Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Nhà Như Lai, Áo Như Lai, Tòa Như Lai

26/03/201103:11(Xem: 15900)
8. Nhà Như Lai, Áo Như Lai, Tòa Như Lai

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

NHÀNHƯLAI, ÁO NHƯ LAI, TÒA NHƯ LAI

PhápHoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lýmà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm. Trước khi thuyếtkinh này, vì căn cơ các hàng đệ tử không đồng, Ngài đãdùng nhiều phương tiện để dẫn dắt họ dần dần đếnNhất thừa đạo. Đến khi căn cơ chúng sanh đã thuần thục,Phật mới nói thẳng đạo Nhất thừa. Nhất thừa đạo khôngcó nghĩa là phủ nhận tất cả những pháp môn phương tiệnmà Phật đã nói trước đây, mà chỉ muốn nói rằng, nhữngpháp môn trước kia là những nấc thang, những phương tiệnđể giáo hóa chúng sanh vào Nhất thừa. Như y sĩ sau khi đãhiểu rõ căn bệnh, hiểu rõ thuốc chữa bệnh, cách chữabệnh, mới cho bệnh nhân dùng thuốc này thuốc khác. ĐứcPhật cũng thế, với trí tuệ, Ngài chữa lành mọi căn bệnhcủa chúng sanh, tuỳ căn cơ mà dùng phương tiện này khác,chứ không phải đem tất cả thuốc cho uống một lúc. Chẳnghạn khi người đau bụng, y sĩ bảo kiêng sữa và cho các thuốctrị đau bụng, sau đó khỏi bệnh, y sĩ lại bảo uống sữađể thêm sức. Nếu bệnh nhân không biểu biết, thì sẽ bảoy sĩ trước sau bất nhất, trước bảo không uống sau lạibảo uống. Phật cũng thế, trước chỉ nói pháp Tứ đế,Nhân vô ngã... để chúng sanh giải thoát sanh tử luân hồi.Khi ngã chấp đã được phá trừ mà pháp chấp chưa trừ thìgiác ngộ chưa được rốt ráo, do đó Phật lại dạy thêm,phá trừ pháp chấp để giải thoát hoàn toàn. Nhưng có hàngđệ tử lại nghĩ, trước Phật đã dạy lý Tứ đế đểtu chứng Niết-bàn, bây giờ lại nói đó chỉ là phương tiện,còn có pháp Nhất thừa cao hơn nữa. Như vậy là Phật nóitrước khác, sau khác, vì nghĩ thế nên trong hội Pháp Hoa,có 5000 Tỳ-kheo tăng thượng mạn bất tín đứng dậy đi ra.Nhân đấy đủ biết, kinh Pháp Hoa là một bộ kinh tối thượngthừa, Phật nói để đưa đệ tử đến Nhất thừa đạo,để ngộ nhập Phật thừa, chỉ dành cho hạng căn cơ đãthuần thục. Cho nên ai viết chép, thọ trì, giảng nói đượckinh này thì người ấy công đức vô lượng. Nếu không nhờcó lòng tin lớn, do trồng căn lành từ vô lượng kiếp thìkhó mà làm được việc này.

