Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 07

03/05/201316:09(Xem: 3973)
Phần 07


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

PHẦN 7

ÐẠI SƯ THỨ 31

DENGIPA
(Nô lệ chốn lầu xanh)

Niềm hạnh phúc vĩ đại
Khoẻ như ngựa,voi;sâu như đại dương
Chân lý như con khỉ,như trẻ thơ,
như chữ viết trên dòng nước
Sự bất khả phân như dòng sông,
như mặt trời,như y dược
Sự thành tựu như búi tóc,
như con mắt,như bánh xe.

Dengipa vốn là giáo sĩ Bà-la-môn của triều đình Pataliputra.Do nghiệp duyên đời trước,Ðức vua Indrapala và Dengipa quyết định cùng nhau đi tu.Họ tìm đến chân sư Luipa và được sư truyền cho tâm pháp.Theo truyền thống họ phải có một vật gì đó để cúng dường cho sư Luipa,nhưng họ chẳng mang theo gì,và cuối cùng họ đi tới quyết định cúng dường bản thân.Sư Luipa dẫn họ đến Orissa,kế đó đi bảy ngày nữa thì đến Japantipur.Ðến một lầu xanh,sư Luipa hỏi người gác cửa:

-Chủ nhân của người có cần mua nô lệ không?

Tức thì,một giọng nói từ trong vang ra:

-Giá bao nhiêu?

-Một trăm lạng vàng.

Cuộc ngã giá đã xong,nhưng với hai đều kiện:Một là người bà-la-môn phải được ngủ một mình,hai là sau khi làm đủ công lao động,người bà-la-môn phải được trả tự do.Sư Luipa để người bà-la-môn ở lại. 

Kẻ nô lệ người bà-la-môn kia luôn luôn làm hài lòng nữ chủ nhân và được mọi người quí mến.Một ngày nọ sau khi ông ta làm xong công việc,người chủ quên sai người mang thức ăn đến,ông bèn đi ra vườn nơi ông thường nghỉ ngơi sau khi làm việc.Người chủ chợt nhớ ra,vội sai các người làm khác đem thức ăn đến cho ông và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy mười lăm thiếu nữ đẹp đang phục vụ ông và thân ông phát ánh hào quang chói lọi. 

Nữ chủ nhân được báo tin chuyện lạ,bà lấy làm áy náy,bèn đến nói rằng:

-Tôi thật là càn quấy vì đã đối xử với ngài như một kẻ nô lệ suốt 12 năm nay.Quả thật tôi có mắt như mù,cầu xin ngài từ bi tha thứ và cho phép tôi được hầuhạ ngài như bậc thầy.

Dengipa không chấp nhận lời thỉnh cầu này nhưng ngài truyền pháp cho bà ta và nhân dân thành Japantipur,rồi vân du nơi khác.^



ÐẠI SƯ THỨ 32
BHANDEPA
(Vị thần ghen tị)

Không quyết luyến,ấy là tình thương cao cả

Từ bi là nhận ra bản chất của luân hồi

Vui thông cảm là niềm vui không bờ bến.

Xả bỏ hoàn toàn là vị giải thoát thanh cao.

Bdandepa là một vị thần ngụ cư ở trên đám mây thuộc vùng trời xứ Sravasti.Một ngày nọ,ngài thấy xuất hiện một dáng người mình mặc áo cà-sa,một tay mang bình bát còn tay kia cầm tích trượng,bay lơ lửng ngang qua,và toàn thân bao bọc bởi một luồng hào quang rực rở.Bhandepa lấy làm lạ,hỏi vị thiên chủ các cõi trời:

-Vị thần nào vừa mới bay thoáng qua vậy,thưa ngài?

-Ðấy là một bậc A-la-hán đã dứt trừ các lậu nghiệp.

Bhandepa từ lâu khao khát được tu hành thành tựu như thế nên ngài quyết định hạ giới để tìm chân sư.Ngài tìm thấy sư Krsnacarya và được sư truyền cho phép thiền định Mạn-đà-la Guhyasamaja và Tứ vô lượng Tâm để bảo vệ thân mạng.

