Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra

03/07/201313:52(Xem: 10155)
Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra

bo-tat-long-tho

Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra


NAGARJUNA’S LETTER TO KING GAUTAMIPUTRA
MOTILAL BANARSIDASS DELHI, 1978 - THIỆN TRI THỨC, 2002

PHÁC HỌA TỔNG QUÁT
BỨC THƯ CỦA BỒ TÁT LONG THỌ
GỞI CHO VUA GAUTAMIPUTRA

I. Khuyến Khích Nghe Giáo Pháp
II. Lời Dạy Trực Tiếp

A. THỰC HÀNH CHUNG VỀ ĐỨC HẠNH

1. Lời khuyên cho cả chư tăng và cư sĩ

a. Sáu điều để nhớ
b. Lời khuyên sống vững chắc trong mười giới
c. Lời khuyên thực hành sáu sự hoàn thiện (ba la mật) của Đại thừa

2. Lời khuyên chủ yếu cho cư sĩ

a. Kính trọng cha mẹ mình
b. Tuân thủ sự tiết chế vào những ngày đặc biệt
c. Xóa bỏ những lỗi lầm của tâm
d. Thực hành chánh niệm
e. Thực hành nhẫn nhục
f. Thực hành chánh hạnh trong thân, ngữ và tâm
g. Biết những phẩm tính của những người cộng sự với mình
h. Từ bỏ sự tham muốn vợ của những người khác
(1) Kiểm soát những giác quan
(a) Tri giác những đối tượng là bất tịnh hơn là tịnh
(b) Bảo vệ tâm
(c) Xét xem những lỗi lầm của đối tượng tham luyến và chủ thể tham luyến
(2) Nhổ bật những nguyên nhân của bám luyến
(a) Thiền định để nhổ gốc những nguyên nhân của bám luyến
(b) Ca ngợi trí huệ và đạo đức
(c) Thản nhiên với “tám pháp thế gian”
(d) Có được sự giàu có của những bậc Thánh
(e) Bỏ đi những hành vi hủy hoại sự giàu có của những bậc Thánh
(f) Sống bằng lòng dẫn tới sự giàu có của những bậc Thánh
i. Biết những phẩm tính của một người vợ tương lai

3. Lời khuyên cho cả tu sĩ và cư sĩ cần thực hành Pháp để đạt được cõi thiên và giải thoát

a. Thực hành tổng quát về Pháp
(1) Cảnh tỉnh với số thực phẩm người ta dùng
(2) Cố gắng không ngủ
(3) Thực hành những thiền định vô lượng
(4) Thực hành bốn tập trung
(5) Từ chối hay chấp nhận tội lỗi hay đức hạnh nhờ thấy những hành vi này là nặng hay nhẹ
(6) Trừ bỏ năm che chướng
b. Thực hành Pháp thành tựu giải thoát
(1) Thiền định về năm thần lực
(2) Từ bỏ tự phụ, nó là một chướng ngại cho việc đạt được năm thần lực
(3) Thiền định theo một đường lối dẫn khởi cho chánh kiến
(a) Trước hết, tóm tắt
(b) Thứ hai, giải thích chi tiết
(1) Thiền định về bốn nền tảng của chánh niệm
(2) Thiền định đặc biệt về nền tảng của Chân Lý
(3) Cởi bỏ ba trói buộc ngăn ngại giải thoát
(4) Thực hành ba môn dẫn đến giải thoát
(5) Giữ gìn chánh niệm về thân thể
c. Rút tỉa lợi lạc từ nền tảng đã hoàn thành
(1) Từ bỏ bám luyến vào thân thể mình, nó là vô thường và không có tự tánh
(2) Rút tỉa lợi lạc từ những điều kiện may mắn nhờ hiểu được chúng là hiếm hoi như thế nào
(3) Lời khuyên cho nhà vua nên nỗ lực khi đã có một nền tảng tốt đẹp phi thường.

B. PHÁT SANH SỰ GHÊ SỢ SANH TỬ

1. Thứ nhất, nói gọn
2. Thứ hai, giải thích chi tiết

a. Quán sát sự không chắc chắn trong sanh tử
b. Quán sát sự bất toại nguyện
c-d. Mất thân và tái sanh lập đi lập lại
e. Quan sát sự lên xuống những cõi khác nhau của sanh tử
f. Quan sát tình cảnh đơn độc của mình
g. Quan sát những khổ đau được kinh nghiệm trong năm cõi
(1) Quan sát khổ đau trong những địa ngục
(2) Quan sát sự khổ đau của loài thú
(3) Quan sát sự khổ đau của loài quỷ đói
(4) Quan sát sự khổ đau của chư thiên
(5) Quan sát sự khổ đau của những bán-thiên
(a tu la)

3. Xác định sự hiểu rõ rằng sanh tử là bất hạnh

C. QUAN SÁT NHỮNG PHẨM TÍNH TUYỆT HẢO CỦA NIẾT BÀN VÀ THỰC HÀNH CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NIẾT BÀN

1. Lời khuyên tổng quát về mọi kỷ luật dẫn đến Niết bàn

a. Nỗ lực đạt đến Niết bàn
b. Lời khuyên tích tập cái cần thiết để đạt Niết bàn
(1) Thực hành bảy chi của giác ngộ
(2) Chỉ ra rằng Niết bàn đạt được nhờ sự phối hợp của định tĩnh (Chỉ) và quán chiếu (Quán)
(3) Từ bỏ suy nghĩ tìm tòi về cái không thể diễn tả được
(4) Hiểu Duyên Sanh, sự thật này giải thoát người ta khỏi sanh tử
(5) Thiền định về Con Đường Tám Ngành Cao Cả
(6) Quan sát Bốn Chân Lý Cao Cả
(7) Chớ chần chờ trong nỗ lực vì Niết bàn
(8) Lời khuyên ngắn gọn

2. Lời khuyên thực hành Con Đường của Đại thừa

a. Đi vào Con Đường Đại thừa nhờ tùy hỷ với sự biểu lộ của Pháp
b. Đạt Phật quả và hoàn thành lợi lạc của chúng sanh


ACARYA NAGARJUNA


BỨC THƯ CỦA BỒ TÁT LONG THỌ GỞI CHO VUA GAUTAMIPUTRA

I. Khuyến Khích Nghe Giáo Pháp

Hỡi con người chánh trực và đáng kính có những đức hạnh, thật đáng cho ngài nghe một số ít bài thánh kệ này mà tôi đã soạn thảo để cho ngài có thể mong ước công đức khởi sanh từ những lời của đấng Thiện Thệ. 1

Bồ tát Long Thọ mở đầu thông điệp của mình cho Vua Gautamiputra bằng cách thúc dục ông, cũng như những người khác, thận trọng chú ý vào giáo pháp chứa đựng trong bức thư này vì nó liên quan đến Pháp thiêng liêng.