Trongkhi đọc tụng giảng nói Pháp Hoa, người ấy ít nhất phảicó hiểu biết, thực hành, theo lời kinh dạy thì mới đượclợi ích cho người nghe, cũng như người nói, nếu không, sựthọ trì đọc tụng, giảng nói không có lợi nhiều. Như trongpháp hội của đức Lục tổ Huệ Năng, có vị thầy PhápĐạt một hôm đến tham bái, đảnh lễ Tổ ba lạy mà đầukhông sát đất, Tổ quở: Lạy là để phá trừ kiêu mạn,tỏ lòng cung kính, lạy mà đầu không chấm đất chắc tronglòng còn ôm giữ một điều gì ? Pháp Đạt nói: Tụng kinhPháp Hoa đã được 3000 bộ mà chưa thấy đạo. Tổ dạy:Dù có tụng ba vạn bộ đi nữa mà không hành thì cũng vôích. Nếu hành được tinh thần Pháp Hoa thì sẽ cùng tôi sánhvai mà đi. Kinh Pháp Hoa đã dạy một hạnh khiêm tốn nhẫnnhục qua điển hình ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh, một vịBồ-tát mà ra đi gặp ai cũng cung kính cúi đầu nói: "Tôirất kính trọng các ngài, không dám khinh mạn vì các ngàithực hành đạo Bồ-tát sau sẽ thành Phật". Có người nghethì hoan hỶ vì cho đó là lời chúc tụng. Có người nghe cũngdửng dưng vì không hiểu Ngài muốn nói gì. Nhưng có ngườinghe thì nổi sân vì cho rằng Ngài chọc tức mình, nên mắngnhiếc đánh đập, nhưng Ngài vẫn giữ một tâm niệm bìnhthản đối với tất cả mọi người vì Ngài biết rõ mọingười đều có Phật tánh, biết người nào nghe Kinh PhápHoa đều sẽ thành Phật, vì kinh dạy: "Nhược hữu văn phápgiả, vô nhất bất thành Phật". Tất cả chúng sanh, hoặctrong hiện tại, hoặc ở quá khứ, hoặc vị lai, thế nàocũng có lần nghe kinh Pháp Hoa, mà đã nghe được thì sẽ cóngài thành Phật. Vì biết rõ như vậy, nên Ngài cung kính tấtcả. Lý do thứ hai khiến Ngài cung kính, kính họ là kính sựhiểu biết của mình, sự hiểu biết đó là mỗi chúng sanhđều có Phật tánh. Thứ ba cung kính họ tức là cung kínhlời Phật dạy, phải khiêm cung với tất cả mọi người.Nếu mình khinh người, tức là khinh lời đức Phật dạy,mà cũng khinh luôn cả sự hiểu biết của mình. Điển hìnhBồ-tát Thường Bất Khinh ấy đủ làm cho chúng ta từ bỏtâm kiêu mạn, và thay vì nói bậy, hí luận vô ích, thả tâmý tán loạn quàng xiên, thì tụng Kinh, chừng ấy cũng đượclợi lạc. Nhưng nếu không phá trừ kiêu mạn, thực hành hạnhkhiêm cung thì mất rất nhiều công đức của việc tụng đọc.Tụng kinh mà còn cần chú ý học hỏi để thực hành tinhthần Kinh, huống chi giảng nói cho người. Tự tụng đã khó,đem nói cho người lại càng khó hơn. Cho nên đức Phật dạy,ai giảng nói Kinh này, người ấy đã trồng căn lành từ nhiềukiếp. Nhưng muốn cho sự giảng nói kinh này viên mãn lợiích cả mình lẫn người, thì người giảng nói cần hộiđủ ba đức tính như phẩm Pháp sư trong kinh đã dạy. Đólà ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai.

Chúngsanh ở trong tam giới là một cái nhà do nghiệp mình tạo ra,đó là những nghiệp hữu lậu, tham sân si phiền não. Bâygiờ người muốn nói kinh Pháp Hoa thì đừng ở trong nhà đó,mà phải lấy tâm từ bi làm nhà. Từ là cho niềm vui, bi làcứu nạn khổ. Cho vui khi thấy chúng sanh yên lành, cứu khổkhi thấy chúng sanh đau khổ. Như ba mẹ thấy con vui khỏe mạnhthì cho thêm áo, giầy... làm cho nó vui hơn, hay hoan hỶ vớinó, đó là lòng từ. Nhưng khi nó đau ốm thì săn sóc, chothuốc men, cơm cháo là bi. Đức Phật cũng vậy, đối vớichúng sanh đã có nghiệp quả tốt, Ngài dùng Từ để giáohóa, vì cái tốt trong tam giới chưa phải giải thoát, nênNgài đem những thiện pháp xuất thế khiến cho họ tiến tu,đó là lòng Từ. Nhưng đối với những chúng sanh bị nghiệpchướng đau khổ trói buộc, thì Phật dùng những pháp môndạy chúng ta tu để trừ nghiệp chướng, để hết đau khổ,đó là Bi. Nhưng thực hiện lòng từ bi đó không phải mộtngày, hai ngày mà thành được. Kinh đã chia ra ba cấp bựctừ bi là:

1.Chúng sanh duyên từ.