Khi vi thiên chủ các cõi trời thấy Bhandepa quay lại cõi trời liền ân cần hỏi thăm về công phu tu tập của ngài.Bhandepa nói bài kệ như sau:

Ta đạt đến cảnh giới

Cảnh ấy không thực thể

Thiền định không gián đoạn

Từ bi làm phương tiện

Cứu cánh làm hư không

Bốn tâm hoà làm một

Tham dục không chỗ trụ

Bậc chân sư cao quí

Kẻ trí nên tôn thờ.

Bhandepa hoằng dương chánh pháp được bốn trăm năm,độ vô số người dân ở sáu thành phố lớn của Aryavarta là Sravasti, Rajagrha, Vaisali, Varanasi,Pataliputra và Kanyakubja.^

ÐẠI SƯ THỨ 33
TANTEPA
(Kẻ đánh bạc)

Tất cả ý niệm

Tất cả những phản ánh của tinh thần

Ðã lụi tàn rồi tan vào hư vô

Và mỗi kinh nghiệm thoáng qua của thế giới hiện tượng

Cũng biến mất dần trong sự tương tục

Sự tương tục của vắng lặng.

Tantepa là một con người đam mê cờ bạc,ông đánh bạc cả ngày lẫn đêm và thua trọn những gì ông có.Dù vậy,để có tiền chơi trò sát phạt ấy,ông vay mượn khắp nơi.Ðến kỳ hạn trả nợ,Tantepa không đủ khả năng chi trả,các chủ nợ xúm lại đánh ông thừa chết.Cuối cùng,ông đành phải ra khu mộ địa để ẩn thân.Tại nơi này,Tantepa gặp một nhà sư Du-già,Sư hỏi thăm hoàn cảnh của Tantepa.

-Thưa ngài! Tôi vốn là một con bạc,bị thua đến sạt nghiệp.Vì không có tiền trả nợ,nên họ đánh đập tôi gần chết.

-Vậy sao không tu tập thiền định ?

-Cờ bạc là nghiệp của tôi.Nếu như có pháp nào tu nhưng không phải từ bỏ cờ bạc thì tôi thực hành ngay.

-Ðiều ấy không khó,miễn là ngươi siêng năng tu tập.

Sư truyền pháp và khai tâm cho Tantepa.Sư dạy:

-Ngươihãy quán ba cõi Dục giới,Sắc giới và Vô giới đều rỗng không như cái túi không tiền của ngươi vậy.Lại quán bản tâm của ngươi cũng rỗng không như ba cõi ấy,lâu ngày ắt thành tựu.

Tantepa vâng lời Sư tu tập 20 năm thì tỏ ngộ và đắc thần Ðại Thủ Ấn.^

ÐẠI SƯ THỨ 34
KUKKURIPA
(Người yêu chó)

Thờ phụng,cúng dường bằng nghi thức

Bên ngoài loè loẹt có ích chi

Nỗ lực,tinh tấn là hiện diện

Thương thay chư Phật lại vắng xa

Sự chứng đắc nằm trong lời chú nguyện

Của một Chân sư.

Kukkuripa vốn là người Bà-la-môn và rất tin tưởng vào Huyền thuật (Tantra).Ngài cho rằng Huyền thuật có thể giải quyết những vấn đề hiện hữu,do đó ngài chọn con đường xuất gia,sống như một nhà sư Du-già.

Ngài vân du đây đó,trên đường ngài gặp một con chó cái bị đói.Nó quấn quýt bên chân ngài khiến ngài động lòng từ bi mang nó theo khắp chốn.Ngày ngày ngài để nó lại trong một hang động rồi đi khất thực.Sau 12 năm tu tập,Kukkuripa đắc thần thông. Chư thiên ở ba mươi ba tầng trời Dục lạc mời ngài dự tiệc,Kukkuripa nhận lời.Ngài được chư thiên đãi đằng vô số món ngon vật lạ.

