KINH TỤNG HẰNG NGÀY
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn
---o0o---
KINH BỐN ĐIỀU NƯƠNG TỰA
Thứ bốn mươi mốt
Lúc bấy giờ, Bồ-tát Ca-diếp thưa: Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chúng con phải y theo bốn điều: “Một là nương tựa pháp, không nương tựa người, hai là nương tựa nghĩa không nương tựa lời, ba là nương tựa trí không nương tựa thức, bốn là nương tựa kinh liễu nghĩa không nương tựa Kinh không liễu nghĩa.” Cúi xin Đức Thế Tôn giảng giải cho chúng con. Chúng con sẽ trân trọng tuân theo, xem như bảo vật kim cang.O
Đức Phật dạy rằng: “Nầy Ca-diếp! Nương tựa bốn pháp đó Như Lai đạt được Niết-bàn. Tất cả Phật pháp tức là pháp tánh. Pháp tánh ấy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thường trụ không biến đổi. Nếu ai bảo rằng Như Lai vô thường, người này không biết, không thấy pháp tánh thời không nên nương tựa. Cho nên nương tựa các hành giả khéo hiểu biết pháp tạng thâm áo, vi mật của Như Lai, biết rõ Như Lai thường trụ không biến đổi. Bốn hạng người này có thể gọi là Như Lai vì họ hiểu được, nói được mật ngữ của Như Lai. Nếu có người biết được pháp tạng thâm mật và biết Như Lai thường trụ không biến đổi, người nầy chẳng bao giờ vì lợi dưỡng mà nói Như Lai là vô thường . O
***
- Một nương tựa pháp tức là pháp tánh, không nương tựa người tức là hàng Thanh Văn. Pháp tánh tức là Như Lai, Thanh Văn tức là hữu vi. Như Laitức là thường trụ, hữu vi tức là vô thường.
Nầy Ca-diếp ! Những người phá giới vì lợi dưỡng mà nói Như Lai là vô thường biến đổi, thời không nên nương tựa người ấy.O
***
- Hai nương tựa nghĩa không nương tựa lời là thế nào ?
Nầy Ca-diếp ! Nghĩa giác liễu là nghĩa không thiếu sót, tức là nghĩa đầy đủ. Nghĩa đầy đủ là Như Lai, Pháp cùng Tăng đều thường trụ chẳng biến đổi. Đó là nương tựa nghĩa. Còn những lời gì chẳng nên nương tựa? Đó là các bộ luận hay sách trau chuốt lời văn, nhưng không đưa đến Phật quả. Chỉ nên nương tựa theo giáo pháp cao thượng của Như Lai, đọc tụng, tham cứu và thực hành. Được vậy thì được nhiều lợi ích. Không nên nương theo những thứ gian dối dua bợ, bày nhiều cách để cầu lợi, làm việc cho kẻ bạch y, lại chủ trương rằng đức Phật cho phép thầy Tỳ-kheo nuôi tôi trai tớ gái, các vật bất tịnh như vàng bạc châu báu, lúa gạo kho đựng, trâu dê voi ngựa, cùng buôn bán lấy lời. Nơi đời đói kém, Phật vì thương đệ tử nên cho phép Tỳ-kheo chứa đồ ăn cũ, để cách đêm, tự tay nấu nướng, không lãnh thọ mà ăn. Đó là những lời không nên nương tựa.O
***
- Ba là nương tựa trí không nương tựa thức là thế nào?
Nầy Ca-diếp ! Trí tức là Như Lai. Nếu có hàng Thanh Văn chẳng khéo rõ biết công đức của Như Lai, đó là “thức” không nên nương tựa. Nếu rõ biết Như Laitức là pháp thân, đó là chơn trí nên phải nương tựa. Nếu thấy thân phương tiện ứng hóa của Như Lai mà nói là thuộc về năm uẩn, mười tám giới và sáu nhập, do ăn mà được sống, được lớn, sự nhận xét nầy là “thức” cũng chẳng nên nương tựa. Người và sách vở nào nói những điều ấy thời chẳng nên nương tựa.O
***
- Bốn, thế nào là nương tựa kinh liễu nghĩa mà không nương tựa kinh chẳng liễu nghĩa? Hàng Thanh văn nghe đến kho tàng giáo pháp thâm diệu của Như Lai đều nghi ngờ, không hiểu pháp ấy từ nơi đại trí huệ mà có ra. Khác nào những đứa trẻ thơ không hiểu xa rộng. Đây gọi là chẳng liễu nghĩa. Còn bậc Bồ-tát có trí tuệ chơn thật, theo trí lớn vô ngại của tự tâm, như người có trí hiểu biết xa rộng. Đây gọi là liễu nghĩa. Lại Thanh Văn thừa là không liễu nghĩa. Còn nóiNhư Lai thường trụ không biến đổi thời gọi là liễu nghĩa. Lời nói của Thanh Văn nên chứng biết, gọi là không liễu nghĩa. Lời của Bồ-tátnên chứng biết, gọi là liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai thường trụ không biến đổi, đây gọi là lời liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Niết-bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập pháp tánh, đấy là lời liễu nghĩa.O
Giáo pháp của Thanh Văn thừa thời không nên nương tựa vì Như Lai muốn độ chúng sanh nên phương tiện nói ra pháp Thanh Vănthừa, như ông Trưởng giả đem chữ cái dạy cho con. O
Nầy Ca-diếp ! Thanh Văn thừa như mới cày bừa chưa có hột trái, gọi là chẳng liễu nghĩa, vì thế chẳng nên nương theo Thanh Văn thừa. Phải nương theo pháp Đại thừa. Vì Như Lai muốn độ chúng sanh mà phương tiện nói pháp Đại thừa. Pháp đại thừa là liễu nghĩa, là chỗ nên nương tựa.
