Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhịp Cầu Thế Hệ Của Đạo Phật Ngày Nay

22/02/202111:25(Xem: 3479)
Nhịp Cầu Thế Hệ Của Đạo Phật Ngày Nay



Duc The Ton 1


NHỊP CẦU THẾ HỆ
CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY




Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc.

Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z).

Thế hệ Z là giới  trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram…  đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: Số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…

Chúng ta, thế hệ cha ông, đã có sự chuẩn bị gì chưa để trao “cung kiếm” trong cuộc sống đời thường hay “y bát” trong biểu tượng tâm linh đời sống đạo cho thế hệ Z?

Mối ưu tư canh cánh của thế hệ đàn anh đang lần lượt ra đi là sự kế thừa truyền thống Việt Nam của thế hệ Z. Thế hệ tuổi già có khuynh hướng sống về quá khứ: “Quá khứ oai hùng, quá khứ vàng son, quá khứ cao quý…” thường được nhắc đến trong cảnh đời chiều trà dư tửu hậu. Nhưng ngôn ngữ và cảm xúc thường bay đi mơ hồ như gió thoảng bụi tre vì thực tế chẳng có gì đọng lại để nắm bắt hay làm điểm tựa.

Sáng nay, thứ Bảy 20-2-2021, tôi được theo dõi một cuộc Hội luận Trực tuyến  của các thành viên đạo Phật trên mạng lưới online.


https://www.facebook.com/kientrungphan/videos/3880244185367293



blank



 Trách nhiệm “đăng cai” (host) là Cư sĩ Phan Trung Kiên ở San Diego. Dẫn chương trình là Cư sĩ Trần Trung Đạo ở Boston. Thuyết minh là cư sĩ Nguyễn Hồng Dũng ở San Jose. Tham gia ý kiến là Cư sĩ Thị Thiện và Cư sĩ Phù Vân Nguyên (cùng thiện phu nhân?) ở châu Âu. Nhân vật chính của buổi hội luận là Hoà thượng Thích Như Điển, pháp chủ chùa Viên Giác ở Đức Quốc. Các phần phát biểu đều tập trung nói lên tinh thần vinh danh sự thành tựu về quá trình tu trì, nghiên cứu, học tập, sáng tác và hoằng pháp của Thầy trong suốt mấy thập niên qua cho Phật giáo Việt Nam và phát huy văn hóa dân tộc tại Đức Quốc và Hải ngoại. Cũng theo các diễn giả và phát biểu của Thầy thì với khoảng 70 tác phẩm đủ các thể loại văn chương, nghệ thuật, biên khảo và triết học Phật giáo xuất hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Nhật, Anh, Pháp, Đức đã nâng tầm ảnh hưởng sâu rộng của Thầy trong quá trình giới thiệu Phật giáo và văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới. 

Chương trình hội luận còn mở rộng thêm về những đề tài Phật giáo mà tất cả mọi người đang quan tâm. Đó là tình hình hiện tại và tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Trong nước, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trong Lá Thư Ngày Tết 2021 gởi đến Chư tôn Trưởng Lão và Huynh đệ Bốn chúng. Khi nói đền hiện trạng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, Thầy nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệnh hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúng, thỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.”

Và Thầy Tuệ Sỹ đã quyết liệt phê phán hiện tượng “nói Phật còn hơn Phật nói (!)”. Đó là:Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, diễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụ, chánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả…”

Chân lý chỉ có một. Bởi Phật tánh là thể tánh, không có phiên bản hay phỏng thể, nên Thầy Tuệ Sỹ cẩn trọng lý giải rằng:

“Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất. Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ.”


blank



Quy luật khách quan và tất yếu, như Thầy Tuệ Sỹ đã mô tả và bình luận về “ấn tượng hư cấu” sự hưng thịnh Chánh pháp dựa trên giả tướng hình tướng thì rốt cuộc, sau những màu mè hào nhoáng đang ẩn chứa một sự suy tàn không thể nào tránh khỏi:

 “Cũng vậy, những giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh pháp, đồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu.”

