Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Quy y Tam Bảo

24/02/201116:04(Xem: 8401)
24. Quy y Tam Bảo

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

24. Quy y Tam Bảo

Giáo lý nhà Phật là một giáo lý cao siêu nhất trên đời nầy. Cho dù đã trải qua mấy nghìn năm mà chưa có một giáo lý nào trên thế giới từ Đông qua Tây có thể so sánh nỗi. Chỉ có Đạo Phật mới có những tôn chỉ đặc sắc như sau:

1) Tôn trọng sự công bình và bình đẳng: Đức Phật đã dạy mọi người đều có Phật tính như nhau. Nếu chúng sinh biết phá mê khai ngộ thì ai ai cũng có thể thành Phật được. Có tôn giáo nào khác trên thế gian nầy cho phép tông đồ được ngang hàng với vị giáo chủ của họ chưa?

2) Nuôi dưỡng lòng từ bi: Đạo Phật lúc nào cũng khuyến khích mọi người hãy thương yêu tất cả mọi chúng sanh, bao gồm loài người cũng như loài vật. Bởi vì chúng sinh là Phật tương lai và cũng là cha mẹ trong quá khứ do đó chúng ta phải phát tâm Bồ-đề là như vậy.

3) Chịu trách nhiệm về việc mình tạo tác: khi đã biết rõ luật nhân hồi nhân quả thì chúng ta phải gánh chịu tất cả mọi nghiệp chướng mà mình đã tạo ra. Một khi thân nầy chết thì ngũ uẩn tan rã và lúc đó chỉ còn tất cả những nghiệp thức để dẫn chúng ta đi đầu thai vào kiếp khác. Chúng sinh càng tạo nghiệp thì càng đi lên đi xuống trong sáu đường và biết đến chừng nào họ mới thoát ra được. Hiểu như thế để giúp chúng sinh hoàn thiện và tránh làm những điều tội ác. Một khi chúng sinh đã hướng thiện thì chính họ có thể tự biến đổi tất cả nghiệp căn của họ từ ác nghiệp thành thiện nghiệp để có thể cứu cuộc đời của họ ra khỏi vòng sinh tử. Trong khi những tôn giáo khác thì tông đồ phải răm rắp tuân theo những thưởng phạt của bề trên như là một sự ban bố.

Do đó người tu theo đạo Phật cần phải Quy y Tam Bảo. Vậy thế nào là quy y?

Quy là trở về. Còn Y là nương tựa. Nhưng chúng ta phải quay về để nương tựa cái gì?

Trước kia chúng ta chưa biết Phật pháp thành thử chúng ta hành động trong mê mờ điên đảo. Bây giờ đã thấu hiểu những lời Phật dạy thì chúng ta từ trong điên đảo quay trở lại nương tựa vào cái trí tuệ chân thật và nương tựa vào cái Chánh Giác chơn chánh.

Còn thế nào Tam Bảo?

Tam Bảo có nghĩa Phật, Pháp, Tăng.

Vậy quy y tam bảo có nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng.

1) Quy y Phật: Chúng ta quy y Phật bởi vì Phật là Chánh Giác, Phật là đấng Giác Ngộ, và Phật là Trí tuệ. Nói một cách khác thì khi xưa chưa biết Phật thì chúng ta dùng cảm tình để xử sự đối với mọi người, mà cảm tình là mê muội. Bây giờ đã biết Phật pháp thì chúng ta phải dùng trí tuệ để đối đãi với người. Luôn luôn lấy lý trí làm chủ thì chúng ta không còn mê nữa. Một khi chúng ta biết nương tựa vào tự tánh giác và nương tựa vào trí tuệ thì đây chính là quy y Phật vậy.

2) Quy y Pháp: Khi xưa chúng ta nhìn, chúng ta nghĩ về vật thể, vũ trụ cũng như loài người, loài vật có nhiều điểm sai lầm, không chính xác, mà sai lầm là mê. Nay chúng ta từ trong cái sai lầm mê muội nầy mà quay đầu trở lại để nương tựa vào cách nhìn chính xác và cách nghĩ chính xác. Đây là chính tri chính kiến và cũng chính là quy y Pháp.

3) Quy y Tăng: Tăng ở đây có nghĩa là sự thanh tịnh. Thanh tịnh là cho đến một hạt bụi cũng không ô nhiễm. Mà cái gì là ô nhiễm? Đã là ô nhiễm thì có nhiều thứ chẳng hạn như: tinh thần ô nhiễm, tư tưởng ô nhiễm, kiến giải ô nhiễm và ngay cả chính thân cũng bị ô nhiễm. Khi đã thấu hiểu Phật pháp thì chúng ta phải tránh xa những thứ ô nhiễm nầy để quay về với thân tâm thanh tịnh. Làm như thế tức là chúng ta đã quy y Tăng rồi vậy.

Tóm lại, một khi chúng ta nhập môn theo đạo Phật thì truyền thọ tam quy chính là đem cái nguyên tắc của sự tu hành cũng như những cương lĩnh của sự tu hành mà truyền thọ lại cho chúng ta.

Vậy truyền thọ tam quy thì:

v Quy y Phật là giác mà không mê.

v Quy y Pháp là chánh mà không tà.

v Quy y Tăng là tịnh mà không nhiễm.

Ai có thể truyền thọ tam quy y cho chúng ta?
Bất cứ là người xuất gia nào mà đã thọ qua Đại giới đều có thể vì chúng sinh mà truyền thọ Tam quy. Bởi vì chúng ta quy y tam bảo là quy y với sự chứng minh của tăng đoàn để bắt đầu xây dựng cuộc đời tu Phật của chúng ta. Cũng như xây nhà, quy y là đổ nền móng cho thật vững chắc, không còn nghi ngại, mê lầm thì cái nhà công đức mới có hy vọng thành tựu được.

Khi quy y thì chúng ta phải thực lòng mà quay về chớ đừng xem tấm chứng chỉ quy y là quan trọng. Cũng như phải tìm cho được vị thầy nầy mới quy y thì chúng ta vẫn còn bị mê lầm, tà kiến. Nên nhớ tăng đoàn là tận hư không biến pháp giới bởi vì tăng đoàn không nhất thiết phải chỉ là ở trên trái đất của chúng ta hay là trên một quốc gia nào cả. Nhiều người đôi khi hiểu lầm là tôi thì quy y với thầy nầy chớ không quy y với thầy kia. Hiểu như vậy là hoàn toàn mê lầm. Bởi vì bất cứ thầy nào, ở đâu cũng thuộc tăng đoàn mà thôi không hơn, không kém.

Nguồn đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẳn tự đầy đủ. Tâm nầy tức là Phật. Y theo lối nầy mà tu thì gọi là thiền Tối Thượng Thừa, thiền Như Lai Thanh Tịnh hay là Nhất Hạnh Tam Muội.

Phật dạy: “Người đem tâm đời (danh, lợi, sân, si) mà làm việc đạo thì việc đạo biến thành việc đời. Trái lại, người đem tâm đạo (từ, bi, hỷ, xả) mà làm việc đời để giúp đỡ chúng sanh thì việc đời trở thành việc đạo.”
Phật lại dạy thêm: “Dầu thông suốt kinh luận mà không hạnh trì, cũng như kẻ mục đồng đếm bò cho kẻ khác. Người ấy không hưởng được hương vị giải thoát”.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18705)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 16934)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5637)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 25351)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 3253)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 4903)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 5990)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 3654)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5141)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 3815)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567