Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Thành Thật Là Tìm Về Thực Tại Của Ngã Pháp

08/04/201315:44(Xem: 5502)
Luận Thành Thật Là Tìm Về Thực Tại Của Ngã Pháp
Buddha_12

Luận Thành Thật
Là Tìm Về Thực Tại Của Ngã Pháp

Phổ Nguyệt

X x

X

LUẬN THÀNH THẬT
(Satyasiddhi śāstra ) do Giảng viên: Thích Giác Hiệp

Tham khảo bài giảng “Giới Thiệu Luận Thành Thật” của Thầy Thích Giác Hiệp tại các Học Viện PG và các lớp Cao Đẳng PG ở VN, chúng ta cần tìm học những phần cốt tủy của bộ Luận nầy qua các kinh mà Phật đã dạy để rõ nghĩa lý mà tu tập. Do đó cần trình bày nội dung của Luận Thư và sau đó chúng ta thử lượt qua bài học trong kinh Phật.

Bộ luận Thành Thật (Sat‎yasiddhi) do ngài Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) viết khoảng thế kỷ thứ 3 TL. Ngài Ha-lê-bạt-ma

    1. NỘI DUNG LUẬN THƯ:

Thành Thật luận tên Sanskrit là Satyasiddhi-śātra, có nghĩa là chân thật. Ý nghĩa của Thành Thật là sự chân thật của tứ đế. Và còn có nghĩa nữa là bộ luận này thuyết minh nghĩa lý chân thật của tất cả Tam tạng Thánh điển Phật giáo. Tác phẩm này có tất cả 202 phẩm được phân chia ra là 5 nhóm (ngũ tụ).

1) Phát tụ: phần bài tựa của luận và luận về Tam bảo và nói lý do tạo luận. Phần này cũng có bàn về nghĩa lý của Tứ đế.

2) Khổ đế tụ: Luận về khổ của ngũ thủ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

3) Tập đế tụ: Luận về nguyên nhân của khổ, nghiệp và phiền não.

4) Diệt đế tụ: luận về việc diệt trừ 3 loại tâm: giả danh tâm, pháp tâm và không tâm để có thể đạt được cảnh giới niết-bàn.

5) Đạo đế tụ: Phân định về định và trí. Hai loại này là phương tiện để diệt từ khổ để hiển bày niết-bàn.

TRIẾT LÝ:

Thành Thật chủ trương ngã không (pudgala-śūnyatā) pháp không (sarva-dharma-śūnyatā). Chủ trương này trái ngược với tông Câu-xá, chủ trương ngã không, pháp hữu. Ngài Ha-lê-bạt-ma cho rằng giáo lý Tứ đế là trọng tâm của Tam tạng. Mục đích ngài viết bộ luận này, như ngài giải thích trong phẩm 36, là để làm sáng tỏ ý nghĩa Tứ đế.

1. Giáo lý Nhị đế:

Thành Thật quán sát vạn hữu trong vũ trụ thành lập ra nhị môn đó là: 1) Thế giới môn, và 2) Đệ nhất nghĩa môn, tên khác của Tục đế và Chân đế.

Thành Thật nhấn mạnh không tính của ngã và pháp. Mặc dù chủ trương như thế, họ tin rằng họ đạt được trung đạo giữa thường tồnhư vô. Quan niệm của họ về Trung đạo được giải thích bằng Nhị đế. Ở mức độ Tục đế (Savti-satya), Thành Thật chấp nhận sự hiện hữu tạm thời của ngũ uẩn tạo thành cá nhân cũng như sự hiện hữu của 84 pháp. Nhưng ở mức độ Chân đế (paramārtha satya), những thứ này được xem là rỗng không, không có tính chất thường tồn.

2. Nhân pháp giai không:

Thành Thật luận chủ trương quán nhân và pháp đều không.

1) Quán nhân không:nghĩa là quán nhân ngã đều không. Nhân ngã đều do năm uẩn hoà hợp mà thành. Trong thân, tâm của chúng ta và người không có thật thể. Các luận sư Thành Thật thường lấy vị dụ cái bình để minh chứng cho nhân, ngã đều không.

2) Quán pháp không:nghĩa là các yếu tố, chất liệu tạo thành nhân ngã đều không có thật thể. Chúng ta có thể lấy ví dụ cái bình, thể chất của nó không thật có. Sắc thân của chúng ta do năm uẩn hợp thành, chúng có những cái tên giả tạm. Chúng ta không tìm thấy được thực thể bên trong của chúng.

