Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9-Lục hòa

26/04/201319:23(Xem: 20820)
9-Lục hòa


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Hai
Thiên Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 9

Lục Hòa

A Mở Ðề

1. Tai hại của sự bất hòa:

Trong sự sống chung đụng hằng ngày, không có gì tai hịa bằng sự bất hòa. Sự bất hòa làm ung độc cuộc sống chung và bắt buộc người ta phải xa nhau, nếu không muốn ở gần nhau để làm khổ cho nhau.

Trong gia đình, anh em không hòa, thì tình cốt nhục chia ly. Vợ chồng không hòa, thì gia nghiệp chẳng thành, con cái phải bị đau khổ, vì gần cha thì phải xa mẹ; gần mẹ thì phải xa cha. Xóm làng không hòa thì hay sinh ra rầy rà, kiện cáo, chém giết lẫn nhau. Quốc gia không hòa thì sanh ra giặt giã loạn lạc, dân chúng khổ sở. Nhân loại bât shòa, thì chiến tranh tiếp diễn, nhân sinh điêu đứng, suy tàn.

2. Sự quan trọng của nhu hòa:

Ðã thấy sự bất hòa như thế nào, tất nhiên cũng phải thấy đức tánh nhu hòa là cần thiết như thế nào cho đời sống tập thể.

Chúng ta thường nghe nói: "Dỉ hòa vi qúi" (lấy hòa làm quý). Bốn chữ giản dị ấy có một công dụng ích lợi vô cùng. Những ai lấy nó làm phương châm, thì bất luận việc lớn việc nhỏ đều thành tựu dễ dàng. Trái lại, những ai khinh thường nó, thì công việc chung không bao giờ có kết quả.

Sách Nho cũng có nói: "Thời thế thuận, không bằng địa thế lợi; địa thế lợi, không bằng nhân tâm hòa" (thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa). Xem thế thì đủ biết: yếu tố hòa là quan trọng hơn hết trong mọi việc, mọi tổ chức. Gia đình hòa thì gia đình có hạnh phúc; nước nhà hòa thì nước nhà được thạnh trị; nhơn loại hòa thì thế giới an lạc.

Hiểu biết hơn ai hết sự quan trọng của đức tánh nhu hòa trong đời sống tập thể, đức Phật đã chế ra pháp "Lục hòa" cho hàng Phật tử.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ai nói quấy cũng ừ, ai nói phải cũng gật. Hòa ở ở đây cũng không phải là phương tiện trong giai đoạn để rút thắng lợi về mình, rồi lại chiến. Hòa ở đây nhằm mục đích làm lợi cho tất cả, gây hạnh phúc cho tất cả, trong ấy có bòng dáng "tự và tha" không có so đo "ta và người".

II. Lục Hòa Là Những Gì

Lục hòa gồm có sáu điểm sau đây:

1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đống trú):

Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành.

Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế, thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đạp nhau. Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình, thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lộn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.

Nếu là những Phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.

Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau. Người nước ta có câu ca dao rất có ý nghĩa:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Khác giống, mà sống chung trên một giàn, còn phải hòa thuận, thương yêu nhau; huống chi là cùng một dân tộc, một giống nòi !

Cũng thể, đã là nhâ loại, cùng chung sống trên quả dịa cầu nầy, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là "Tứ hải giai huynh đệ" cả. Ðã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô trí, thì thật là vô cùng phi lý.

Tóm lại, đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau.

2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau:

Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rad, cãi cọ nhau.

Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói, tìm cách mỉa mai, châm thọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.

Trong một gia đình, xũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trưỏ thành những kẻ xã lạ, thù hằn nhau.

trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạ chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc.

Bởi thế, nên thân thể hòa chua phải là đủ, mà Phật dạy phải hòa cả miệng nữa. Nghĩa là người Phật tử phải nói lời dịu dàng, hòa nhã với nhau, nhất thiết không được cãi lẫy, gây gỗ nhau. Nếu có gì thắc mắc, cần phải bàn cãi cho ra lẽ, thì tuyệt đối phải dùng lời nói ôn tồn, hòa nhã mà bàn luận.

3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt):

Duy thức học có nói: Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội, nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Bởi thế cho nên, trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Dù có cố gắng bao nhiêu, để thân và khẩu được hòa khí, hay vì sợ một uy quyền gì trên, mà phải ăn ở hòa thuận với nhau, thì sự hòa thận này cũng chẳng khác gì một lớp sơn đẹp đẽ, tô lên một tấm gỗ đã mục. Một khi sự xung đột bên trong đã đến một mức độ không thể chứa đựng được nữa, tất nó sẽ nổ tung ra trong lời nói hay trong những cái đấm đá; cũng như tấm gỗ khi đã mục quá rồi thì thế nào lớp sơn bên ngoài cũng rạn nứt, đổ bể.

Ðức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hiệp trong khi chung sống với nhau.

Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh Hỷ xà. Hỷ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm hồng mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng, thanh tịnh được. Vậy Phật tử chúng ta hãy cố gắng tu hạnh hỷ xả mới được.

4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu):

Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỹ luật qui cả hẳn hoi.

Trong đạo Phật, mỗi Phật tử, tùy theo địa vị cấp bậc tu hành của mình, mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Người tại gia thì thọ Ngũ Giới; người xuất gia thiì thọ 10 giới nếu là Sa Di, thọ 250 giới nếu là Tỳ kheo, thọ 348 giới nếu là Tỳ kheo Ni v.v...

Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Ðã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thỉtiệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình.

Nói rộng ra, trong một trường học, một gia đình Phật tử, một hội chẳng hạn, bao giờ cũng lấy kỷ luật làm đầu. Trong trường, nếu học sinh không giữ kỷ luật của trường, ai muốn ra cứ ra, ai muốn vào cứ vào, ai muốn học cứ học, ai muốn chơi cứ chơi, thì trường ấy ắt phải sập. Trong gia đình Phật tử, đoàn sinh mỗi người mỗi làm theo mỗi ý riêng mình, không tuân năm điều luật của gia đình, không làm theo huấn lệnh của Huynh trường, thì dg Phật tử ấy sẽ tan rã. trong một hội viên không tôn trọng điều lệ của hội, phân chia giai cấp, tự cho mình sang không cần giữ giới như người hèn, tự cho mình giàu, không gữ giới như người nghèo, tự cho mình có học thức không giữ giới như người vô học; nếu có tình trạng như thế tất hội ấy sẽ tan rã.

Nói tóm lại, trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được. Vật Phật tử, muốn hòa hợp cùng nhau để tu tập, thì mỗi người cần phải gìn giữ giới luật như nhau.

5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu:

(Kiến hòa đồng giải):

Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình dộ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể.

Khi ta khám phá ra được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì hay ho, nếu ta không giải bày cho người chung quanh, thì không những ta là một kẻ ích kỷ, mà còn tạo ra một sự tắc nghẽn giữa sự thông cảm với những người khác. Lòng ích kỷ và sự tắc nghẹn ấy là mối dây của sự chia rẽ, bât shòa, xung đột. Trớc một vấn đề, mỗi người sẽ nghĩ, sẽ thấy mỗi cách, và do đó, sẽ gây nghi ngờ, hoang mang trong đoàn thể, vì phần đông không biết tin vào ai.

Nhất là trong kinh sách Phật, vừa nhiều, vừa cao siêu, vừa đủ loại, mỗi Phật tử có thể khám phá ra một khía cạnh khác nhau, tìm ra một ý nghĩa có thể đúng, mà cũng có thể sai. Trong người trường hợp ấy, mà không gấp rút giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người trong đoàn thể hiểu biết, thì khó mà có thể sống hòa hiệp với nhau.

