Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần Chú Trừ Rắn Độc

09/04/201302:10(Xem: 5788)
Thần Chú Trừ Rắn Độc
mattong_1
THẦN CHÚ TRỪ RẮN ĐỘC

Thích Nguyên Hùng

Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.

Rừng hoang, hang động, vách núi… thường ẩn chứa những điều hiểm nguy. Muôn loài thú dữ và côn trùng độc hại đều lấy núi rừng làm nhà; ma quái, ly mỵ, vọng lượng… chắc cũng ẩn dật đâu đó. Những mối hiểm nguy luôn tiềm tàng giữa rừng núi hoang vu, vậy mà các Tỳ-kheo lại ưa thích đời sống viễn ly, độc cư, nhàn tĩnh giữa núi rừng. Vậy nên, có lần tai nạn đã xảy ra với các Tỳ-kheo.

Chuyện kể rằng, Tôn giả Upasena khi đang ngồi thiền trong hang Đầu Con Rắn tại rừng Sitavana, thuộc thành Ràjagaha thì bị một con rắn cực độc rơi trúng trên người. Độc tố của loài rắn này không những giết chết Tôn giả Upasena mà còn hủy hoại, phân tán thân thể của Tôn giả thành một nắm trấu (Tương ưng bộ kinh).

Cùng sự kiện này, kinh Tạp A-hàmcòn kể thêm rằng, khi ấy Tôn giả Sàriputta chứng kiến thi thể Tôn giả Upasena bị phân hủy, cho dù Upasena đã đạt được định lực thâm sâu, có được tâm và tuệ vô ngã nên không hề có biểu hiện đau khổ, nhưng Tôn giả Sàriputta rất thương xót, nên sau khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Upasena xong, ngài liền đến chỗ Thế Tôn và kể lại sự tình. Đức Phật nghe xong thì dạy rằng, nếu Upasena tụng bài kệ và thần chú sau đây thì sẽ không trúng độc và thân thể cũng không bị hủy hoại như trấu nát được. Rồi thì Đức Phật dạy câu thần chú: Ô-đam-bà-lệ, đam-bà-lệ, đam-lục, ba-la-đam-lục, nại-tí, túc-nại-tí, chỉ-bạt-tí, văn-na-di, tam-ma-di, đàn-đế, ni-la-chỉ-thí, bà-la-câu-bế-ô-lệ, ô-ngu-lệ, tất-bà-ha.

Nguyên bản tiếng Phạn của câu thần chú trên chưa được tìm thấy, nhưng nội dung bài kệ tụng thì hoàn toàn phù hợp với câu thần chú trong Luật tạng Pāli, Tiểu phẩm (Cullavagga) cho trường hợp xảy ra tương tự, nhưng không phải Tôn giả Upasena mà là một Tỳ-kheo bị rắn cắn chết ở thành Savatthi. Bài thần chú ấy tạm dịch như sau:

Tôi xin hướng từ tâm
Đến loài Virūpakkhas
Đến loài Erapathas
Con cháu loài Chabyā
Và loài Gotamakas đen
Tôi cũng hướng từ tâm
Đến chúng sanh không chân
Hai chân và bốn chân
Cùng chúng sanh nhiều chân.
Nguyện các loài không chân
Hai chân và bốn chân
Và những loài nhiều chân
Không làm tổn hại tôi!
Nguyện hết thảy sanh vật
Các loài có hơi thở
Tất cả mọi chúng sanh
Mỗi một trong loài ấy
Đều gặp điều tốt lành
Không loài nào gặp nạn.
Phật bảo là vô lượng
Pháp bảo là vô lượng
Tăng bảo cũng vô lượng
Còn chúng sanh bò, chạy
Như rắn, bò cạp, rết
Nhền nhện, thằn lằn, chuột
Chỉ có hạn lượng thôi
Nên tôi tụng bài kệ
Và thần chú hộ vệ
Xin các loài đi xa
Con kính lễ Thế Tôn
Cùng bảy Phật quá khứ”

Nội dung của câu thần chú trong Luật tạng Pāli như vậy không khác gì mấy so với nội dung bài kệ tụng được ghi chép trong kinh TạpA-hàm, kinh số 254 (số 252, bản Đại chính). Bài kệ tụng được xem như là thần chú ấy cũng được tìm thấy trong Tiểu bộ kinh, số 203, chuyện tiền thân Khandha-Vatta, với duyên do là có Tỳ-kheo bị rắn cắn chết khi đang chẻ củi.