Như một thông điệp mùa Xuân, quang minh mà trầm thống về sự thịnh suy của Đạo và Đời, tất cả đều mong manh và giả tạm “thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, Chân Nguyên sẽ hiển lộ khi nhân thuận và duyên lành cùng hội đủ: “…như mặt trời giữa hư không, sau những lúc bị mây mù, khói bụi che khuất, rồi cũng xuất hiện tỏa sáng thế gian. Cũng vậy, mặt trời trí tuệ, vốn là Giác tính uyên nguyên của mọi loài chúng sinh, trong sinh tử trường kỳ bị che lấp bởi khách trần phiền não, rồi cũng sẽ bừng sáng khi nhân duyên hội đủ.”

Dẫu trong bất cứ hoàn cảnh của vọng nghiệp và chướng duyên nào tác tạo, đạo Phật không có điểm dừng của tuyệt vọng. 

Như trong cuộc Hội luận sáng hôm nay, Thầy Thích Như Điển cũng như các diễn giả cùng phân tích và thảo luận rằng, khi tham khảo và phân tích những nhận định của Thầy Tuệ Sỹ trong Thư Chúc Tết, đường bay của Phật giáo là phương trời cao rộng của con chim đại bàng có đôi cánh: Cánh xuất gia và cánh tại gia. Nên dẫu bay tới phương trời nào và trong hoàn cảnh ra sao cũng không lo cánh mềm, lạc hướng. 

Điều quan tâm gần nhất nhưng chưa có một phương hướng sáng sủa, rõ ràng trước mắt vẫn là sự phát triển của thế hệ Z và tương lai đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Âu Mỹ sau Thế Chiến thứ nhất (1914-1918) đã có một Thế Hệ Lạc Hướng (Lost Generation) vì hai thế hệ Cha Ông và Con Cháu đã bị lạc nhau vì chiến tranh, phân hóa và tầm nhìn lệch hướng. Những nhà tâm lý và xã hội thời danh đã quy nguyên nhân chính cho sự lạc hướng đó vì ba lối: lối nhìn, lối nghĩ và lối sống của hai thế hệ đàn anh và đàn em quá khác nhau nhưng cuộc sống thiếu những Chiếc Cầu Thế Hệ để điều hòa và hóa giải bắc ngang hai đầu qua hai bến bờ khác biệt. 

Khi cuộc hội luận sắp kết thúc Thầy Như Điển đã tình cờ hé cho biết là Thầy Tuệ Sỹ sinh năm 1945, Thầy Như Điển sinh năm 1949. Tôi nghĩ đến hình ảnh ví von con chim đại bàng Phật giáo có đôi cánh, bên xuất gia và bên tại gia nhưng cùng nhìn về một hướng. Tôi sinh năm 1946 nên nghĩ ngay đến các anh chị em còn trẻ đang có mặt ở trên diễn đàn như Trần Trung Đạo, Nguyễn Hồng Dũng, Phan Trung Kiên… và hệ thống Gia Đình Phật Tử Việt Nam rất có khả năng là những chiếc cầu thế hệ bắc ngang qua bờ U-70, U-80, U-90… của thế hệ chúng tôi đến bờ thế hệ Z bên kia. 

Năm mới, bánh tét, bánh chưng vẫn còn làm tôi nhớ là sắm Tết, chuẩn bị cho Tết vui hơn là ăn Tết. Muốn đến thì phải đi; muốn thấy thì phải nhìn và muốn hiểu thì phải đầu tư suy nghĩ. Hy vọng, cuộc hội luận hôm nay là dấu hiệu khởi hành cho hướng đi, lối nhìn và cách suy nghĩ của những người anh, người chị đang làm thế hệ bắc cầu trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.



Sacramento Mồng 8 Tết Tân Sửu 2021

Trần Kiêm Đoàn

   





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 121084)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24402)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13260)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 8532)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 15448)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 19066)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 17201)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 34527)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6482)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567