6. Lợi hòa cùng chia cân nhau

(Lợi hòa đồng quân):

Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cần nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình.

Trong khi sống chung, nếu có người đem cho vật thực, y phục, mền chiếu, thuốc thang v.v...thì phải đem quân phân tất cả, nghĩa là chia cho đều nhau, không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu, nhưng phải lấy công bằng làm trọng. Giữ được như thế, thì dù ở chung nghìn người cũng vẫn hòa vui. Trái lại, nếu vì tính tư, ý riêng tham tài ham lợi thì dù chỉ có vài ba người chung sống với nhau, cũng không thể hòa được.

Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, cũng do vì thiếu sự "Lợi hòa đồng quân" cả. Người giàu thì giài quá, kẻ nghèo thì nghèo xơ, kẻ dinh thự nguy nga ruộng đất cò bay thẳng cánh, có kẻ không có một chòi tranh vách đất. Do đó, không thể có hòa bình được: người vô sản xung đột với kẻ hữu sản, nước nghèo đói sanh sự với nước phú cường.

nếu nhân loại thâm hiểu rằng: cuộc giàu sanh phú quý trong nhân gian, như hạt sương đọng trên cành hoa, công danh vinh hiển trên đời như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc sự chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ bớt đi nhiều lắm, và nhân loại sẽ bớt xung đột nhau hơn.

Với một tinh thấn bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ, với một tri huệ soi thấu rõ sữ vô thường, giả tạm của cuộc đời, Ðức Phật đã dạy: "Có tài lợi, nên tùy phận chia sớt cho nhau", hay triệt để hơn nữa: "Lợi hòa đồng quân".

bậy chúng ta đã là Phật tử, phải nên cố gắng thực hành cho được lời dạy ấy.

C. Kết Luận

Ðể có một ý niệm tổng quát về Lục hòa chúng ta hãy ôn lại một lần nữa, những ý chính trong 6 điều chỉ bảo của đức Phật:

1) Hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, hãy chung lưng đấu cật, đùm bọc nhau, chứ không nên dùng võ lực để đàn áp nhau.

2) Hãy nói năng với nhau một cách dịu dàng, hòa nhã; nếu có điều gì thắc mắc cần bàn cãi, thì cũng phải bàn cãi trong ôn hòa, lễ độ.

3) Hãy nuôi dưỡng ý tốt đẹp đối với nhau, hãy trau dồi đức hỷ xả; đừng bao giờ thù hiềm, ganh tỵ nhau.

4) Hãy giữ đúng giới luật như nhau, hãy lấy kỷ luật làm đầu. Vô kỷ luật thì không một đoàn thể nào có thể tồn tại được.

5) Hãy giải bày những sự hiểu biết, những ý kiến của mình cho người chung quanh. Người thông hiểu nhiều, phải có bổn phận chỉ bày cho người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình.

6) Hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được cho những người cùng sống chung với mình, để mọi người đều được thỏa mãn, vui vầy.

Sáu điều dạy trên đây, nếu chúng ta thực hiện một cách triệt để thì trong gia đình, cha mẹ vợ chồng, anh em, đều được hòa thuận yên vui, gia nghiệp mỗi ngày một thịnh đạt; quốc gia được hùng cường thịnh trị, thế giới hòa bình an lạc.

Riêng về trong giới Phật tử chúng ta, nếu áp dụng đúng đắn pháp "Lục hòa", thì sự tu học của chúng ta mau được tiến bộ, con đường giải thoát được gần hơn, và cảnh giới Cực lạc không phải chỉ là một ước vọng.

Vậy xin khuyên các Phật tử mỗi người sau khi học hiểu rõ Lục hòa, phải thật hành cho được và khuyên mọi người thật hành theo, để cùng hưởng hạnh phúc chung.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 6750)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 4827)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 7595)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 15001)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 3942)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 16042)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11326)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 16674)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/09/2015(Xem: 6369)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
27/08/2015(Xem: 4273)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567