Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08-Nói về nghĩa "Bất giác" Bốn món huân tập

02/05/201316:42(Xem: 17346)
08-Nói về nghĩa "Bất giác" Bốn món huân tập


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 8

Nói về nghĩa "Bất giác" (tiếp theo)
k. Nói về bốn món huân tập:
1. Chơn như huân tập
2. Vô minh huân tập
3. Nghiệp thức huân tập: Ý thức và Ý
4. Cảnh giới hư vọng huân tập.

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH

NÓI VỀ Ý NGHĨA "BẤT GIÁC" 

(Tiếp Theo)

--- o0o ---

k. NÓI VỀ BỐN MÓN HUÂN TẬP

CHÁNH VĂN

Lại nữa, vì có bốn món huân tập, nên các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh được sanh khởi không dứt.

1. Chơn như (pháp thanh tịnh)huân tập

2. Vô minh (các nhơn tãp nhiễm)huân tập

3. Nghiệp thức (vọng tâm) huân tập

4. cảnh giới hư vọng (sáu trần) huân tập.

Sao gọi là "huân tập"?_ Chữ "Huân" là xông ướp; chữ "Tập" là quen. Thí như y phục không có mùi thơm, song vì người ta lấy vật thơm xông ướp vào, nên nó quen (có)mùi thơm.

Cũng thế, chơn như là pháp thanh tịnh thật không có nhiễm ô, song vì bị vô minh huân tập vào, nên có tướng nhiễm ô. Trái lại, vô minh là pháp tạp nhiễm, cũng không có diệu dụng thanh tịnh, chỉ vì bị chơn như huân tập vào, nên nó có diệu dụng thanh tịnh.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về việc "Huân tập" của tâm sanh diệt, để chỉ rõ lý do các pháp sanh diệt tương tục. Ở đây nên lưu ý nhứt, là hai chữ "huân tập". Chúng ta được chứng Thánh Hiền hay bị làm phàm phu, đều do huân tập cả.

Thí như người không biết uống rượu, gần gũi bạn rượu nay nếm một giọt, mai uống một ly, như thế gọi là "Huân". Lâu ngày người ấy vì quen hơi rượu, nên ghiền rượu, gọi là "Tập" (tập quán).

Chơn như và vô minh huân tập nhau cũng thế. Nếu chơn như mạnh, huân tập vô minh, thì vô minh biến thành tịnh dụng. Trái lại, nếu Vô minh mạnh, huân tập vào chơn nhưthì chơn như biến ra tướng nhiễm ô. Cũng như nước lạnh và nóng đổ chung một bồn, nếu thế lực của nước nóng nhiều, thì làm cho nước lạnh trở thành ấm, trái lại, nếu thế lực của nước lạnh nhiều, thì làm cho nước nóng trở thành mát.

Hằng ngày chúng ta "huân tập" không biết bao nhiêu việc, huân tập cái gì thành ra cái nấy. Huân tập cái xấu nhiều, thành ra người xấu, Huân tập cái tốt nhiều, thành ra người tốt. Vào hàng bán hương chiên đàng, được xông ướp mùi thơm, thì ta thơm. Vào hàng bán thịt cá, bị ướp mùi tanh hôi, thì ta hôi. Gần gũi người hiền huân tập đức tánh tốt, thì ta thành người lương thiện; gần gũi kẻ ác, huân tập theo tánh hung dữ, ta thành người bạo ác. Bởi thế nên ngạn ngữ có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sang". Hằng ngày chúng ta chung đụng, gần gũi, lân la không biết bao nhiêu hạng người, chúng ta phải thận trọng về sự huân tập này. Huân tập Phật (chơn như) thì được thành Phật, huân tập chúng sanh (vô minh) thì làm chúng sanh.

Huân tập có bốn loại:

1. Chơn như huân tập

2. Vô minh huân tập

3. Vọng tâm huân tập

4. Vọng cảnh huân tập

sẽ tuần tự giải thích từ thô đến tế như sau.

DO HUÂN TẬP NÊN CÁC PHÁP NHIỄM Ô SANH KHỞI KHÔNG DỨT

CHÁNH VĂN

Huân tập thế nào, mà các pháp tạp nhiễm sanh khởi không dứt?_ Do chơn như mà có vô minh (hoặc); rồi vô minh làm nhơn trở lại huân tập vào chơn như(nghiệp)sanh ra vọng tâm (khổ);rồi vọng tâm (khổ) trở lại huân tập vào vô minh (hoặc) v.v...

Nghĩa là vì chưa ngộ nhập được chơn như, nên bất giác(hoặc, tức là nghiệp tướng)vọng niệm sanh khởi(nghiệp, tức là chuyển tướng)và vọng hiện ra các cảnh giới(khổ, tức là hiện tướng).

Rồi do cảnh giới nhiễm ô vọng hiện này (khổ) trở lại huân tập vào vọng tâm, sanh ra vọng niệm chấp trước(hoặc, tức là bốn món Thô trước) và tạo ra các nghiệp(nghiệp, tức là món Thô thứ năm) rồi chịu tất cả khổ về thânvà tâm v.v...(khổ, tức là món Thô thứ sáu).

