Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một đời người một câu thần chú

13/03/201106:01(Xem: 8960)
Một đời người một câu thần chú

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ
Tác giả: Nguyên Thành biên soạn
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 168 trang
Motdoinguoimotcauthanchu_nguyenthanh

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Tuy là người đã hành trì giáo pháp Mật tông, và cũng đã đọc một số kinh điển giảng luận của các đạo sư và các thánh tăng, viết về lợi ích của việc thực hành trì niệm thần chú nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng và choáng ngợp bởi sự hoành tráng, đầy đủ mọi khía cạnh nông sâu của thần chú Om mani padme hum. Tựa như những viên pha lê đầy màu sắc trước kia để ẩn khuất từng nơi, nay được gom tụ vào một chỗ thì ánh sáng lấp lánh của chúng tăng lên gấp ngàn lần vậy. Tôi như một chú ếch đã tạm hiểu được sự rộng sâu của một dòng sông nhưng vẫn phải nổ tung trước sự mênh mông bao la không bến bờ của đại dương. Vậy đối với những ai có duyên lành với Phật pháp và mong muốn am tường về thần chú Om mani padme hum của Bồ Tát Quán Âm, thì Một đời người, một câu thần chú là một tác phẩm chứa đựng đầy đủ.

Như một nhà họa sĩ tài ba với cành cọ khéo léo, một năng khiếu mỹ thuật, một tấm lòng bi mẫn chân thành, giáo thọ Nguyên Thành đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh tráng lệ, làm cho hàng căn cơ chậm lụt như tôi càng đọc tín tâm càng thâm sâu hơn vào sức gia trì và lòng bi mẫn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chỉ một câu thần chú ngắn ngủi sáu âm mà chứa đựng vạn pháp!

Từng chương trong tác phẩm mang những hình ảnh, khía cạnh khác nhau của thần chú Lục tự đại minh, cũng giống như mỗi màu sắc trong một bức tranh, càng tăng phần sinh động, mà vẫn mang đầy đủ ý nghĩa về lòng bi mẫn siêu phàm của Bồ Tát Quán Thế Âm nhất là những đại nguyện của Ngài dành cho tất cả chúng sanh với tâm không phân biệt, dù cho căn cơ của mỗi chúng sanh khác biệt cũng đều được hưởng lợi lạc như nhau.

Càng đi sâu, ta như lạc vào một hòn đảo chứa đầy những viên ngọc quý giá và chính mình cũng được chiếu soi từ ánh sáng ngọc quý, không những thế mà ta còn được tùy nghi sử dụng. Niềm hỷ lạc dâng trào vì thấy mình quá may mắn gặp được Phật pháp trong đời này và đang hành trì pháp môn trì tụng thần chú Lục tự đại minh.

Để đền đáp phần nào ơn tri ngộ với bậc thiện tri thức qua tác phẩm quý báu này, tôi chỉ biết hết lòng cầu nguyện cho bất cứ ai có duyên may đến được hòn đảo châu báu Om mani padme hum đều sẽ khởi tâm tin nhận hành trì để được phần lợi lạc, không phải trở về tay không!

Bà Rịa Vũng Tàu

Ngày 22 tháng 3 năm 2009

Mật Diệu Kính đề


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2011(Xem: 7422)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
22/08/2011(Xem: 4275)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 11330)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4500)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 9141)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4062)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
19/01/2011(Xem: 8474)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 3866)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
06/01/2011(Xem: 3057)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3187)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567