Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã hội

04/04/201318:57(Xem: 5035)
Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã hội

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

Thứ mười một

Chính tôi nghe chuyện như vầy:

Một thời Đức Phật đủ đầy người theo.

Hai trăm năm chục Tỳ-kheo,

Ở Kỳ-xà-quật thành La-duyệt-kỳ.

Trước giờ thọ thực thường thì,

Thế Tôn mang bát, khoác y vào thành.

Khi Ngài đi đến vườn cây,

Thấy con trưởng giả là chàng Thiện Sanh.

Hàng ngày mỗi sáng ra vườn,

Đê đầu đảnh lễ sáu phương chí thành.

Hướng về Nam Bắc Đông Tây,

Hướng về Trên Dưới chắp tay lễ thần.O

***

Bấy giờ Đức Phật Thế Tôn,

Thấy người lễ lạy sáu phương chân thành.

Ngài liền thăm hỏi Thiện Sanh:

Vì sao mới sáng một mình ra đây,

Vì sao ra giữa vườn này,

Vì sao tắm rửa hình hài mới xong,

Tỏ niềm cung kính một lòng,

Đã liền đảnh lễ khắp cùng sáu phương?

Thiện Sanh trước Phật tỏ tường,

Lúc cha con chết, người luôn dạy rằng:

Nếu con muốn đáp thâm ân,

Phải thường mỗi sáng lễ thần sáu phương.O

*

Thế Tôn giảng giải pháp lành,

Cho người nhân nghĩa tín thành hiếu trung.

Nhân vì cách lễ sáu phương

Phật nói diệu nghĩa tỏ tường thâm sâu.

Thiện Sanh lạy Phật mong cầu,

Xin Ngài chỉ dạy trước sau ghi lòng.

Cho con hiểu rõ cội nguồn,

Cho trí con sáng tâm buông mê lầm.

*

Phật liền ban dạy lời rằng:

Lắng nghe ! Con hãy ân cần lắng nghe !

Nghe rồi suy xét, hành trì,

Chuyên cần chánh niệm luôn khi khôngdừng. O

I.

1. Thực hành mười bốn pháp thường,

Để mà che chở sáu phương an lành.

Gọi là khéo sống, khéo hành,

Không cho bốn nghiệp phát sanh não phiền.

Tiêu trừ bốn nghiệp trước tiên,

Dối gian, trộm cướp, sát sinh, dâm loàn.

Bốn nhân sinh nghiệp hung tàn,

Tham lam, sân hận, kinh hoàng, ngu si.

Sáu nhân xui khiến tài suy:

“Rong chơi lêu lỏng; rượu chè buông lung,

La cà đàn hát tiệc tùng;

Đam mê cờ bạc; rối tung cửa nhà;

Giao du bè bạn xấu xa;

Trây lười biếng nhác, sanh ra đủ điều.”O

*

2. Sáu nhân phá sản hại nhiều,

Mỗi nhân còn có sáu điều hiểm nguy.

2.1 Sáu điều hại của rượuchè,

Tiềm tàng trong cái đam mê rượu nồng:

Làm cho tốn của hao tài;

Dễ sinh gây gỗ; người ngoài miệt khinh;

Dễ dàng bệnh tật nảy sinh;

Tổn thương danh dự thật tình đâu hay;

Xấu danh mất nết thẹn thay;

Lại còn trí lực mỗi ngày một suy. O

*

2.2 Rong chơi lêu lỏng thường thì,

Tự mang sáu nghiệp hiểm nguy vô mình:

“Tựthân không thể giữ gìn;

Vợ con đâu dễ được mình chở che;

Bảo trì tài sản dễ gì;

Xảy ra việc ác, người nghi cho liền;

Nạn nhân: miệng tiếng huyên thuyên;

Tự mình chuốt lấy lụy phiền thương đau;

Du hành đường phố trái thời,

Sáu điều tai hại xin người tránh xa.” O

*

2.3 La cà tửu điếm phòng trà,

Tự mình chuốc lấy ác tà đấy thôi:

“Tâm bị đàn hát cuốn lôi,

Tâm bị điệu múa gọi mời đắm say.