Do bản chất đã thực hiện những hành vi đức hạnh của vua trong những đời trước, ông đã tích tập nhiều công đức khiến bây giờ ông có cơ hội này để nghe Pháp. Trong ánh sáng những trách nhiệm trần thế của vua, bức thư ngắn bằng những câu kệ của bậc thánh được viết ra.

Mục tiêu của lời dạy này là đặt vua và tất cả những người khác vào con đường giải thoát nhờ giáo pháp của đấng Thiện Thệ. Con đường của đức Phật là phương pháp thích hợp để đạt đến những cõi cao hơn và sự giải thoát, bởi vì công đức và trí huệ cần thiết cho những sở đắc như vậy chỉ có thể tích tập bởi con đường này. Những phái khác chỉ nương dựa vào sự hành xác hay thiền định về atman (ngã) để đạt đến những cõi cao hơn và sự giải thoát, nhưng các biện pháp này chỉ tạo ta một sự tích tập không đủ về công đức và trí huệ. Hai tích tập này chỉ có thể được tích tập bởi con đường của đấng Thiện Thệ, bởi vì con đường này hoàn thành được mong mỏi của những người khác.

Như Matrïcetïa có nói trong Satapancasatka của ngài :

Giáo pháp của ngài, khác với những người khác, là con đường duy nhất thích thú trong phương pháp, tốt đẹp trong kết quả, thoát khỏi lỗi lầm và thiện hảo vào lúc bắt đầu, ở chặng giữa và kết thúc.

Ví như, một hình ảnh của đấng Thiện Thệ, nếu nó được làm bằng gỗ hay cái gì đại loại, được những người trí phụng thờ. Cũng thế dù những vần kệ của tôi có thể không duyên dáng, chớ có coi thường nó bởi vì nó đặt nền trên một luận bàn thánh Pháp. 2

Người ta không nên coi thường những lời này dù chúng có thể không đẹp đẽ, vì chúng hiện thân một giáo pháp rất quan trọng và thiêng liêng. Tương tự, những người trí phụng thờ bất kỳ hình ảnh nào của đấng Thiện Thệ dù nó làm bằng vàng, đá, gỗ hay đất sét, nó đẹp hay không hấp dẫn, có giá trị hay không.

Tuy ngài đã nghe và thậm chí đã hiểu nhiều lời của bậc Đại Giác, chẳng phải một lâu đài màu trắng càng trắng hơn bởi trăng khuya ? 3

Bức thư này cần được nghiên cứu thậm chí với người đã biết những lời giáo huấn của bậc Đại Giác để cho chỗ hiểu của y về giáo pháp được sáng tỏ thêm. Điều này đặc biệt đúng với người biết và thực hành giáo pháp của đức Phật như nhà vua. Bởi thế, như một lâu đài sơn trắng càng chiếu sáng hơn bởi ánh sáng trăng, cũng thế cái hiểu về giáo pháp của người ta sẽ trở nên sáng tỏ hơn.

II. Lời Dạy Trực Tiếp

A. THỰC HÀNH CHUNG VỀ ĐỨC HẠNH

1. Lời khuyên cho cả chư tăng và cư sĩ

a. Sáu điều để nhớ

Ngài cần ghi nhớ trong tâm sáu điều : Phật, Pháp, Tăng, bố thí, giới và chư thiên ; kho những phẩm tính của mỗi cái trong sáu sự nhớ nghĩ này đã được bậc Điều Ngự khéo dạy. 4

Người ta cần quy y Tam bảo hàng ngày cũng như nhớ sáu điều này như chúng ta đã được dạy trong kinh điển.

Vì đức Phật có nhiều phẩm tính, những danh hiệu đã được xưng gọi Ngài. Như thế, Phật được biết là : Jina (Điều Ngự), Bhagavan (Thế Tôn), Tathagata (Như Lai), Arhat (A La Hán), Sugata (Thiện Thệ), Samyaksam-buddha (Chánh Biến Tri) và Atulya (Vô Thượng Sĩ). Ngài được xưng là Jina, bởi vì Ngài đã chiến thắng mọi tội lỗi. Ngài được gọi là Bhagavan, vì Ngài đã đánh bại bốn loại ma. Ngài được xưng là Tathagata, bởi vì bất cứ điều gì Ngài nói đều chân thật, vì Ngài là một với “tánh như” (tathata). Ngài được xưng là Arhat, vì Ngài đã đánh bại những ô nhiễm của thân, ngữ và tâm. Ngài được xưng là Sugata, bởi vì Ngài đã đi khéo léo đến bờ bên kia của đại dương sanh tử ; là người biết rõ sanh tử ; người biết rõ Duyên Khởi ; người biết mọi sự chứa đựng trong sanh tử ; và người thấy sanh tử như một vật chứa đựng và biết mọi chúng sanh được chứa đựng trong đó. Ngài được xưng là Samyaksambuddha, vì Ngài đã giác ngộ một cách thanh tịnh và hoàn hảo. Hơn nữa, Ngài được xưng là Atulya, bởi vì Ngài được so sánh như người đánh xe ngựa. Trước hết đã huấn luyện con ngựa kéo xe, rồi người đánh xe dạy con ngựa chưa thuần chạy cho thẳng, và rồi chuyển động theo ý muốn của người đánh xe. Tuy nhiên, nếu không thể đặt con ngựa vào dây cương, ông ta để nó một mình một thời gian. Đức Phật dạy dỗ chúng sanh cũng tương tự. Trước hết Ngài đặt lên con đường những người cần ở trên con đường, cũng như khiến những người lười biếng và không cương quyết thực hành. Tiếp theo, Ngài sửa chữa những người đang tiến trên con đường sai, và đặt những người không thể kiểm soát dưới sự kiểm soát. Cuối cùng, đức Phật để một mình những người tuyệt đối không cần sự giúp đỡ. Theo cách này Thiện Thệ là “người lái xe vô địch” trong việc huấn luyện trời và người, những kẻ theo Ngài.

