Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai

04/04/201321:20(Xem: 4075)
Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH THỂ NHẬP “PHÁP MÔN KHÔNG HAI”

Thứ bốn mươi bảy

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Duy-ma-cật hỏi các vị Bồ-tát rằng:

- “Thưa các Nhân giả! Vị Bồ-tát thể nhập pháp môn không hai như thế nào?” O

Trong pháp hội có vị Bồ-tát tên là Pháp Tự Tại nói:

- Thưa các Nhân giả ! “Sanh,” “diệt” là hai Pháp vốn không sanh cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là “pháp môn không hai.”O

Bồ-tát Đức Thủ nói:

- “Ngã,” “ngã sở” là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở. Đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Bất Thuấn nói:

- “Thọ,” “không thọ” là hai. Nếu các pháp không thọ thời không có “được” nên không thủ xả, không tạo tác, không làm ra, đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Đức Đảnh nói:

- “Nhơ,” “sạch” là hai. Thấy được tánh chân thật của nhơ thời không tánh sạch, thuận theo tướng diệt, đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Thiện Túc nói:

- “Động,” “niệm” là hai. Không động thời không niệm thời không phân biệt; đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Thiện Nhãn nói:

- “Một tướng,” “không tướng” là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng, cũng không chấp không tướng mà vào bình đẳng, đó là vào pháp môn không hai.O

Bồ-tát Diệu Tý nói:

- Tâm Bồ-tát, tâm Thanh Văn là hai. Quán tướng của tâm vốn là không, như huyễn hóa thời không có tâm Bồ-tát, không có tâm Thanh Văn, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Phất-sa nói:

- “Thiện,” “bất thiện” là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Sư Tử nói:

- “Tội,” “phước” là hai. Nếu không đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng trí tuệ kim cương nhận rõ tướng ấy, không thuộc không mở, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Tịnh Giải nói:

- “Hữu vi,” “vô vi” là hai. Nếu tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Na-la-diên nói:

- “Thế gian,” “xuất thế gian” là hai. Tánh thế gian không, tức là xuất thế gian, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Thiện Ý nói:

- “Sanh tử,” “Niết-bàn” là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Hiện Kiến nói:

- “Tận,” “không tận” là hai. Pháp đến chỗ rốt ráo thời tận hoặc không tận đều là tướng “vô tận” tức là không, không thời không có tướng tận, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Phổ Thủ nói:

- “Ngã,” “vô ngã” là hai. “Ngã” còn không có thời là “phi ngã” đâu có được. Thấy được thật tánh của ngã không còn có hai tướng, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Điển Thiên nói:

- “Minh,” “vô minh” là hai. Thật tánh vô biên tức là minh, minh cũng không thể nhận lấy, lìa tất cả số, ở đó bình đẳng không hai, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Hỷ Kiến nói:

- “Sắc,” “không” là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không, tánh sắc tự không; thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Thức và không là hai, Thức tức không, chẳng phải thức diệt rồi mới không, tánh thức tự không. Đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Minh Tướng nói:

- “Tứ đại,” và “không đại” là hai. Tánh tứ đại tức là tánh không đại, như lớp trước lớp sau không thời lớp giữa cũng không. Nếu biết được thật tánh các đại thời là thể nhập pháp môn không hai.O

Bồ-tát Diệu Ý nói:

- “Con mắt,” “sắc trần” là hai. Nếu biết được tánh của mắt thời đối với sắc không tham, không sân, không si, vốn tịch diệt. Tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũng là hai. Nếu biết tánh của ý thời đối với pháp không tham, không sân, không si tức là tịch diệt. Đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Vô Tận Ý nói:

- “Bố thí,” “hồi hướng nhứt thiết trí” là hai. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, hồi hướng nhất thiết trí cũng là hai. Tánh trí tuệ tức là tánh nhứt thiết trí. Người ngộ nhập nhứt tướng như vậy là vào pháp môn không hai.O

Bồ-tát Thâm Tuệ nói:

- “Không,” “Vô tướng,” “vô tác” là hai. Không tức là vô tướng, vô tướng tức là vô tác. Nếu không vô tướng, vô tác thời không có tâm, ý thức. Một món giải thoát là ba món giải thoát, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Tịnh Căn nói:

- “Phật,” “Pháp,” “Tăng” là hai. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng. Ba ngôi báu ấy đều là tướng vô vi, cũng như hư không. Tất cả pháp cũng vậy, đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Tâm Vô Ngại nói:

- “Thân,” “thân diệt” là hai. Thân tức là thân diệt. Vì sao? Thấy thật tướng của thân thời không thấy thân và thân diệt. Thân và thân diệt không hai, không khác, theo đó chẳng kinh chẳng sợ. Đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Thượng Thiện nói:

- “Thân thiện,” “khẩu thiện,” “ý thiện” là hai. Ba nghiệp này là tướng “vô tác.”Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.O

Bồ-tát Phước Điền nói:

- Làm phước, làm tội, làm bất động là hai. Thật tánh của ba việc làm tức là “không,” “không” thời không làm phước, không làm tội, không làm bất động. Ở ba việc làm này mà không khởi là vào pháp môn không hai.O

Bồ-tát Hoa Nghiêm nói:

- Do “ngã” mà khởi ra hai. Thấy được thật tướng của “ngã” thời không khởi ra hai pháp. Nếu không trụ hai pháp thời không có “thức.”Không có tức là vào pháp môn không hai.O

Bồ-tát Đức Tạng nói:

- Có tướng “sở đắc” là hai. Nếu không có sở đắc thời không có lấy bỏ. Không lấy bỏ là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Nguyệt Thượng nói:

- “Tối” “sáng” là hai. Không tối, không sáng thời không có hai. Vì sao? Như vào định diệt thọ tưởng thời không có tối, không có sáng. Tất cả pháp tướng cũng như thế; chỗ vào bình đẳng ấy là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Bảo Ấn Thủ nói:

- Ưa Niết-bàn, không ưa thế gian là hai. Nếu không ưa Niết-bàn, không chán thế gian thời không có hai. Vì sao? Nếu có buộc thời có mở, nếu không buộc thì nào có cầu mở. Không buộc, không mở thời không ưa, không chán, đó là pháp môn không hai.O

Bồ-tát Châu Đảnh Vương nói:

- “Chánh đạo,” “tà đạo” là hai. Ở chánh đạo thời không phân biệt thế nào là Tà, thế nào là Chánh, lìa hai món phân biệt đó là pháp môn không hai. O

Bồ-tát Nhạo Thật nói:

- “Thực,” “không thực” là hai. Người thấy thật tướng còn không thấy thật, huống là không thật thấy. Vì sao? Không phải mắt thịt mà thấy được, chỉ có mắt tuệ không có thấy mà chỗ nào cũng thấy cả, đó là pháp môn không hai.O

***

Trong pháp hội các vị Bồ-tát lần lượt trình bày con đường thể nhập pháp môn không hai. Có vị Bồ-tát hỏi Bồ-tát Văn-thù rằng:

- Theo hiền giả, thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai?

Bồ-tát Văn-thù nói:

- Đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là pháp môn không hai.O

Nói xong, Bồ-tát Văn Thù hỏi Bồ-tát Duy-ma-cật rằng:

- Chúng tôi đã tuần tự trình bày xong, giờ đến lượt Nhân giả nói: thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai ?

Bồ-tát Duy-ma-cật im lặng không nói. Bồ-tát Văn-thù khen rằng: “Hay thay, hay thay! Cho đến khi không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là pháp môn không hai.” O

Nghe các vị Bồ-tát trình bày như trên, năm ngàn thính giả trong pháp hội đã thể nhập pháp môn không hai, chứng đắc vô sanh pháp nhẫn.O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 34575)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 5921)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 26654)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 8057)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9144)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 8785)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5585)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 32293)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6368)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
07/06/2014(Xem: 6793)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567