Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Nghi Thành phục (Ni)

05/04/201318:27(Xem: 7501)
11. Nghi Thành phục (Ni)

Pháp Sự Khoa Nghi
( 3 tập)

Soạn dịch giả: THÍCH GIẢI HÒA

Chùa Quang Thiện, California, USA
Ấn hành 2002

--- o0o ---

TẬP II

11. NGHI THÀNH PHỤC

(Ni sư, Ni sư Trưởng)

* Tiết thứ lâm diên:

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Hiếu đồ tang quyến

Mời đến trước đây,

Tất cả đều quỳ,

Đốt hương mặc niệm ...

- CHỦ LỄ CHẤN LINH - VỊNH KHAI DIÊN:

Giáo hóa bao năm quá nhọc nhằn,

Công ơn Sư trưởng chẳng chi bằng,

Kế thừa ngày trước truyền tâm ấn,

Đạo nghĩa hôm nay nhận áo khăn.

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Dâng hương lên án cúng dường,

Cúi lễ giác linh ba lạy,

Tất cả thứ tự lại quỳ,

Một lòng chí thành làm lễ ...

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - T

ÁN HƯƠNG:

Giới, định, tuệ hương, giải thoát hương,

Cùng hương tri kiến quí khôn lường,

Mây hương tỏa khắp và ngào ngạt,

Đệ tử thành tâm nguyện cúng dường.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát.

- CHỦ LỄ QUỲ BẠCH: (nếu Ni sư)

Chúng tôi tằng nghe rằng:

Khắp cả đất trời, cùng cả kim cổ,

Nho hay Thích, trời hay người,

Ai ai cũng đều tôn trọng,

Đó là hiếu đạo vậy!

Bởi vậy,

Nên từ xưa tới nay,

Dù là đời hay đạo,

Đối với các bậc sanh thành dưỡng dục,

Đều có lễ, có nghĩa,

Có thứ, có tự rõ ràng,

Không ai dám trái.

Phàm ơn còn ghi nhớ,

Tức hiếu còn tôn thờ.

Tuy nhiên,

Đời có ba nghĩa,

Nhưng thầy không vào nghĩa "Ngũ luân";

Đạo có bốn ơn,

Nên Phật có dạy câu "Tổng báo".

Nay nhân buổi đầu tang lễ,

Hiếu phục trước phải cử hành.

Cúi mong Tân tịch Bổn sư:

... Ni trưởng giác linh.

Hãy dùng:

Tha tâm cảm cách,

Từ nhãn chiếu lâm,

Đoái thương bốn chúng thành tâm,

Cúi đầu một lòng nhiếp phục.

Than ôi!

Thiền sàng nay còn đó,

Tiếng thầy bặt âm hao.

Biết rằng sanh tử huyễn,

Ly biệt khổ dường nào!

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Sơ hiến trà - Lễ ba lạy - Cùng quỳ.

- KỆ TRÀ:

Y cân vàng thấm lệ, (ni)

Áo khăn trắng vương sầu, (tín)

Nguyện trọn đời giữ đạo,

Đền ơn đức cao sâu!

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH – TUYÊN PHÁP NGỮ:

Chúng tôi thiết nghĩ rằng:

Phàm là thầy, là mô, là phạm,

Nên phải kính phải thờ.

Vì thầy,

Vẹt, ta mây mờ,

Chỉ ta trời sáng.

Do vậy,

Đã học đạo thầy,

Phải nhớ ơn thầy.

Nay thọ tang chế,

Ghi tạc lòng đây!

- CHỦ LỄ XƯỚNG SỚ:

Trước đài hoa khể thủ,

Dưới chiếu cỏ hồ quỳ.

Xin mạo muội cung duy,

Dâng sớ văn bái bạch.

Duy nguyện Tôn sư cảm cách,

Từ bi tác đại chứng minh.

- TUYÊN ĐỌC VĂN SỚ:

Kính bạch Ni sư Trưởng giác linh!

Chúng tôi tằng nghe rằng:

Thế Tôn nhập diệt,

Tang sự cử hành,

Theo nghi trượng Thánh vương;

Thích tử lâm chung,

Hiếu diên thiết lập,

Theo tang nghi thế đế.

Xưa nay như thế,

Đạo tục cùng tuân.

Sớ rằng:

Nay có hiếu đồ Tỳ kheo Ni Thích ... cùng cả Ni chúng, tín nữ, thiện nam thuộc chùa ... ở xã ... huyện ... tỉnh ...

Giờ này rất đau lòng vì,

Tôn sư:

Tuổi đời đã thọ,

Lạp đạo lại cao.

Nên tứ đại bì lao,

Ngũ căn suy nhược.

Cho dù:

Linh đơn Biển Thước

Khó chống sứ già.

Hay, diệu dược Kỳ Bà,

Khôn xua thần chết.

Tôn sư,

Nay, hóa duyên đã kết,

Thầy, thân gởi liên bang.

Giờ, huyễn thể đã tàn,

Con, thân mang ma phục!

Vì vậy,

Tuân theo đường tục,

Thiết lễ thọ tang.

Đau đớn thay! Áo chế thân choàn,

Thương tiếc bấy! Khăn tang đầu đội.

