Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Thiền

24/02/201116:04(Xem: 8382)
44. Thiền

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

44. Thiền

Ngày xưa khi Đức Phật mới xuất gia tìm đạo thì Ngài đã tìm đến học thiền với hai vị chuyên về thiền định. Sau khi đã thực hành đến mức độ tối cao như hai vị kia, nhưng Ngài vẫn chưa thấy được chân lý mà Ngài đang đi tìm. Cái mà Đức Phật tìm kiếm là làm thế nào để diệt trừ tất cả dục vọng phát xuất từ trong tâm mà ra. Mà muốn đạt đến chỗ nầy thì Ngài cần phải tìm cách để phát triển trí tuệ một cách sáng suốt. Ngài đã chọn con đường trung đạo như là nhiên liệu cho chiếc xe chở Ngài đi và thiền định là bản đồ đưa Ngài đạt đến đỉnh Giác ngộ. Ngài ngồi tham thiền nhập định dưới cội Bồ-đề suốt 49 ngày đêm. Cuối cùng đến khuya ngày mùng tám tháng chạp âm lịch thì Ngài hoàn toàn “Minh tâm kiến tánh” và chứng được đạo quả Bồ-đề. Mặc dầu thiền định đã được rất lâu trước khi Đức Phật nhập thế, nhưng Ngài là người duy nhất đã đưa thiền định đến chổ cực đỉnh. Từ đó thiền được xem là một pháp môn rất thông dụng của Phật giáo.

Vậy thế nào là thiền tông?

Thiền tông là một trong những pháp môn của Phật giáo mà chủ yếu là lấy tham thiền nhập định làm căn bản tu hành.

Thiền có nghĩa là nghiên cứu, sưu tầm những đối tượng của tâm thức và làm cho tâm tư vắng lặng để dục vọng khỏi phát sinh. Từ đó trí tuệ và tâm sẽ được sáng tỏ.

Định là tập trung tư tưởng vào một cảnh giới duy nhất và đừng để cho tâm ý tán loạn.

Vậy tham thiền nhập định có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất, không cho tán loạn, để cho tâm thể được vắng lặng và trí tuệ được phát sinh ngỏ hầu giúp chúng ta quan sát cũng như suy nghiệm chơn lý.

Trong cuộc sống hàng ngày có ai mà không bị thất tình (mừng, giận, thương, yêu, ghét, sợ, muốn) chi phối để làm cho tâm điên trí đảo. Chẳng những thế lục dục (tình dục do lục căn sinh ra) và bát phong (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) làm cho tâm tánh của con người mê mờ càng thêm mê muội. Càng mê muội thì con người càng dấn thân vào tội lỗi và dĩ nhiên nghiệp căn từ đó mà tác tạo không ngừng. Do đó cuộc đời thê thảm lại càng đen tối hơn.

Sống trong một xã hội càng phức tạp thì tâm của chúng ta càng bị gió lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) làm chao động. Đèn tâm càng chao động thì ánh sáng trí tuệ không thể nào tỏa ra được. Mà nếu ánh sáng trí tụê bị lu mờ thì khó lòng mà xé tan được đám mây vô minh hắc ám ở chúng quanh. Từ đó chân lý sẽ không bao giờ được soi sáng.

Vậy muốn được minh tâm kiến tánh thì trước nhất phải phá cho được đám mây vô minh hắc ám đó để cho đèn trí tuệ được soi sáng. Khi chúng ta tham thiền nhập định thì tâm sẽ an định và sau đó trí tuệ sẽ được phát sinh. Một khi trí tuệ phát sinh thì vô minh sẽ bị tiêu diệt và con đường đưa đến chánh đạo sẽ không còn xa.

Thiền định mới nghe thì tưởng dễ nhưng thực tế lúc thực hành thì rất khó khăn. Muốn đạt được kết quả tốt thì thiền giả phải tốn nhiều công phu và kiên nhẩn để trải qua một thời gian lâu dài tu luyện. Hơn nữa, nếu thiền giả muốn khỏi phải lầm đường lạc hướng thì họ phải cần có một Đại Sư thấu hiểu thiền để chỉ dẫn.

Vậy theo Phật giáo có những loại thiền nào?

Thiền được chia làm hai loại: một là cho chúng sinh trong thế gian nầy thì gọi là thế gian thiền và hai là dành cho những bậc xuất thế như A-la-hán, Bồ-tát và chư Phật thì gọi là xuất thế gian thiền.

