CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas
Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
---o0o---
21.Ðại sư SYALIPA,Linh cẩu đại sư. 23.Ðại sư CATRAPA,Hành khất gặp may. |
ÐẠI SƯ THỨ 21
SYALIPA, Linh cẩu đại sư
Người hoạ sĩ thiên tài
Vẽ những bức tranh có hình ảnh khủng khiếp
Khi ngắm nhìn các tác phẩm này
Lòng ta dâng lên một nỗi kinh hoàng,nhưng,
Hãy nhìn lại đi! Hãy nhìn cho rõ
Những hình ảnh ấy phản ánh những điều không thật
Rồi cuối cùng ta cũng phát hiện ra.
Syalipa vốn là một bần nông sống kề bên một bãi tha ma. Về đêm,có một đàn linh cẩu thường đến để lùng sục những mẩu xương thừa của người chết trong đám tro tàn.Tiếng tru gào của chúng dường như ma kêu quỉ khóc như xé toạt cả bóng đêm tịch mịch,quyện vào không gian đen nghịt,khiến người nghe phải rùng mình sởn gáy. Chúng chính là nỗi kinh hoàng của Syalipa,ám ảnh trong tâm trí của chàng ngày lẫn đêm.Cho đến một hôm,tình cờ có một đạo sư đến khất thực vùng này,Syalipa vội mang thức ăn cúng dường.Nhà sư lấy làm hoan hỷ và giảng thuyết về lợi ích của công đức cúng dường,nhưng Syalipa buồn rầu nói:
-Thưa thầy!Bài thuyết pháp của thầy thật hay.Nhưng nếu được,mong thầy dạy tôi làm cách nào có thể vượt qua nỗi sợ.
-Này hiền hữu! Ngươi sợ gì? Già? Chết? hay luân hồi sáu nẻo?
-Thưa,ấy chỉ là những lo sợ thông thường.Tôi có một nỗi sợ đặc biệt hơn.Tôi chỉ sợ tiếng tru của loài linh cẩu thường đến kiếm mồi ở bải tha ma gần đây.xin thầy từ bi dạytôi cách trừ nỗi sợ ấy.
-Thôi được! Vì ngươi chẳng sợ gì khác ngoại trừ tiếng tru của loài linh cẩu.Vậy cách hay nhất là ngươi nên dựng lều trong bãi tha ma,sống chung lộn với loài thú này.Ðồng thời,hãy luôn tâm niệm rằng tất cả âm thanh trên thế gian này đồng với tiếng tru của chúng.Lâu dần,nỗi sợ sẽ tự huỷ diệt.
Syalipa vâng lời dạy,tu tập trong 9 năm thời đạt được Vô uý tâm,đắc Ðại Thủ Aán,tự xưng là linh cẩu pháp sư,bên ngoài thường đắp một tấm da linh cẩu.
TILOPA, Kẻ xuất thế
Con chim ấy ngụ trên núi Tu Di
Dường như nó được làm bằng vàng
Bậc trí giả biết rằng
Năng lực thanh tịnh là tất cả
Nên ngài từ bỏ thế giới vật chất
Ðể bước vào cảnh giới Niết-bàn.
Tilopa vốn là quốc sưcủa xứ Visnuagar vào thế kỷ thứ 10,ngài rất được Vua và triều đình tôn kính.Nhưng ngài tỏ ra chán chường những biệt đãi của nhà vua ban .Ngài thường bảo: “Ðời ta thật vô nghĩa!” Sau đó ngài xin từ chức quốc sư nhưng triều đình không thuận.Cuối cùng ngài phải âm thầm ra đi.
Rời triều đình trong một đêm khuya,Tilopa đi về vùng Kanci,trú thân nơi một bãi tha ma hẻo lánh.Ngày đi khất thực,đêm về tu tập thiền định bên cạnh những thây ma.Ðại sư Tilopa thường cho rằng thế gian ô trược này chính là cõi thanh tịnh của ngài.
CATRAPA, Hành khất gặp may
Bất cứ cái gì mà nhà Du-già nhìn thấy
Ðiều hiển lộ giáo pháp của Chân sư.
Tất cả.
Mà người nhìn thấy là thật thể bất sinh
Thực thể bất sinh là vị Ðạo sư cao cả nhất
Vô tư là cách nhận biết “không hai”.
Bởi thế,đức lành hay thói xấu cũng là một.
Catrapa vốn là một hành khất nhưng lúc nào trên lưng cũng mang theo một số kinh sách.Một ngày nọ,ngài tình cờ do phước duyên gặp được một nhà sưthông thái khai thị tri kiến giải thoát và truyền cho pháp thuật.
Sư nói:
Xấu ác bởi vô minh
Thân này do nghiệp trước
Hiện tại tức vị lai
Năng nổ tu thiền định
Thời chứng trong đời nay.
Nghe thoáng qua bài kệ,Catrapa không hiểu được ý. Sư bèn giảng:
-Sai lầm là do không có tri kiến. Thiếu tri kiến thì tà vạy trong tâm khởi lên.Tâm tà vạy khởi lên dẫn theo hành động sai lầm. Cứ thế mà xoay chuyển sâu vào ác nghiệp. Chỉ có thực chứng các pháp vốn hư huyền,duyên sanh mà có,tu tập thiền định vào Tam-ma-địa thời mới hết sai lầm. Lại thấy chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo mà khởi tâm thương xót,dùng Bi quán mà phổ độ.Nhưng không để tâm hướng về quá khứ, vướng mắc ở hiện tại,trù tính về tương lai.Khổ lạc vốn do tâm sinh.Tu tập miên mật lâu ngày thời Phật tính tự hiển lộ.