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói do huân tập nên các pháp tạp nhiễm sanh khởi không dứt.

Vì chưa ngộ nhập được chơn tâm, nên vô minh bất giác vọng động nổi lên (hoặc) rồi huân tập trở lại chơn tâm (nghiệp)biến thành vọng tâm (khổ).

Rồi từ vọng tâm (khổ) trở lại huân tập vô minh (hoặc sanh ra vọng niệm (nghiệp) và cảnh giới hư vọng (khổ).

Cảnh giới hư vọng (khổ)trở lại huân tập vọng tâm, sanh ra vọng niệm chấp trước (hoặc) tạo ra các nghiệp (nghiệp) rồi chịu quả khổ về thân và tâm v.v...(khổ).

Cũng như 12 nhơn duyên: Từ vô minh (hoặc) làm duyên cho hành(nghiệp), hành làm duyên cho thức, danh sắc, lục nhập, xúc thọ (khổ); thọ làm duyên cho ái (hoặc) và ái làm duyên cho thủ, hữu (nghiệp) sanh và lão tử (khổ) v.v...Ba đời nhơn quả, từ hoặc tạo nghiệp (nhơn quá khứ), do nghiệp nên thọ khổ (quả hiện tại). Rồi khổ lại mê hoặc tạo nghiệp, (nhơn hiện tại) và vì tạo nghiệp nên phải chịu khổ về sau (quả vị lai), v.v...Như cái vòng tròn không có mối. Bởi thế nên nói các pháp tạp nhiễm tương tục sanh khởi lkhông dứt.

CHÁNH VĂN

Nói về cảnh giới hư vọng (6 tuần) huân tập._ Cảng giới hư vọng (6 tuần) huân tập có hai món: 1. Cảnh giới huân tập làm tăng trưởng vọng niệm (Trí tướng và Tương tục tướng),2. Cảnh giới huân tập làm tăng trưởng chấp thủ (Chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng).

Nói về vọng tâm (nghiệp thức)huân tập._

Vọng tâm huân tập có hai món: 1. Vọng tâm (nghiệp thức căn bản) huân tập lại căn bản vô minh (làm cho tạng thức bất đoạn)làm cho các vị Bồ Tát, A la hán, Bích Chi Phật (Duyên giác)phải thọ khổ "Biến dịch sanh tử"(sanh tử biến đổi). 2. Vọng tâm (phân biệt sự thức)huân tập chi mạt vô minh (tức là bốn món Thô trước)làm cho chúng phàm phu chịu khổ "phần đoạn sanh tử".

Nói về vô minh huân tập._vô minh huân tập có 2 món: 1. Căn bản vô minh huân tập vào chơn như làm thành tựu nghiệp thức(Tạng thức), 2. Chi mạt vô minh (kiến, ái)huân tập vào vọng tâm làm thành tựu (tăng trưởng)phân biệt sự thức (ý thức)

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về 3 loại huân tập (còn loại thứ tư, là chơn nhưhuân tập, sẽ nói trong bài sau), từ thô về tế:

1. Cảnh giới hư vọng 6 trần huân tập vào vọng tâm, nuôi lớn chi mạ vô minh, cũng gọi nhuận sanh vô minh, tức là Niệm (Trí tướng và Tương tục tướng) và thủ (chấp thù tướng).

2. Vọng tâm (nghiệp thức) huân tập lại vô mibnh, nuôi lớn hai món khổ sanh tử của phàm phu và Thánh giả:

a. Vì vọng tâm (nghiệp thức huân tập vào căn bản vô minh, nuôi lớn "vọng niệm", làm cho Tạng thức (A lai da) bất đoạn, nên các vị Bồ Tát, Duyên giác, A la hán phải bị khổ biến dịch sanh tử.

b.Vì vọng tâm phân biệt sự thức (ý thức) huân tập vào chi mạt vô minh, (Trí tướng, Tương tục tướng, Chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng, tức là kiến hoặc và tư hoặc) nuôi lớn "chấp thủ", làm cho 7 thức trước tương tục mãi mãi, nên chúng phàm phu phải bị khó phân đoạn sanh tử.

3. Vô minh huân tập làm thành tựu nghiệp thức và phân biệt sự thức: a. Vì căn bản vô minh huân tập vào chơn như, nên làm thành tựu nghiệp thức, tức là A lại da thức, b. Vì chi mạt vô minh (Kiến: Kiến hoặc; Ái: tư hoặc) huân tập vào vọng tâm (nghiệp thức), nên làm thành tựu phân biệt sự thức tức là thức. Nói chung là bảy thức trước. Vì bảy thức trước phân biệt các sự vật, rồi chấp ngã, chấp pháp, nên các sự vật mới thành như thế này, hoặc như thế nọ. Bởi thế nên gọi là phân biệt sự thức.

Đã nói "Do huân tập nên các pháp tạp nhiễm sanh khởi không dứt" rồi; tiếp theo đây sẽ nói: "Do huân tập nên các pháp thanh tịnh sanh khởi không dứt".

