Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Đạo đế

24/02/201116:04(Xem: 8231)
36. Đạo đế

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

36. Đạo đế
(Nirodha Gramadukkha) (The Noble Path)

Đạo đế đóng một vai trò tối quan trọng trong toàn bộ Tứ diệu đế nói riêng và giáo lý Đạo Phật nói chung. Chúng ta đã biết rõ những nổi khổ đau và nguyên nhân dẫn đến những sự khổ đau nầy. Nếu Đức Phật không dạy cho chúng ta những phương pháp thực tiển để diệt trừ tất cả mọi sự khổ đau đó để tìm thấy một chân hạnh phúc thì sự biết ở trên chẳng giúp ích gì cả mà còn làm cho chúng ta khổ đau thêm. Chân hạnh phúc mà Đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy ở đây chính là hạnh phúc viên mãn tự tại của cuộc sống này và hạnh phúc mãi mãi cho tương lai để không còn vướng bận bởi luân hồi sinh tử nữa. Chúng ta phải tu luyện để đánh tan mọi vọng tưởng, chấp trước trong tâm. Dùng trí tuệ sáng suốt để tiêu diệt tham, sân, si, ái dục để biến cuộc sống của chúng ta từ nô lệ cho vật chất trở thành thanh cao và ý nghĩa. Cải đổi con người từ ích kỷ, mê muội trở thành vị tha và rộng lượng. Phải coi hạnh phúc của người là hạnh phúc của chính mình. Tất cả những phương pháp nói trên đều nằm trong phần Đạo đế này cả. Vậy chúng ta phải hiểu rằng Đạo đế là con đường dẫn chúng sinh đến nơi hạnh phúc để sống trong cảnh giới an vui tự tại cho ngày nay và cảnh giới hoàn toàn thanh tịnh và toàn mỹ cho ngày sau.

Đức Phật đã chia Đạo đế ra làm bảy phần khác nhau. Căn cơ của chúng sinh thì không ai giống ai cả. Có người thì chậm chạp còn có kẻ thì nhanh nhẹn. Có người thì thông minh nhưng có kẻ lại lù khù. Trong cuộc đời hành đạo suốt 49 năm chính Đức Phật đã thâu nhận không biết bao nhiêu là đệ tử thì Ngài thừa hiểu căn cơ thâu nhập giáo lý của mỗi người mỗi khác nên khi chế ra Đạo đế thì Ngài đã cẩn thận chia nó ra thành bảy phần để tùy khả năng của mỗi người mà tu học.

Mặc dù Đức Phật chia Đạo đế làm 7 phần nhưng tựu chung thì phần này có những điểm nằm trong phần kia và ngược lại. Vậy bảy phần đó là:

1) Tứ niệm xứ

2) Tứ chánh cần

3) Tứ như ý

4) Ngũ căn

5) Ngũ lực

6) Thất Bồ-đề

7) Bát chánh đạo.

Nếu cộng bảy phần nầy lại thì có tất cả 37 phẩm hay là 37 phẩm trợ đạo của Thanh văn thừa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8843)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 18837)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 17007)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5661)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 25544)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 3285)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 4942)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 6037)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 3674)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5171)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567