Tâm mê tiếng chúc tụng hay,

Tâm theo tiếng nhạc quên ngày trôi qua.

Tâm mê tiếng ngọt lời ca.

Vui theo tay nhịp tâm xa pháp lành.”O

*

2.4 Đam mê cờ bạc đỏ đen,

Sáu điều nguy hại thường xuyên đó là:

“Thắng thì kẻ oán hận ta;

Thua thì cay cú thành ra muộn phiền;

Hiện thời suy sụp của tiền;

Những điều mình nói ai thèm tin đâu;

Hãy tránh loại bạn ấy mau;

Gần chuốc tai hoạ, xa nhau an bình.” O

*

2.5 Sáu điều nguy hại thường rình,

Giao du bạn ác mất mình dễ thay:

“Chỉ vì cờ bạc chuyền tay;

Chỉ vì đàn điếm tâm nay đổi màu;

Chỉ vì trục lợi tham tàn;

Chỉ vì lường gạt, mưu toan hại người.”O

*

2.6 Sáu điều tai hại cho người,

Cũng vì biếng nhác trây lười sinh ra:

“Lạnh không làm việc, nệ hà;

Nắng thì nực nội rồi ra không làm;

Trễ thì sợ việc không kham;

Sớm thì ngại khó không làm được đâu;

Đói thì thấy việc càu nhàu;

No thì tức bụng không sao mà chìu.”O

*

II.

1. Những người tham muốn đủ điều,

Những người làm ít nói nhiều, nịnh ta.

Những người hoang đãng tiêu pha,

Đó là bốn loại phải xa chớ gần.

*

1.1Loại người cho ít xin nhiều,

Vật gì cũng lấy, đặt điều mưu toan,

Loại người vì sợ mà làm

Bốn loại người ấy chớ ham đến gần.O

*

1.2 Loại người quỳ lụy thường là:

“Mọi điều mới cũ làm ra thân tình.

Khéo lời cốt lợi cho mình,

Khi mà đến việc lộ hình ra thôi.

Vô tài bất lực hỡi ôi !

Bấy giờ mới rõ lòngngười trắng đen.”O

*

1.3 Loại người nịnh hót sợ thay:

“Gặp điều bất chính vỗ tayđồng tình.

Loại người tâm thiện không sinh,

Khen mình trước mặt, đâm mình sau lưng.” O

*

1.4 Loại người hoang đãng khốn cùng,

Bốn điều vẫn khiến họa chung đó là:

“Bạn khi chè rượu la cà;

Bạn khi đình đám xa hoa tiệc tùng;

Bạn khi đàn hát buông lung;

Bạn khi cờ bạc chung cùng không xa.” O

*

2. Bạn nên gần gũi đó là:

“Bạn từng giúp đỡ cho ta rộng đường;

Bạn khi cùng cực tìm nương;

Bạn khi sung sướng cũng thường vui lây;

Bạn cùng vui sướng hôm nay;

Bạn khi đau khổ vơi đầy thương ta.” O

*

Bạn bè cần chỗ thật thà,

Suy cùng bốn hạng để mà kết thân:

“Một là chung thuỷ thật tâm;

Hai là nhân hậu quên thân chí tình;

Ba là lợi lạc hết mình;

Bốn là nhân ái tận tình với ta.” O

*

2.1 Bạn bè chung thuỷ đó là:

“Những điều thầm kín đưa ra tâm tình.

Giữ gìn bí mật bạn mình,

Không hề bỏ bạn mặc tình khó khăn.

Xả thân vì nghĩa kim bằng.”

Đó là bốn việc bạn hằng cho ta. O

*

2.2 Bạn bè nhân hậu thường là:

“Thấy bạn lêu lổng, thiết tha khuyên về.

Giữ dùm của cải chẳng nề,

Là nơi nương tựa những khi hãi hùng.

Nguy nan giúp đỡ đến cùng,

Đó là bạn hữu thực lòng giúp ta.” O

*

2.3 Bạn bè lợi lạc thường là:

“Cản ngăn việc ác khi ta thực hành.

Động viên khuyến khích làm lành,

Nói những việc lợi mà mình chưa nghe.

Chỉ đường sinh cõi trời kia.”

Đó là bốn việc thực thi bạn hiền. O

*

2.4 Bạn bè nhân ái thường quen:

“Thấy người hoạn nạn vực lên không cười.

Thấy người hạnh phúc thì vui,

Cản ngăn lời ác dắt lui bạn mình.

Ai ca ngợi bạn thực tình,

Lại càng khuyến khích đồng thanh thêmvào.”O

*

III

Sáu phương cần hiểu như sau:

Mẹ cha ơn nặng hàng đầu: Phương Đông.

Phương Nam thầy dạy mở lòng,

Phương Tây là hướng vợ chồng đấy thôi.

Bạn bè phương Bắc rõ rồi,

Người làm: phương Dưới dễ thời không thông.

Phương Trên là hướng Sa-môn,

Bà-la-môn cũng được tôn phương này.

Sáu phương yên ổn đủ đầy,

Tinh tấn hộ niệm chớ hay biếng lười. O

*

1. Năm điều con cái phải ghi:

“Dưỡng nuôi cha mẹ hộ trì phương Đông;

Mẹ cha cung phụng hết lòng;

Mọi điều gánh vác, đề phòng chuyện xa;

Giữ gìn truyền thống của nhà;

Đó mới thật xứng hưởng gia tài Người

Cúng dường hiếu thảo mẹ cha,

Lúc còn tại thế hay qua đời rồi.”O

*

2. Được con cư xử thế thời,

Năm điều cha mẹ khôn nguôi thực hành.

Những gì năm việc trọng khinh ?

“Ngăn con những việc dễ sinh ác tà.

Dạy con tâm thẳng, thật thà ,

Thương con chân thật, bao la bể trời.

Thương con vô tận ngàn khơi,

Gả chồng dựng vợ yên đời cho con.

Phương Đông sẽ được bình an,

Mọi điều an ổn vô vàn lo chi.”O

3. Năm điều đệ tử thường ghi,

“Phụng thờ thầy giáo hộ trì phương Nam.

Cung nghinh chào kính đàng hoàng,

Đi theo phụng sự đảm đang đúng thì.

Mọi điều lo liệu chẳng vì,

Chú tâm thâu đạt những khi học hành.O

*

4. Được trò tôn trọng thật tình,

Năm điều thầy giáo dặn mình nên theo:

“Dạy điều đã hiểu thật nhiều,

Bảo ban mọi thứ, thường theo hộ trì.

Dạy trò không dấu điều gì,

Ngợi khen những việc đáng thì ngợi khen.

Thầy cần dạy dỗ trò nên,

Trò thì nương bóng thầy trên đường đời.”

Phương Nam được chở che rồi,

Không còn kinh hoảng, hẳn thời sợ chi.O

*

5. Năm điều chồng phải khắc ghi,

Để mà đối đãi hộ trì phương Tây.

“Ngọt ngào yêu mến vợ hoài,

Không thường phiền nhiễu hay bày miệt khinh.

Đặt niềm tin tưởng chân thành,

Giao quyền cho vợ“tự mình nội gia”,

Sửa sang trang điểm vợ ta,

Những điều hợp lý thì ta nên chìu.”O

*

6. Được chồng đối xử tin yêu,

Vợ dùng năm cách noi theo tỏ lòng:

“Luôn luôn thành tín với chồng,

Hai bên thân quyến coi đồng như nhau.

Giữ gìn tài sản chồng giao,

Khéo làm tròn phận nâng cao gia đình.

