân tu kia mới có kết quả. Vì tu thiền đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên nếu muốn học pháp môn nầy thì chúng ta không thể bồn chồn, nóng nảy mà thành được. Người tu pháp môn nầy thì hàng ngày phải cố gắng lo tu tập. Công phu của họ sẽ được tích trữ nhiều năm cho đến khi công tròn quả mãn thì lúc đó họ có thể đạt được “minh tâm kiến tánh”.

Mặc dầu tu thiền thì quá phức tạp nhưng chính nó đã nung đúc lòng từ bi cho chúng ta. Từ năng lực của thiền định chúng ta có thể đoạn trừ tham, sân, si và những phiền não phát sinh từ đó. Khi mà đã đến trình độ cao thì thiền định sẽ giúp không cho ảo tưởng phát sinh và từ đó tâm niệm sẽ lắng yên. Vì thế chúng ta có thể chứng được chân không mà không bị rơi vào chỗ chấp đoạn hư vô và sau cùng chúng ta sẽ tìm sự giải thoát trong cảnh giới của chư Phật.

Còn thiền định của đạo tiên như thế nào?

Theo kinh sách của đạo tiên để lại như kinh Huỳnh Định thì sở dĩ con người sống được và minh mẫn là nhờ có đủ ba món: Tinh , Khí và Thần. Tinh, Khí thì cho xác thân. Còn Thần thì cho mạng sống. Hễ thất tình lục dục quá mạnh thì tinh khí bị hao mòn. Mà một khi tinh khí bị yếu ớt thì Thần bị tối tăm và con người sẽ mất sáng suốt. Do đó, đối với những người muốn luyện tiên thì họ phải trừ dục tính để dưỡng tinh và luyện khí cho thần được cởi mở và phát hiện.

Họ cho rằng khắp thân thể con người đều có những cái huyệt, tức là những lỗ thông khí âm dương. Huyệt ở chót bàn chân gọi là chí âm và huyệt ở đỉnh đầu là thiên thông. Khí đi lên là dương và đi xuống là âm khí. Người tu tiên thì cốt luyện cho âm khí mất đi và chỉ còn cái khí thuần dương đi lên đỉnh đầu, tức là tạo được thần thông. Lý do họ phải trừ bỏ âm khí là vì âm khí làm cho nặng nề, tối tăm, ưa thích điều dâm dục, và làm hao tổn tinh thần. Hể tinh thần bị hao tổn thì Thần bị bế tắc. Nói thế chúng ta là kẻ phàm thì còn nặng khí âm, còn Tiên thì chỉ còn khí thuần dương mà thôi.

Để luyện khí, người tu tiên cũng áp dụng những phép tu gần giống như phép tọa thiền của Phật giáo vậy. Họ tìm đến những nơi thật thanh tịnh để ngồi thiền và tập các phép như: Tọa công, Giao thiên trụ, Thiết giải thấu yết. Nếu họ chuyên tâm trì chí tập trung tư tưởng để luyện “tinh” hóa “khí” và luyện “khí” hóa “thần”.Sau khi đã thuần thục thì họ cũng đạt được năm phép thần thông biến hóa. Khi đó họ trở thành Tiên. Họ có thể xuất thần bay đi dạo chơi các thế giới. Đôi khi họ còn hứng nước mặt trăng để luyện linh đơn uống cho được trường sinh bất tử. Nếu thực sự có thuốc trường sinh bất tử thì chúng ta ngày nay có cơ hội gặp họ ở trên trần gian nầy. Nhưng rất tiếc không còn vị nào sống sót cả. Tiên mà ngày nay chúng ta thấy toàn là tiên nằm trong hẻm (tiên nâu) mà thôi.

Còn Yoga thì như thế nào?

Yoga là một danh từ của Ấn độ có tên là Yuj. Yuj có nghĩa là tự kiềm chế mình vào một quy luật đặc biệt với mục đích là tập trung toàn thể thân tâm làm một để hòa đồng với bản thể của trời đất.

Nhưng trên thực tế thì yoga cũng gọi là thuật luyện khí của Ấn độ gần giống như thuật lưyện khí của đạo Tiên.Theo thuyết Yoga thì trong thân thể của con người có rất nhiều huyệt đạo. Mà bảy cái từ hậu môn lên tới đỉnh đầu là quan trọng nhất. Bảy huyệt này nằm dài theo xương sống và có một đường lên và một đường xuống thông nhau. Vì sự mê và các thú dục vọng che lấp cho nên bảy huyệt ấy bị trắc trở. Nhất là thân thể không được luyện tập, xương sống bị cong đi, thì các huyệt đạo đó bị bế tắc. Vậy nếu muốn cho có thần lực trong người thì phải tập luyện cho xương sống giản ra và sau đó các khớp xương được thông và thẳng.

Để đạt đến những mục đích nầy thì người luyện Yoga phải tập nhiều tư thế. Chẳng hạn như tư thế giản lưng, tư thế trồng chuối để cho thần lực lưu thông tới đỉnh đầu.

Chúng ta sống ở những nước tân tiến ngày nay thì yoga được xem như là một môn thể dục để giúp cho thân thể được khỏe mạnh và trí tuệ được sáng suốt để thành công trong việc làm của mình. Đôi khi, chúng ta còn nghe một số người luyện Yoga để được sống lâu, trẻ mãi không già. Họ mong vượt ra khỏi những dục vọng của xác thân cũng như thoát ra ngoài những lo âu, sợ sệt và tìm đến một cuộc sống an vui tự tại.

Thế nào là thuật thôi miên?

Người tu luyện theo thuật thôi miên thì phải tập trung tư tưởng vào một chỗ để cho tinh thần có sức mạnh sai khiến được sự vật. Lúc đầu, họ ngồi yên một chổ và nhìn chăm chú vào một chấm đen vẽ ở trên tường. Họ phải tập trung tâm trí vào đó ngoài ra họ không còn để ý đến bất cứ việc gì chung quanh nữa. Họ tập ngồi hàng giờ như thế cho đến khi tinh thần không còn tán loạn nữa thì lúc đó họ có đủ sức mạnh để sai khiến kẻ khác. Người thôi miên có thể dùng thôi miên để sai người khác làm những chuyện phi thường như xuất thần đi đến một xứ khác để thăm bà con hay kể lại chuyện quá khứ hoặc tiền thân của một người khác.

Nói tóm lại, nhờ luồng điện tinh thần đã được tập trung thành sức mạnh, người thôi miên có thể bắt người khác làm những việc kỳ lạ theo ý muốn của mình. Nhưng vì tham cầu những điều huyền bí, mầu nhiệm bên ngoài, tâm không chân chính, nên họ không lo dẹp trừ phiền não bên trong để được minh tâm kiến tánh, nên đây không phải là chánh đạo.

Thiền định là quay vào bên trong để nghe rõ tiếng nói của tâm, tiếng nói của Vô thanh mà con người chỉ có thể nghe được những âm thanh huyền diệu nầy khi thân và tâm thật thanh tịnh, sáng suốt không còn tham, sân, si. Khi nghe được tiếng nói nầy thì đã có Định. Mà có Định thì trí tuệ Bát nhã sẽ phát sinh. Một khi có trí tuệ thì con người sẽ không còn thấy mình và mọi vật có sự khác biệt nữa bởi vì mình và chúng sinh đều là một.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2013(Xem: 4291)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 4988)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 4949)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 24966)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
09/12/2012(Xem: 13172)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 8745)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 6644)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 12511)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5090)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 14649)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567