Mất còn bối rối,

Đi ở ai bi!

Ngửa mong linh giác Đại Ni,

Dủ ánh quang minh từ giám!

Than ôi!

Trước linh sàng tinh thần dễ cảm,

Trong trượng thất diện mục khó tìm!

Và hơn thế nữa:

Quan tài cất ngọc nằm im,

Long vị cẩn vàng đứng thẳng.

Mong rằng:

Nhiệm mầu vắng lặng,

Khó nghĩ khôn lường!

Nên vội vàng:

Nghiêm tịnh đạo trường,

Cung hành tang sự.

Nay thời:

Nhạc thiền vừa cử,

Lễ đạo đã bày,

Dâng sớ văn này,

Cúi đầu bái bạch:

Nam mô ... đường thượng, nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ ... húy thượng ... hạ ..., hiệu ...

Tân tịch Thượng tọa Bổn sư giác linh, tác đại chứng minh!


Phục nguyện:

Thần về Tây vức,

Tiêu dao chín phẩm sen vàng;

Thân gởi Nam bang,

An nghỉ nghìn thu tháp trắng!

Độ sanh nguyện thầy đã sẵn,

Tiếp vật lòng chúng đang chờ.

Mong sao:

Mong sao biển khổ có bờ,

Thuyền từ không đáy.

Cúng dường ba lạy,

Đền đáp bốn ơn!

Cẩn sớ.

Nay ngày ... tháng ... năm ... PL. 25 ...

Sa môn Thích ... hòa nam thượng sớ.

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Á hiến trà - Lễ ba lạy – Cùng quỳ.

- KỆ TRÀ:

Giớì thân non chưa nặng,

Pháp nhũ biển nào sâu.

Khăn khó đầu xanh quấn,

Biết bao nỗi đau sầu!

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Chung hiến trà - Lễ ba lạy – Cùng quỳ.

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Tang quyến hiếu đồ,

Cúi đầu thọ phục.

(Chủ lễ phân phát tang phục).

- TỤNG:

Tiêu tai cát tường thần chú ... (7 lần)

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Lễ nghi thọ phục,

Giờ đã viên hoàn,

Quí vị môn tang,

Lễ thành ba lạy.

- HỒI HƯỚNG:

Tiêu diêu kim thế gìới ...

Nguyện tiêu ba chướng ...

Nguyên sanh Tây phương ...

Bồ đề diệu hoa khắp trang nghiêm,

Tùy nơi chỗ ở thường an lạc.

* Vài lời lưu ý:

Khi có vị giáo phẩm cao cấp, trung cấp viên tịch, quí vị lễ sư được tang gia mời làm các nghi lễ cổ truyền, xin quí vị bỏ chút thì giờ xem toàn bộ Thiền Chánh Độ (Tăng Ni) để khi diễn cúng tiết thứ được thông suốt, vì nghi Việt văn lần đầu tiên được soạn dịch lưu hành, xưa giờ chưa từng thông dụng, để các lễ được trang nghiêm và mọi người có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của đạo lý, thì rất có ích.

Các nghi: Yết Phật, Triều Tổ, Di quan, Nhập tháp và Thượng chân dung của các vị Tăng ni trung cấp, tạm dung các nghi ấy ở Thiền Môn Chánh Độ cao cấp. Sau sẽ bổ túc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2013(Xem: 32125)
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
22/06/2013(Xem: 18386)
Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm thuốc. Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B.Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột... Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau:
05/06/2013(Xem: 19008)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 13334)
Nguyện dâng hương mầu nầy Cúng dường tất cả Phật Tôn Pháp, chư Bồ Tát Thinh Văn và Duyên Giác Cùng các bậc Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói
29/05/2013(Xem: 11085)
Chúng ta đang sống trong những ngày rộn ràng của đại lễ Phật Đản, một lễ hội văn hoá tâm linh mang tầm thế giới. Nhân dịp này, tôi xin lược ghi một số nhận xét về sự liên quan giữa âm nhạc Phật giáo và âm nhạc dân tộc, xem như góp một bông hoa nhỏ kính mừng ngày lễ hội tôn giáo trọng đại mà cả nước đang nô nức đón mừng.
22/04/2013(Xem: 17776)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
11/04/2013(Xem: 21553)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 5293)
Hồng chung khấu thỉnh lần thứ hai, Bảo kệ ngâm cao giọng ngân dài, Trên thấu thiên đường trời niệm Phật Dưới thông địa ngục ngục tiêu tai. ! (0). *Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu khổ bổn tôn, Cứu bạt minh đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
08/04/2013(Xem: 32433)
Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.
08/04/2013(Xem: 22305)
Sở hữu thập phương thế giới trung Tam thế nhất thiết nhân sư tử Ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý Nhất thiết biến lễ tận vô dư Phổ hiền hạnh nguyện oai thần lực Phổ hiện nhất thiết như lai tiền Nhất thân phục hiện sát trần thân Nhất nhất biến lễ sát trần Phật Ư nhất trần trung trần số Phật Các xử bồ tát chúng hội trung Vô tận pháp giới trần diệc nhiên Thâm tín chư Phật giai sung mãn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]