Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm

26/03/201103:11(Xem: 14433)
12. Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

PHÁPMÔN QUÁN ÂM (HAY NHĨ CĂN VIÊN THÔNG)
(TheokinhThủ Lăng Nghiêm, bổ sung phẩm Phổ môn trong kinh PhápHoa).

I.KINH NGHĨA

Bấygiờ Quán Thế Âm Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng:

"Bạchđức Thế Tôn, con nhớ vô số kiếp về trước, có đứcPhật ra đời hiệu là Quán Thế Âm, con từ nơi đức Phậtấy mà phát tâm Bồ-đề, Ngài dạy con từ nghe, suy nghĩ vàtu tập mà vào Tam-ma-địa. Con vâng lời Phật dạy, ban đầutừ trong cái nghe để tâm quán nhập, vào dòng tánh nghe viênthông, xả bỏ ngoại trần. Trần sở nhập (đối với cănlà năng nhập) đã vắng lặng thì hai tướng động tịnh rõthật không phát sanh. Như vậy lần lượt tăng tiến, nên tướngnăng văn sở văn đều hết; năng văn sở văn hết mà khôngtrú lại nơi đó nên năng giác sở giác cũng không ; khônggiác cùng tột viên mãn nên năng không sở không toàn diệt.Tướng sanh diệt đã diệt thì bản tánh tịch diệt hiệnbày, bỗng nhiên vượt khỏi thế gian và xuất thế gian, sángsuốt cùng khắp mười phương, được hai thứ thù thắng:Một là trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phươngchư Phật, cùng chư Phật đồng một Từ lực, cứu độ chúngsanh ; hai là dưới hợp với tất cả chúng sanh trong lục đạomười phương, cùng chúng sanh đồng một lòng bi ngưỡng (bingưỡng vô thượng Bồ-đề).

Bạchđức Thế Tôn ! do con cúng dường đức Quán Thế Âm Như Lai,nhờ Ngài trao dạy cho con pháp tu như huyễn văn huân văn tuKim-cang-tam-muội, mà được cùng chư Phật đồng một từlực, nên làm cho thân con được thành tựu 32 tướng ứngthân, hiện vào các quốc độ. Bạch Thế Tôn:

1.Nếu có các Bồ-tát vào Tam-ma-địa, tinh tấn tu hành đạonghiệp vô lậu, mà tánh thắng giải được hiện tiền viênmãn, thì con hiện ra thân Phật đà vì họ nói pháp, khiếnđặng giải thoát.

2.Nếu có các hàng Hữu học tu phép tịch tịnh diệu minh màtâm thắng giải được hiện tiền viên mãn, thì con ở trướcngười đó hiện thân Độc giác vì họ nói pháp, khiến đượcgiải thoát.

3.Nếu có các hàng Hữu học đoạn trừ Mười hai nhân duyên,do Mười hai nhân duyên đoạn trừ mà thắng tánh thắng diệuhiện bày viên mãn, thì con ở trước người đó hiện thânDuyên giác vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

4.Nếu có các hàng Hữu học chứng được tánh Không của Tứđế, tu Đạo đế và vào Diệt đế mà thắng tánh hiện bàyviên mãn, thì con ở trước người kia hiện thân Thanh vănvì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

5.Nếu có các chúng sanh muốn tâm đặng tỏ ngộ, không phạmvào cảnh trần ngũ dục và muốn thân thanh tịnh, thì ở trướcngười kia con hiện thân Phạm vương vì họ nói pháp, khiếnđặng giải thoát.

6.Nếu có các chúng sanh muốn làm vị Thiên chủ thống lãnhchưthiên, thì ở trước người kia con hiện thân Đế Thích vìhọ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

7.Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại dạo đi khắpmười phương, thì ở trước người kia con hiện thân trờiTự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

8.Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại bay đi giữahư không, thì ở trước người kia con hiện thân trời ĐạiTự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

9.Nếu có các chúng sanh muốn thống lãnh các quỸ thần, cứuhộ cõi nước, thì ở trước người kia con hiện thân Thiênđại tướng quân vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

10.Nếu có các chúng sanh ưa thống lãnh thế giới, bảo hộ chúngsanh, thì ở trước người kia con hiện thân Tứ Thiên vươngvì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

11.Nếu có các chúng sanh ưa sinh về thiên cung để sai sử quỷthần, thì ở trước người kia con hiện thân thái tử concủa Tứ Thiên vương vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

12.Nếu có các chúng sanh muốn làm Vua cõi người, thì con ởtrước người kia hiện thân Vua mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

13.Nếu có các chúng sanh muốn làm chủ giòng họ danh tiếng,thế gian kính nhường, thì ở trước người kia con hiện thântrưởng giả mà vi họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

14.Nếu có các chúng sanh muốn đàm luận những lời hay, giữmình trong sạch, thì ở trước người kia, con hiện thân cưsĩ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

15.Nếu có các chúng sanh muốn cai trị cõi nước, chia đoán cácbang ấp, thì ở trước người kia, con hiện Thân Tể quan màvì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

16.Nếu có các chúng sanh thích toán số, chú thuật, sống tựnhiếp hộ thân tâm, thì ở trước người kia con hiện thânBà-la-môn mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

17.Nếu có người con trai muốn học pháp xuất gia, giữ gìn giớiluật, thì ở trước người kia, con hiện thân Tỳ-kheo màvì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

18.Nếu có người con gái muốn học pháp xuất gia, giữ gìn cấmgiới, thì ở trước người kia, con hiện thân Tỳ-kheo-ni màvì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

19.Nếu có người con trai muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trướcngười kia con hiện thân Ưu-bà-tắc mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

20.Nếu có người con gái muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trướcngười kia, con hiện thân Ưu-bà-di mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

21.Nếu có người con gái lập thân trong nội chánh để tu tềgia quốc, thì ở trước người kia, con hiện thân nữ chúa,quốc phu nhân, mệnh phu, đại cô, mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

22.Nếu có chúng sanh không bị hoại năm căn, thì ở trước ngườikia, con hiện thân đồng nam mà vì họ nói pháp, khiến đặngthành tựu.

23.Nếu có người xử nữ ( người nữ sống độc thân) khôngcầu sự xâm bạo, thì ở trước người kia, con hiện thânđồng nữ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

24.Nếu có chư Thiên, muốn thoát khỏi loài Trời, thì con hiệnthân Trời mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

25.Nếu có các loài Rồng muốn ra khỏi loài Rồng, thì con hiệnra thân Rồng mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

26.Nếu có loài Dược-xoa, muốn thoát khỏi loài mình, thì ởtrước họ, con hiện thân Dược-xoa mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

27.Nếu có loài Càn-thát-bà, muốn thoát khỏi loài mình, thìở trước họ, con hiện thân Càn-thát-bà mà vì họ nói pháp,khiến đặng thành tựu.

28.Nếu có loài A-tu-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trướchọ, con hiện thân A-tu-la mà vì họ nói pháp, khiến đặngthành tựu.

29.Nếu có loài Khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ởtrước họ, con hiện thân Khẩn-na-la mà vì họ nói pháp, khiếnđặng thành tựu.

30.Nếu có loài Ma-hê-la-già muốn thoát khỏi loài mình, thì ởtrước họ, con hiện thân Ma-hê-la-già mà vì họ nói pháp,khiến đặng thành tựu.

31.Nếu có các chúng sanh thích làm Người mà tu nghiệp nhơn làmNgười, thì ở trước họ, con hiện thân Người mà vì họnói pháp, khiến đặng thành tựu.

32.Nếu có các hàng phi nhân hoặc loại có hình, loại không binhhình, loại có tưởng, loại không tưởng... mà muốn thoátkhỏi loải mình, thì ở trước họ, con hiện các loài đómà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

Ấylà Ba mươi hai ứng thân thanh tịnh nhiệm mầu, hiện vào cácquốc độ, đều do sức diệu lực vô tác của pháp Tam-muộivăn huân văn tu mà được thành tựu tự tại.

Bạchđức Thế Tôn ! con lại do sức diệu lực vô tác của phápvăn huân văn tu Kim-cang-tam-muội ấy, mà được cùng với tấtcả chúng sanh trong mười phương ba đời, sáu đạo đồngmột bi ngưỡng, nên khiến các chúng sanh ở nơi thân tâm conđược 14 món công đức vô úy.