Này các thiện nam tín nữ, đó là bốn điều nên nương tựa, cần phải chứng biết.O
***
Lại nữa, “nghĩa” đáng nương tựa gọi là chất trực. Chất trực gọi là sáng suốt. Sáng suốt gọi là không kém thiếu. Không kém thiếu gọi là Như Lai. Sáng suốt lại gọi là trí huệ. Chất trực gọi là thường trụ. Như Laithường trụ, cũng gọi là nương tựa “pháp”, “pháp” ấy gọi là thường trụ, cũng gọi là vô biên, bất tư nghị, chẳng có thể nắm giữ, chẳng có thể trói buộc, mà cũng có thể chứng thấy. Nếu người nào nói là “không có thể chứng thấy được pháp” thời không nên nương tựa người ấy. Vì thế nên nương tựa “pháp” mà không nương tựa người.O
Nếu có người dùng lời vi diệu tuyên nói vô thường. Không nên nương tựa những lời này. Vì thế nên nương tựa “nghĩa” mà không nương tựa “lời.”
Còn nhận biết chúng Tăng là thường trụ, là vô vi không biến đổi, chẳng chứa cất tám vật bất tịnh. Đây là nương tựa “trí” không nương tựa “thức.”O
Nếu có người nói: Thức làm, thức thọ, không chúng Tăng hòa hiệp. Tại vì sao? Luận về hòa hiệp gọi là vô sở hữu. Đã vô sở hữu sao lại gọi là thường trụ. Đây là tình thức không nên nương tựa.O
Còn liễu nghĩa gọi là tri túc, trọn không dối hiện oai nghi thanh bạch, không kiêu mạn tự cao, tham cầu lợi dưỡng, và đối với giáo pháp tùy nghi phương tiện của Như Lai không sanh lòng chấp mắc. Nếu vị nào an trụ được trong những điều nầy, phải biết người ấy đã trụ được đệ nhứt nghĩa. Đây gọi là nương tựa kinh liễu nghĩa.O
Như Lai đã từng dạy: Tất cả phừng cháy, tất cả đều khổ, tất cả đều không, tất cả vô ngã. Đây gọi là không liễu nghĩa. Tại vì sao? Vì chỉ là những lời phương tiện. Do vì chấp trước nên không hiểu thấu ý nghĩa. Với câu tất cả phừng cháy, cho rằng Như Lai nói Niết-bàn cũng cháy.
Tất cả vô thường thời Niết-bàn cũng vô thường. Khổ, không, vô ngã cũng như vậy. Đây gọi là kinh không liễu nghĩa, chẳng nên nương tựa. O
***
Bốn pháp trên đây nên nương tựa. Nếu có các thứ kinh, luật cùng luận nào không trái tinh thần của bốn pháp trên đây cũng nên nương tựa tu tập.
Như Lai vì người mắt thịt mà nói bốn điều nên nương tựa, không phải nói cho các vị có mắt huệ.O
Thế nên nay Như Lai nói bốn điều nương tựa như vậy. “Pháp” chính là pháp tánh. “Nghĩa” chính là Như Lai thường trụ chẳng biến đổi. “Trí” là rõ biết tất cả chúng sanhđều có Phật tánh. “liễu nghĩa” là thấu rõ tất cả kinh Đại thừa.
Đại chúng nghe Đức Phật khai thị về bốn điều nương tựa vô cùng hớn hở, được pháp hỷ chưa từng có, đều phát nguyện tu học và truyền bá kinh này. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc