Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phân tích Tâm kinh

28/12/201115:18(Xem: 6143)
03. Phân tích Tâm kinh

THIỀN VÀ BÁT NHÃ

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀNLUẬN NĂM

Ý NGHĨA CỦATÂM KINH BÁT-NHÃ TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

III. PHÂN TÍCH TÂM KINH

Nhưnhan đề chứng tỏ, Tâm kinh Bát-nhã được cho là làm tâm điểm hay tâm tủy (hṛdaya)của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vậy, vấn đề là: Có thực nó mang tinh yếu củabộ kinh vĩ đại đó? Hay nó chứa đựng một yếu tố ngoại lai nào? Nếu nó chứa đựngyếu tố ngoại lai hay một yếu tố nào khác hơn tự thân của Bát-nhã ba-la-mật-đa,chúng ta phải cố gắng minh giải điều đó, nghĩa là, chúng ta phải thấy rằng yếutố ngoại lai này cũng thực sự nằm trong bộ loại Bát-nhã, đồng thời xác minh yêucầu của nó là cung cấp chúng ta hạch tâm của khối văn học đồ sộ này. Vậy, ta thửkhảo sát Tâm kinh như chúng ta đang có ở đây.

Điểm trướchết, trong giới hạn mà chúng ta có thể quả quyết, Bồ-tát Quán Tự tại(Bodhisattva Avalokiteśvara) không xuất hiện trong bất cứ kinh nào thuộc văn hệBát-nhã (prajñāpāramitāsūtra),với nhiều tác phẩm như Śatasāhasrakā,[68]Pañcaviṁśatisāhasrikā,[69]Aṣṭasāha­srikā,[70] Saptaśatikā,[71] v.v… trong tiếng Sanskrit và bộ Đại Bát-nhã (Mahāprajñāpāramitā) [72] gồm sáu trăm quyển trong Hán văn và các tác phẩm tương đương trongTạng văn. Theo đó, chúng ta có thể nói Tâm kinh là một sản phẩm hậu kỳ, vàtrong đó có pha trộn các yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên, đây không phải là điểmchính mà tôi muốn thảo luận trong thiên luận này. Trong Tâm kinh, còn có một điểmkhác, ngoài điểm đề cập đến Quán Tự tại; điểm ấy mới làm chúng ta ngờ là một sảnphẩm hậu kỳ. Tôi muốn nói tới việc Bát-nhã ba-la-mật được đồng nhất với câu thầnchú (mantra) kết thúc cho bài pháp của Quán Tự Tại về tính Không. Văn họcBát-nhã đặc biệt không bị chi phối bởi sự xâm nhập của các công thức ma thuậtnhư Minh chú (vidyā), Mật chú (mantra), hay Tổng trì (dharāṇī). Sự thực rằng tựthân Bát-nhã được coi như là Đại minh chú trong kinh văn, nhưng không đề ra nhữngMật chú (mantra) riêng biệt nào, và đó mới đích xác là trường hợp của Tâm kinh.Vì rằng, trong Tâm kinh, có một câu thần chú (mantra) đặc biệt được mệnh danhlà “Bát-nhã ba-la-mật-đa,” gồm những cụm từ này: “Gate, gate, Paragate, Parasaṁgate,Bodhi, svāha.” Lối xen kẽ đó hoàn toàn mới mẻ, cần phải đặc biệt lưu ý.

Nhớ kỹhai điểm này: sự xuất hiện của ngài Quán Tự Tại và sự xâm nhập của Mật chú, chúngta thử phân tích nội dung của chính bản kinh.

Thoạttiên, cái gây chú ý nhất trong khi theo dõi bản văn là, hầu như không có gì hếtngoài một tràng phủ định, và điều được mệnh danh là tính Không thì là phủ địnhluận thuần túy, nó giản lược kỳ cùng tất cả vào cái Không. Thế thì, kết luận sẽlà, Bát-nhã ba-la-mật, hay sự tu tập Bát-nhã, cốt yếu là phủ định tất cả. Phủ địnhnăm uẩn (skandha); phủ định 18 giới (dhātu); phủ định 12 xứ (āyatana); phủ định12 chi duyên khởi; phủ định 4 Thánh đế. Và cuối điểm của hết thảy những phủ địnhnày, không có trí hay đắc gì cả. Đắc (prāpti hay labdhi) có nghĩa là chú tâmvào và giữ chặt lấy sở tri vốn là kết quả từ suy luận đối đãi. Vì không có thứđắc nào có bản chất như vậy cả, nên tâm hoàn toàn vượt qua mọi chướng ngại tứcnhững sai lầm và mê vọng khởi lên từ tác dụng trí năng, và vượt luôn những chướngngại bắt rễ trong thức truy nhận và cảm quan của chúng ta, như sợ hãi và bànghoàng, vui vẻ và buồn phiền, phóng đãng và đam mê. Khi chứng được như thế, làđã đạt tới Niết-bàn. Niết-bàn và giác ngộ (sambodhi) là một. Vậy ra, do từBát-nhã ba-la-mật mà hiện khởi hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vịlai. Bát-nhã ba-la-mật-đa là mẹ của Phật đạo và Bồ-tát đạo, điều đó thườngxuyên được nhắc nhở trong văn học Bát-nhã.

Đếnđây, chúng ta có thể nói, Tâm kinh hoàn toàn phù hợp với tinh thần của các kinhđiển Bát-nhã ba-la-mật. Khởi đầu với các phủ định, rồi chấm dứt với một khẳng định,mà trong thuật ngữ Phật giáo gọi là “Giác ngộ.” Ý niệm về tính Không có thể làmkhiếp đảm kẻ sơ cơ, bởi người ta thường có thói quen coi nó như một thứ hư vôhóa toàn triệt, nhất là khi Tâm kinh có vẻ chỉ là chuỗi phủ định. Nhưng, vì chuỗiphủ định này cuối cùng đưa chúng ta tới cái quyết định, mặc dù cái đó không hẳnlà xác quyết theo nghĩa thông thường. Tâm kinh rồi ra không phải là một Thánhkinh của hư vô chủ nghĩa. Bát-nhã ba-la-mật, làm được sự kỳ diệu đó, tức diễn dịchhay dẫn khởi một xác quyết từ những phủ định vô địch, cho nên đáng được coi nhưmột đại thần chú vô song, vô đẳng đẳng chú. Nói một cách thông thường, Tâm kinhphải đúc kết bằng câu đó; bài pháp của ngài Quán Tự Tại giảng cho Xá-lợi-phấttiến tới kết luận đương nhiên của nó; khỏi cần phải đi xa hơn nữa, và khỏi phảituyên bố cứ như hát kịch rằng thần chú đó là “Gate, gate, v.v….”

Có thểhiểu tại sao nói Bát-nhã ba-la-mật-đa là một đại thần chú, nhưng nói rằng ĐạiBát-nhã thần chú đó là “Gate, gate…”, thì hình như không có nghĩa gì hết. Nhữnggì đã sáng tỏ và hợp lý, đến đây bỗng trở thành một sự biến hóa thần kỳ. Tâm kinhchuyển thành một bản văn chú thuật thần bí. Cái này có vẻ là một sự thoái hóahay một sự suy sụp. Đâu là ý nghĩa của biến thái đột ngột? Hoặc, tại sao có sựvô nghĩa này?

Cái gọilà Bát-nhã ba-la-mật-đa thần chú, nếu dịch ra, có nghĩa: “Hỡi Trí tuệ, đi qua,đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia svāhā!” Svāhā là lời chúclành, lúc nào cũng nằm ở đoạn cuối của một mantra hay dhāraṇi. Sự xướng xuất đócó can dự gì tới việc tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm? Đại khái người ta cholà, mỗi khi được đọc lên, mantra hay dhāraṇī tạo nên những phép lạ. Trong trườnghợp này, hiệu quả linh nghiệm do đọc “gate!” phải là sự chứng đắc Giác ngộ. Vậy,chúng ta có thể nói, cùng đích của môn Phật học khả dĩ đạt được chỉ cần do cáicâu thần bí đó? Đối với Tâm kinh, đương nhiên đấy là lời kết, vì ở đây không thểcó suy luận nào khác. Làm thế nào người ta có thể đồng nhất Bát-nhã với câu chú“Gate!” ?