14MÓN CÔNG ĐỨC VÔ ÚY

Mộtlà, do con không quán theo âm thanh mà chỉ quán cái tâm năngquán, nên khiến cho chúng sanh khổ não trong mười phương kialiền đặng giải thoát, khi con quán đến âm thanh của họ.

Hailà, do xoay tri kiến hư vọng về nơi chân tánh, mà khiến chocác chúng sanh dù vào lửa lớn không bị đốt cháy.

Balà, do quán cái nghe xoay về nơi chơn tánh, nên khiến cho cácchúng sanh dù nước lớn trôi mà không chết đuối.

Bốnlà, do diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, nên khiếncho các chúng sanh vào các nước quỉ, không bị quỉ hại.

Nămlà, do huân tu văn căn, thành tựu văn tánh, cả sáu căn đềutiêu dung về bản tánh, đồng như cái nghe, cái tiếng, nêncó thể khiến cho các chúng sanh sắp bị hại, dao kiếm gãytừng đoạn, khiến các binh khí chạm vào thân như cắt dòngnước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề lay động.

Sáulà, do huân tập tánh nghe đặng tinh minh sáng suốt soi cảpháp giới, thì các chỗ tối tăm không thể giữ toàn tínhđược, nên có thể khiến cho chúng sanh dầu ở gần bên quỉDạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-già, Phú-đôn-na v.v...mà chúng không thể trông thấy.

Bảylà, do tánh âm thanh đã viên thoát, sự thấy nghe đã xoay trởlại vào tự tánh, rời các cảnh trần hư vọng nên có thểkhiến cho chúng sanh những thứ cùm, dây, gông, xiềng khôngthể dính vào mình được, không bị gông xiềng trói buộc.

Támlà, do diệt âm trần, viên văn căn phát sanh năng lực từtế cùng khắp, nên có thể khiến cho chúng sanh đi qua đườnghiểm, giặc không thể cướp được.

Chínlà, du huân tu tánh nghe, xa lìa trần cảnh, không bị sắc trầnlôi kéo nên có thể khiến cho những chúng sanh đã xa rờitâm tham dục.

Mườilà, do thuần một thật tướng của âm thanh, không còn tiềntrần, căn và cảnh đều viên dung, không có năng sở đốiđãi, nên có thể khiến cho tất cả chúng sanh nóng giận,rời bỏ tâm giận hờn.

Mườimột là, do tiêu dung trần tướng xoay về tánh bản minh, thìpháp giới cùng thân tâm sáng suốt vô ngại như ngọc lưuly, nên có thể khiến cho những kẻ bất tín (A-diên-ca) ngungốc, u mê, xa lìa ngu ám.

Mườihai là, do viên dung các căn hình, trở về tánh nghe, vẫn antrú nơi đạo tràng bất động mà khắp vào các thế gian,tuy không hủy hoại thế giới, mà thường hiện làm Pháp vươngtử bên mỗi đức Phật, để cúng dường 10 phương Như Lainhiều như số vi trần. Vậy nên có thể khiến cho cả phápgiới những chúng sanh không con, muốn cầu con trai thì đặngsanh con trai phước đức trí huệ.

Mườiba là, do sáu căn viên mãn thông suốt, sáng tối không hai,trùm hiện mười phương thế giới trong đại viên cảnh KhôngNhư lai tạng, vâng lãnh pháp môn thâm diệu bí mật của mườiphương Như Lai, số như vi trần không hề thiếu sót, nên cóthể khiến trong pháp giới những chúng sanh muốn cầu con gái,được sanh con gái, tướng tốt đoan chánh ; phước đức dịudàng, mọi người đều yêu kính.

Mườibốn là, các vị Pháp vương tử (Bồ-tát) ước số 62 hằngsa, hiện ở thế giới, trong Tam thiên Đại thiên thế giớigồm có trăm ức mặt trời, mặt trăng nay đều là nhữngvị tu hành Chánh pháp, chỉ bày mô phạm giáo hóa chúng sanh,tuỳ thuận chúng sanh mỗi vị có những phương tiện trí huệkhông đồng. Do con tu tập nhĩ môn viên thông, phát minh diệutánh, thân tâm vi diệu bao trùm khắp pháp giới, nên có thểkhiến cho chúng sanh trì niệm danh hiệu của con cùng chúngsanh trì niệm danh hiệu của 62 hằng hà sa số vị Pháp vươngtử đó, phước đức của hai bên bằng nhau không khác.

BạchThế Tôn, một danh hiệu của con mà cùng với nhiều danh hiệukia không khác, ấy là bởi con tu tập chứng đặng Chơn viênthông vậy.

Ấygọi là 14 sức thí vô úy, đem phước lực thí cho khắp cảchúng sanh.

BạchThế Tôn, lại do con tu nhĩ căn viên thông, chứng đạo vôthượng, nên thành đặng bốn món diệu đức không thể nghĩnghì, chẳng dụng ý mà tự nhiên thành tựu.

BỐNMÓN DIỆU ĐỨC

Mộtlà, do con đầu tiên chứng được văn tánh vi diệu, tánh ấyrất tinh minh, thoát ngoài năng văn sở văn, không bị sự thấy,nghe, hiểu biết phân cách mà dùng thành một tánh bản giácthanh tịnh viên mãn, nên con có thể hiện ra rất nhiều hìnhdung tốt đẹp, nói ra không lường thần chú bí mật: Hoặchiện một đầu, ba đầu cho đến 84.000 tay kiết ấn ; hoặchiện hai mắt, ba mắt cho đến 84.000 con mắt trong sáng. Nhữnghình dung ấy hoặc từ có, oai có, định có, huệ có đểcứu độ chúng sanh không chút gì ngăn ngại.

Hailà, do con tu tập văn, tư, tu, tam muội, thoát khỏi sáu trầnkhông còn trở ngại, ví như tiếng thâu qua vách, cho nên conhay hiện mỗi mỗi hình dung, tụng mỗi mỗi bài chú, mà hìnhdung và bài chú ấy đều đem bố thí sức vô úy cho chúngsanh, nhân đó mười phương quốc độ đều gọi con là Bốthí Vô úy.

Balà, do con tu tập nhĩ căn được thanh tịnh viên thông, nênhễ qua thế giới nào thì đều khiến chúng sanh ở đó xảthân mạng, tài bảo đó để cầu con thương xót.

Bốnlà, do con chứng được Phật tâm rốt ráo, nên có thể đemcác món trân bảo cúng dường mười phương Như Lai và chúngsanh trong pháp giới lục đạo, cầu vợ được vợ, cầu conđược con, cầu tam muội được tam muội, cầu sống lâu đượcsống lâu, cho đến cầu Đại Niết-bàn được Đại Niết-bàn.

NayPhật hỏi viên thông thì con do tu tập Nhĩ môn, được tammuội viên chiếu, tâm duyên các pháp một cách tự tại, nhânnhập tánh lưu, chứng Tam-ma-địa thành tựu Bồ-đề ấy làthứ nhất.

BạchThế Tôn, đức Phật kia tán thán con khéo đặng pháp môn viênthông, nên trong đại hội của Ngài con đặng thọ ký tênlà Quán Thế Âm. Do con quán nghe cả mười phương đều viênminh, cho nên có danh hiệu Quán Âm khắp các thế giới.

II.ĐẠI Ý NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Viênthông nghĩa là viên mãn dung thông. Bản tánh của muôn sựmuôn vật vốn là viên mãn dung thông, chơn như bình đẳng.Bất cứ từ một vật nào mà chứng được bản tánh đócũng đều gọi là chứng viên thông.

Bồ-tátQuán Thế Âm, một danh hiệu ấy đã phổ biến khắp cả mườiphương, muôn loài, chẳng mấy ai mà chẳng nghe chẳng biết; như thế cũng đủ tỏ tâm đại từ bi, đức cứu độ củaBồ-tát lớn lao biết chừng nào !

Nhưngsao lại gọi bằng danh hiệu Quán Thế Âm ? Ở nơi chúng sanhthì biết đặng tiếng tăm là do nghe, biết đặng màu sắclà do thấy v.v... đã thành một định lệ không thể chuyểnđổi qua cách khác lạ nghe sắc hay thấy tiếng được. Tráilại, Bồ-tát tu hành cũng đồng trong sự nghe tiếng đó màkhông chiều theo thanh trần giả dối, vọng tưởng đảo điên,không để tâm bị hôn mê theo căn và cảnh, mà chỉ chú tâmsuy tầm tánh nghe chơn thật, không sanh diệt, viên chiếu mườiphương, lúc ngủ chũng như lúc thức, khi động cũng như khitĩnh, chẳng có lúc nào gián đoạn tính nghe, cho nên khôngmột tiếng gì mà không tỏ rõ. Tiếng của muôn loài từ ngànphương đưa đến đều hiện bày trong tâm trí viên minh củaBồ-tát và hợp với trí ấy còn có nguyện lực đại bi,cho nên trong mười phương hễ có chúng sanh nào nhứt tâm niệmdanh hiệu Bồ-tát thời Bồ-tát liền quán biết, quán biếtthì liền giải thoát, lẽ cảm ứng tự nhiên không thể nghĩnghì.

Nếuxét kỹ chỗ nhân địa tu hành của các vị Bồ-tát, thì đềuphải phát tâm Bồ-đề, tu theo Phật giáo trải qua sự nghehọc Phật pháp, rồi sự suy nghĩ, tu tập, vậy sau mới đầuđủ căn bản trí, hậu đắc trí mà chứng thành quả vịdiệu giác, Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát cũng thế. Nhưng có khácchăng là chỉ khác nơi pháp môn phương tiện mà thôi. Hai mươibốn vị Thánh trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, mỗi vị do mỗi phápmôn mà tu chứng viên thông. Ở đây Ngài Quán Thế Âm do tunhĩ căn mà chứng ngộ. Trong sự tu hành này, trước hết lytrần, rồi thoát căn, rồi tận giác, rồi diệt không mà sauchơn tánh tịch diệt của Như Lai tạng mới đặng hoàn toànhiện rõ.

Tómlại, từ mới khởi công phu tu tập đến đây, trước do thôsau mới đến tế, nhưng cũng đều ở trong tướng sanh diệtcả. Như tướng động tịnh của cảnh trần diệt thì cănnăng văn sanh, văn căn diệt thì giác huệ sanh, giác huệ diệtthì không tướng sanh, mà Như Lai tạng tánh hay Niết-bàn diệutâm thì không phải là tướng sanh diệt ấy, cho nên khi năngkhông, sở không, ngã không, pháp không rồi mà tướng hai khôngấy cũng không nữa mới hiển hiện tánh chơn tịch diệt củaNhư Lai tạng một cách đầy đủ.

Thậtra, tánh chơn tịch diệt là đồng thể của chúng sanh và Phật,chư Phật thì thường an trú trong tánh ấy, Bồ-tát thì chứngnhập tánh ấy mà chúng sanh thì mê lầm tánh ấy. Nhưng vìlà đồng thể cho nên đến khi Bồ-tát chứng được thì liềnphát sanh diệu dụng thù thắng và nói rộng ra là được 32ứng thân, 14 món vô úy, 4 món diệu dụng bất tư nghì, mànói tóm lại thì có 2 món thù thắng: Một là được Từ lựcđồng với chư Phật, và hai là Tâm Bi ngưỡng đồng vớichúng sanh. Vì chứng bốn giác tâm cùng Phật đồng thể nênhay đồng một từ lực, vì chứng bốn giác tâm cùng chúngsanh đồng thể nên hay đồng một bi ngưỡng. Cho hay từ lựcdo tâm bổn giác huân tập, thành Phật do đó, độ sanh do đó,mà Bồ-tát thành tựu 32 ứng thân khắp các căn cơ để giáohóa cũng do đó vậy.

32ỨNG THÂN

1.Hiện thân Phật đà để nói pháp viên đốn Phật thừa, giáohóa hạng người tu Bồ-tát mà chơn trí vô lậu chưa hoàntoàn pháp hiện, tuy đã nhập Tam-ma-địa rồi nhưng chưa phảihết tu.

2.Hiện thân Độc giác nói pháp tịch tĩnh cho hạng ngườ tuhạnh Độc giác tự ngộ theo lý nhân duyên.

3.Hiện thân Duyên giác nói pháp Thập nhị nhân duyên lưu chuyểnvà hoàn diệt, để giáo hóa hàng hữu học có tâm mong đoạntrừ 12 nhân duyên để thoát khỏi sự sanh tử luân hồi trongba cõi.