II. TÂM VÔ THƯỜNG PHÁP VÔ NGÃ

(Qua Kinh Giáo Giới Nandaka và Channa)

Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy. The lời Phật đã giảng dạy, tôn giả Nandaka thay phiên giáo giới Tỳ-kheo-ni về tâm vô thường. Tôn giả Channa bị bệnh đau khổ, Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) cùng với tôn giả Mahacunda đến hỏi thăm bệnh trạng và giáo giới cho tôn giả Channa về pháp vô ngã.

A. Kinh Giáo Giới Nandaka

a) Đặc Tánh của Tâm: Vô Thường.

Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân. Như vậy, đãc tánh của tâm là vô thường, biến hoại và hay thay đổi.

Kinh Nandaka viết:

"-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?... Ý là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu nội xứ này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?... Hương là thường hay vô thường?... Vị là thường hay vô thường?.... Xúc là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu ngoại xứ này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Tỷ thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Thân thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Ý thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu thức thân này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại. Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng: "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại",; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thể này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.

-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược.

Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là bảy? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán: -- Chư Hiền tỷ, hãy đi về, giờ đã đến rồi.

Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên: -- Này các Tỷ-kheo-ni, hãy đi. Giờ đã đến rồi."

Sau khi tôn giả Nandaka giáo giới cho các vị Tỳ- kheo-ni về lục căn, lục trần và lục thức, là vô thường khổ và biến hoại, được giáo giới pháp tu tập bảy giác chi. Các vị Tỳ-kheo tu tập bảy giác chi này, làm cho sung mãn, với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, chứng đạt thượng trí và an trú vô lậu làm cho tâm giải thoát khỏi vọng tưởng, trí tuệ giải thoát khỏi vô minh.

b).Chánh Trí Tuệ.

Lại một lần nữa, Nandaka, giáo giới pháp quán với chánh trí tuệ.

"-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu thức thân này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại. Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng: "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại",; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thể này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.

-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược.

Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là bảy? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán: -- Chư Hiền tỷ, hãy đi về, giờ đã đến rồi.

Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên: -- Này các Tỷ-kheo-ni, hãy đi. Giờ đã đến rồi."

Bài học này tôn giả Nandaka đã được Phật day nên giáo giới lại cho các vi Tỳ-kheo-ni về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và biết như chơn mắt, thấy biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thức vì chúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thờigian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-lá-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta thấy biết chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da thức) đối với mắt (mắt không lập lại), không có ái trước đối với các sắc (hình ảnh các sắc có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.

c) Tâm không có tự tính, và biến diệt.

Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm không có tự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật. Theo Shamar Rinpoche, THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG CỦA TÂM được diễn tả như sau:

"Trong sự nhận biết có hai thành phần: chủ thể nhận biết và vật được nhận biết. Hiển nhiên là có sự liên quan giữa hai bên, vì có hiệu ứng của các đối tượng trên Tâm. Đối tượng xinh đẹp sinh ra tham muốn, đối tượng không hấp dẫn gây ra ghét bỏ và đối tượng trung tính mang lại sự vô tâm. Vậy, hoặc tâm và các đối tượng có cùng tính chất chính yếu, hoặc có một liên hệ nhân quả giữa hai bên, như liên hệ giữa khói và lửa...

Vậy chỉ có một kết luận: đối tượng chính là tâm thức, như vậy những vấn đề trên không hiện hữu. Tuy nhận biết đối tượng vì chúng là sản phẩm của tâm, và tâm có thể sinh ra tâm. Thí dụ trong giấc mộng: nếu một người mơ thấy con ngựa, người đó có thể cảm nhận con ngựa, vì nó là vật do tâm tạo. Nó được sinh ra bởi tâm và có cùng tính chất với tâm. Cũng vậy, tất cả những đối tượng khác nhau và những cảm giác v ề chúng đều nạp vào dòng tâm thức đều do tâm tạo."

Do đó hành giả muốn đạt được chánh trí, Nandaka lập lại một lần nữa, phải có pháp bảy giác chi để tu tập.Cái tâm phàm tình vô thường, biến hoại, đổi thay, không có tự tính. Hành giả cần phải khéo thấy như thật như chơn, với chánh trí hay chơn tâm, cái bất biến, thường còn. Hành giả phải đoạn tận các lậu hoặc, để được tự mình chứng tri trong hiện tại, đạt đươc chánh trí, và an trú vô lậu tâm giải thoát, huệ giải thoát, tức là an trú vào không tánh vậy.