Chúngta có thể thấy, các tín đồ Chân tông nhận Tâm kinh làm một trong các kinh chínhcủa họ quá dễ dàng và tự nhiên. Nhưng làm sao Thiền cũng đã từng đọc nó trongkhoá tụng hằng ngày? Ý niệm về Chân ngôn (mantra) khá xa lạ đối với Thiền đồ. Từtriết học về tính Không và Chính giác (sambodhi), chuyển hướng đến một tôn giáocủa chú thuật, không dễ gì chấp nhận nổi.

Sự kiệnkhác, làm cho hiện diện của Mantra trong Tâm kinh càng huyễn hoặc hơn, là bàichú (mantra) kết thúc luôn luôn được đọc theo lối không dịch nghĩa, làm như âmhưởng đích thực của lối dịch âm Phạn Hán là một nhân tố tạo nên phép lạ. Các thầnchú không bao giờ được dịch nghĩa sang Hán văn. Đây là một cách rất tự nhiên. Nếucác câu đó không sao hiểu nổi, và chúng cố để cho không thể hiểu, chúng càngkhó hiểu, vì cứ để y nguyên văn, thì uy lực mầu nhiệm ẩn náu đằng sau lại càngcó hiệu nghiệm. Nhưng, tại sao trong Thiền lại cần có cái thứ không hiểu nổi?Không hiểu nổi không phải là không đạt tới nổi (bất khả đắc) vốn là điều màKinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nói đến nhiều.

Chắcchắn, trong dòng phát triển của nó tại Trung hoa, Thiền đã thâu nhận khá nhiềuthông lệ của Chân ngôn tông, và trong nghi lễ của nó có nhiều Thần chú và nhiềuĐà la ni thực sự của Chân ngôn tông. Vì lý do đó, tôi nghĩ rằng, sự phát sinh củaTâm kinh thuộc vào một thời kỳ trễ hơn toàn thể bộ phận của chính văn họcBát-nhã. Dù vậy, đâu là ý nghĩa của câu thần chú “Gate!” trong Tâm kinh, mộttrong số các kinh văn quan trọng nhất trong giáo pháp của Thiền? Nếu câu thầnchú giữ một địa vị lưng chừng trong kinh, mặc dù trong một tác phẩm ngắn loạinày khó mà tìm thấy ngay tại chỗ có cái quan trọng nào thứ yếu hơn, thì câu hỏivề ý nghĩa của thần chú có lẽ không là vấn đề trọng đại. Nhưng, một độc giả dùkhinh suất cũng nhận thấy ngay địa vị rất nổi bật mà thần chú đã chiếm cứ trongsự tiến triển của học thuyết Bát-nhã. Sự thực, hình như toàn thể bản kinh đượcviết ra vì câu thần chú đó, và không có gì khác hơn. Nếu vậy, rồi ra đâu là ýnghĩa của thần chú, ngoài nghĩa đen của nó? Tại sao nó là cao điểm của toàn bộphủ định trong Tâm kinh?

Theoý tôi, giải quyết lẽ thần bí này không những là chìa khóa để thấu hiểu toàn bộtriết lý Bát-nhã, mà còn hiểu luôn cả mối quan hệ chính yếu của nó đối với Thiền.Vì vậy tôi đã nói nhiều về sự xen kẽ của thần chú trong Tâm kinh.

Trướckhi thần chú “gate!” vén mở bí mật của nó trong liên hệ với học thuyết về Khôngvà Giác ngộ, cũng nên nghiệm xem các giáo thuyết cốt yếu của kinh Bát-nhãba-la-mật-đa là gì. Hiểu được cái đó, sẽ dễ định giá Tâm kinh hơn, nhất làtrong quan hệ tất yếu với kinh nghiệm của Thiền.[73]

Saukhi nhận xét về kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa trong các trang tiếp theo đây, chúngta sẽ có thể thấy rằng, giáo nghĩa của Tâm kinh có chỗ phù hợp và có chỗ khôngvới các bản kinh chính yếu của Bát-nhã. Phù hợp ở chỗ cả hai đều lấy TríBát-nhã làm căn nguyên của giác ngộ Phật đạo, và không phù hợp ở chỗ Tâm kinhhoàn toàn nhấn mạnh trên câu thần chú “Gate!.” Sắc thái này vắng mặt hẳn trongcác bản kinh chính yếu của bộ Bát-nhã. Trong Tâm kinh, việc tụ tập Bát-nhãba-la-mật-đa được đồng hóa với việc tụng đọc thần chú.

Theosự ghi chép của chính ngài Huyền Trang, không phải đọc thần chú, mà là đọc trọncả Tâm kinh theo chỉ dạy của đức Quán Tự Tại; Ngài xuất hiện qua hóa thân vàolúc Huyền Trang đang trên đường đi Ấn độ. Huyền Trang được dạy đọc kinh này mỗikhi gặp những gian nan và tân khổ qua những cảnh hoang dã bị bao phủ trong tuyếtlạnh, bị cuốn bởi những ngọn gió lốc ào ạt, và thú dữ thường xuyên qua lại. Bồ-táthiện thân làm một nhà sư ghẻ chóc, đọc bài kinh để trấn an nhà sư chiêm bái vĩđại này của Trung hoa. Sư chí thành tuân theo lời khuyên, và cuối cùng nhờ đóđã có thể bình an đi tới vùng đất tâm nguyện. Bấy giờ kinh được coi như là chứađựng tinh yếu của Phật tâm.[74]

Câuchuyện khá hấp dẫn, nhưng tụng đọc ở đây cốt để tránh xa những gian nan hiểm trởchứ không phải để khai ngộ tâm trí. Đây không đề cập tới sự đồng nhất củaBát-nhã ba-la-mật với Mật chú coi như để dọn sạch những trở ngại và những dao độngcủa tâm. Ý nghĩa này có thể tìm thấy nơi khác.

Khithần chú được trì tụng mà không cần nghĩ đến kết quả của nó sẽ như thế nào, vàtụng theo cách mà Kinh Bát-nhã khuyến cáo những ai muốn học Bát-nhã, thì bằngphép lạ nào mà đạo nhãn được mở ra và soi thấy những bí mật của Bát-nhã? Khi mộtThiền sư được hỏi về con số của các sư tăng trong thiền viện của mình, sư đáp:“Trước ba ba, sau ba ba.” Đối với phàm tâm, trả lời kiểu đó chẳng cho biết bấygiờ sư đang nghĩ gì trong lòng. Có lẽ thần chú “Gate!” có cái ý gì ở bên trong,và chỉ những ai đã vào đạo mới có thể hiểu nổi; khi hiểu được cái bí nhiệmtrong câu trả lời, vấn đề tự nó trở thành sáng tỏ và tất cả những gì được ẩntàng trong Bát-nhã lồ lộ trước mắt. Có thể lắm; nhưng rồi, tại sao lại là câuthần chú Gate đặc biệt này, chứ không là cái gì khác? Câu thần chú đó, một cáchnào đó khá vô nghĩa, nếu xét về nghĩa đen của nó thì không tài nào hiểu cho nổi.Chỉ khi nào đặt trong toàn thể nội dung của Tâm kinh mà chúng ta đã biết, mớithấy nó hết vô nghĩa. Vấn đề của chúng ta ở đây sẽ là: Có liên hệ mật thiết nàogiữa giáo nghĩa chung của Tâm kinh và khẩu quyết, hay đúng hơn là lời tán: “Điqua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia, chào Bodhi!”?

---o0o---

Tựa tái bản

Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lầnđầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phảiđọc lại bản dịch trướcđó,đểửa chữa và bổững sai lầm và thiếu sót nhấtđịnh phải có; mà công việc này chưa gặpđược thuận duyênđểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần.Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn bd không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịpđọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềmẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thứcđược. Các tưệuđược cung cấp trongđây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện chođầyđủươngđối chính xácđược. Dođó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy cóđôi chút hứng thú với các tưệuđược cung cấpởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu,đểượt qua giới hạn ngôn ngữ,đạtđược cho mình nhữngđiều ý tại ngôn ngoại.li li có thêm c st mình t duy và chiêm nghi thay thnh lich th s nghiên c th và t n linên h mình t duy quán chi v

Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567