Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam

02/02/201111:04(Xem: 10927)
05. Đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

ĐạoPhật Nguyên Thủy tại Việt Nam

BìnhAnson

ĐạoPhậttruyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ TâyLịch. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành lậpđược một trung tâm Phật Giáo quan trọng trong vùng, thườngđược gọi là trung tâm Phật Giáo Luy Lâu, nay thuộc tỉnhBắc Ninh, phía bắc thành phố Hà Nội. Luy Lâu là thủ đôcủa xứ Giao Chỉ, tên cũ của Việt Nam, và là một trạmnghỉ chân quen thuộc của các nhà truyền giáo đạo Phậtngười Ấn Độ, trên hành trình sang Trung Hoa theo đường biểncủa các thương gia Ấn đi từ bán đảo Ấn Độ. Một sốkinh điển Đại Thừa và A-hàm đã được dịch sang Hoa văntại đó, chẳng hạn như kinh Tứ Thập Nhị Chương, An BanThủ Ý, Kinh Bổn Sanh, Kinh Mi-lan-đa Vấn Đạo, v.v.

Trong18 thế kỷ kế tiếp, vì điều kiện địa lý gần nhau, ViệtNam và Trung Hoa có chung nhiều sắc thái triết học và tôngiáo. Phật Giáo Việt Nam phản ánh nhiều ảnh hưởng củacác phát triển hệ Đại Thừa tại Trung Hoa, với các tôngphái Thiền, Tịnh và Mật.

Phầnđất phía nam của Việt Nam ngày nay đầu tiên có người Chàmvà Khơ-me trú ngụ, và họ theo cả hai truyền thống ĐạiThừa Ấn Độ và Phật Giáo Nguyên Thủy, mặc dù có lẽ làngười Chàm đã theo truyền thống Nguyên Thủy từ thế kỷ3 TL và người Khơ-me chỉ bắt đầu theo truyền thống NguyênThủy vào thế kỷ 12.

NgườiViệt bắt đầu định cư tại phần đất nầy vào thế kỷ15. Từ đó, sắc tộc người Việt theo Phật Giáo Đại Thừa,trong khi sắc tộc người Khơ-me theo truyền thống Phật GiáoNguyên Thủy, cả hai truyền thống nầy cùng chung nhau hiệnhữu an hòa.

Trongthập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào phụchoạt và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song vớisự chỉnh đốn các tổ chức Đại Thừa, còn có nhiều chútâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy,về pháp hành thiền và các kinh sách dựa theo kinh tạng Pali,nhưng viết bằng tiếng Pháp. Trong số những người tiên phongtruyền bá đạo Phật Nguyên Thủy vào Việt Nam có một vịbác sĩ thú y trẻ tên là Lê Văn Giảng. Ông sinh ra ở miềnNam, nhưng đi học ở Hà Nội, và sau khi tốt nghiệp, ông đượccử sang làm việc tại Phnom Penh (Nam Vang) cho chính quyền Pháp.Trong thời gian đó, ông bắt đầu để tâm đến đạo Phật.

Ôngtheo học các pháp môn Tịnh độ và Mật tông, nhưng cảm thấykhông hợp duyên. Tình cờ, ông được gặp vị Phó Tăng ThốngCam Bốt, và được vị sư nầy giới thiệu một quyển sáchtiếng Pháp, viết về Bát Chánh Đạo. Ông rất xúc độngkhi đọc những lời giảng rõ ràng trong quyển sách đó vàquyết tâm hành trì theo truyền thống nầy. Ông học pháp hànhthiền quán hơi thở (anapanasati)từ một vị tăng CamBốt tại chùa Unalom và đạt được mức thiền định rấtcao. Ông tiếp tục hành trì theo pháp môn nầy và vài năm sauquyết định xuất gia, với pháp danh là Hộ Tông (Vansarakkhita).

Vàonăm 1940, khi được một người bạn thân, ông Nguyễn VănHiểu, và một số cư sĩ Phật tử Việt thỉnh mời, Tỳ khưuHộ Tông trở về Việt Nam và giúp thiết lập chùa Bửu Quangở Gò Dưa, Thủ Đức. Đây là ngôi chùa đầu tiên của PhậtGiáo Nguyên Thủy Việt Nam. Sau đó, Hòa Thượng Chuon Nath, vịTăng Thống Phật Giáo Cam Bốt cùng với 30 vị tỳ khưu CamBốt đã đến ngôi chùa nầy để làm lễ kết giới Sima.Năm 1947 chùa bị quân Pháp tàn phá, và được trùng tu vàonăm 1951.

Tạichùa Bửu Quang, ngài Hộ Tông cùng với các vị tỳ khưu Việtkhác, trước đó đã thọ giới và tu học tại Cam Bốt, nhưquý ngài Thiện Luật, Bửu Chơn, Kim Quang, Giới Nghiêm, TịnhSự, Tối Thắng, Giác Quang, Ẩn Lâm, bắt đầu truyền giảngPhật Pháp bằng tiếng Việt. Ngài cũng phiên dịch nhiều kinhđiển từ tạng Pali, và từ đó, Phật Giáo Nguyên Thủy trởthành một trong những hoạt động chính của Phật Giáo ViệtNam.

Vàonăm 1949-1950, ngài Hộ Tông cùng với ông Nguyễn Văn Hiểuvà một số cư sĩ thiện tâm đứng ra xây dựng chùa Kỳ Viêntại khu Bàn Cờ, Quận Ba, Sài Gòn. Từ đó, Kỳ Viên Tự trởthành một trung tâm chính của các hoạt động Phật Giáo NguyênThủy, và càng ngày càng thu hút nhiều Phật tử.