2.Pháp giới duyên từ, hay đồng thể đại bi.

3.Vô duyên từ hay Vô duyên đại từ.

Chúngsanh duyên từ: Là lòng từ bi còn tướng đối đãi, có duyênmới phát khởi, ví dụ có thấy chúng sanh đau khổ mới phátlòng thương, khi cảnh khổ qua rồi thì tâm từ bi cũng lặnmất. Lòng từ bi có sinh diệt đối đãi ấy, gọi là chúngsanh duyên từ.

Phápgiới duyên từ: Là Phật, Bồ-tát thấy rằng tất cả chúngsanh sinh tồn đều có tương quan mật thiết với nhau. Ví dụ:Một người đi buôn, một người làm ruộng, một thầy giáo,một học sinh, một người nội trợ... Những người này nếunhìn một cách phiến diện, chúng ta thấy họ không tươngquan gì với nhau, vì mỗi người làm một công việc. Nhưngsự thật thì tất cả những người ấy đều có tương quansinh tồn, giúp đỡ lẫn nhau. Hiểu được như vậy, thì khôngcòn cái tánh bất chấp quyền lợi chung mà bảo vệ quyềnlợi riêng rẽ. Cái biết của chúng ta hiện tại, chẳng hạnnhư biết làm toán, là nhờ những người trong quá khứ hoặcđã qua đời, hoặc đã đi chỗ khác. Đức Phật tuy đã diệtđộ mà giáo lý của Ngài vẫn còn tác dụng giúp chúng sanhgiác ngộ, vẫn là một duyên lành, một làn gió mát cho nhữngai thực hành theo. Như vậy, giữa Phật và chúng sanh, giữanhững người trong một quốc gia hay rộng hơn, nhân loại trênthế giới, suy cho cùng đều có tương quan với nhau, gọi làtrùng trùng duyên khởi, hay pháp giới, tức là cái nguyên lýnương nhau mà thành tựu. Căn cứ trên lý "Pháp giới trùngtrùng duyên khởi" đó mà phát lòng từ bi thì gọi là phápgiới duyên từ, hay đồng thể đại bi. Lý trùng trùng duyênkhởi này luôn luôn hiện hữu nơi sự vật, chúng không baogiờ gián đoạn, hay có hạn lượng, nên từ bi căn cứ trênđó cũng không có sinh diệt, hạn lượng, không phân biệtmình người, thân, sơ, loài người hay loài vật. Hoặc mìnhcó Phật tánh, các người khác, chúng sanh khác cũng đều cóPhật tánh. Mình và người khác, chúng sanh khác tuy cách biệtsang hèn nhưng Phật tánh thì vốn đồng nhất thể. Cũng nhưcánh tay mặt, cánh tay trái, tuy khác nhau nhưng đồng một thânthể. Vậy khi cánh tay trái bị thương, tay phải xức thuốclà dựa trên tính đồng nhất thân thể đó mà làm, chứ khôngphải phân biệt bỉ thử. Đồng thể đại bi cũng vậy.

Caohơn tất cả là Vô duyên từ: Là lòng từ bi hoàn toàn khôngdựa vào một lý lẽ nào để phát khởi, không chờ đợiđối tượng, vô điều kiện. Như mặt trời chiếu sáng, khôngtính toán lựa chọn chỗ này thì chiếu xuống, chỗ kia khôngchiếu xuống. Hai đức từ bi sau này bao la như vũ trụ củachư Bồ-tát và Phật, còn Phật tử chúng ta thì chỉ thựchành chúng sanh duyên từ, nhưng đấy cũng là những mục tiêumà chúng ta mong mỏi hướng đến, để sau này cũng sẽ cóđược pháp giới duyên từ và vô duyên từ như chư Phậtvà Bồ-tát.