Trong tất cả các bản kinh và luật trên đều có lời Phật khẳng định: “Nếu các ông tu tập từ tâm đối với bốn loại gia đình vua rắn này, các con rắn sẽ không cắn các ông, do vậy, bắt đầu từ nay, hãy tu tập từ tâm như vậy đối với bốn loại vua rắn”.

Như vậy, bản chất của bài kệ tụng mà hết thảy các Phật tử đều xem như thần chú bảo hộ (paritta) này là phương pháp tu tập phát triển tâm từ bi. Điều này cho thấy, để bảo hộ bản thân mình trước những hiểm nguy, người con Phật chỉ dùng một thứ ‘công cụ’ duy nhất là tâm từ bi. Khi tâm từ biến mãn mười phương thì không gì có thể làm tổn hại mình được. Cho nên, nếu tụng thần chú, dù là thần chú Đại bi, mà tâm của mình không có một chút tình thương đối với đồng loại, không từ niệm đối với chúng sanh thì thần chú không thể phát huy sức mạnh nhiệm mầu, không thể làm cho mình tai qua nạn khỏi, không thể bảo hộ mình trước những hiểm nguy, ách nạn…

Một điều đáng chú ý nữa là, khi tu tập phát triển tâm từ bi, hướng tâm đến các loài chúng sanh để ban rải tình thương hay cầu nguyện, thì tình thương ấy, lời cầu nguyện ấy phải là tình thương chân thật, lời cầu nguyện trên nền tảng của sự thật, phát sanh từ chân tâm. Kinh ghi: “Như lời chân thật này/Đại sư Vô thượng dạy”.

Như vậy, bản chất của thần chú là chân ngôn, là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lý. Đọc tụng thần chú hàng ngày là cách sống nương tựa vào chân lý, sống với sự thật. Chẳng hạn khi mình đọc tụng chú Đại bi mở đầu bằng câu “Đại bi tâm đà-la-ni”, thì có nghĩa là con xin “duy trì, giữ gìn cái tâm tràn đầy yêu thương”. Chính cách sống, cách tu tập này mà chúng ta bảo hộ được bản thân, gia đình và xã hội thoát khỏi mọi khổ đau ách nạn; không những thoát khỏi sự tấn công của rắn độc, mà còn miễn nhiễm với mọi ô nhiễm của cuộc đời.

Thích Nguyên Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5283)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 4838)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 10281)
Na Mồ Hát Ra, Đa Na Đa Ra, Da Dạ Na, Ma A Rị Da, Bá Lô Chỉ Đê, Thước Bá Ra Dạ Bồ Đề, Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ca Rô Nễ Ca Dạ, Đa Điệt Tha, Đổ Rô Đổ Rô A, Tây Ma Tây Ma Tây Ma Ha, Ma Lỵ Ni Đổ Ba, Ma Lỵ Ni Đổ Tỳ Đổ Tỳ, Na Mồ Na Ma, Ta Bà Ha (niệm 3 biến).
08/04/2013(Xem: 11206)
Thần Chú 100 âm Chủng tử Kim Cang Tát Tỏa thần chú (Tibet) 100 Syllable Mantra One Hundred Syllable Mantra of Vajrasattva Om Benza Sato Samaya, Manu Palaya
08/04/2013(Xem: 11277)
Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, . . .
08/04/2013(Xem: 9562)
Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sing trong đáy tim / vì chúng sinh quý hơn / cả bảo châu như ý...
08/04/2013(Xem: 9079)
Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập.
08/04/2013(Xem: 8541)
Nay thầy xin tận sức giải thích Ý nghĩa tinh túy của khế kinh Phật dạy; Con đường tất cả Bồ tát đều tán dương; Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
08/04/2013(Xem: 5267)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại Vương Xá đại thành. Lúc bấy giờ Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát bạch đức Phật rằng: “Cu-lợi-đà-la đại long vì nhơn duyên gì nhai nuốt kiếm bén và dùng bốn chân cột trói?” Phật dạy Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát rằng: “Xưa kia Ma-hê-thủ-la Tri Thắng tại Sắc Cứu Cánh thiên, . . .
08/04/2013(Xem: 9726)
Phải chăng phạm trù Đại bi chỉ ứng dụng cho con người hiện đại, hay tiếng niệm Quán Âm là tiếng cầu cứu thống thiết nhất của nhân loại trước họa diệt vong? Chúng ta càng ngày càng sống trong một xã hội được khoa học kỹ thuật phục vụ, và càng lúc, vì ảnh hưỡng của môi trường sống chung quanh, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567