Catrapa lưu lại Sendhonagra để tu tập thiền định,sau 6 năm ngài đắc thần thông Ðại Thủ Aán.
BHADRAPA, Kẻ độc nhất vô nhị
Ngộ được tánh không thời vô minh là thanh tịnh
Chiêm nghiệm lòng từ thời hành vi hoàn thiện
Hiểu được tính nhất quán của vô số phương tiện
Aáy là thiền định
Mục đích rốt ráo thuần một vị giải thoát mà thôi.
Xứ Manidhara có một kẻ Bà-la-môn giàu có sống một cuộc sống hết sức xa hoa.Dù vậy,tâm y lúc nào cũng âu lo. Thường ngày y giao du quen biết với rất nhiều người nên nhà y lúc nào cũng đông đúc bạn bè.Một bữa nọ, nhân lúc y ở nhà một mình vì bạn bè của y đi dự lễ tẩy trần,thì một nhà sư Du-già đến xin và khi thấy nhà sư rách rưới bước vào sân:
-Bất tịnh! Bất tịnh! Ngươi làm ô uếnhà ta.Hãy rời khỏi đây trước khi bạn bè ta về trông thấy kẻo họ trách ta đã cho ngươi vào.
-Ngài nói “bất tịnh” nghĩa là sao,thưa ngài?
-Không tắm rửa,không thay y phục,mang bình bát bằng đầu lâu,ăn thức ăn không sạch,sinh ở giai cấp hạ tiện là bất tịnh.Giờ thì đi nhanh đi!
Nhà sư nghe xong vẫn đứng yên,khẽ đáp:
-Như thế không phải là bất tịnh như ngài nghĩ.Uế tạp do thân,khẩu,ý mới thực là bất tịnh.Làm thế nào ngài có thể tẩy rửa sự uế tạp trong tâm của ngài bằng lễ tẩy trần? Chỉ có tắm trong giáo pháp của chân sư,ngài mới có thể hoàn toàn thanh tịnh,không còn cấu nhiễm.
Kẻ Bà-la-môn kia nghe thấy có lý bèn xin Sư dạy thêm.Sư nói:
-Hãy cúng dường thức ăn cho ta.
-Nhưng ngài không thể lưu lại đây lâu được.Vì người nhà và bạn bè của tôi không tin ngài.Tôi sẽ đến nơi ngài ở để nghe pháp.
-Ta sống nơi bãi tha ma.Khi đến gặp ta nhớ mang theo rượu thịt.
-Rượu thịt ư ? người Bà-la-môn chúng tôi cấm không được nhắc đến những thứ ấy.
-Tuỳ người ! nếu muốn học giáo pháp phải làm theo lời ta dặn.
-Nhưng tôi không thể gặp ngài vào lúc ban ngày vì mọi người sẽ nhìn thấy tôi. Vì vậy tôi sẽ đến với ngài vào lúc ban đêm.
Sau khi nhà sư bỏ đi,kẻ bà-la-môn kia cải trang,đi ra chợ để mua rượu thịt.Khi đêm đến,y tìm đường đến nơi mộ địa.Ðến nơi, y gặp nhà sư, bèn dâng thức ăn cho sư và được điểm đạo.Ðể hoán cải tâm kiêu mạn về giai cấp,Bhadrapa hằng ngày phải quét dọn hố xí và làm vệ sinh quanh nơi sư ở.Sau 6 năm tu tập thiền định, Bhadrapa đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.
DUKHANDHI, Phu quét đường
Kết hợp quá trình sáng tạo tương đối
Với phép thành tựu rốt ráo
Ðó là phép thiền định Ðại Thủ Aán
Khởi lên trong ta thức thanh tịnh
Ðó là trí tụê của Ba thân.
Dukhandhi sinh trưởng ở vùng Gandhapur,thường ngày đi lượm giẻ rách,đem về giặt sạch,rồi vá lại thành từng tấm áo quần để mặc.Một ngày nọ,ngài gặp được một nhà sư Du-già truyền cho tâm ấn.Ngài cố gắng tu tập,nhưng tâm trí luôn luôn bị chi phối bởi việc lượm giẻ và may vá,nên ngài khởi tâm nghi hoặc cho rằng không thể tu hành thành tựu.Ðầu óc ngài lúc nào cũng vẩn vơ với công việc thường ngày khiến không thể nhất tâm quán tưởng,hay trì tụng chân ngôn .Dukhandhi đem trở ngại ấy trình bày với Tôn sư của mình.Sư dạy:
Chân pháp không ngằn mé
Không có “pháp may”,
Không có “pháp người may”
Chân ngôn là “như thị”.
Hãy quán tưởng vị thần
Trì tụng chú miên mật
Tự nhiên tâm thuần thục
Thấy các pháp đều không.
Nương theo lời dạy của chân sư, Dukhandhi tu tập 12 năm thời đạt thần thông Ðại Thủ ấn.