DO HUÂN TẬP NÊN CÁC PHÁP THANH TỊNH SANH KHỞI KHÔNG DỨT

CHÁNH VĂN

Huân tập thế nào, mà các pháp thanh tịnh sanh khởi không dứt?_ Do chơn như huân tập vô minh, nên làm cho hành giả khởi vọng tâm nhàm chán khổ sanh tử, cầu vui Niết bàn. Nhờ công năng chán khổ sanh tử, ưa thú vui Niết bàn của vọng tâm đó, trở lại huân tập vào chơn như, nên hành giả mới tự tin tánh Phật (khả năng thành Phật) của mình, (ở vị Thập tín)và biết cảnh giới hiện tiền không thẫt có, chỉ do tâm vọng động hiện ra (thập trụ)rồi tu hành để xa lìa các nhiễm ô (thập hạnh và Thập hồi hướng). Khi biết xác thực, không có cảnh giới hiện tiền (Sơ địa)hành giả mới dùng các phương tiện tu hành (từ Nhị địa đến Cửu địa)và khởi ra hạnh tuỳ thuận chơn tâm, không chấp thủ (Chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng)không vọng niệm (Trí tướng và Tương tục tướng) và tu hành trải qua nhiều kiếp lâu xa (Thập địa).

Tóm lại, nhờ sức chơn như huân tập này, nên vô minh diệt (Nghiệp tướng diệt).Vì vô minh diệt nên tâm không vọng động(Chuyển tướng diệt); do tâm không vọng động nên cảnh giới cũng theo đó mà diệt (Hiện tướng diệt). Do vô minh (nhơn)và cảnh giới (duyên)đều diệt, nên các tướng vọng nhiễm của tâm cũng diệt hết (Lục thô diệt hết).Lúc bấy giờ, gọi là chứng Niết bàn, và hành giả được diệu dụng không thể nghĩ bàn (tự nhiên nghiệp).

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói do huân tập mà các pháp thanh tịnh sanh khởi không dứt.

Bên trong nhờ tánh Phật (chơn như) huân tập vô minh, nên làm cho hành giả phản tỉnh, nhàm khổ sanh tử cầu vui Niết bàn. Bên ngoài nhờ sự phản tỉnh này, trở lại huân tập vào tánh Phật (chơn như) làm cho hành giả giác ngộ cảnh giới này không thật, nên đã không sanh tâm tham luyến và tạo nghiệp; trái lại, còn tuỳ thuận theo tánh Phật tu hành, phá trừ Tam tế Lục thô, trải qua bao vô số kiếp và 56 địa vị, từ Thập tín đến quả Phật.

Vì bên trong vô minh, bên ngoài cảnh giới đều đã diệt nên vọng tâm cũng diệt; do vọng tâm diệt, nên tánh Phật (chơn như) mới hiện ra, gọi đó là cảnh Niết bàn. Lúc bấy giờ hành giả được rất nhiều diệu dụng hoá độ chúng sanh không thể nghĩ bàn.

Chúng ta nên lưu ý đặc điểm này: khi mê thì vô minh làm cho vọng tâm tạo ra các tội khổ sanh tử triền phược; đến lúc ngộ thì chơn như (tánh Phật) làm cho vọng tâm phản tỉnh và tiến tu đến đạo quả Bồ Đề, Niết bàn.

Cũng như một cây gươm, nếu kẻ giặc cầm thì sát nhơn vô đạo; còn người anh hùng tướng sỉ cầm, thì bảo vệ non sông. Bởi thế nên người tu hành, chỉ đổi cái "Dụng" mà thôi, chớ không phải trừ bỏ cái "Thể" vậy.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, vọng tâm huân tập có hai thứ:

1. Ý thức huân tập (phân biệt sự thức), làm cho chúng phàm phu và Nhị thừa nhàm chán khổ sanh tử, và tuỳ theo năng lực của mình, lần lần tu hành đến Đạo vô thượng Bồ Đề.

2. Ý huân tập, làm cho các vị Bồ Tát phát tâm dõng mãnh, mau đến quả Niết bàn.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này giải thích, vọng tâm huân tập trở lại chơn như, có hai loại:

1. Ý thức (thức thứ sáu) huân tập vào chơn như; nghĩa là do công năng phản tỉnh của ý thức, huân tập trở lại tánh Phật saün có (chơn như), nên làm cho chúng phàm phu và hàng Nhị thừa nhàm chán khổ sanh tử, phát tâm tu hành, lần lần đến đạo vô thượng Bồ Đề.

2. Ý (tương tục ý) huân tập trở lại chơn như; nghĩa là do công năng phản tỉnh của ý, huân tập trở lại tánh Phật (chơn như), nên làm cho hàng Bồ Tát , phát tâm dõng mãnh tu hành, mau được quả Niết bàn.

Trên đã nói vọng tâm huân tập vào chơn như, có thô và tế không đồng rồi; tiếp sau đây sẽ nói chơn như huân tập vô minh, có "thể" và "dụng" không đồng. 

HẾT QUYỂN THƯỢNG

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 6746)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 4827)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 7591)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 14999)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 3941)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 16037)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11325)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 16667)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/09/2015(Xem: 6366)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
27/08/2015(Xem: 4273)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567