Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Chánh Niệm và Niết Bàn

02/02/201111:04(Xem: 11461)
11. Chánh Niệm và Niết Bàn

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

ChánhNiệm và Niết Bàn

Hòathượng Ghosananda

1.HiệnTại là Bà Mẹ của Tương Lai

Chúngta có thể nhận biết rằng bình hoa trên bàn kia là đẹp tuyệtvời, nhưng những bông hoa ấy không bao giờ nói cho chúng tabiết về vẻ đẹp của chúng. Chúng ta không bao giờ nghe nhữngbông hoa đó khoe khoang về mùi hương ngọt ngào của chúng.

Khimột người nào đã thực chứng Niết Bàn, thì người ấycũng có thái độ tương tự. Ông ấy hay bà ấy không cầnphải nói gì cả. Chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp, mùihương khi người ấy đến với chúng ta.

Chúngta không cần phải lo lắng về chuyện dĩ vãng hay chuyện tươnglai. Chìa khóa của an lạc là hoàn toàn thực chứng với nhữnggì đang có trước mặt, sống trọn vẹn trong giờ phút hiệntại. Chúng ta không thể quay lùi lại mà sửa đổi quá khứ.Chuyện đó đã qua rồi! Chúng ta cũng không thể bó buộc tươnglai. Vậy thì chúng ta không cần phải lo lắng chi cả!

Lầntới, khi tôi phải du hành bằng máy bay, ai mà biết đượcchuyện gì sẽ xảy ra? Có thể tôi sẽ đến nơi an toàn, màcũng có thể không. Khi chúng ta lên các kế hoạch, chúng tachỉ tạo ra chúng trong giờ phút hiện tại. Ðây là giây phútmà ta có thể kiểm soát được. Chúng ta có thể vui hưởnggiây phút hiện tại và sử dụng nó cho đúng. Những đau khổtrong quá khứ không còn tác động lên ta, nếu ta biết sănsóc giờ phút hiện tại. Săn sóc giờ phút hiện tại, vàtương lai sẽ trở nên tốt đẹp. Chánh Pháp lúc nào cũngở trong hiện tại, và hiện tại là bà mẹ của tương lai.Săn sóc bà mẹ trước, rồi thì bà mẹ sẽ săn sóc đứacon của bà.

2.Buông thả mọi đau khổ

ÐứcPhật đã giảng rằng: "Ta chỉ dạy có hai điều: Hoạnkhổ và sự Diệt khổ." Cái gì là nguyên nhân của hoạnkhổ? Hoạn khổ bắt nguồn từ sự chấp thủ. Nếu tâm thứcbảo rằng: "Tôi là thế nầy," thì hoạn khổ phát sinh. Nếutâm thức bảo: "Tôi không là thế nầy," thì hoạn khổ cũngphát sinh. Khi tâm thức vắng lặng, thì nó trở nên an lạcvà tự do. Chấp thủ có 108 tên gọi. Nó có thể có tên làtham lam, sân hận, ganh tị, hoặc hèn nhát. Chấp thủ như làcon rắn lột xác. Dưới lớp da dày nầy, nó lại luôn luôncó một lớp da khác nữa.

Làmthế nào để chúng ta có thể vượt thoát mọi khổ đau? Chúngta chỉ cần buông thả nó. "Chúng ta nuôi dưỡng nó mộtcách đau đớn, và chúng ta buông thả nó một cách an vui."Hoạn khổ lúc nào cũng bám theo người có tâm thức chưa đượchuân tập, như thể cái xe kéo theo sau con bò. An lạc lúc nàocũng bám theo người có tâm thức đã được huân tập, nhưbóng luôn luôn theo hình.

Chấpthủ luôn luôn mang đến khổ đau. Ðây là luật thiên nhiên,như là định luật của lửa. Bạn có tin là lửa có sứcnóng hay không, thì điều đó không cần thiết. Mỗi khi bạnsờ tay vào lửa, thì nó sẽ đốt cháy bạn.

ChánhPháp dạy chúng ta nhận thức, rèn luyện, và giải phóng tâmthức. Khi tâm thức được rèn luyện, thì mọi Pháp đượcrèn luyện. Chìa khóa của sự rèn luyện tâm thức là gì?Ðó là Chánh Niệm.