Hai phương diện của Pháp là “cái được chỉ bởi người khác” và “cái được chứng ngộ bởi chính mình”. Cái trước, “pháp được khéo thấy”, được đức Phật chỉ ra. Thế nên người ta có được trí huệ bằng cách nghe, nghiên cứu, tham thiền và thiền định về Pháp đã được đức Phật dạy. Cái sau, “pháp được khéo nhận”, thì được đạt đến bởi sự chứng ngộ của riêng mình. Người thực hành chuyên cần cuối cùng sẽ đạt được Niết bàn, kết quả “khéo được nhận”.

Con đường Pháp thì tự nhiên thanh tịnh như tịnh quang vốn nội tại. Nếu người ta theo con đường này, họ sẽ thấy chân lý một cách đúng đắn. Con đường này thoát khỏi bệnh hoạn, bởi vì những ô nhiễm và gốc rễ của chúng đã bị thải bỏ. Xa lìa khỏi những cái ấy, người ta sẽ đạt đến một trạng thái không tạm thời.

Pháp được chia thành hai phạm trù : dạy (những Sự Thật về Khổ và về sự Phát Sanh của Khổ) và hiểu (những Sự Thật về Dứt Diệt và về Con Đường). Sự thật về Dứt Diệt được các bậc thánh chứng ngộ một cách cá nhân khi nó khởi lên trong các Ngài, bởi thế không có định nghĩa cho Sự Thật này.

Những vị của Tăng Già có bốn phẩm tính đặc biệt : các vị giữ một giới luật đặc biệt ; khéo tu tập tâm để tâm an định và không xáo động ; có trí huệ lớn lao cho phép các vị thấy chân lý ; các vị có những phẩm tính, những mục tiêu, quan niệm, triết học… đặc biệt như nhau. Bốn phẩm tính này là tự nhiên cho Tăng Già. Từ cái nhìn này người ta cần tôn kính chư tăng như họ đáng nhận của cho. Hơn nữa, bởi vì các vị sở hữu các thiền và là ruộng không thể sánh cho người ta thu hoạch công đức, các vị xứng đáng được đi nhiễu quanh và lạy với hai tay chắp.

Những phẩm tính của bố thí sanh khởi trong những cách sau : cho mà không có tham tiếc, bản thân hành động bố thí, nỗ lực người ta làm khi bố thí, bản thân món đồ cho, và niềm vui người ta có khi thực hành sự cho.

Những phẩm tính của giới là nó không bị hư hại, không trộn lẫn, không lỗi lầm và không nhiễm ô. Người minh mẫn xem nó là đáng ca ngợi, bởi vì, do giữ giới luật một cách đúng đắn, sự thấu hiểu của trí huệ người ta được tăng trưởng và sự nhập các thiền được phát sanh dễ dàng.

Chư thiên của cõi trời dục giới (kama-dhatu) và sắc giới (rupa-dhatu) có nhiều vui thú và nhiều sở hữu đẹp đẽ. Do giữ giới và đạt được các thiền trong những đời trước, họ có một sự tái sanh cao như vậy. Bởi thế, nếu người ta so sánh giới và thiền định của mình với chư thiên, bấy giờ người ta sẽ nhớ những phẩm tính của họ để tăng cường hoạt động tâm linh của mình.

b. Lời khuyên sống vững chắc trong mười giới

Hãy luôn luôn thực hành con đường của mười thiện hạnh (được thực hiện) qua thân, ngữ và tâm ; tránh rượu, và cũng thích thú với một cuộc sống lành mạnh. 5

Cần thiết thực hành thường trực mười giới. Đây là sự thực hành con đường chân chánh dẫn đến kết quả chánh. Bởi thế người ta phải tránh mười bất thiện hạnh này : ba của thân – giết, trộm, tà dâm ; bốn của ngữ – nói dối, vu khống, lời nói man trá, lời nói vô tích sự ; ba của tâm – tham muốn, ác tâm và những quan niệm sai lầm.

Biết rằng sung túc thì không bền và không có tự tánh, đáng trao tặng cho những vị tăng, bà la môn, người nghèo và bạn bè những món đồ tặng ; thế nên đối với đời tới không có một người bà con nào tuyệt hảo cho bằng bố thí. 6

Người ta cần bố thí cho những nhà sư và những bà la môn vì những phẩm tính tốt lành của họ ; cho cha mẹ, thầy dạy và bạn đạo vì lòng tốt của họ ; và cho những người đói và bệnh vì nhu cầu của họ. Như có nói trong Abhidharmakosùa,

Phước đức vô lượng (sẽ có được nếu người ta bố thí) cho những Bồ tát nhập thân, hay thậm chí cho những người không phải thánh như cha, mẹ, người bệnh và thầy dạy Pháp.

Hơn nữa, hãy luôn luôn ghi nhớ rằng sự sung túc thì không có tự tánh, bởi vì nó thường trực chuyển sang tay người khác và hướng đến hư hao và mất mát.

Ngài cần thực hành giới luật, nó không hư hại, không thể chê trách, không trộn lẫn và không nhiễm ô – vì giới được nói là nền tảng của mọi đức hạnh, như đất là chỗ nâng đỡ cho cả hai loài hữu tình và vô tình. 7

Như người ta thấy đất là nền tảng của mọi sự trong thế giới, người ta cần thấy giới luật là nền tảng của mọi phẩm tính thế gian và vượt khỏi thế gian cũng như những thiền và trí huệ. Như Kinh Silasamyukta nói,

Cũng như một cái bình tốt là một đồ chứa đựng ngọc quý, giới là nền tảng của sự tăng trưởng của các pháp.

Hơn nữa, giới là cơ sở nền tảng nhất cho sự đạt đến sau cùng sự tự do của Niết bàn.