I) Thế gian thiền: là tu thiền trong những giai đoạn sơ khởi nên chưa có thể đưa người tu ra ngoài tam giới hay chứng được Thánh quả. Thế gian thiền bao gồm hai giai đoạn: bắt đầu thì có Tứ thiền và sau đó đạt đến Tứ không định.

1) Tứ thiền: là bốn giai đoạn tham thiền để giúp chúng sinh đạt được từ những cái vui thô thiển đến những cái vui vi tế thanh tịnh.

1. Ly sanh hỷ lạc: nhờ tham thiền mà chúng ta có thể xa lìa được cảnh ô trược của thế gian và từ đó tạo ra sự vui mừng.

2. Định sanh hỷ lạc: vì những sự vui mừng ở trên đã làm cho tâm dao động và như thế phải cần vào Định mới có thể diệt trừ nó được. Một khi Định có kết quả thì cái giao động ở tâm đã chấm dứt nhưng cái vui mừng vi tế trong Định lúc nầy bắt đầu phát sinh.

3. Ly hỷ diệu lạc: Mặc dầu cái mừng là vi tế nhưng vẫn làm cho tâm rung động. Thành thử chúng ta phải cố gắng loại bỏ tất cả những cái vui vi tế nầy. Một khi chúng ta thành công để loại bỏ những cái vui vi tế trên thì một nổi vui nhiệm mầu khác lại hiện ra. Đây là cõi vui nhất cho người tham thiền bởi vì các cõi ở dưới thì chỉ có cái vui thô động còn các cõi ở trên thì chỉ là tịch mịch, không còn vui nữa.

4. Xả niệm thanh tịnh: Mặc dầu không còn niềm vui vi tế nào nữa nhưng chúng ta vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Mà hảy còn niềm vui thì tâm hồn hoàn toàn chưa thanh tịnh. Đây là bậc thiền cuối cùng để trừ luôn cái vui mầu nhiệm nầy và sau đó thì tâm dĩ nhiên được hoàn toàn thanh tịnh.

2) Tứ không định: Sau khi đã đạt được giai đoạn thứ tư của Tứ thiền là Xả niệm thanh tịnh thì tâm của chúng ta lúc nầy hoàn toàn thanh tịnh. Nếu muốn tiếp tục tu thiền thì chúng ta phải qua bốn gia đoạn của Tứ không định nầy. Tứ không định có nghĩa là khi vào bốn cái yên tịnh nầy thì chúng ta không còn thấy có cảnh hay tâm thức nữa.

a) Không vô biên xứ định: Mặc dầu tâm của chúng ta đã được thanh tịnh sau khi qua được Tứ thiền, nhưng chúng ta vẫn còn thấy có sắc giới, còn thân còn cảnh. Thật vậy, chính vì bị những hình sắc trói buộc nên chúng ta sanh tâm nhàm chán. Giai đoạn đầu nầy cốt là loại bỏ các hình sắc về thân và cảnh để hội nhập với hư không vô biên. Đó là không thấy có ngăn cách và có biến giới của cảnh.

b) Thức vô biên xứ định: qua được giai đoạn thứ nhất là chúng ta đã có thể rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh. Nhưng chúng ta vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi và vẫn còn thấy biên giới của tâm thức. Giai đoạn nầy là chúng ta phải tiếp tục để xóa bỏ cái biên giới của thức. Nếu thành công thì chúng ta nhập được vào cõi thức vô biên.

c) Vô sở hửu xứ định: Mặc dầu chúng ta không còn thấy biên giới và ngăn cách của thức nhưng chúng ta vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức và có năng sở. Điều nầy có nghĩa là chúng ta còn thấy mình và người và còn thấy có sở hửu. Tiếp tục hành thiền thì chúng ta có thể lìa xa sự chao động, năng sở và nhập định cỏi không sở hửu.

d) Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định: Một khi chúng ta đến được đây thì không còn thấy nhân ngã, năng sở. Nhưng chúng ta vẩn còn tưởng. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Giai đoạn cuối cùng mà chúng ta phải đạt cho được là định không tưởng. Không tưởng ở đây không có nghĩa là vô tri vô giác như đất đá mà vẫn sáng suốt như tấm gương.

Người tu thiền cần phải hiểu rõ là sau khi đạt đến ly hỷ diệu lạc thì con đường từ đây có hai lối rẽ: một con đường đi về hướng A-na-hàm ở cõi Tứ thiên và một con đường khác đi về phía Tứ không của cõi vô sắc. Con đường nầy thuộc về ngoại đạo.