4.Hiện thân Thanh văn nói pháp sanh diệt Tứ đế, Vô sanh Tứđế, Vô lượng Tứ đế, Vô tác Tứ đế, để giáo hóa hànghữu học có tâm mong cầu chứng tánh Chơn không của Tứ đếnhập tịch diệt Niết-bàn.

5.Hiện thâm Phạm vương nói pháp ly dục cho những chúng sanhtrông mong được thân tâm trong sạch không phạm đến ngũdục.

6.Hiện thân trời Đế-thích nói pháp Thập thiện cho nhữngngười muốn làm chủ, thống lãnh Chư thiên.

7.Hiện thân trời Tự-tại hay Tha-hóa-tự-tại thiên ở chótcõi Dục để nói pháp cho những chúng sanh muốn có thần thôngtự tại đi khắp mười phương.

8.Hiện thân trời Đại-tự-tại hay Ma-hê-thủ-la-thiên ở chótcõi Sắc để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh muốn cóthần thông bay đi giữa hư không, chẵng bị chướng ngại.

9.Hiện thân Đại tướng quân hay Vi-đà-thiên-tướng, (thầntướng của Đế-thích), để nói pháp giáo hóa cho những chúngsanh có tâm muốn thống lãnh quỉ thần, cứu hộ các quốcđộ.

10.Hiện thân Tứ-thiên-vương để nói pháp giáo hóa cho nhữngchúng sanh có tâm thống trị bảo hộ chúng sanh.

11.Hiện thân Thái tử của Tứ-thiên-vương để nói pháp giáohóa cho những chúng sanh ưa sanh ở Thiên cung, sai sử tất cảquỉ thần.

Bảyứng thân trên (từ 5 - 11) đều hiện về cõi trời. Các cõitrời trong Dục giới phần nhiều đều lấy pháp Thập thiệnlàm căn bản, rồi tùy theo chỗ Thập thiện hơn kém mà cảmbáo thân khác nhau, nên Bồ-tát cũng tùy đó nói pháp Thậpthiện sâu cạn để giáo hóa.

12.Hiện thân Quốc vương để đem ngũ giới, Thập thiệp giáohóa cho các chúng sanh muốn tạo nhân lành để được phúcbáo an lạc.

13.Hiện thân Trưởng giả đủ tài, đủ trí, đủ đức, giàosanh vị cả, trên chuộng dưới yêu, để giáo hóa cho cácchúng sanh muốn làm chủ tể trong các dòng họ sanh quý, mọingười kính vì.

14.Hiện thân cư sĩ, chánh tín Tam Bảo, thanh tịnh tu hành, đểgiáo hóa chúng sanh muốn sống một đời sống trong sạch khôngtham trước.

15.Hiện thân Tể quan đại thần tài đức liêm chính để giáohóa chúng sanh muốn quả quản trị pháp đóan việc xóm làng,cõi nước theo Chánh pháp.

16.Hiện thân Bà-la-môn thông minh phạm hạnh để giáo hóa chúngsanh ưa thuật số, đạo học, bỏ tánh kiêu mạn.

17.Hiện thân vị Tỳ-kheo giữ trọn oai nghi, giới luật đểgiáo hóa các hàng nam tử có tâm xuất gia giữ giới.

18.Hiện thân Tỳ-kheo-ni giới luật thanh tịnh, để giáo hóacác hàng nữ nhơn có chí muốn xuất gia giữ giới.

19.Hiện thân Ưu-ba-tắt, để giáo hóa các hàng nam tử pháp tâmquy y thọ năm giới.

20.Hiện thân Ưu-bà-di, để giáo hóa các hàng con gái phát tâmquy y thọ năm giới.

21.Hiện thân hậu nhi, mạng phụ v.v... đoan trang nết đức, đểgiáo hóa các người con gái rèn luyện việc nội chánh, giúpnhà lợi nước.

22.Hiện thân kẻ đồng nam (người đàn ông không phạm vào sựdâm dục), để giáo hóa các chúng sanh từ nhỏ đến lớnkhông phạm dâm sự, xu hướng pháp xuất thế.

23.Hiện thân người đồng nữ (người đàn bà không phạm vàosự dâm dục), để giáo hóa các người con gái có chí tu hành,không ưng sự giá thú dâm bạo.

Mườihai ứng thân trên đây (12 - 23) đều hiện trong cõi người.Hoặc làm người thế gian, hoặc làm tại gia Phật tử, hoặcxuất gia Phật tử để tùy cơ giáo hóa khiến các chúng sanhấy hiện tại trọn nên các sự lợi lạc, tương lai thànhtựu đạo Bồ-đề.

24.Hiện thân Trời, để nói pháp xuất ly dạy các hàng Chư thiêncó tâm mong thoát khỏi loài trời. Bởi vì phúc báo Chư thiêncòn ở trong vòng sanh tử hữu lậu, tâm nhơn ngã chưa dứt,mê chấp còn nhiều, tham dục đương nặng, chưa khỏi sựthống khổ đối đầu, nên rất đáng nhàm chán.

25.Hiện thân loài Rồng, để khuyến hóa các loài Rồng muốnthoát khỏi quả báo thân Rồng nhiều thống khổ.

26.Hiện thân quỷ Dược-xoa, để khuyến hóa các loài Dược-xoathoát khỏi quả báo Dược-xoa nhiều thống khổ.

27.Hiện thân quỷ Càn-thát-bà, để khuyến hóa các hàng Càn-thát-bàmuống thoát khỏi quả báo Càn-thát-bà thống khổ.

28.Hiện thân thần A-tu-la, để khuyến hóa những A-tu-la muốnthoát khỏi quả báo A-tu-la thống khổ.

29.Hiện thân thần Cẩn-na-la, để khuyến hóa những Cẩn-na-lamuốn thoát khỏi quả báo Cẩn-na-la thống khổ.

30.Hiện thân thần Ma-hê-la-già, để khuyến hóa những Ma-hê-la-giàmuốn thoát khỏi quả báo Ma-hê-la-già thống khổ.

31.Hiện thân người, để giáo hóa phép tu nhân đạo cho nhữngkẻ muốn giữ mãi thân người, không bị chuyển sanh qua thâncõi khác, vì ở nhân đạo vui khổ đồng đều, trong tươnglai lại dễ gặp Phật pháp nên dễ tu hành.

32.Hiện thân phi nhân hoặc loài hữu tướng, vô tướng, hữuhình, vô hình, để giáo hóa chúng ấy thoát khỏi quả báoở các loài ấy.

Chínloại ứng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la,Ma-hê-la-già, Người và phi nhân... là Bồ-tát tùy theo cácloài trời hay không phải trời, người hay tương tự ngườimà hiện đủ thân trong các loài ấy, giáo hóa họ đặng thoátcác báo thân thống khổ. Chúng sanh đương ở trong mê mờ,tùy nghiệp chuyển các nào thì chịu cách nấy, nếu khôngnhờ Bồ-tát hiện thân giáo hóa, chuyển đổi nghiệp nhân,thì khó bề thoát khổ mà hưởng sự an vui theo ý muốn.

Vìthế mà Bồ-tát ứng hiện 32 thân khắp các quốc độ, đểgiáo hóa không chút ngừng ngại, như ngọc Ma-ni hiện đủcác màu sắc mà vốn vô tâm không lay động.

Lạichư Phật và chúng sanh giác tâm vốn đồng, mà chúng sanh thìbị hành tướng cách ngại, cảnh giới xao ly, chấp huyễnthân làm thật thân, chấp vọng cảnh làm chơn cảnh, nên mớicó mọi điều lo sợ. Trái lại, Bồ-tát đã hiệp tánh bảndiệu giác tâm, thấy muốn loài đồng một thể tánh tâm nguyên,đồng một thân tâm, không có loài nào khác ngoài, không cócảnh chi khác, tự mình thanh tịnh không còn vọng tưởng,diệt hết tập khí sát, đạo, dâm, vọng. nên có thể khiếncác chúng sanh dầu lâm cảnh hoạn nạn mà nhớ đến danh hiệuBồ-tát Quán Thế Âm, tức khắc tâm ấy liền đồng vớitâm trở thành từ bi tâm, xoay cảnh tai nạn thành ra cảnhan lạc, ấy là Bồ-tát đem công đức vô úy thí cho mườiphương chúng sanh, đó là 14 món vô úy.

14MÓَN VÔ ÚY

Khiếnchúng sanh khổ não, xưng danh Bồ-tát Quán Âm liền đặng giảithoát.

Khiếnchúng sanh rủi vào lửa không bị lửa đốt.

Khiếnchúng sanh rủi vào nước không bị chìm.

Khiếnchúng sanh rủi vào chỗ quỷ không bị quỷ hại.

Khiếnchúng sanh rủi gặp binh qua, đao trượng không bị đâm nát.

Khiếnchúng sanh dẫu ở bên ác quỷ mà ác quỷ không trông thấy.

Khiếnchúng sanh lỡ phạm cấm chết không bị gông xiềng kiềm hãm.

Khiếnchúng sanh đi qua đường hiểm không bị giặc cướp.

Khiếnchúng sanh đa dục được ly dục.

Khiếnchúng sanh đa sân được ly sân.

Khiếnchúng sanh đa si được ly si.

Khiếnchúng sanh cầu con trai sanh con trai phước đức trí tuệ.

Khiếnchúng sanh cầu con gái được sanh con gái nhu thuận.

Khiếnchúng sanh chỉ niệm danh hiệu Bồ-tát mà phước ngang vớingười niệm vô số vô lượng danh hiệu Bồ-tát khác.

Tómlại, 32 ứng thân là Bồ-tát cùng chư Phật đồng một từlực ; 14 món vô úy là Bồ-tát cùng với chúng sanh đồng mộttâm bi ngưỡng và tất cả đều do sức vô duyên từ củaBồ-tát mà thành tựu. Tuy vậy, nơi Bồ-tát thì do vô duyêntừ mà tự nhiên ứng, nhưng nơi chúng sanh phải do tự lựcthiên căn mới thành, thế nên với chúng sanh đã phát thiệncăn thì liền có Bồ-tát hiện thân thuyết pháp. Với chúngsanh khổ nạn một lòng bi ngưỡng xưng danh thì liền cảmđến Bồ-tát thí đức vô úy. Một khi tự lực, tha lực đãviên mãn như vậy thì sự cảm ứng tất được rõ ràng.

Ngoàicác diệu dụng nêu trên, ngài Quán Thế Âm còn chứng đượcbốn món diệu đức không thể nghĩ nghì, nghĩa là sau khi chứngđược quả Vô thượng Bồ-đề, bi và trí đầy đủ thìtự nhiên không cần tâm niệm phân biệt nghĩ nghì mà vẫnthành tựu được phương tiện khéo léo độ sanh.

Dongài Quán Thế Âm đã chứng đặng văn tánh viên diệu, lìatánh thấy nghe hư vọng, trong tánh giác đồng thể thì mộtthân tức nhiều thân, nhiều thân tức một thân, nên tùy nghihiện ra thân hình từ một đầu đến nhiều đầu, từ haitay đến nhiều tay, từ hai mắt đến nhiều mắt, khi hiệndáng từ bi, khi hiện dáng oai hùng, khi hiện dáng thiền định,khi hiện dáng trí tuệ và nói ra vô lượng thần chú đểcứu độ chúng sanh. Đó là điều bất tư nghì thứ nhất.

Hiệnmỗi hình đọc mỗi mỗi bài chú, mà hình và chú ấy đềuđem lại cho chúng sanh sức vô úy. Đó là điều bất tư nghìthứ hai.

Haycảm đến chúng sanh, khiến họ xả bỏ thân mạng, tài sảncúng dường mà không sanh lòng tiếc nuối. Đó là điều bấttư nghì thứ ba.

Từlực vô biên, thí tâm rộng lớn, Ngài Quán Thế Âm chẳngnhững cúng dường chư Phật mà còn bố thí khắp tất cảchúng sanh, cầu con thì đặng con, cầu vợ đặng vợ, cho đếncầu Đại Niết-bàn đặng Đại Niết-bàn. Đó là điều bấttư nghì thứ tư.

Nhưthế nên gọi Ngài là Quán Thế Âm, vì hay tầm thanh cứu khổ; cũng gọi Ngài là Vị Thí Vô Úy, vì hay cứu vớt sự sợhãi cho chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]