Giới được phú bẩm với bốn phẩm tính đặc biệt. Thứ nhất, nó được gọi là không hư hại bởi vì những luật lệ của nó không bị phá và những lầm lỗi do sự vi phạm được tránh khỏi. Thứ hai, nó được gọi là không thể chê trách bởi vì sự bám luyến vào nguyên nhân (tức là những ô nhiễm) của sự phá vỡ những lời thệ nguyện được từ bỏ. Thứ ba, nó được gọi là không trộn lẫn bởi vì nó hoàn toàn thoát khỏi những tư tưởng không đức hạnh. Nó không trộn lẫn với cái bất tịnh bởi vì những cái cải tạo cho những ô nhiễm thường xuyên được thực hành. Thứ tư, nó được gọi là không nhiễm ô bởi vì cái được mong ước là sự đạt đến giác ngộ tối thượng hơn là sự sung túc thế gian hay Niết bàn không hoạt động (của hàng Thanh Văn).

c. Lời khuyên thực hành sáu sự hoàn thiện (ba la mật) của Đại thừa

Hãy tăng trưởng những hoàn thiện vô lượng bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tập trung, và trí huệ, và như vậy trở thành Chúa Tể của những Bậc Chiến Thắng đã đạt đến bờ bên kia của đại dương sanh tử. 8

Mọi con đường của truyền thống Đại thừa được bao gồm trong sáu hoàn thiện (ba la mật). Sáu cái này được chia thành hai nhóm : sự tích tập công đức (bố thí, giữ giới và nhẫn nhục) và sự tích tập trí huệ (tập trung và trí huệ). Tinh tấn nằm trong cả hai nhóm vì nó cần trong mọi lãnh vực của những hoạt động và những phẩm tính. Những Bồ tát, những chúng sanh vĩ đại, dù trong Sanh tử hay Niết bàn, tất cả đòi hỏi cho vị ấy được đáp ứng bởi hai tích tập này.

Khi ở trong sanh tử, Bồ tát có đức tính sáu hoàn thiện, tránh khỏi những lỗi lầm của cuộc sống thế gian mà giúp đỡ cho những chúng sanh khác. Ở lại trong sanh tử, Bồ tát nhờ những hoàn thiện bố thí, giữ giới, nhẫn nhục và tinh tấn sống trong hạnh phúc. Đạt đến Báo thân (Sambhogakaya) và Hóa thân (Nirmanakaya), vị ấy đáp ứng những nhu cầu cho chúng sanh. Đạt đến giác ngộ, Bồ tát sống trong hạnh phúc nhờ những hoàn thiện tập trung và trí huệ. Hơn nữa, đã đạt đến giải thoát Bồ tát sẽ có Thân của cái Tối Hậu (Dharma-kaya, Pháp thân) nhờ tập trung siêu việt và trí huệ siêu việt (siêu việt : ba la mật).

2. Lời khuyên chủ yếu cho cư sĩ

a. Kính trọng cha mẹ mình

Dòng giống của người thờ phụng cha và mẹ thì cùng với dòng giống của Phạm thiên và của những thầy giáo ; nhờ tôn kính họ mà người ta sẽ có tiếng tăm và về sau sẽ đạt đến những cõi cao hơn. 9

Người ta cần kính trọng cha mẹ mình, bởi vì họ là những người tốt lòng nhất với mình ở trong đời này. Những ai kính trọng cha mẹ mình thì hiền hòa, lạc phúc và sẽ có được nhiều phẩm tính tốt trong đời này và đời sau. Đức Phật tuyên bố rằng người giúp đỡ cha mẹ mình thì được gọi là thuộc dòng giống của Phạm thiên. Như có nói trong Kinh Samadhiraja,

Hãy luôn luôn tôn kính các thầy dạy, cha mẹ cũng như tất cả chúng sanh, chớ rơi vào sự thống trị của kiêu căng (để cho) ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật có thể đạt được.

b. Tuân thủ sự tiết chế vào những ngày đặc biệt

Hãy từ bỏ giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, rượu, ăn không đúng thời, thích thú ghế giường cao, và mọi loại ca hát, khiêu vũ và hoa. 10

Thường thì rất khó cho cư sĩ thực hành tám giới điều này trong mọi lúc. Tuy nhiên, quan trọng là chúng được thực hành khi có dịp, nhất là trong những ngày lễ tôn giáo, như ngày Phật thành đạo v.v… Ý nghĩa của sự thực hành tám giới điều được chỉ ra trong những câu kệ sau.

Nếu ngài có tám đặc tánh này giống như đạo đức của một A la hán, bấy giờ, được nuôi dưỡng bởi những lời nguyện, ngài sẽ ban cho những người đàn ông và đàn bà hình sắc đáng ưa của chư thiên cõi dục. 11

c. Xóa bỏ những lỗi lầm của tâm

Hãy nhìn những cái này như những kẻ thù : keo kiệt, xảo quyệt, lừa dối, tham luyến tư hữu, lười biếng, kiêu mạn, tham luyến tình dục, thù ghét, và kiêu căng về giai cấp, hình sắc, học vấn, tuổi trẻ và quyền lực lớn lao. 12

Người ta cần nhìn mười ba lỗi lầm này như những kẻ thù :

(i) hà tiện và keo kiệt ;
(ii) che dấu những lỗi lầm của mình ;
(iii) bày tỏ những phẩm tính của mình bằng những phương pháp giả dối ;
(iv) tham thân thể và sức khỏe của chính mình ;
(v) lười biếng (nghĩa là không quan tâm đến việc thực hiện những hành động đức hạnh) ;
(vi) kiêu mạn (nghĩa là tự cho là có những phẩm tính mà mình không có) ;
(vii) tham dâm ;
(viii) giận ghét với những kẻ thù của mình ;
(ix) kiêu căng về dòng giống ;
(x) kiêu căng về hình thể (nghĩa là cảm thấy thân mình tốt đẹp hơn của người khác) ;
(xi) kiêu căng về học vấn ;
(xii) kiêu căng về “lúc sung mãn” của cuộc đời ; và
(xiii) kiêu căng về quyền lực.

d. Thực hành chánh niệm

Bậc Thánh nói rằng chánh niệm là nguồn gốc của sự bất tử và không chánh niệm là nguồn gốc của chết (sanh tử) ; bởi thế để tăng cường đức hạnh của ngài, hãy tận tụy ở trong chánh niệm. Người trước kia không chánh niệm, nhưng về sau trở nên chánh niệm – như Nanda, Angulimala, Ajatasatru và Udayana – cũng sẽ chói sáng như mặt trăng thoát khỏi đám mây.
13-14

Thậm chí nếu người ta đã làm những ác hạnh trong quá khứ, cũng không gì ngăn được người đó chánh niệm và tỉnh giác vào lúc này. Thí dụ, Nanda có nhiều tham dục, Angulimala có nhiều hận thù, Ajatasatru đã giết cha, và Udayana đã giết mẹ, trước hết đều là những người tội lỗi dưới sự xúi dục của những nhiễm ô của họ. Tuy nhiên, về sau họ đi vào con đường chân chánh và trở thành những người xứng đáng. Đã mắc phải nhiều tội lỗi trong quá khứ, người ta cảm thấy bây giờ họ không xứng đáng hay đủ sức thực hành Pháp. Tuy nhiên, qua những thí dụ Nanda, Angulimala, Ajatasatru và Udayana, điều ấy tỏ ra không đúng.

