Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 14

03/05/201316:23(Xem: 3640)
Phần 14


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 14

ÐẠI SƯ THỨ 66

MEKHALA

(Người chị dâng thủ cấp)

Tất cả các hiện tượng

Bên trong lẫn bên ngoài

Cả thảy là do tâm

Tất cả chung một vị

Trong thiền định thù thắng

Không cần phải nỗ lực

Ta tìm thấy niềm vui

Thanh tịnh và bất nhị.

Tại vùng Devikota, một gia đình nọ có hai cô con gái, một tên là Mekhala, cô còn lại tên Kanakhala. Hai cô gái được gia đình gả cưới cho các con trai của một dân chài. Hai ông chồng rất thô lỗ, thường hành hạ, đánh đập và chửi mắng họ khiến những người láng giềng hay đem câu chuyện bất hoà trong gia đình họ ra làm đề tài bàn tán, mặc dù họ chẳng làm điều gì sai trái.

Một hôm, người em gái gợi ý:

- Chị ơi! Có lẽ chúng ta nên thoát khỏi sự bất công này và trốn sang một nơi khác.

Nhưng người chị không nhất trí.

- Chúng ta bị sĩ nhục là vì chúng ta thiếu đức hạnh. Và như thế, sống ở nơi nào cũng có khác gì nhau. Chúng ta phải ở lại đây.

Một ngày nọ, Ðại sư Krsnacarya kinh hành qua vùng Devikota. Hộ tống ngài là bảy trăm sư đồ, trên đầu là một chiếc lộng bay lơ lững, nhưng trống bằng sọ người dùng để triệu thỉnh quỷ thần kêu vang khắp không trung và những dấu hiệu kỳ lạ khiến người nhìn thấy cảnh tượng củng phải thừa nhận, đây là một vị đã tu chứng.

Hai chị em rủ nhau ra nghênh đón Ðại sư và cầu xin ngài truyền pháp. Sư điểm đạo cho họ và truyền cho Kim cang tâm pháp, rồi bảo họ lui về tu tập. Sau 12 năm tu tập, hai chị em đều dắc pháp. Họ quay lại chốn cũ tìm gặp Chân sư của họ. Ðại sư tiếp hai chị em một cách nồng nhiệt nhưng ngài không nhận ra đệ tử của mình. Sư hỏi họ là ai. Cả hai nhắc lại sự việc cũ, Sư nhớ ra:

- Nếu là đệ tử của ta, lẽ ra các ngươi phải mang vật thực đến cúng dường ta.

- Chúng con có thể cúng dường những gì ?

- Hãy cho ta thủ cấp của các người.

- Vâng, chúng con xin vâng lời.

Ðoạn họ há miệng lớn, một thanh kiếm Tuệ giác thoát khỏi mồm họ và họ dùng kiếm tự chặt đầu dâng lên. Trước khi tự chặt, họ hát:

Nhờ giáo pháp của Chân sư

Chúng con không còn phân biệt

Luân hồi và Niết bàn

Chúng con không còn phân biệt

Chấp nhân và từ chối.

Chúng con không còn phân biệt

Ta và người.

Ðể làm chứng cớ cho sự giác ngộ

Chúng con xin dâng người món quà này.

Sư đáp lại:

Lành thay! Hai nữ thánh

Ðã đến bờ bên kia

Hãy quên niềm vui riêng

Hãy sống vì kẻ khác.

Sư đặt đầu của họ lên vai, tức thời nguyên vẹn như cũ không để lại một vết sẹo.^


ÐẠI SƯ THỨ 67

KANAKHALA
(Người em dâng thủ cấp)

Mặc áo giáp nhẫn nhục

Ðội chiếc mũ đức hạnh

Ta lái con thuyền Tâm

Với niềm tin kiên cố

Vượt qua cơn bão bùng.

(Ðược kể trong truyền thuyết MEKHALA.)^

ÐẠI SƯ THỨ 68

KILAKILAPA
(Kẻ rộng mồm)

Trên bầu trời trong trẻo

Của Pháp giới

Cơn sấm của năng lực thanh tịnh nổ rung chuyển

Khiến tất cả các chứng nghiệm về thế giới hão huyền đã biến đổi

Và được tô điểm bởi giác thức thanh tịnh của Ba Thân.

Tại Bhiralipa có một gã hạ tiện nhưng rất nổi danh vì tính cách ồn ào và ưa cãi vả của y. Vốn ưa tranh chấp, gây hấn, nên dần người ta sinh ra ác cảm và họ cùng nhau xua đuổi gã ra ngoài thành. Kilakilapa đi đến khu mộ địa với một trạng thái buồn bã. Một nhà sư Du-già thấy tình cảnh thảm thương của y, bèn hỏi nguyên cớ. Kilakilapa thành thực kể lể nỗi tình. Sư thương tình khai tâm cho y và truyền pháp tu thiền định.

Lời của ngươi và lời của mọi người khác

Cũng chỉ là âm vang

Mà âm vang thì cũng chỉ là âm vang

Hãy quán tưởng tất cả âm thanh

Ðều biến mất trong bầu trời kia

Giống như sự biến mất của một cơn sấm sét

Chúng rơi vào một đám mưa.^


ÐẠI SƯ THỨ 69

KANTALIPA

(Thợ khâu giẻ vụn)

Chân sư là kim khâu

Từ bi là sợi chỉ

Ta vá ba cõi lại

Thành tấm vải tuyệt vời.

Kantalipa làm nghề khâu giẻ vụn, sống ở vùng Manidhara. Một ngày nọ đang làm công việc may vá, Kantalipa sơ ý để cho kim đâm vào tay chảy máu, ông cảm thấy đau thót tim. Ông buồn cho số phận của mình nằm lăn ra đất khóc than. Một Thánh nữ ( Dakini) hoá thân phàm phu hiện ra:

- Ngươi đừng than khóc nữa! Ðây là quả báo đời trước do nghiệp bất thiện của ngươi. Nghiệp quả như bóng với hình. Nếu như ngươi không tu tập, thời đời sau ngươi cũng sẽ còn nỗi đau ấy.

- Xin người hãy chỉ cách thoát khổ.

- Ngươi có thể tu tập thiền định được chăng ?

- Thưa được, không gì có thể ngăn ngại được quyết tâm của tôi.

Thánh nữ điểm đạo cho Kantalipa và giảng về Tứ vô lượng tâm (four boundless states of mind ).

Bà nói:

Giẻ vụn là hư vô

Kim may là trí tuệ

Hãy dùng chỉ từ bi

Khâu y phục mà mặc

Che chở cho ba giới ( Realms).^


ÐẠI SƯ THỨ 70

DHAHULIPA

( Kẻ bện dây thừng )

Trong bầu trời Bất Nhị

Ẩn chứa một kho tàng Trí tuệ “Hai-trong-một”

Khó có một ai tìm ra

Hãy an trú trong “ Vô-tác-tướng”

Thời niềm vui chân thực sẽ đến gần.

Dhahulipa sinh trưởng ở vùng Dhokara, làm nghề bện dây thừng bằng loại cỏ tranh ( Kusa) rồi mang sản phẩm ra chợ bán để sinh sống qua ngày.

Một ngày nọ vì lao động quá nhiều, đôi tay của ông bị phồng dộp vì loại cỏ này rất sắc bén. Cảm thấy khá đau nhức, ông chạy lại nơi vắng vẻ khóc than một mình. Một nhà sư Du-già thấy vẻ buồn tủi của ông , bèn hỏi thăm cớ sự và Dhahulipa kể lể nỗi niềm.

- Chỉ một vài vết phồng dộp nơi tay mà ngươi còn thống khổ thì làm thế nào ngươi chịu đựng nỗi đau khổ lớn hơn ở cảnh giới thấp ?

- Cúi xin thầy từ bi mở lối cho con.

Sư khai tâmvà làm phép điểm đạo cho Dhahulipa, rồi dạy cho phép thiền định. Theo lời thầy, Dhahulipa tu tập 12 năm thời chứng đắc.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2014(Xem: 5481)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 8585)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 4543)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 8902)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 21900)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 30228)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 7560)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7000)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 6691)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
09/04/2013(Xem: 5833)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567