Siêng năng tháo vát tận tình,

Thông minh thu vén gia đình yên vui.”

Phương Tây được chở che rồi,

Không còn kinh hoảng yên vui sợ gì.O

*

7. Họ hàng bè bạn tốt nhau,

Năm điều cư xử làm đầu nhớ ghi.

“Là giúp đỡ lúc hàn vi,

Đó là chỗ dựa những khi nguy nàn.

Đó là tôn trọng họ hàng,

Đó là sướng khổ kinh hoàng có nhau.

Đó là giữ của bạn giao,

Mọi điều chân thật chớ nào giấu chi.”O

*

8. Được người đối xử vậy thì,

Năm điều phải giữ hộ trì Bắc phương.

“Đó là chia sẻ vui buồn,

Đó là lời nói thân thương ngọt ngào.

Đó là lợi lạc cho nhau,

Đó là thành thật trước sau rõ ràng.” O

*

9. Năm điều chủ phải nên làm,

Hộ trì phương Dưới thương hàng công nhân.

“Việc thì tuỳ sức chia phân,

Công lao sòng phẳng, uống ăn đủ đầy.

Bệnh thời chạy chữa tìm thầy,

Tận tâm thương mến tiếp tay giúp người.

Mệt thì cho phép nghỉ ngơi.”

Đó là năm việc chủ thời khắc ghi. O

*

10. Đấy là trách nhiệm chủ nhân,

Còn người giúp việc cũng cần hành theo.

“Dậy thường trước chủ ít nhiều,

Ngủ thời sau chủ là điều dĩ nhiên.

Bằng lòng của cải hiện tiền,

Siêng năng khéo léo, thường xuyên chuyên cần.

Với bè bạn khách tương lân,

Thực tâm khen chủ, ân nhân của mình.”

Được vầy phương Dưới yên bình,

Còn gì phải sợ phải gìn giữ luôn.O

*

11. Thiện Sanh: Phải khắc tâm thường,

Năm điều luôn giữ cúng dường Sa-môn.

Hộ trì như vậy phương Trên,

“Hết lòng từ thiện thường xuyên tinh cần.

Có lòng từ thiện nói năng,

Có lòng từ thiện ý căn bảo tồn.

Có lòng tiếp đón Sa-môn,

Một lòng tha thiết chí tôn cúng dường.

Thiện nam, tín nữ hãy thường,

Trọn lòng cung kính cúng dường Sa-môn.”O

*

Bậc Sa-môn dạy năm điều,

Khuyên người lánh ác tạo nhiều phước duyên.

Pháp môn vi diệu vô biên

Tâm từ nhắc nhở dạy khuyên từng lời.

Dạy điều chưa biết để tường,

Dạy điều đã biết để thường trau tâm.

Giúp người hiểu pháp thậm thâm,

Chân tình giúp họ gieo mầm sanh thiên.”

Làm tròn năm pháp dạy khuyên

Phường Trên an ổn cửa thiền lạc bang.O

*

Thế Tôn giảng dạy vừa xong,

Ngài liền tóm tắt mấy dòng kệ sau:

Phương Đông: cha mẹ đứng đầu,

Phương Nam là hướng bấy lâu cho thầy.

Vợ chồng là chính phương Tây,

Bạn bè: phương Bắc xưa nay đấy mà.

Người làm: phương Dưới đâu xa,

Phương Trên đức cả chính là Sa-môn.O

Dù bậc trưởng giả sang giàu

Hay con trưởng giả tâm đâu khác gì,

Giáo pháp vi diệu cao nghì

Một lòng tôn kính đương khi ở đời.

Chết thì sanh được cõi trời,

Sống thì an tịnh làm người vui thay.

Những ai đức hạnh đủ đầy,

Lời thường hòa nhã, tỏ bày thanh tao.

Lợi người đừng nệ chút nào,

Cân phân lợi lộc làm sao cho đồng.