e. Thực hành nhẫn nhục

Bởi vì không có sự hối lỗi nào hơn nhẫn nhục, ngài phải không để cho tức giận có dịp sanh khởi. Đức Phật nói rằng bằng cách bỏ đi giận dữ, người ta sẽ đạt đến cấp độ bất thối chuyển.
15

Đốt thân thể, lặn vào nước, ăn thực phẩm nghèo đói như rễ cây…, và mặc áo quần nghèo khổ rách rưới không phải là hành động đích thực của hối lỗi. Có nói rằng những hành động như vậy thậm chí không bảo đảm một tái sanh cao hơn trong sanh tử. Hơn thế nữa, hành động lớn nhất của hối lỗi là nhẫn nhục. Bởi thế quan trọng là thực hành nhẫn nhục, đặc biệt khi những biến cố khó chịu – như sự tấn công của người nào, v.v… – xảy ra cho mình. Theo cách này người ta sẽ có được hạnh phúc, như chỉ ra ở câu sau.

“Tôi bị những người này lợi dụng, bị họ trói, bị họ đánh bại, họ đã giật tài sản của tôi” ; chứa chấp sự thù địch như vậy sanh ra những tranh chấp, nhưng người bỏ đi sự chứa chấp thù địch ngủ một cách hạnh phúc. 16

Như Santideva nói trong Bodhicaryavatara,

Người nào siêng năng hủy diệt giận dữ sẽ có được hạnh phúc trong đời này và những đời khác.

f. Thực hành chánh hạnh trong thân, ngữ và tâm

Hãy biết rằng tâm giống như một hình vẽ trên mặt nước, trên đất hoặc trên đá ; cái đầu tiên trong ba cái là tốt nhất cho những ai có nhiễm ô, và cái cuối cùng cho những ai mong muốn đạo. 17

Tâm có thể được xếp thành ba phạm trù, tùy theo thời gian kéo dài của những tư tưởng, nghĩ nhớ v.v… Nghĩa là, một biến cố tâm thức có thể kéo dài rất ngắn, có sự kéo dài tương đối dài, hay có sự kéo dài thật lâu. Ba cái này có thể dùng thí dụ viết trên nước, hình vẽ sẽ biến mất ngay khi nước vừa động, viết trên đất sẽ biến mất sau một cơn mưa, và viết trên đá thì kéo dài một thời gian rất lâu. Bởi thế có nói rằng người ta cần luôn luôn đối xử với nhiễm ô khởi lên trong tâm như chữ viết trên nước. Hơn nữa người ta cần liên tục huấn luyện tâm cho quen với sự chiếm chỗ của những thiện hạnh như chữ viết trên mặt đá.

Bậc Chiến Thắng tuyên bố rằng dịu dàng, chân thật và sai lầm là ba loại lời nói của con người – những lời nói như vậy giống như mật, hoa và đồ bẩn. Hãy từ bỏ cái chót trong ba cái. 18

Vì lời nói dịu dàng làm những người khác hạnh phúc, nó làm vui lòng như mật ong. Một lời nói chân thật đáng tán dương, nó đẹp đẽ như một đóa hoa. Một lời nói sai lầm thì xấu xa, độc ác đáng ghê tởm như phân. Người ta nên giữ gìn lời nói dịu dàng và chân thật, nhưng từ bỏ lời nói sai lầm.

Có bốn loại người được xem là đi từ : ánh sáng đến ánh sáng cùng cực ; bóng tối đến bóng tối cùng cực ; ánh sáng đến bóng tối cùng cực và bóng tối đến ánh sáng cùng cực ; hãy là loại người đầu tiên. 19

(i) Người được xếp vào loại đi từ ánh sáng đến ánh sáng cùng cực : Đã thực hiện những thiện nghiệp trong quá khứ, người này bây giờ có được một tái sanh thuận lợi. Hơn nữa, trong đời này người ấy tiếp tục thực hiện những hoạt động đức hạnh và vững chắc ở trong con đường Pháp. Như một kết quả của việc này, người ấy không chỉ sẽ có một tái sanh cao hơn mà sau cùng còn có được giải thoát. Cuối cùng, người này sẽ hoàn thành sự chứng đắc tối hậu Phật quả.

(ii) Người được xếp vào loại đi từ bóng tối đến bóng tối cùng cực : Đã sanh ra trong một trạng thái thống khổ, người bất hạnh này tiếp tục thực hành các ác hạnh. Điều này sẽ dẫn những tái sanh thấp hơn và còn ít điều kiện thuận lợi hơn nữa.

(iii) Người được xếp loại đi từ ánh sáng đến bóng tối cùng cực : Đã thực hiện những thiện nghiệp trong quá khứ, người này bây giờ có một tái sanh thuận lợi may mắn. Tuy nhiên, trong đời này người ấy thực hiện những ác hạnh sẽ dẫn đến tái sanh trong những cõi thấp.

(iv) Người được xếp loại đi từ bóng tối đến ánh sáng cùng cực : Người này, sinh trong những hoàn cảnh kém thuận lợi với ít cơ hội thực hành Pháp, cố gắng giữ giới và làm những thiện hạnh trong đời này. Như một kết quả của việc này, nó sẽ có được tái sanh trong một cõi cao hơn.

g. Biết những phẩm tính của những người cộng sự với mình

Những con người cần được hiểu giống như những trái xoài : chưa chín nhưng có vẻ chín, chín nhưng có vẻ chưa chín, chưa chín và có vẻ chưa chín, và chín và cũng có vẻ chín. 20

Hãy luôn luôn khảo sát bản chất của người khác trước khi làm bạn với họ. Thí dụ như trái xoài, những con người có bốn loại :

(i) những ý định của con người thì không tốt, nhưng những hành động của họ thì tốt.

(ii) những ý định của họ thì tốt, nhưng những hành động của họ thì không tốt.

(iii) những ý định lẫn những hành động của họ đều không tốt.

(iv) những ý định và những hành động của họ đều tốt.