Trong khi ấy con chó cái ở trong hang động tự tìm lấy thức ăn còn sót lại.Kukkuripa đang ngon miệng,bỗng nhớ đến con chó,ngài bảo với chư thiên rằng ngài phải trở về để chăm sóc nó.

-Con chó ấy đang ở trong hang .Ngài chớ vội về vì tiệc vẫn chưa tàn.Vả lại chúng ta đang vui vẻ với nhau.

Mặc cho chư Thiên nài nỉ,Kukkuripa vội vã quay về.Con chó cái mừng rỡ khi gặp lại sư.Ngài vỗ đầu âu yếm nó,lập tức con chó cái ấy biến thành một nữ Dakini và lên tiếng nói với ngài:

Lành thay cho ngươi

Vượt qua cám dỗ

Ðắc đại thần thông

Nay ngươi phải hiểu

Pháp thuật chư thiên

Là trò huyền ảo

Bởi vì chính họ

Ngã chấp còn vương.

Lạc thú như sương

Tan theo nắng sớm

Nay ta truyền lại

Chân nghĩa nhiệm mầu.

Ðoạn Thiên nữ Dakini khai thị và truyền bí pháp cho Sư.^

ÐẠI SƯ THỨ 35
KUCIPA
(Người bị bướu cổ)

Cái tuyệt đối bẩm sinh mang nhiều đau khổ

Nhà Du-già bẳn tính phản ứng dữ dội như tia nhìn của một con voi

Nhưng khi xả bỏ,ngài đi vào trạng thái xuất thần

Không ràng buộc,thoát ra ngoài tham dục

Trong ánh sáng lời dạy của một chân sư

Ta đã đánh mất cái vô cùng của phủ định và xác định

Nhưng cái thực thể khó nắm bắt này

Lại trở thành cái vô cùng tận

Nhận ra cái vô cùng tận này

Ta hiểu ra chân lý.

Kucipa,một nông dân ở vùng Kahari,rất đau khỏ vì cục bướu nơi cổ ngày một lớn. Cảm thấy xấu hổ vì tật bịnh của mình,Kucipa thường tránh xa chỗ đô hội mà tìm nơi hẻo lánh để ẩn cư.Một ngày nọ,khi Ðại sư Nagarjuna đi ngang qua,ngay khi vừa nhìn thấy ngài,Kucipa đã có lòng mến mộ bèn chắp tay đảnh lễ và thưa:

-Cuối cùng rồi thầy cũng đến.Con xưa nay đau khổ vì nghiệp cũ.Cúi xin thầy từ bi tế độ.

Sư Nagarjuna nhận thấy con người bệnh tật kia có thể tu tập phép thiền định của ngài do có duyên đời trước,nên ngài hiển lộ Mạn-đà-la của Guhyasamaja và đưa Kucipa vào Ðàn pháp.Ðoạn Sư dạy:

-Nay,ngươi hãy lấy cái bướu nơi cổ của ngươi làm pháp quán tưởng.Hãy tưởng tượng cái bướu ấy mỗi lúc một lớn hơn.

Kucipa thực hành thiền định y theo lời chỉ bảo của sư,quán cái bướu mỗi lúc mỗi lớn trước khi sự khổ đau kịp đến.Khi Nagarjuna trở lại,Kucipa bảo rằng phương pháp trị liệu có hiệu quả.Sư nghe thế dạy rằng:

-Lần này,ngươi hãy quán tưởng cả thế giới này hiển hiện trong khối u ấy.

Kucipa thiền định liên tục và cục bướu tự nhiên nhỏ lại,teo dần và biến mất.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2011(Xem: 5091)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
25/08/2011(Xem: 7997)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
22/08/2011(Xem: 4695)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 12327)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4899)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 10355)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4559)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 10018)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 10098)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 4217)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]