Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền luận sáu: Triết học và tôn giáo trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa

28/12/201115:18(Xem: 4782)
Thiền luận sáu: Triết học và tôn giáo trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa

THIỀN VÀ BÁT NHÃ

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀNLUẬN SÁU

TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO TRONG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

I. ĐẠICƯƠNG

Bát-nhã ba-la-mật-đa[80]là một trong những kinh điển tối cổ của Phật giáo được dịch sang Hán văn. Bảnkinh Bát-nhã đầu tiên, được gọi là Đạo hành,[81]xuất hiện năm 172. Truyền thuyết cho rằng kinh Tứ thập nhị chương [82]được phiên dịch do sứ đoàn đầu tiên người Ấn đếnTrung hoa năm 69, nhưng không có gì bảo đảm cho chứng cứ lịch sử của nó. An ThếCao,[83]từ nước An tức (Parthia) đến Trung hoa vào năm 148,trải qua 22 năm thực hiện công trình phiên chuyển các kinh Phật sang Hán văn,nhưng tất cả thuộc kinh Tiểu thừa. Trong trường hợp đó, kinh Đạo hànhBát-nhã bản Hán dịch của Chi lâu-ca-Sấm (Lokaraka) ngườiNhục-chi (nước này sau trở thành vương quốc Kuaa: Quý-sương), đáng cho là thực sựbản kinh Đại thừa đầu tiên trong số tất cả các kinh Phật được truyền vào Trunghoa từ trước. Cũng nên ghi nhận một điều kỳ diệu, theo đó, một nền giáo thuyếtcủa đạo Phật tuyên bố rằng tất cả đều “không” và “không tự tính”, lại là côngtrình thực sự quan trọng được truyền bá giữa một dân tộc nặng đầu óc thực dụng,theo chủ nghĩa công lợi. Hiển nhiên, các môn đệ của “tính Không” đã không nghĩloại hoạt động truyền giáo này là một sự nghiệp “trống không”.

Trong thế kỷ thứ III, hai bản kinh thuộc Bát-nhã được dịchsang Hán văn, và thế kỷ IV vẫn còn xuất hiện những bản khác. Các bản củaCưu-ma-la-thập (Kumārajīva) được hoàn thành khoảng đầu thế kỷ thứ V. Cho đếnhậu bán thế kỷ thứ VI, Huyền Trang hoàn tất bản dịch đồ sộ của bộ ĐạiBát-nhã gồm 600 quyển. Đó là một tập đại thành bách khoa gồm hầu hết nhữngkinh điển thuộc bộ Bát-nhã của Đại thừa.

Trong Phạn văn, một tòng thư gồm 125.000 bài tụng (śloka),tức những đoạn chỉnh cú có 32 âm tiết. Bốn bản ngắn hơn gồm 100.000, 25.000,10.000 và 8.000 śloka. Bản ngắn nhất được ấn hành năm 1888 bởi học giảngười Ấn Rājendralāla Mitra; bản 100.000 bài tụng được ấn hành 1902 bởiPratāpacandra, nhưng theo chỗ tôi biết chưa có ấn bản đầy đủ nào xuất hiện. Bảnxưa nhất trong số các bản kinh Bát-nhãkhác nhau hình như là bản ngắnnhất, bản 8.000 śloka, được gọi là Bát-nhã Bát thiên tụng(aṣṭasāhasrikā).Những bản dài hơn là những bản quảng diễn về sau. Bát thiên tụngtươngđương với Đạo hành kinhcủa Chi Lâu-ca-sấm (Lokaraka),Tiểu phẩm Bát-nhãcủa Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva), và quyển thứ 538-555trong bản Đại Bát-nhãcủa Huyền Trang, và Phật mẫu Bát-nhãcủaThi Hộ.[84]Bởi vì, xét trênphương diện triết học và tôn giáo, tất cả những quan điểm cốt yếu của kinh Bát-nhãđều nằm trong đó, chủ đề của tôi sẽ dựa vào bản kinh này qua bản Sanskrit vàcác bản Hán dịch, mặc dù những trích dẫn rải rác lấy từ các bản kinh Bát-nhãkhác. Độc giả nếu có hứng thú đối với văn học Bát-nhã, có thể tham khảo tập tàiliệu của Bác sĩ Tokumyô Matsumoto về Die Prajnāpāramitā-Literatur.[85]

Tuy nhiên, vì bản Sanskrit Aṣṭasāhasrikācũng như nhiều bản kinh Bát-nhãHán văn được đề cập ở đây không dễ gìtiếp cận cho độc giả,[86]vậy xin giới thiệukinh Kim cương(vajracchedikā),[87]qua các bản dịch tiếng Anh của MaxMüller và William Gemmel, vì sự khái quát của nó. Nhưng, khuyết điểm chính nơikinh Kim cươnglà quá nhấn mạnh về khía cạnh tính Không của Bát-nhã,khiến cho độc giả phổ thông có ấn tượng rằng đây là khởi điểm hay đỉnh điểm củaĐại thừa. Bác sĩ Max Walleser, Heidelberg, dịch sang Đức ngữ một vài chương củaAṣṭasāhasrikā.[88]

Chủ đích của thiên luận này cốt nêu lên rằng, giáo nghĩa củacác kinh Bát-nhã nhằm xác định tính thể của Bồ-tát đạo. Đó là điều màtrong hết thảy các kinh Đại thừa gọi là Bồ-tát hạnh (bodhisattvacaryā). Caryā(hành, ta quen đọc là hạnh), có nghĩa là “sinh hoạt”, vậy Bồ-táthạnh (bodhisattvacaryā) là điểm phân biệt Bồ-tát với các loại chúng sinhkhác; đặc biệt trong Đại thừa, phân biệt với Thanh văn (Śravaka) và Độc giác(Pratyekabuddha). Kinh Bát-nhã tìm thấy sinh hoạt này trong sự thấu hiểuBát-nhã với tất cả những hàm tàng của nó, trí thức, đạo đức và tâm linh. Trongnhững trang tiếp theo, do đó, chúng ta sẽ trước hết thử xem Bát-nhã có nghĩa làgì, sau đó mới khai thác nội dung thực tiễn của nó. Có thế, tính thể của Bồ-tátđạo mới trở thành hiển lộ tự nhiên. Tôi tin rằng độc giả đã biết khá rõ về mốiliên hệ rất sâu xa giữa Thiền tông và giáo nghĩa Bát-nhã, trên lịch sử và trênhọc thuật.

Vậy Bát-nhã sẽ được diễn tả từ nhiều quan điểm khác nhau, vàđó cũng là cách mà các kinh Bát-nhã ba-la-mậtthường nói về Bát-nhã.

---o0o---

Tựa tái bản

Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lầnđầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phảiđọc lại bản dịch trướcđó,đểửa chữa và bổững sai lầm và thiếu sót nhấtđịnh phải có; mà công việc này chưa gặpđược thuận duyênđểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần.Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn bd không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịpđọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềmẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thứcđược. Các tưệuđược cung cấp trongđây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện chođầyđủươngđối chính xácđược. Dođó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy cóđôi chút hứng thú với các tưệuđược cung cấpởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu,đểượt qua giới hạn ngôn ngữ,đạtđược cho mình nhữngđiều ý tại ngôn ngoại.li li có thêm c st mình t duy và chiêm nghi thay thnh lich th s nghiên c th và t n linên h mình t duy quán chi v

Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567