Ðểgiải thoát khỏi mọi hoạn khổ thì có lâu lắm không? Khônglâu đâu, vì sự giác ngộ lúc nào cũng có mặt ở đây, ngaylúc nầy. Tuy nhiên, để chứng đắc được điều đó thìcó khi cũng phải trải qua nhiều đời, nhiều kiếp!

3.Pháp Thừa

ChánhPháp thì toàn thiện ngay ở lúc đầu, lúc giữa, và lúc cuối.Toàn thiện ở lúc đầu là thiện tính của giới luật - khôngsát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, khôngdùng mê dược. Toàn thiện ở lúc giữa là sự định tâm.Toàn thiện ở lúc cuối là tuệ giác và Niết Bàn. Chánh Pháplúc nào cũng hiện diện tại đây và ngay lúc nầy. Nó luônluôn có mặt ở mọi nơi. Chánh Pháp không tùy thuộc vào thờigian. Kết quả của việc hành trì Chánh Pháp có thể thu lượmđược ngay tức khắc.

TrongÐạo Phật, chúng ta thường nói đến Tam Thừa, hay ba cỗxe Pháp, nhưng thật ra thì không cỗ xe nào cao sang hơn cỗxe nào. Cả ba đều chuyên chở cùng một Chánh Pháp. Tuy nhiêncó một cỗ xe thứ tư có tính phổ quát hơn. Ðó là PhápThừa (Dhammayana), vốn là toàn thể vũ trụ, bao gồm mọiđường lối đưa đến an lạc và tình thương. Bởi vì nótoàn vẹn, Pháp Thừa không phân chia tông phái. Nó không baogiờ chia rẽ chúng ta, giữa những người anh chị em chúngta. Mời các bạn đến và thử nghiệm cho chính các bạn. Cỗxe Pháp sẽ đưa các bạn đến Niết Bàn ngay tại đây vàngay lúc nầy. Từng bước một, từng giây phút một, mọingười đều có khả năng thông hiểu Chính Pháp. Ðây là PhápThừa mà tôi hằng yêu mến.

4.Niết Bàn

Mộtvị mục sư Ki Tô Giáo khả kính có hỏi tôi, "Niết Bàn ởđâu? Trong thời đại nầy thì người ta còn có thể đếnNiết Bàn được không?" Tôi trả lời, "Niết Bàn ở tạiđây, ngay trong lúc nầy."

NiếtBàn ở khắp mọi nơi. Nó không lưu ngụ tại một nơi chốnđặc biệt nào cả. Nó ở trong tâm thức. Nó chỉ đượctìm thấy trong giờ phút hiện tại. Niết Bàn là sự vắngmặt của hoạn khổ. Nó trống không, và không chứa một kháiniệm nào cả. Không một cái gì có thể kết tạo ra NiếtBàn. Niết Bàn vượt qua nhân và quả. Niết Bàn là hạnh phúctối thượng. Nó là an lạc tuyệt đối. An lạc trên thếgian nầy còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng an lạctrong Niết Bàn là vĩnh viễn.

NiếtBàn là sự vắng mặt của nghiệp hành, vốn là hậu quảcác hành động của ta. Nghiệp hành theo đuổi chúng ta quanhiều kiếp sống. Khi ta chết đi, nghiệp quả đi theo nhưlà ánh lửa truyền từ cây nến nầy sang cây nến khác. Trongtrạng thái Niết Bàn, ta không còn chấp thủ, mong đợi, hayham muốn nữa. Mỗi một giây phút là một giây phút tươimới và hồn nhiên. Các nghiệp quả đã được giũ sạch nhưthể chúng ta đã xóa băng cassette trong máy ghi âm.

Hoạnkhổ dẫn đường cho ta đến Niết Bàn. Khi ta thông hiểu đượcbản chất thật sự của hoạn khổ, ta sẽ được giải thoát.

BìnhAnson trích dịch,
tháng10-1996
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 15052)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4135)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6282)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9266)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 16098)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14450)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8807)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12518)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15325)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3418)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]