Của mình cho họ hưởng cùng,

Rõ ràng bốn việc này không dễ làm.

Như xe chở nặng khó kham,

Nếu không bốn việc lại càng khó hơn.

Những ai hiếu dưỡng song đường,

Pháp này trong cõi vô thường nhân gian.O

Khiến người có trí vui làm,

Được thì quả lớn, danh càng lan xa.

Cúng dường những bậc xuất gia,

Chỗ ngồi, tứ sự cùng là thức ăn.

Những gì thiết yếu cúng dâng,

Nhờ vào phước cúng, tiếng tăm lan truyền. O

Không vì tư lợi nhỏ nhen,

Thấy điều lợi lạc thì khuyên nên làm.

Dưới trên hoà thuận hợp bàn,

Ắt là danh dự lại càng tăng thêm.

Học nghề là việc trước tiên,

Rồi sau mới nghĩ thu thêm lợi vào.

Khi nào tiền của dồi dào,

Bảo trì cẩn thận trước sau giữ gìn.

Tiêu xài phung phí không nên,

Chọn người kết bạn trước tiên cũng cần.

Hạng người gây sự xảo tâm,

Thà rằng không bạn, chứ đừng giao du.

Của tiền tích lũy từ từ,

Như ong làm mật cần cù siêng năng.

Cũng như của báu góp dần,

Trước còn ít ỏi, lần lần có dư.

Một là ăn uống đủ thôi,

Hai là làm việc ở đời siêng năng.

Ba là tích trữ khi cần,

Dự phòng những lúc khó khăn khỏi buồn.

Bốn là buôn bán làm vườn,

Cấy cày chọn đất để thường tốt luôn.

Năm là xây dựng chùa chiền,

Sáu là nhà cửa cúng dường chư tăng.

Tại gia sáu việc ấy cần,

Thường xuyên chú ý thật tâm đúng thời.

Ai làm như vậy được rồi,

Cửa nhà vững chắc yên vui ai bằng.O

*

Thiện Sanh lúc ấy thưa rằng:

Điều này quá chỗ còn hằng mong đây.

Pháp Thế Tôn vi diệu thay,

Nhờ Ngài giảng giải lời này cho con.

Xưa con úp mặt chưa khôn,

Nay con ngước mặt đã trông thấy rồi.

Như điều đậy kín bao đời,

Bây giờ đã rõ nhờ Ngài mở ra.

Như mê vừa tỉnh vậy mà,

Như trong nhà tối người ta lên đèn.

Để người có mắt được nhìn,

Rõ ràng những thứ đắm chìm xung quanh. O

*

Thế Tôn thuyết pháp tài tình,

Ngài dùng phương tiện tùy duyên diễn bày.

Thế Tôn thuyết pháp kỳ tài

Ngài dùng phương tiện để khai ngộ người.

Phàm phu ngu muội rối bời,

Được nghe thời pháp sáng soi tâm hồn.

Vì sao ai đã biết không ?

Bởi vì Phật vốn tương đồng Thế Tôn.

Vốn là chánh đẳng xưa nay,

Vốn là chánh giác thường khai mở đường.

Để người ngu muội náu nương,

Như là nương ánh thái dương rạng ngời.O

***

Con xin kính cẩn vâng lời,

Nương Phật, nương Pháp đồng thời nươngTăng.

Xin Ngài thương kiếp nhiễu nhương,

Cho con xin được về nương pháp lành.

Trọn đời tự nguyện lòng mình,

Các điều trộm cắp, sát sinh không gần.

Xa lìa gian dối, tà dâm,

Một lòng thanh tịnh, tinh cần siêng năng.

Nghe lời Phật dạy ân cần,

Thiện Sanh hoan hỉ thành tâm phụng hành. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 34575)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 5922)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 26656)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 8057)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9144)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 8785)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5586)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 32294)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6369)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
07/06/2014(Xem: 6793)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567