Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần Chú Trừ Rắn Độc

09/04/201302:10(Xem: 6210)
Thần Chú Trừ Rắn Độc
mattong_1
THẦN CHÚ TRỪ RẮN ĐỘC

Thích Nguyên Hùng

Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.

Rừng hoang, hang động, vách núi… thường ẩn chứa những điều hiểm nguy. Muôn loài thú dữ và côn trùng độc hại đều lấy núi rừng làm nhà; ma quái, ly mỵ, vọng lượng… chắc cũng ẩn dật đâu đó. Những mối hiểm nguy luôn tiềm tàng giữa rừng núi hoang vu, vậy mà các Tỳ-kheo lại ưa thích đời sống viễn ly, độc cư, nhàn tĩnh giữa núi rừng. Vậy nên, có lần tai nạn đã xảy ra với các Tỳ-kheo.

Chuyện kể rằng, Tôn giả Upasena khi đang ngồi thiền trong hang Đầu Con Rắn tại rừng Sitavana, thuộc thành Ràjagaha thì bị một con rắn cực độc rơi trúng trên người. Độc tố của loài rắn này không những giết chết Tôn giả Upasena mà còn hủy hoại, phân tán thân thể của Tôn giả thành một nắm trấu (Tương ưng bộ kinh).

Cùng sự kiện này, kinh Tạp A-hàmcòn kể thêm rằng, khi ấy Tôn giả Sàriputta chứng kiến thi thể Tôn giả Upasena bị phân hủy, cho dù Upasena đã đạt được định lực thâm sâu, có được tâm và tuệ vô ngã nên không hề có biểu hiện đau khổ, nhưng Tôn giả Sàriputta rất thương xót, nên sau khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Upasena xong, ngài liền đến chỗ Thế Tôn và kể lại sự tình. Đức Phật nghe xong thì dạy rằng, nếu Upasena tụng bài kệ và thần chú sau đây thì sẽ không trúng độc và thân thể cũng không bị hủy hoại như trấu nát được. Rồi thì Đức Phật dạy câu thần chú: Ô-đam-bà-lệ, đam-bà-lệ, đam-lục, ba-la-đam-lục, nại-tí, túc-nại-tí, chỉ-bạt-tí, văn-na-di, tam-ma-di, đàn-đế, ni-la-chỉ-thí, bà-la-câu-bế-ô-lệ, ô-ngu-lệ, tất-bà-ha.

Nguyên bản tiếng Phạn của câu thần chú trên chưa được tìm thấy, nhưng nội dung bài kệ tụng thì hoàn toàn phù hợp với câu thần chú trong Luật tạng Pāli, Tiểu phẩm (Cullavagga) cho trường hợp xảy ra tương tự, nhưng không phải Tôn giả Upasena mà là một Tỳ-kheo bị rắn cắn chết ở thành Savatthi. Bài thần chú ấy tạm dịch như sau:

Tôi xin hướng từ tâm
Đến loài Virūpakkhas
Đến loài Erapathas
Con cháu loài Chabyā
Và loài Gotamakas đen
Tôi cũng hướng từ tâm
Đến chúng sanh không chân
Hai chân và bốn chân
Cùng chúng sanh nhiều chân.
Nguyện các loài không chân
Hai chân và bốn chân
Và những loài nhiều chân
Không làm tổn hại tôi!
Nguyện hết thảy sanh vật
Các loài có hơi thở
Tất cả mọi chúng sanh
Mỗi một trong loài ấy
Đều gặp điều tốt lành
Không loài nào gặp nạn.
Phật bảo là vô lượng
Pháp bảo là vô lượng
Tăng bảo cũng vô lượng
Còn chúng sanh bò, chạy
Như rắn, bò cạp, rết
Nhền nhện, thằn lằn, chuột
Chỉ có hạn lượng thôi
Nên tôi tụng bài kệ
Và thần chú hộ vệ
Xin các loài đi xa
Con kính lễ Thế Tôn
Cùng bảy Phật quá khứ”

Nội dung của câu thần chú trong Luật tạng Pāli như vậy không khác gì mấy so với nội dung bài kệ tụng được ghi chép trong kinh TạpA-hàm, kinh số 254 (số 252, bản Đại chính). Bài kệ tụng được xem như là thần chú ấy cũng được tìm thấy trong Tiểu bộ kinh, số 203, chuyện tiền thân Khandha-Vatta, với duyên do là có Tỳ-kheo bị rắn cắn chết khi đang chẻ củi.

Trong tất cả các bản kinh và luật trên đều có lời Phật khẳng định: “Nếu các ông tu tập từ tâm đối với bốn loại gia đình vua rắn này, các con rắn sẽ không cắn các ông, do vậy, bắt đầu từ nay, hãy tu tập từ tâm như vậy đối với bốn loại vua rắn”.

Như vậy, bản chất của bài kệ tụng mà hết thảy các Phật tử đều xem như thần chú bảo hộ (paritta) này là phương pháp tu tập phát triển tâm từ bi. Điều này cho thấy, để bảo hộ bản thân mình trước những hiểm nguy, người con Phật chỉ dùng một thứ ‘công cụ’ duy nhất là tâm từ bi. Khi tâm từ biến mãn mười phương thì không gì có thể làm tổn hại mình được. Cho nên, nếu tụng thần chú, dù là thần chú Đại bi, mà tâm của mình không có một chút tình thương đối với đồng loại, không từ niệm đối với chúng sanh thì thần chú không thể phát huy sức mạnh nhiệm mầu, không thể làm cho mình tai qua nạn khỏi, không thể bảo hộ mình trước những hiểm nguy, ách nạn…

Một điều đáng chú ý nữa là, khi tu tập phát triển tâm từ bi, hướng tâm đến các loài chúng sanh để ban rải tình thương hay cầu nguyện, thì tình thương ấy, lời cầu nguyện ấy phải là tình thương chân thật, lời cầu nguyện trên nền tảng của sự thật, phát sanh từ chân tâm. Kinh ghi: “Như lời chân thật này/Đại sư Vô thượng dạy”.

Như vậy, bản chất của thần chú là chân ngôn, là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lý. Đọc tụng thần chú hàng ngày là cách sống nương tựa vào chân lý, sống với sự thật. Chẳng hạn khi mình đọc tụng chú Đại bi mở đầu bằng câu “Đại bi tâm đà-la-ni”, thì có nghĩa là con xin “duy trì, giữ gìn cái tâm tràn đầy yêu thương”. Chính cách sống, cách tu tập này mà chúng ta bảo hộ được bản thân, gia đình và xã hội thoát khỏi mọi khổ đau ách nạn; không những thoát khỏi sự tấn công của rắn độc, mà còn miễn nhiễm với mọi ô nhiễm của cuộc đời.

Thích Nguyên Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/11/2014(Xem: 17975)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
10/11/2014(Xem: 5818)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 9231)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 5019)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 9397)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 22715)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 32134)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 7992)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7448)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 7210)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]