Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Nghiệp và Nghiệp Quả

24/02/201116:04(Xem: 7827)
13. Nghiệp và Nghiệp Quả

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

13. Nghiệp và Nghiệp Quả

Đã là con người ở trong thế gian này, ai ai cũng phải trải qua những thành bại thịnh suy, nhục vinh vui khổ. Có người thì nghĩ rằng cuộc đời của chúng ta chẳng qua là sự an bài của số mạng hay thiên mạng. Họ tin rằng con người sinh ra mọi việc đều do số định sẵn, hoặc ông trời đã sắp đặt cho. Bởi thế trong nho giáo có câu:

“Nhơn nguyện như thử, thiên lý vị nhiên”

Tạm dịch : Người mong như thế, lẽ trời chưa vậy.

Hoặc là: “Thiên võng khơi khơi, sơ nhi bất lậu”, có nghĩa là: lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

Câu này khẳng định là một khi số trời đã định thì không ai thoát ra khỏi được.

Nhưng nếu quả thật có một ông trời mà có quyền quyết định mọi hành động và số mạng của chúng ta, thì đời sống của chúng ta thử hỏi có còn thú vị gì chăng? Khi ông trời muốn ta vui, thì ta được vui. Còn nếu ông trời muốn ta khổ, thì ta phải khổ. Nói một cách khác thì mọi sự khổ vui của con người do số định sẵn, thì con người phải chấp nhận số phận của mình, gặp hoàn cảnh nào cam chịu hoàn cảnh đó. Nếu gặp phải cảnh quá khắc nghiệt, thì họ đâm ra than trời trách đất, cho rằng trời đất đã chơi xấu họ và làm cuộc đời họ thêm điêu tàn.

Giáo lý của Đức Phật thì ngược lại. Con người là Thượng đế của chính mình chớ không ai khác, bởi vì chỉ có mình mới có thể thay đổi vận mệnh cho mình bằng cách cải biến những nghiệp căn. Do đó hạnh phúc hay đau khổ là do chính chúng ta tự tạo lấy cho mình. Hễ mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình phải chịu quả nghiệp ấy chứ không ai có thể cầm cân thưởng phạt, ban phước hoặc giáng họa cho mình cả.

Chúng ta biết giáo lý của Đức Phật thì cao thâm còn kinh điển thì thiên kinh vạn quyển, nhưng nếu chúng ta ngẩm nghĩ lại thì tựu trung toàn bộ giáo pháp đã đăt trọng tâm vào một chữ "nghiệp" mà thôi. Bởi vì nếu không có nghiệp thì không có luân hồi, không còn sanh tử, không có tái sanh, không còn đau khổ, và sẽ không còn chúng sinh, không còn Bồ tát nữa. Thế giới này sẽ không còn gọi là trần gian, mà sẽ đổi lại thành thế giới Cực lạc.

Vậy nghiệp nghĩa là gì?

Nghiệp có nghĩa là do những tư tưởng, lời nói và hành động cố ý mà tạo thành. Có ba loại nghiệp là: thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký nghiệp (không lành mà cũng chẳng dữ). Chẳng hạn như có một con muỗi đậu trên cánh tay của chúng ta, nếu chúng ta đưa tay đập chết nó thì đó là hành động cố ý sát sanh, thì dĩ nhiên là sẽ mang nghiệp quả. Nhưng khi nằm xuống, chúng ta không biết nên đè chết con muỗi, đây là việc làm không tác ý, như vậy hành động này không có nghiệp quả trong tương lai. Đôi khi chúng ta thấy có người cần sự giúp đở hay người xin tiền trên hè phố thì phản ứng tự nhiên là thò tay móc túi cho nhưng trong lòng không có ý niệm từ bi hay thương xót. Hành động nầy tiếp tục mãi thì một ngày nào đó chúng ta tuy vô tình mua tâm vé số mà vẫn được trúng (vô ký).

Có người thắc mắc là tại sao trong xã hội có người yểu tử, có kẻ lại sống lâu, có người bịnh hoạn, kẻ khác thì mạnh khỏe, kẻ xinh đẹp, người xấu xí, kẻ giàu sang, người nghèo khổ. Nguyên nhân nào có sự bất bình đẳng như thế giữa con người với con người?

Đức Phật trả lời rằng:

“Chúng sanh thọ lãnh báo ứng của Nghiệp mà họ đã tạo tác và chính vì nghiệp báo nầy mà có sự bất bình đẳng giữa tất cả chúng sinh”.

Thật vậy, Nghiệp là do chúng ta gây ra từ đời trước. Nếu đời trước hành động thiện thì đời này ta sinh ra gặp hoàn cảnh tốt, mọi việc đều như ý. Nếu đời trước hành động ác thì đời này sinh ra trong hoàn cảnh xấu xa, không vừa ý. Thế là hiện nay chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu của chúng ta từ kiếp trước chuyển đến mà thôi. Trong kinh Nhơn Quả có nói:” Muốn biết nhân đời trước, chỉ cần xem quả hiện tại ta đang lãnh; và nếu muốn biết quả đời sau, chỉ cần xem nhân mà ta tạo trong đời này”.

Vậy Nghiệp từ đâu mà có?

Phàm là con người thì chúng ta dễ dàng bị Vô minh, vọng tưởng làm mê muội, mà Tham, Sân, Si là tác động chính. Thật vậy, chính tham, sân, si là ba con rắn độc đã sát hại không biết bao người trong đời nầy. Chẳng những chúng hại người trong đời này, mà còn gây tai ương cho không biết bao kiếp nữa. Còn tham sân si là con người còn đau khổ. Trong ba con rắn độc nầy, thì con rắn Si mê là độc hại hơn cả, bởi si mê nên ta cứ tưởng cảnh giả dối là chơn thật quý báu, và vì thấy những ảo tưởng như thế, nên lòng tham nổi lên để tìm mọi cách chiếm đoạt. Nếu không đoạt được thì tâm sân sẽ nỗi dậy làm cho chúng ta cuồng điên. Thế là từ si khởi tham, từ tham sanh sân, để tạo nghiệp gây khổ cho mình và cho người. Muốn phá tan cây tam độc này, thì chúng ta phải dùng cuốc xẻn để đào tung cái gốc si mê lên. Một khi gốc si mê đã tróc thì thân tham và cành lá sân cũng đổ ngã theo và do đó cây tam độc từ đây sẽ khô khan và bị tiêu hủy.

Nhưng tham sân si đã phát hiện bằng cách nào? Xin thưa, chúng phát khởi từ thân, khẩu và ý của chúng ta.

Ø Thân: là những việc làm mà thân phát sinh là: sát sanh, trộm cắp, và dâm dục. Nếu chúng ta phạm những điều này thì gọi là ác nghiệp, mà nếu chúng ta quyết chí tránh xa nó thì gọi là thiện nghiệp.

Ø Khẩu: là miệng của chúng ta tạo ra lắm điều phiền toái chẳng hạn như: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, và nói lời hung ác. Nếu phạm những điều trên, thì chúng ta đã tạo ra ác nghiệp. Còn nếu tu chỉnh, ăn ngay nói thật, thì chúng ta sẽ tạo ra thiện nghiệp.

Ø Ý: là tư tưởng mà dễ dàng phát sinh ra tam độc: tham lam, giận hờn, si mê. Nếu ta theo nó thì ác nghiệp phát sinh, còn tránh xa nó thì thiện nghiệp sẽ được vun bồi.

Vậy thân, khẩu, ý đã tạo ra 10 cái nghiệp mà thường được gọi là thập ác nghiệp. Đó là sát sanh, trộm cắp, dâm duc, nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, tham, sân , si. Nếu chúng ta phạm những điều này thì chính mình đã tạo ra thập ác nghiệp và dĩ nhiên đường dữ sẳn sàng chờ đón chúng ta. Còn nếu chúng ta tránh xa 10 con quái vật này thì đường hậu vận của mình sẽ huy hoàng sáng lạng, cõi cực lạc sẽ chờ đón chúng ta.

Thế thì cuộc sống hiện tại chúng ta thấy có những nghiệp gì?

o Sanh nghiệp: là nghiệp chi phối sự tái sanh. Thần thức tái sanh và sắc ngũ uẩn đầu tiên sẽ tùy thuộc vào sanh nghiệp này.

o Trí nghiệp: là nghiệp lực duy trì sự sinh tồn của chúng ta từ khi mới sanh cho đến khi chết. Sự sung sướng hay khổ đau trong kiếp sống của chúng ta là tùy thuộc vào trí nghiệp này.

o Chướng nghiệp: là nghiệp làm trở ngại sanh nghiệp khiến cho đời sống đang bình thường bổng gặp khó khăn.

o Đoản nghiệp: là nghiệp lực cắt đứt sanh nghiệp, đây là trường hợp những người chết bất đắc kỳ tử. Khi đoản nghiệp của một người phát sinh quá mạnh, thì kiếp sống của họ bị đứt đoạn nữa chừng.

Đã nói về nghiệp, thì phải có nghiệp báo.

Vậy có nhửng nghiệp báo nào?

v Cực trọng nghiệp: đây là một nghiệp lực rất mạnh và nếu là nghiệp ác thì sẽ luân hồi vào địa ngục ngay. Đó là những tội giết cha, giết mẹ, giết thầy…

v Cận tử nghiệp: là nghiệp tạo ra lúc lâm chung. Nghiệp này có thể do hành động, lời nói, hay chỉ nhớ lại những nghiệp đã làm lúc sanh tiền. Một người có thể suốt đời làm việc thiện nhưng khi chết lại nhớ một điều ác gì đó rồi sanh vào cảnh khổ. Trái lại một người luôn luôn làm chuyện ác, nhưng lúc lâm chung giữ được tâm niệm lành thì vẫn được sanh vào nhân cảnh. Tuy nhiên, những việc làm thiện hay ác trước kia vẫn còn tích trữ cho đến khi hội đủ nhân duyên thì sẽ phát khởi.

v Tập quán nghiệp: là nghiệp thường được tạo tác trong suốt kiếp sống của ta và nó đã trở thành tập quán. Chúng ta tụng kinh, niệm Phật hằng ngày là phát huy trong ta một thói quen tốt. Thói quen này trở thành tập quán thiện và sẽ mang lại kết quả viên mãn.

v Tích lũy nghiệp: là những nghiệp lực còn duy trì chưa phát hiện vì chưa đủ nhân duyên.

Nếu đã có nghiệp báo thì nghiệp báo xảy ra như thế nào?

Luật nghiệp báo còn được gọi là luật nhân quả của hành động thiện hay bất thiện. Vì thế có nghiệp thì xảy ra nhanh, có nghiệp phải đợi đến kiếp sau mới thấy ứng nghiệm. Chúng ta có:

1) Hiện báo nghiệp: là những nghiệp gây hậu quả trong kiếp hiện tại. Thí dụ kẻ giết người thì phải đền tội tử.

2) Sanh bảo nghiệp: là những nghiệp đem lại hậu quả cho kiếp sau. Nếu hiện tại mình tu tâm bố thí, tạo dựng phước đức, thì kiếp sau được hưởng giàu sang.

3) Hậu báo nghiệp: nếu nghiệp chưa được trả xong kiếp hiện tại hay kiếp kế tiếp, thì sẽ được phát khởi trong bất cứ một kiếp nào về sau khi hội đủ nhân duyên.

4) Vô hiệu nghiệp: là những nghiệp đáng lý có kết quả trong hiện kiếp hoặc kiếp sau, nhưng không đủ yếu tố để phát sinh nên trở thành vô hiệu quả.

Tóm lại, sự khổ hay vui đều do nghiệp mà chúng ta đã tạo ra, cho nên dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can đảm nhận chịu, không than thở oán trách ai. Tuy nhiên, nghiệp thì biến chuyển, khi xưa ta hành động ngu tối, thiếu sáng suốt nên chiêu cảm quả khổ. Nay chúng ta đổi hành động theo tâm hồn trong sáng thì quả khổ cũng giảm theo. Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo đó mà đổi thay. Nghiệp không phải cố định cứng ngắc, mà biến chuyển linh động tùy theo tâm tư và hành động của con người. Vì thế trong hiện tại chúng ta cảm thọ cảnh vui hay khổ đều là do nghiệp lành hay dữ trước kia tạo nên. Nếu hiện nay chúng ta chuyển tâm niệm hành động thì sự cảm thọ cũng theo đó mà chuyển.

Nghiệp do mình tạo ra thì chính mình có quyền thay đổi từ nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Chẳng hạn như trước kia chúng ta làm nghề trộm cướp, sau này hối cải đổi thành nghề lương thiện. Nghề nghiệp đổi thay tùy theo tâm tỉnh giác của mình, đổi sang nghề nghiệp mới thì nghề nghiệp cũ từ từ phai nhạt. Vì thế nghiệp nói là sửa đổi, cố gắng tích cực chớ không cam chịu đầu hàng. Nghiệp thì có thể chuyển được, nhưng đòi hỏi chúng ta phải giàu ý chí và đủ nghị lực. Vì thế nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời nay và đời sau đều do mình an bày lấy.