Hiện tượng vô thường của Tâm hay tâm thức cần phải xác định, không thể nghi ngờ hay phân vân, như sự vật thay đổi theo thời gian. Chánh trí và an trú vào không tánh là tối ưu.

Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói:

"-- Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày rằm, quần chúng không có nghi ngờ hay phân vân rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn, vì khi ấy mặt trăng đã tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Tôn giả Anandaka, và tâm tư của họ được thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, trong năm trăm Tỷ-kheo-ni ấy, Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng dược Dự lưu, không còn bị đọa lạc, và chắc chắn đạt đến chánh giác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy."

B. Kinh Giáo Giới Channa.

Đặc Tánh các Pháp: Vô Ngã.

Hành giả cần nhận thức lục căn, lục trần , lục thức không phải là của tôi, không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi và chứng tri rằng các pháp là vô ngã.

Kinh viết:

"-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Channa về một vấn đề đặc biệt, nếu Tôn giả Channa cho chúng tôi được phép đặt câu hỏi.

-- Hãy bỏ đi, Hiền giả Sariputta; sau khi nghe, tôi sẽ biết (nói như thế nào).

-- Hiền giả Channa, Hiền giả có xem con mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi? " Hiền giả Channa, Hiền giả có xem tai, nhĩ thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem thân, thân thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi?"

-- Hiền giả Sariputta, tôi xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Hiền giả Sariputta, tôi xem tai, nhĩ thức.. Hiền giả Sariputta, tôi xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem cái lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem thân, thân thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem ý, ý thức, các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

-- Này Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp được mắt nhận thức mà Hiền giả xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi?" Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức... trong thân, trong thân thức... trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý nhận thức mà Hiền giả xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi "?

-- Thưa Hiền giả Sariputta, chính vì tôi thấy sự diệt (nirodha), chứng tri sự diệt trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp do mắt nhận thức, mà tôi xem mắt, nhãn thức, và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Thưa Hiền giả Sariputta, chính vì tôi thấy sự diệt, chứng tri sự diệt trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức... trong thân, trong thân thức... trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý nhận thức mà tôi xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Trong cuốn sách "Đối thoại giữa Triết Học & Tôn Giáo", Mathieu cho rằng " Cái Ngã có hiện hữu trong giòng tâm thức của chúng ta hay không? Giòng tâm thức có thể chia thành những tư tưởng về Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Cái Ngã không thể là tổng số các thời liệu đó, vì lẽ nó không hề có vào bất cứ thời điểm đặc biệt nào. Quá khứ đã qua không còn nữa, làm sao cái tôi thuộc về Ký ức. Tương lai chưa đến, thì làm sao có cái Tôi được. Chỉ còn hiện tại. Để tồn tại, cái tôi cần phải có đặc tánh rõ ràng. Nhưng nó không có hình thể, màu sắc nơi chốn. Càng tìm, càng không tìm ra nó. Cái Tôi chỉ là một cái nhãn hiệu dán lên một sự hiện hữu liên tục. Nhận định như vậy giúp con người giảm nhẹ đi ý niệm xem "cái Tôi" như là một thực thể tối thượng bắt buộc chúng muốn những gì chúng ta thích và ghét bỏ những gì chúng ta không ưa. Cảm giác về cái Tôi đó khiến cho con người tách rời ra khỏi thiên hạ. Và cũng chính từ những tình cảm yêu ghét sai lạc đó, dấy lên những tư tưởng và tình cảm khởi điểm cho những lời nói và hành động đưa đến Đau Khổ. Khám phá bằng kinh nghiệm trực tiếp, bằng phân tích, bằng thiền định rằng cái "Ngã" không thật có, sẽ là một diẽn trình đi đến giải thoát. Những phương cách đó thật sự hữu ích, nhất là có rất nhiều kỹ thuật để tác động lên tư tưởng, khiến ta không còn nô lệ chúng nữa." (tr 51, 52)

III. PHÁP HÀNH.

Luận Thư nầy nói lên nhận thức từ thực tại các pháp (hiện tượng) mà tìm về bản chất của chúng. Vậy trong hành động hằng ngày, hành giả phải thành thật triệt để chính mình để đạt được trung dung nhận thức thực tướng các pháp mà không có thiên lệch không chấp thủ mọi vọng tưởng, nghĩa là thấy biết như chơn như thật, an trú nơi không tánh (không chấp ngã: không phải là tôi,không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi) Tĩnh giác trong tứ oai nghi là pháp hành chánh trí hữu hiệu hơn hết, chẳng hạn:

a). Đi đứng nằm ngồi dùng pháp Minh Sát Tuệ (thầm biết):

Thấy biết đối tượng: Thấy con bò biết thấy con bò,

Nghe tiếng động Biết nghe có tiếng động,

Ngữi thấy mùi thơm, biết ngữi có mùi thơm,

Nếm biết đố ăn đắng, mặn, lạt, v.v…

Xúc giác nhận đươc trời nóng lạnh đếu biết..