Tâmtừ bi là cái "Nhà Như Lai", trong đó người nói kinh Pháp Hoaphải ở mới nói kinh được viên mãn. Đó là điều kiệnthứ nhất.

Điềukiện thứ hai, là "Mặc áo nhu hòa nhẫn nhục". Đã đượctâm từ bi nhưng cần phải phô diễn cách nào? Cần phải cóđức tánh mềm mỏng, ái ngữ, chứ không phải chỉ cần cótâm từ bi là được, rồi cứ việc nói lời khó chịu, tháiđộ gay gắt. Có những bà mẹ thương con, nhưng cũng chínhvì lòng thương đó, mà thường đánh mắng nó, không nói lờiôn tồn dạy dỗ, hay thầy giáo vì thương học trò mà đánhđập khi nó làm bài sai... Lòng từ bi thiếu mềm mỏng đóthường dễ gây đau khổ. Vậy ngoài đức từ bi cần phảicó ái ngữ làm cho mọi người ưa mến thích nghe. Kinh PhápHoa là kinh tối thượng thừa, nan tín nan giải, nếu nói bằnglời thô bạo, cứng cỏi, thì chúng sanh làm sao nghe lọt lỗtai được. Như viên thuốc chữa bệnh rất hay mà quá đắng,thì phải bọc một lớp đường, mới cho trẻ uống được.Chúng sanh đối với Phật Pháp cũng như trẻ con vậy. ThuốcPháp Hoa là thuốc đắng tối thượng thừa, nếu không bọcmột lớp đường nhu hòa nhẫn nhục thì khó mà đem cho chúngsanh uống được.

Suốtđời đức Phật luôn luôn nhu hòa nhẫn nhục. Như có lầnđi khất thực, Ngài gặp một người ác cản chận lại mắngrủa. Ngài vẫn im lặng đứng lại để nghe ông ta nói xong,rồi ôn tồn hỏi: Ở nhà ngươi chắc cũng có khi bà con đếnthăm chứ? Người ấy đáp: Có chứ sao không. Ngài hỏi tiếp:Mỗi lần họ đến thăm chắc cũng có khi ngươi dọn quà bánhmời ăn? Có. Và nếu họ không ăn thì phần quà ấy về ai?Người kia đáp: Thì về tôi chứ ai. Khi ấy đức Phật bảo:Cũng thế, nãy giờ ngươi dùng lời thô bỉ mắng Ta, mà Takhông nhận thì những lời ấy hẳn trở về ngươi. Vậy Takhuyên ngươi đối với ai cũng không nên dùng lời thô bỉmà nên dùng lời hòa nhã. Nhờ nhu hòa nhẫn nhục mà Phậtđã khai hóa cho người ấy. Vì người mắng mình bao giờ cũngmang một thành kiến, hoặc vì thấy bộ tịch mình mà họkhông ưa, hoặc vì việc làm của mình động chạm đến quyềnlợi của họ, hoặc vì họ nghe lầm, nghe xuyên tạc về mình.Muốn thoát khỏi cảnh sân si, tật đố, cần phải nhu hòanhẫn nhục mới bình tĩnh để đối phó, chứ mình nóng nảyđáp lại thì không khác gì đổ dầu thêm vào lửa. Nhưngnhẫn nhục của đức Phật là nhẫn nhục trong trí tuệ sángsuốt, nhẫn để giáo hóa, như khi Ngài hỏi lại kẻ đã mắngnhiếc mình. Đức nhẫn này rất cần để vượt mọi khókhăn.

Nhẫncó ba thứ:

1.Nại oán hại nhẫn: Nhẫn trước lời sỉ nhục thù hằn,chuyên gây khó khổ của loài người khác đối với mình.