II) Xuất thế gian thiền: Loại nầy thì dành cho những bậc xuất thế. Có bốn thứ thiền dành cho họ: Cửu tưởng quán, Bất hối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Lối tu thiền của họ là dùng các pháp hửu vi làm đối tượng suy nghiệm để đi đến kết quả ly dục và phát sinh vô lậu trí.

Đến đây thì chúng ta thấy là các pháp tu thiền thì nhiều vô số kể. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả viên mãn thì chúng ta cần phải chọn lựa phương pháp nào thích hợp với trình độ của mình chớ không phải gặp pháp môn nào thì tu theo pháp môn ấy được. Điều quan trọng nữa để quyết định sự thành công hay thất bại của tu thiền là phải tìm được vị minh sư để hướng dẫn. Ngày xưa có biết bao vị chân tu đi cầu pháp từ xứ nầy đến xứ nọ. Họ không quản công khó nhọc và đôi khi còn hy sinh cả tính mạng nữa. Nếu một khi vị chân tu ấy đã gặp vị minh sư nào thâu nhận làm đệ tử thì họ phải ở lại hầu hạ vị minh sư ấy trong một thời gian rất lâu để vị minh sư nầy quan sát căn cơ trình độ trước khi truyền cho phương pháp tu. Có như thế thì sự tu hành của vị chân tu kia mới có kết quả. Vì tu thiền đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên nếu muốn học pháp môn nầy thì chúng ta không thể bồn chồn, nóng nảy mà thành được. Người tu pháp môn nầy thì hàng ngày phải cố gắng lo tu tập. Công phu của họ sẽ được tích trữ nhiều năm cho đến khi công tròn quả mãn thì lúc đó họ có thể đạt được “minh tâm kiến tánh”.

Mặc dầu tu thiền thì quá phức tạp nhưng chính nó đã nung đúc lòng từ bi cho chúng ta. Từ năng lực của thiền định chúng ta có thể đoạn trừ tham, sân, si và những phiền não phát sinh từ đó. Khi mà đã đến trình độ cao thì thiền định sẽ giúp không cho ảo tưởng phát sinh và từ đó tâm niệm sẽ lắng yên. Vì thế chúng ta có thể chứng được chân không mà không bị rơi vào chỗ chấp đoạn hư vô và sau cùng chúng ta sẽ tìm sự giải thoát trong cảnh giới của chư Phật.

Còn thiền định của đạo tiên như thế nào?

Theo kinh sách của đạo tiên để lại như kinh Huỳnh Định thì sở dĩ con người sống được và minh mẫn là nhờ có đủ ba món: Tinh , Khí và Thần. Tinh, Khí thì cho xác thân. Còn Thần thì cho mạng sống. Hễ thất tình lục dục quá mạnh thì tinh khí bị hao mòn. Mà một khi tinh khí bị yếu ớt thì Thần bị tối tăm và con người sẽ mất sáng suốt. Do đó, đối với những người muốn luyện tiên thì họ phải trừ dục tính để dưỡng tinh và luyện khí cho thần được cởi mở và phát hiện.

Họ cho rằng khắp thân thể con người đều có những cái huyệt, tức là những lỗ thông khí âm dương. Huyệt ở chót bàn chân gọi là chí âm và huyệt ở đỉnh đầu là thiên thông. Khí đi lên là dương và đi xuống là âm khí. Người tu tiên thì cốt luyện cho âm khí mất đi và chỉ còn cái khí thuần dương đi lên đỉnh đầu, tức là tạo được thần thông. Lý do họ phải trừ bỏ âm khí là vì âm khí làm cho nặng nề, tối tăm, ưa thích điều dâm dục, và làm hao tổn tinh thần. Hể tinh thần bị hao tổn thì Thần bị bế tắc. Nói thế chúng ta là kẻ phàm thì còn nặng khí âm, còn Tiên thì chỉ còn khí thuần dương mà thôi.

