Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 10

03/05/201316:14(Xem: 4038)
Phần 10


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

PHẦN 10

ÐẠI SƯ THỨ 46

JALANDHARA

( Người được chọn)

Hãy tự ban phép lành

Gom cả ba thế giới

Nhốt vọng tưởng vào trong

Lalana bên phải

Rasana bên trái

Dưới cùng Avadhuti

Jalandhara,một người thuộc giai cấp Bà-la-môn,vì chán ghét cảnh đời nên thường hay ra nơi mộ địa để ngồi trầm tư về cuộc đời.Một hôm trong lúc mãi tư duy trong một trạng thái thanh tịnh,Jalandhara chợt nghe giọng nói của Kim Cương Thành Nữ từ trên không vọng xuống;

-Này con ! Ta chúc con có thể hiểu được chân lý rốt ráo.

Jalandhara lấy làm vui mừng nổ lực niệm danh hiệu của Thánh Nữ cho đến lúc bà hiện ra trước mặt Jalandhara và truyền cho ngài tâm pháp.Thánh nữ dạy rằng:

-Trước hết con hãy gom ba cõi và tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi,có tướngvàkhông tướng,nhốt chúng trong cái lồng làm bằng ba nghiệp (thân,khẩu,ý).Biến tất cả thành một khối tan chảy vào các luân xa.Chuyển hai luồng hoả hầu (lalana và rasana)vào trung tâm lực(Avadhuti)và cho thoát ra ở cổng thanh tịnh trên đỉnh đầu.Sau đó,quán tánh bất khả phân ly của các pháp và không tánh như tánh ướt không lìa khỏi nước.

Những lời dạy ẩn dụ thật là khó hiểu đối với một người bình thường nhưng Jalandhara được thiên nữ khai quang điểm nhãn nên ngài mau chóng hiểu nghĩa của pháp môn. Sau bảy năm tu tập miên mật thì ngài đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.^

ÐẠI SƯ THỨ 47

RAHULA

(Con người lẩn thẩn)

Rahula,con người kỳ diệu

Là hành tinh rồng che khuất ánh sáng trăng

Rahula của Tri Kiến Giải Thoát và Bất Nhị

Che khuất vầng sáng của hiện tượng tương đối

Rahula sinh ra và lớn lên ở vùng Kamarupa.Tuổi già khiến ông trở nên lẩm cẩm và thường đau yếu.Ðiều này khiến mọi người trong gia đình thường phàn nàn và xem ông như một gánh nặng.Rahula cảm thấy khốn khổ và lo lắng về việc hậu sự.Ông vẫn hay lang thang ở khu mộ địa với hy vọng tìm được một chân sư để giúp ông tu tập hầu sau khi tái sinh có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.Và dịp may đã đến,Rahula thố lộ nỗi lòng với vị sư du-già:

-Thưa thầy ! Thời thanh xuân của tôi đâ qua,cái già sồng sộc kéo đến,bệnh tật lúc nào cũng đe doạ,cái chết chưa biết đến lúc nào.Ðám con cái cháu chắt của tôi lại tỏ ra khinh nhờn,láo xược.Giờ tôi chỉ mong được bình yên đón chờ cái chết.

-Ðúng vậy ! Ðúng vậy! Nay ông đã già.Ba dòng thác Sinh,Già,Bệnh đã cuốn ông đi.Không bao lâu nữa bão chết sẽ cuốn ông.Chẳng hay ông có muốn đem theo gì trước khi vào cõi chết ?

-Thưa thầy,đó là sự bình an.

Sư khẽ hát:

Tâm không già,không chết

Tâm không mất,không còn

Tâm không đến,không đi

Muốn ngộ được bản tâm

Y pháp ta tu tập

Sư khai tâm cho Rahula và dạy:

-Hãy vận tâm quán tưởng chũng tự A ngay trên đỉnh đầu của người.Từ chũng tự ấy lưu xuất một đĩa sáng như trăng rằm và tưởng tượng các pháp đi vào đĩa mặt trăng.