Người ta cần giống như loại người thứ tư và nên có những người bạn với cùng những phẩm tính như vậy.

h. Từ bỏ sự tham muốn vợ của những người khác

(1) Kiểm soát những giác quan

(a) Tri giác những đối tượng là bất tịnh hơn là tịnh

Chớ nhìn ngó vợ người khác ; tuy nhiên khi thấy họ, hãy nghĩ theo tuổi của họ : như mẹ mình, em mình, hay chị mình. Nếu tham dục vẫn còn, bấy giờ hãy thiền định về bất tịnh. 21

Để kiểm soát những nhiễm ô của mình, cần phải canh chừng chính mình. Chẳng hạn, người ta không nên nhìn ngó vợ người khác một cách thèm muốn. Tuy nhiên, nếu việc thấy một người đàn bà như vậy gây ra ham muốn trong mình, bấy giờ bằng cách nhớ những lầm lỗi của những tham muốn của cuộc đời này (cũng như những hậu quả của chúng trong đời tới), người ta có thể chiến thắng sự nhiễm ô của dục vọng. Nếu điều này không hàng phục nổi dục vọng, bấy giờ người ta nên nhìn người đàn bà theo tuổi tác của họ như là mẹ mình, em mình hay chị mình. Nếu người ta vẫn chưa kiểm soát được dục vọng, bấy giờ người ta phải xem người đàn bà như xấu xa theo nghĩa chỉ là đống thịt, xương, máu, mỡ… và người ấy là vô thường. Hơn nữa, người ta cần xem thấy người ấy sẽ trở nên xấu xí, già nua, và cuối cùng sẽ chết. Đã chết, người ấy thành một bộ xương, lúc đó người ta không chỉ không muốn nhìn người ấy mà thấy người ấy còn gây ra sợ hãi. Suy nghĩ như vậy, người ta sẽ hàng phục nhiễm ô của tham muốn.

(b) Bảo vệ tâm

Hãy bảo vệ tâm bất định như (ngài bảo vệ) sự học vấn, một đứa con trai, một kho tàng, hay mạng sống ; hãy rút tâm ra khỏi những khoái lạc như (ngài rút lui) khỏi một con rắn độc, thuốc độc, một vũ khí, một kẻ thù hay lửa. 22

Quan trọng nhất là bảo vệ, giữ gìn tâm mình. Đã xem tâm mình như sự giàu có duy nhất, như đứa con trai thân yêu, như một kho châu báu vĩ đại, hay thậm chí như mạng sống của mình, người ta cần bảo vệ tâm để nó không vướng mắc trong những dơ nhiễm của hành động, lời nói và tư tưởng.

Đấng của những bậc Chiến Thắng đã tuyên bố rằng những tham muốn thì giống như những trái Kimbu, vì chúng là nguyên nhân của thống khổ ; bởi vì những xích sắt này cột trói những người còn mê muội trong ngục tù của sanh tử, hãy từ bỏ chúng. 23

Đã kinh nghiệm một sự vui khoái hay cái ban đầu có vẻ vui khoái, người ta học ra rằng cái ấy chỉ tạo ra phiền muộn không tránh khỏi. Đức Phật nói, “Trái Kimbu giống như sự vui khoái thế gian. Da của trái Kimbu thì rất đẹp và xem có vẻ ngon lành, nhưng bên trong thì độc và đưa đến tai họa. Bởi thế, người ta cần vất bỏ sự vui khoái thế gian”. Nếu người ta tiếp tục bám níu vào những vui khoái, người ta sẽ bị cột chặt bởi những xích sắt của sanh tử và sẽ không bao giờ ra khỏi. Như Santideva nói trong Bodhicaryavatara,

Tham muốn sẽ sanh ra những hậu quả xấu trong đời này và cũng trong đời tới : trong đời này người ta sẽ bị giết, trói và cắt, và trong đời tới người ta sẽ đi đến địa ngục v.v…

Giữa người chinh phục sự tham muốn vào những đối tượng thoáng chốc và bất định của sáu giác quan và người chinh phục quân thù nơi chiến trường, người trí biết người thứ nhất là một anh hùng vĩ đại hơn nhiều. 24

Người ta phải không để cho những giác quan của nó bị vướng mắc vào những nhiễm ô. Nếu người ta chiến đấu với những nhiễm ô của mình bằng cách gỡ những giác quan khỏi chúng, bấy giờ trận chiến sẽ thắng lợi. Nếu người ta có thể hành động theo một cách như vậy, y là can đảm hơn và anh hùng hơn người chiến thắng trên chiến trường. Thậm chí những con vật cũng có thể chiến thắng trong chiến đấu, nhưng ít người có thể chinh phục những giác quan.

(c) Xét xem những lỗi lầm của đối tượng tham luyến và chủ thể tham luyến

Hãy nhìn thân thể của một cô gái trẻ nếu không có đồ trang sức (và áo quần) thì giống như một bình chứa hoàn toàn bất tịnh phủ bằng da, khó thích thú, bốc mùi hôi, và với những thứ dơ bẩn thoát ra từ chín cửa. 25

Phương thuốc cho tham muốn phụ nữ cần được xem theo cách sau đây. Thứ nhất, người ta cần tưởng tượng một người đàn bà với áo quần và đồ trang sức đẹp đẽ, nhưng nghĩ rằng bên trong người ấy bất tịnh. Thứ hai, lấy đi những đồ trang sức, người ta khám phá rằng cô ấy bất tịnh bên ngoài cũng như bên trong. Nói cách khác, cô ấy chỉ là một đống xương, thịt, máu, mỡ… Một người đàn bà giống như một cái bình đẹp chứa đầy những thứ dơ bẩn.

Hãy biết rằng cũng như một người bệnh cùi đầy chí rận hoàn toàn nương dựa vào lửa để có được hạnh phúc, tương tự sự bám níu vào những tham muốn sẽ không đem lại an vui. 26

Người ta càng hưởng thụ những vui khoái thế gian, người ta càng thèm muốn chúng. Như người khát uống nước muối cũng chỉ làm tăng thêm khát. Theo cách ấy, những lạc thú thế gian không bao giờ làm thỏa mãn. Như có nói trong ’khor-lo-sgyur-ba’i-gtam-zhes-pa’i-mdo,

Những chúng sanh nương dựa vào đam mê sẽ làm tăng thêm những tham muốn của họ ; nếu người nào bám chặt vào đối tượng của tham muốn thì sự tham muốn của nó sẽ không bao giờ được thỏa mãn.

Người ta cần cố gắng giải thoát tâm mình khỏi những tham muốn những lạc thú thế gian bằng cách trước hết nghĩ đến những hậu quả xấu chúng sẽ đem tới. Đã xem xét tham muốn theo cách này, bấy giờ hãy cố gắng chấm dứt tức thời tham muốn đó. Những vui khoái thế gian chỉ đưa đến khổ đau hơn, như người bệnh cùi đặt cánh tay mình trong lửa (cho đỡ cơn ngứa).

(2) Nhổ bật những nguyên nhân của bám luyến

(a) Thiền định để nhổ gốc những nguyên nhân của bám luyến

Hãy khéo léo trong việc tri giác đúng những sự vật với cái hiểu về Chân Lý Tối Hậu, bởi vì không có thực hành nào khác có phẩm tính tương đương. 27

Người ta cần tìm ra chân lý của tất cả các pháp (nghĩa là năm uẩn và những sự vật bên ngoài). Nếu người ta khảo sát cẩn thận tất cả các pháp, bấy giờ nó sẽ thấy rằng không có dù chỉ một nguyên tử nào thực sự hiện hữu. Nếu người ta thấy các pháp với cái hiểu về Chân Lý Tối Hậu và thiền định về tánh không (Sunyata), bấy giờ không có giáo lý nào tốt hơn để tịnh hóa nghiệp và hủy diệt những ô nhiễm. Không nghi ngờ gì, Pháp tốt nhất là thấu hiểu tánh không. Như có nói trong Mula-madhyamaka-karika,

Nghiệp và ô nhiễm (sanh khởi) từ những tạo tác ý niệm, những cái này (sanh khởi) từ những sáng tạo của tâm thức, và những sáng tạo của tâm thức bị diệt mất bởi tánh không.

Dù mọi sự trong sanh tử rốt ráo không hiện hữu, tuy nhiên sự vật như chúng xuất hiện và được kinh nghiệm (nghĩa là mọi sự vật sanh khởi từ nhân và duyên) thì không bị phủ nhận. Khi được thấy như là Duyên Sanh, mọi sự nương dựa vào những sự vật khác để hiện hữu (nghĩa là mọi sự đều không có tự tánh). Tinh túy giáo lý của đức Phật là “mười hai mắt xích của duyên sanh”. Lý do của sự kiện này là : (i) Sự vật không sanh từ chính chúng (nghĩa là nhân và quả không đồng nhất) ; (ii) Sự vật không sanh từ những cái khác (nghĩa là nhân và quả không khác nhau) ; (iii) Sự vật không sanh từ cả chính chúng và từ những cái khác (nghĩa là nhân và quả không vừa đồng nhất vừa khác biệt) ; và (iv) Sự vật không phải không sanh từ cả chính chúng và từ những cái khác (nghĩa là nhân và quả không đồng nhất cũng không khác biệt – nghĩa là, sanh khởi không có nhân).

Theo Trung Đạo, những chủ thuyết này được chứng tỏ là sai lầm vì không có chân lý được tìm thấy trong chúng. Thật ra, Trung Đạo không có chủ thuyết nào về Chân Lý Tối Hậu cho riêng phần nó để chứng minh, mà chỉ khảo sát những chủ thuyết khác.

Chân Lý Tối Hậu không thể giải thích qua lý luận, lý tính, ngôn ngữ, thí dụ v.v… Không ai có thể nói khác Chân Lý Tối Hậu là gì. Nó chỉ có thể được thấy nhờ sự chứng ngộ của riêng cá nhân và được đặt tên là “trí huệ tự thấy”.

(b) Ca ngợi trí huệ và đạo đức

Người có giai cấp cao, hình sắc đẹp đẽ và có học không được tôn trọng nếu nó không có trí huệ và đạo đức ; tuy nhiên người có hai phẩm tính này, dù không có những phẩm tính kia, thì được tôn sùng. 28

Sakya Pandita Kunga Gyaltsen Pal Zangpo nói trong legs. bshad. rin. po. chei’i. gter,

Dù người ta có giai cấp cao, dòng dõi, gia đình, hình sắc tốt đẹp và tuổi trẻ, nếu người ta không có hiểu biết, nó không văn minh.

Người ta không được cho là một người cao cấp, cũng không được xem là đáng tôn kính, nếu nó được sinh ra trong một gia đình danh giá hay có một bề ngoài tốt đẹp, nhiều giàu có, nhiều học thức, nhiều đức tính, danh tiếng v.v… Tuy nhiên, những người thấu hiểu tánh không, dù họ không có phẩm tánh trên nhưng xứng đáng để tôn sùng. Như có nói trong Jataka,

Nếu người ta không thực hành bố thí, trì giới… dù cho người ta có dòng dõi cao, hình sắc tốt, tuổi trẻ, rất khỏe mạnh và giàu có, họ vẫn không bao giờ đạt được hạnh phúc trong đời tới. Dù cho người ta có dòng dõi thấp v.v… nếu người ta không bám vào tội lỗi và có khá những phẩm tính bố thí, trì giới… bấy giờ cũng như những dòng sông chảy đầy biển cả vào mùa gió mùa, chắc chắn họ sẽ tăng trưởng hạnh phúc trong đời kế tiếp.

Trí huệ và đạo đức đã được Acarya Nagarjuna ca ngợi cho những người muốn thấu hiểu Chân Lý Tối Hậu. Người ta không thể thánh thiện nếu không có trí huệ và đạo đức. Bởi vì trí huệ phát hiện cái phải được chấp nhận và cái phải được từ bỏ, nó là thiết yếu để đạt thánh quả.

(c) Thản nhiên với “tám pháp thế gian”

Hỡi người hiểu biết thế giới, tám pháp thế gian – được, mất, sung sướng, bất hạnh, lời ngọt ngào, lời thô nặng, khen, chê – cần được xem đều không xứng đáng ở trong tâm ngài như nhau. 29

Về “tám pháp thế gian”, bốn cái được người đời mong muốn là :

(i) được ;
(ii) sung sướng hay hạnh phúc ;
(iii) lời nói ngọt ngào hay làm vui thích (chẳng hạn tiếng tăm…)
(iv) khen.

Nếu người ta nhận được cái nào trong bốn cái, nó trở nên hạnh phúc. Người ta luôn luôn phấn đấu và tìm kiếm những thứ ấy, và nếu có được, nó rất vui thích. Tuy nhiên, trong “tám pháp thế gian”, bốn cái không được mong muốn là :

(i) mất mát ;
(ii) bất hạnh hay đau đớn (khổ đau cả tâm và thân ;
(iii) lời nói thô nặng hay khó chịu (phỉ báng, tai tiếng, khinh miệt…) ;
(iv) chê bai hay chỉ trích.