Để luyện khí, người tu tiên cũng áp dụng những phép tu gần giống như phép tọa thiền của Phật giáo vậy. Họ tìm đến những nơi thật thanh tịnh để ngồi thiền và tập các phép như: Tọa công, Giao thiên trụ, Thiết giải thấu yết. Nếu họ chuyên tâm trì chí tập trung tư tưởng để luyện “tinh” hóa “khí” và luyện “khí” hóa “thần”.Sau khi đã thuần thục thì họ cũng đạt được năm phép thần thông biến hóa. Khi đó họ trở thành Tiên. Họ có thể xuất thần bay đi dạo chơi các thế giới. Đôi khi họ còn hứng nước mặt trăng để luyện linh đơn uống cho được trường sinh bất tử. Nếu thực sự có thuốc trường sinh bất tử thì chúng ta ngày nay có cơ hội gặp họ ở trên trần gian nầy. Nhưng rất tiếc không còn vị nào sống sót cả. Tiên mà ngày nay chúng ta thấy toàn là tiên nằm trong hẻm (tiên nâu) mà thôi.

Còn Yoga thì như thế nào?

Yoga là một danh từ của Ấn độ có tên là Yuj. Yuj có nghĩa là tự kiềm chế mình vào một quy luật đặc biệt với mục đích là tập trung toàn thể thân tâm làm một để hòa đồng với bản thể của trời đất.

Nhưng trên thực tế thì yoga cũng gọi là thuật luyện khí của Ấn độ gần giống như thuật lưyện khí của đạo Tiên.Theo thuyết Yoga thì trong thân thể của con người có rất nhiều huyệt đạo. Mà bảy cái từ hậu môn lên tới đỉnh đầu là quan trọng nhất. Bảy huyệt này nằm dài theo xương sống và có một đường lên và một đường xuống thông nhau. Vì sự mê và các thú dục vọng che lấp cho nên bảy huyệt ấy bị trắc trở. Nhất là thân thể không được luyện tập, xương sống bị cong đi, thì các huyệt đạo đó bị bế tắc. Vậy nếu muốn cho có thần lực trong người thì phải tập luyện cho xương sống giản ra và sau đó các khớp xương được thông và thẳng.

Để đạt đến những mục đích nầy thì người luyện Yoga phải tập nhiều tư thế. Chẳng hạn như tư thế giản lưng, tư thế trồng chuối để cho thần lực lưu thông tới đỉnh đầu.

Chúng ta sống ở những nước tân tiến ngày nay thì yoga được xem như là một môn thể dục để giúp cho thân thể được khỏe mạnh và trí tuệ được sáng suốt để thành công trong việc làm của mình. Đôi khi, chúng ta còn nghe một số người luyện Yoga để được sống lâu, trẻ mãi không già. Họ mong vượt ra khỏi những dục vọng của xác thân cũng như thoát ra ngoài những lo âu, sợ sệt và tìm đến một cuộc sống an vui tự tại.

Thế nào là thuật thôi miên?

Người tu luyện theo thuật thôi miên thì phải tập trung tư tưởng vào một chỗ để cho tinh thần có sức mạnh sai khiến được sự vật. Lúc đầu, họ ngồi yên một chổ và nhìn chăm chú vào một chấm đen vẽ ở trên tường. Họ phải tập trung tâm trí vào đó ngoài ra họ không còn để ý đến bất cứ việc gì chung quanh nữa. Họ tập ngồi hàng giờ như thế cho đến khi tinh thần không còn tán loạn nữa thì lúc đó họ có đủ sức mạnh để sai khiến kẻ khác. Người thôi miên có thể dùng thôi miên để sai người khác làm những chuyện phi thường như xuất thần đi đến một xứ khác để thăm bà con hay kể lại chuyện quá khứ hoặc tiền thân của một người khác.

Nói tóm lại, nhờ luồng điện tinh thần đã được tập trung thành sức mạnh, người thôi miên có thể bắt người khác làm những việc kỳ lạ theo ý muốn của mình. Nhưng vì tham cầu những điều huyền bí, mầu nhiệm bên ngoài, tâm không chân chính, nên họ không lo dẹp trừ phiền não bên trong để được minh tâm kiến tánh, nên đây không phải là chánh đạo.

Thiền định là quay vào bên trong để nghe rõ tiếng nói của tâm, tiếng nói của Vô thanh mà con người chỉ có thể nghe được những âm thanh huyền diệu nầy khi thân và tâm thật thanh tịnh, sáng suốt không còn tham, sân, si. Khi nghe được tiếng nói nầy thì đã có Định. Mà có Định thì trí tuệ Bát nhã sẽ phát sinh. Một khi có trí tuệ thì con người sẽ không còn thấy mình và mọi vật có sự khác biệt nữa bởi vì mình và chúng sinh đều là một.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 76739)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120927)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24374)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13224)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 8519)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 15421)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 19035)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 17181)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 34164)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6468)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567