Muốn an vui thì do mình, mà muốn đau khổ thì cũng do mình. Ta là chủ của mọi cuộc sống nếu ta còn muốn tiếp tục. Không ai có thể thay đổi hoặc sắp đặt cuộc khổ vui, chỉ có ta mới là người ban vui cứu khổ cho ta. Ta phải dùng trí tuệ để chọn cho ta một cuộc sống đẹp đẽ vui tươi trong hiện tại và mai sau. Nếu có khổ đau đến với chúng ta, ta hãy cười vì đây là kết quả của những hành vi vụng dại ngày trước của mình mà thôi. Chúng ta hãy trả và chuyển những cái gì không hay của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho tương lai. Nên nhớ rằng nghiệp tức là sinh tử luân hồi. Ngày nào còn tạo nghiệp thì ngày ấy chúng ta còn phiền não khổ đau.

Phải biết tư duy quán chiếu để thấy rằng thế gian vủ trụ là tạm bợ, chỉ là những duyên khởi, không bền không chắc, nay có mai không. Con người chúng ta có được ngày nay chẳng qua là kết quả của tất cả những nghiệp quả mà chúng ta đã tạo tác trong những kiếp quá khứ cộng với những nhân duyên vì thế muốn có cuộc sống vui tươi hạnh phúc, thân thể và hình dáng tốt đẹp thì đời nầy nên tạo nhiều thiện nghiệp. Chúng ta phải luôn luôn lấy thập thiện nghiệp làm căn bản cho cuộc sống bởi vì chính mười nghiệp lành này có công năng ngăn ngừa những hành vi độc ác, làm cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Nhờ đó chúng ta mới có hy vọng thoát ly cảnh sanh tử và chứng được Niết Bàn.

Nên nhớ rằng tuy Thân-Khẩu-Ý tạo ra nghiệp để dẫn dắt con người quây cuồng trong sinh tử luân hồi. Nhưng quý vị có biết nguồn gốc tại sao sinh khởi ra tham-sân-si không? Bởi vì chúng ta nghĩ rằng tấm thân tứ đại của mình là thật. Vì tin chắc nó là thật nên con người mới tìm cách bảo vệ, cung phụng và cố tạo những sở hữu chung quanh như nhà cao, cửa rộng, tiền tài, danh vọng, ăn sang mặc sướng, vợ đẹp, con xinh…Lo lắng bảo vệ cho mình cũng chưa đủ mà con người còn cố gắng tạo tác thêm cho bà con dòng họ…

Vì thế mà họ bất chấp mọi việc thiện ác trong đời miễn sao có lợi thì làm. Lợi dĩ nhiên là có nhưng nghiệp cũng vì thế mà tăng theo. Có thêm một chút thì tạo thêm một chút nghiệp. Mà có nghiệp là còn sinh tử luân hồi. Nhưng khi xuôi tay nhắm mắt thì có ai đem theo tiền tài, danh vọng, vợ đẹp, con xinh…theo mình được đâu? Ngay cả tấm thân mà ngày xưa họ tin chắc là thật của họ thì cũng phải bỏ lại cho trời đất. Nếu thân nầy là thật, là bền vững muôn đời thì tại sao chúng ta không đem theo khi chết?

Ngay cả ông Bành Tổ là người tuy sống lâu nhất trong thế gian mà còn phải chết thì con người có ai sống đời đâu? Nếu thân xác là của thế gian thì nó đâu phải là của ta. Chúng ta chỉ mượn đở để dùng trong đời nầy và trả lại cho trời đất khi ra đi. Khi ra đi thì thân xác, thân bằng quyến thuộc, tiền tài, danh vọng… đều phải bỏ lại hết cho thế gian. Còn cái chắc chắn con người sẽ mang theo là cái nghiệp mà họ đã tạo tác trong lúc sinh tiền để tạo cho tất cả những cái mà họ phải bỏ lại. Vì thế con người nên thức tỉnh mà tu tâm dưỡng tánh để không gây ra nghiệp và tìm những sự an lạc trong tâm thức mà vật chất không bao giờ có thể đem đến được. Đây là những hành trang chứa toàn phước đức và công đức mà con người có thể mang theo họ vào cõi an lành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2013(Xem: 4255)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 4963)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 4907)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 24839)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
09/12/2012(Xem: 13075)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 8698)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 6588)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 12414)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5040)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 14540)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567