Năm1957, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam chính thức đượcthành lập, và Tăng đoàn Nguyên Thủy đề cử ngài Hộ Tônglàm vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội.

Trongthời kỳ đó, các hoạt động Phật sự được tăng cườngvới sự hiện diện của Hòa Thượng Narada đến từ TíchLan. Ngài Narada đã từng đến Việt Nam vào thập niên 1930và có mang nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiềunơi trong toàn xứ. Trong những lần viếng thăm vào thập niên1950 và 1960, ngài đã thu hút được nhiều Phật tử đếnvới truyền thống Nguyên Thủy, trong số đó có một nhà dịchgiả nổi tiếng là ông Phạm Kim Khánh. Ông Khánh đã xin quyy Tam Bảo với ngài, với pháp danh là Sunanda. Ông đã từngdịch nhiều sách của ngài Narada, trong đó có quyển ĐứcPhật và Phật Pháp, Phật Giáo Tóm Lược, Kinh Tứ Niệm Xứ,Kinh Pháp Cú, Cẩm Nang Vi Diệu Pháp, Tứ Vô Lượng Tâm, NhữngBước Thăng Trầm, v.v. Ông Khánh hiện đang ngụ tại Hoa Kỳ,dù đã trong tuổi 80, vẫn tích cực dịch thuật các sách PhậtPháp của các vị thiền sư nổi tiếng của Thái Lan, MiếnĐiện và Tích Lan.

TừSài Gòn, đạo Phật Nguyên Thủy được truyền bá đến cáctỉnh thành khắp miền Nam và miền Trung nước Việt và nhiềuchùa được thiết lập. Theo thống kê năm 1997, có tất cả64 chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, trong đó có 19 chùa tại SàiGòn. Ngoài chùa Bửu Quang và Kỳ Viên, còn có nhiều chùa nổitiếng khác như chùa Bửu Long, Giác Quang, Phổ Minh, Tam Bảo(Đà Nẵng), Thiền Lâm và Huyền Không (Huế), và Thích Ca PhậtĐài ở Vũng Tàu.

Trongthập niên 1960 và 1970, nhiều vị tỳ khưu được gửi đitu học nước ngoài, đông nhất là tại Thái Lan, và vài vịkhác tại Tích Lan và Ấn Độ. Chương trình tu học nầy đượcthiết lập trở lại trong những năm gần đây, và hiện cókhoảng 20 vị đang tu học tại Miến Điện.

Tronglịch sử, có một sự liên hệ khắng khít giữa Tăng đoànViệt Nam và Cam Bốt. Cũng cần ghi nhận ở đây là vào năm1979, sau khi nhóm Khơ-me Đỏ bị đánh đuổi ra khỏi Phnom Penh,hai vị Hòa Thượng Bửu Chơn và Giới Nghiêm cùng với mộtđoàn tỳ khưu Việt Nam đã đến thành phố này để tái truyềngiới cho 7 vị tỳ khưu Cam Bốt và phục hồi Tăng đoàn CamBốt, vốn đã bị nhóm Khơ-me Đỏ tiêu diệt khi họ nắmquyền.

Kinhđiển Phật Pháp bằng Việt ngữ được dịch ra từ 2 nguồn:Tam tạng Pali và Hán tạng A-hàm, cùng với nhiều kinh điểnĐại Thừa khác. Từ thập niên 1980, một chương trình phiêndịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được thànhlập và xúc tiến, với sự đóng góp của nhiều vị cao tănghọc giả của Bắc tông lẫn Nam tông.

Đếnnay, các quyển kinh dịch từ 5 bộ Nikaya, do Hòa Thượng MinhChâu dịch, và 4 bộ A-hàm, do quý ngài Hòa Thượng Trí Tịnh,Thiện Siêu, và Thanh Từ dịch, đã được phát hành. Thêmvào đó, toàn bộ 7 tập của tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ đàm,Abhidhamma, Thắng Pháp tạng) do Hòa Thượng Tịnh Sự dịchcũng đã được ấn tống, cùng với các bộ Kinh Pháp Cú,Mi-lan-đa Vấn Đạo, Thanh Tịnh Đạo, Thắng Pháp Tập Yếu,và nhiều tác phẩm khác.

Tómlại, mặc dù Phật Giáo Việt Nam chủ yếu là theo truyềnthống Đại Thừa, truyền thống Nguyên Thủy cũng được côngnhận và hiện nay có nhiều quan tâm đến các pháp hành thiềnNguyên Thủy, kinh điển Nikaya và A-hàm, và văn học Vi DiệuPháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9647)
Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian.
22/04/2013(Xem: 7865)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 9618)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
10/04/2013(Xem: 7079)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
09/04/2013(Xem: 13666)
Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biển nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông.
09/04/2013(Xem: 5368)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
04/04/2013(Xem: 6654)
"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
02/04/2013(Xem: 2348)
Tất cả những ai đến thực tập Thiền Minh Sát Tuệ [hay Thiền Minh Sát] đều mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai chưa khai triển Trí Tuệ đều mong phát sanh Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai đã có vài Tuệ giác đều mong phát triển thêm Trí Tuệ thật nhanh. Mọi người mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh.
21/03/2013(Xem: 14258)
NIẾT BÀN, phỏng dịch theo nguyên bản mang tựa đề: “NIRVANA IN A NUTSHELL” của SCOTT SHAW, do Barnes & Noble ấn hành năm 2003. Tác giả Scott Shaw là một nhà văn điêu luyện, một nhà giáo, một nhà võ và đồng thời là một Phật tử thuận thành.
28/12/2012(Xem: 14113)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567