Tất cả mọi điều xảy ra đều nhân biết, lúc nào cũng tĩnh giác.

b). Thiền thì dùng tư thế ngồi tĩnh lặng ((tĩnh là biết, lặng là yên lặng), dùng định niệm hơi thở và định niệm Phật

* Định niệm hơi thở

Thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra, (thầm biết)

Bụng phồng lên biết bụng phồng lên, bụng xẹp xuống biết bụng xẹp.

Hoặc những hoạt động nào của các hiện tượng xảy ra đều nhận biết, lúc nào cũng tĩnh giác.

  • Định niệm Phật

Khi thở vộ, niệm Nam MôAý thức Nam Mô Atheo hơi thở vô từ mũi tới rún

Khi thở ra, niệm Di Đà Phật, ý thức Di Đà Phậttheo hơi thở ra từ rún đến mũi.

Đó là định niệm Phật bằng thức.

Hoặc,

Khi thở vô, niệm thầm Nam Mô A Di Đà, và thầm biết theo hơi thở từ mũi tới rún,

Khi thở ra, tôi biết tôi niệm Phật, và thầm theo hơi thở từ rún tới mũi. Đó là định niệm Phật bằng trí. Hành pháp Tĩnh lặng nầy theo thời gian ấn định.

IV KẾT LUẬN

Bộ Thành Thật Luận bày tỏ tư tưởng của Phật Giáo dù Tiểu Thừa hay Đại Thừa, dù hình thức nguồn gốc có caí nhìn khác nhau, nhưng nội dung bộ Luận cũng nêu rõ thực tại của Ngã Pháp. Thục taị tương đối của tâm là giả lập hay giả danh, Thực tai tương đối của các Pháp là tùy thuộc hay duyên khởi. Thực tại tuyệt đối của Tâm Pháp là Vô tự Tính. Ý nghĩa của Thành Thật là sự chân thật của tứ đế, và còn có nghĩa nữa là bộ luận này thuyết minh nghĩa lý chân thật của tất cả Tam tạng Thánh điển Phật giáo. Tác phẩm này có tất cả 202 phẩm được phân chia ra là 5 nhóm (ngũ tụ) gồm cả tục đế (tạm thời hiện hữu) và chân đế (Nhân Pháp giai không) mà Thành thật nhấn mạnh đến chân đế tức bản chất Ngã Pháp (Ngã Pháp không có tự tính).Tâm vô thường Pháp vô ngã là những đặc tánh cần được biết bằng chánh trí tuệ. Tâm pháp là những thực tại vô thường, vô ngã, khổ đau, biến hoại, chúng không có tự tính tức là NHÂN KHÔNG và PHÁP KHÔNG. Cho nên cần phải tu tập pháp bảy giác chi để chứng tri, đạt được chánh trí, và an trú nơi không tánh. Liễu tri các tác ý, tư tưởng tích cực để được khinh an, tâm thức nhẹ nhàng, không gây nghiệp dữ hay tội lỗi. Đó là minh tâm chánh trí, là pháp giải thoát vậy.

Tham khảo

Chuyển Hóa Tâm, Shamar Rimpoche, A. R, Palmo, Lục Thạch dịch trong website Quảng Đức (Tâm lý học): www.quangduc.com

Đặc Tánh của Tâm và Pháp. Phổ Nguyệt đăng trong website Phật Giáo Việt Nam: http://phatgiao.vn

Đối thoại giữa Triết Học và Tôn giáo. Jean Francois Revel & Mathieu Ricard, sách do B/S Hồ hữu Hưng biên soạn dịch:

Kinh Giáo Giới Candaka và Channa. HT. Thích Minh Châu Việt dịch trong website Trung Tâm các Chùa PG, Texas: http://www.vnbc.org


LUẬN THÀNH THẬT (Satyasiddhi śāstra ). Giảng viên: Thích Giác Hiệp giới thiệu, trích trong website Phật Giáo Việt Nam, mục Giáo Dục (Bài Giảng): http://phatgiao.vn

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]