2.Kham thọ khổ nhẫn: Nhẫn đối với những vật vô tình đemlại thọ khổ cho chúng ta như nóng, lạnh, đói, khát. Nếungười hành đạo nửa chừng bỏ tu vì không chịu nổi nhữngchướng duyên này, ấy là vì không kham nhẫn.

3.Vô sanh pháp nhẫn: Cái nhẫn cao nhất. Vì biết các pháp vốnvô sanh. Đã vô sanh thì lời mắng nhiếc sỉ nhục của ngườita nói với mình cũng vô sanh. Ví dụ câu nói: "Anh là đồngu", mỗi đơn từ không phải lời mắng, chỉ vì chúng tađem tâm phân biệt so đo ráp nó lại, chấp cái vô sanh làmsanh, nên mới khó chịu. Nếu biết rõ thực tính của nó làvô sanh, thì nó không thành một lời mắng, lấy đâu mà giậnmà khổ. Mọi sự khác cũng vậy, đều vô sanh. Tin đượcđiều đó thì không thấy có điều nhục đế mà nhẫn gọilà vô sanh pháp nhẫn.

Cuốicùng điều kiện thứ ba của người giảng kinh là phải ngồiToà Như Lai: Ngồi là an trú, tòa Như Lai là nhất thiết phápkhông, "không" đây có nghĩa là vô tự tánh của các pháp.Tất cả các pháp đều vô tự tánh, vì vô tự tánh nên bấtkhả đắc chứ không phải hoàn toàn là trống không. ĐứcPhật an trú trong chân không đó nên gọi là ngồi tòa NhưLai. Kinh Kim Cương nói: "có bao nhiêu chúng sanh Ta đều độcho nhập vô dư Niết-bàn, diệt độ vô số vô biên chúngnhư vậy mà thật không thấy có chúng sanh nào được độ".Trọn đời Ngài độ sinh mà không thấy có chúng sinh nào đượcđộ, nên sự thuyết pháp độ sinh mới viên mãn. Vì nếucứ trên mặt giả tướng mà nhìn, thì thấy chúng sanh nhiềuvô cùng vô tận, biết đời nào độ cho hết? Nhưng đứcPhật ở trong vô tự tánh, trong vô sanh của các pháp mà nhìn,nên không còn thấy tướng chúng sanh, lấy đâu có nhiều cóít? Cho nên Ngài nói pháp cho một người nghe thì cũng nhưnói cho nhiều người, vì Ngài đem tâm giác ngộ tâm bình đẳngmà nói pháp. Đứng trên tâm niệm bình đẳng đó, thì dùchỉ có một người nghe, Ngài cũng không phiền muộn. Có nhiềungười theo, Ngài cũng không hớn hở. Chúng sanh nghe mà hoanhỶ phấn khởi, Ngài cũng không lấy đó làm mừng. Nghe màuể oải nhác nhớm Ngài cũng không bực bội. Nghe mà dửngdưng Ngài cũng không chấp trước. Thái độ bình đẳng giảithoát đó của đức Phật đối với ba hạng người nghe phápnhư thế, gọi là ba niệm đại bi. Nhờ Ngài đã ngộ nhấtthiết pháp không, an trú trong đại bi tâm niệm đó, nên Ngàimới có thể nói pháp độ sanh suốt 45 năm, nếu không, việcgiáo hóa độ sanh sẽ bị những người biếng nhác giải đãi,người không ưa, làm cho Ngài chán nản.

Tómlại, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai làba đức tính, ba điều kiện để việc đọc tụng, giảngnói kinh Pháp Hoa được rốt ráo viên mãn.

Hòathượng Thích Trí Thủ trì tụng kinh Pháp Hoa đã có lời nguyệnnhư sau:

"Mộtlòng kính lạy Phật đà,

Ngànđời con nguyện ở nhà Như Lai,

Connguyền mặc áo Như Lai,

Conngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".

Phậttử chúng ta trì tụng kinh Pháp Hoa cũng nên noi gương Hòa thượngphát nguyện ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa NhưLai, để cho việc đọc tụng biên chép thọ trì kinh Pháp Hoađược viên mãn lợi ích vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]