Rahula nghe xong cung kính đảnh lễ sư.Từ đó,ông siêng năng tu tập cho đến khi đạt thần thông Ðại Thủ Ấn.^

ÐẠI SƯ THỨ 48

DHARMAPA

(Học giả)

Hãy rót dầu cảm xúc

Vào ngọn đèn hiện tượng

Thắp ngọn bấc sáu trần

Lửa thanh tịnh phi nhị

Ðốt ý tưởng vu vơ

Dharmapa là hiền triết xứ Bhodhinagar,dành toàn bộ cuộc đời để nghiên cứu và quảng bá phương pháp thiền định của riêng ông.Nhưng khi tuổi đã xế chiều,ông cảm thấy hình như bản thân ông còn thiếu sót một điều gì.Và có lẽ đó là một chân sư.Ông cứ ưu tư mãi về chuyện ấy.Một đêm nằm mộng,Dharmapa thấy một vị Kim Cương Thánh Nữ dạy cho kỹ thuật thiền định.Từ điềm lành ấy,ông nổ lực cầu nguyện và quán tưởng hảo tướng của vị thánh nữ ấy cho đến lúc bà hiện hình trước mặt ông.

Vị thánh nữ làm lễ quán đảnh cho ông và đọc bài kệ như sau:

Các pháp là ngọn đèn

Sắc ý là dầu,cảm thọ là bấc

Ðốt ngọn lửa trí huệ

Rót dầu vọng tưởng vào đèn ý

Ðốt bấc cảm thọ bằng lửa huệ

Ngọc như ý là đây

Sau sáu năm tu tập thì Dharmapa đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.^

ÐẠI SƯ THỨ 49

DHOKARIPA

(Người mang bình bát)

Trời đất mông mênh,hề !

Chứa đầy trong bình bát

Trí giác là các pháp

Các pháp bất khả phân

Chân như là tuệ giác

Dhokaripa là hành khất ở thành Hoa Thị (Pataliputra).Ông luôn luôn mang theo bên mình một chiếc bình bát.Mỗi khi xin được thứ gì,Dhokaripa đều bỏ vào trong ấy.Một hôm đi khất thực suốt buổi nhưng Dhokaripa vẫn không có gì để bỏ vào bình bát,ông chán chường dừng chân,ngồi nghỉ dưới một gốc cây.Nơi đây xuất hiện một nhà du-già đến gần yêu cầu cầu ông chia xẻ một ít vật thực để lót dạ,nhưng Dhokaripa lấy làm tiếc vì khôngcó gì để cúng dường.Dù vậy,nhà sư vẫn hoan hỷ dạy:

Này Dhokaripa !

Hãy bỏ tất cả kiến thức của người

Vào trong bình bát rỗng

Và quán tưởng

Cả hai là một

Dhokaripa nhận được chân lý ấy,ngài tu tập theo lời dạy trong ba năm thì chứng đắc.Từ đó,ngài vẫn mang theo kè kè chiếc bình bát bên mình và mỗi khi có ai hỏi đến,ngài đều đáp:

Ðây là chiếc bình bát rỗng

Ta chỉ nhận của cúng dường thanh tịnh

Vì thanh tịnh là niềm vui của ta

Lành thay! Người biết được bí mật

Bí mật của Dhokaripa

Chỉ là chiếc bình bát rỗng^

ÐAI SƯ THỨ 50

MEDHINI

(Người nông dân mệt mõi)

Thông qua tuệ giác của sự hiểu biết bẩm sinh

Và phương tiện thiện xão của giáo pháp

Vì nền tảng ấy là bản chất thật của chúng sanh

Niềm lạc tịnh khởi lên,nghĩa là đến đích

Medhini là nông dân ở thành HoaThị,tình cờ gặp được chân sư của ngài nơi cánh đồng mà ông đang cày bừa.Sư truyền pháp cho ông,nhưng vì cuộc sống bận rộn khiến ông không thể thực hành thiền định như ý muốn.Medhini bèn tìm đến thầy bày tỏ trở ngại.

Sư nói:

Ý thức là cái cày

Cảm thọ là bò kéo

Cày cánh đồng nhân duyên

Gieo hạt giống trí huệ

Thu hoạch vui thanh tịnh

Medhini lảnh hội được ý của thầy bèn quay về tu tập mười hai năm thì chứng đắc./,

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2011(Xem: 5091)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
25/08/2011(Xem: 7997)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
22/08/2011(Xem: 4694)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 12327)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4899)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 10354)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4559)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 10017)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 10098)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 4217)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]