Bốn cái này luôn luôn làm lo sợ và thành bất hạnh lớn lao khi chúng được kinh nghiệm. Tuy nhiên đây không phải là một thái độ thích hợp cho người muốn thực hành tôn giáo. Như Santideva nói trong Bodhicaryavatara,

Dù người ta có được nhiều thành quả, danh tiếng và ngợi khen, không chắc khi nào sự tích tập danh tiếng và giàu có sẽ mất.

Người ta cần không hy vọng vào bốn điều kiện đầu, cũng không sợ hãi bốn cái sau. Tìm thấy sự không khác biệt giữa chúng – không phấn đấu cho bốn điều thích thú cũng không trốn tránh bốn điều khó chịu – người thực hành tôn giáo cần nhìn “tám pháp thế gian” là bình đẳng.

Chớ phạm những tội lỗi vì những bà la môn, những nhà sư, chư thiên, những người khách, cha mẹ, con cái, hoàng hậu, hay những người hầu, bởi vì không có người nào khác chia xẻ kết quả địa ngục. 30

Người ta cần tránh kết tập những tội lỗi vì những mục tiêu của chính mình hay vì những người khác, dù họ là thầy dạy, nhà sư, các thầy, cha mẹ, hoàng hậu v.v… Dù nếu người ta phạm vào một tội lỗi để vì người khác, kết quả của hành động này vẫn là do mình sinh ra chớ không do người khác. Người ta phải tự mình mang lấy trọn vẹn kết quả của bất kỳ tội lỗi nào, cũng như người ta phải mang sự khổ đau của bệnh tật một mình. Như có nói trong Kinh,

(Kết quả của) những hành vi sẽ không chín trên mặt đất, nước hay đá, mà chỉ trên các uẩn của mình.

Có thể có người hỏi, “Nếu những tội lỗi sanh ra những kết quả tai họa, tại sao chúng không được sanh ra ngay ?” Trả lời, “Có ba loại kết quả chín từ những ác hạnh. Thứ nhất, có một số hành vi mà kết quả của chúng sẽ xuất hiện ngay trong đời này. Chẳng hạn, nếu người ta phạm một hành vi tội lỗi sớm trong đời này, kết quả có thể xuất hiện vào cuối đời họ. Thứ hai, có một số hành vi được thực hiện trong đời này và những kết quả của chúng sẽ xuất hiện trong đời kế tiếp. Cuối cùng, có một số hành vi thực hiện trong đời này và những kết quả của chúng sẽ chỉ xuất hiện sau vài đời.”

Dù một số hành vi tội lỗi được thực hiện sẽ không làm ngài bị thương tức khắc như một vũ khí, kết quả từ những hành động tội lỗi ấy sẽ trở nên biểu lộ khi thời gian cái chết ập đến. 31

Dù người ta không kinh nghiệm quả báo tức thời của những hành vi tội lỗi đã phạm, nhưng khi bị Thần Chết nắm lấy lúc qua đời, người ta sẽ kinh nghiệm những kết quả thảm khốc của chúng, như sự khổ đau mãnh liệt của những địa ngục. Vào lúc đó, chắc chắn người ta sẽ biết những kết quả của những tội lỗi của mình. Có một số người nghĩ rằng vì những kết quả của hành động tội lỗi không tri giác được, họ sẽ không kinh nghiệm chúng. Tuy nhiên, không phải thế đâu !
(d) Có được sự giàu có của những bậc Thánh

Bậc Đại Trí nói rằng đức tin, giới luật, bố thí, học hỏi, tự hổ thẹn, hổ thẹn với người khác và trí là bảy tài sản không tỳ vết (bảy thánh tài) ; hãy nhận biết những tài sản thông thường là không nghĩa lý. 32

Bảy Tài Sản Cao Cả là :

(i) tin vào Tam Bảo, định luật nghiệp và những chân lý hiện tượng (quy ước) và tối hậu ;
(ii) gắn bó với giới luật ;
(iii) bố thí, tặng cho ;
(iv) học hỏi Pháp ;
(v) tránh những ác hạnh nhờ cảm thức ghét bỏ và xấu hổ ;
(vi) tránh những ác hạnh do lo sợ bị những người khác lên án ;
(vii) khả năng phân biệt giữa những hành vi thiện và bất thiện để quyết định hành động đúng.

Những thực hành này, thực hiện không có những mục tiêu và ý định ích kỷ, thì rất lợi lạc. Dầu người ta không giàu vàng bạc, nhưng nếu có bảy tài sản này, người ta có những cái tuyệt hảo nhất trong mọi kho tàng. Hơn nữa, bảy sự giàu có là điều kiện dẫn đến đạt đại an lạc của Niết bàn không còn khổ đau.

(e) Bỏ đi những hành vi hủy hoại sự giàu có của những bậc Thánh

Hãy từ bỏ sáu cái này đưa đến mất danh tiếng và sanh trong những trạng thái xấu : hoang phí, tham dự vào những lễ hội, lười biếng, chơi với bạn tội lỗi, rượu và đi trong ban đêm. 33

Sáu điều có thể hủy hoại “bảy tài sản cao cả” là :

(i) phung phí,
(ii) tham dự tiệc tùng, lễ hội,
(iii) lười biếng,
(iv) kết hợp với những bạn bè tội lỗi làm tăng thêm những ô nhiễm cho mình,
(v) uống rượu,
(vi) đi lang thang trong đêm không mục đích.

Sáu lỗi lầm này sẽ là một nguyên nhân cho sự mất mát danh tiếng… trong đời này, cũng như là một nguyên nhân cho sự tái sanh của mình vào những cõi thấp trong đời sau. Bởi thế người ta cần tránh sáu cái đó.

(f) Sống bằng lòng dẫn tới sự giàu có của những bậc Thánh

Bậc Đạo sư của trời và người nói rằng hài lòng là tuyệt hảo nhất trong mọi sự giàu có, thế nên hãy luôn luôn hài lòng ; nếu hài lòng với sự không giàu có, người ta thật sự giàu có. 34

Người ta cần hài lòng thỏa mãn với bất cứ cái gì mình có. Tham lam sẽ luôn luôn gây cho người ta cảm thấy không thỏa mãn và bất hạnh. Hơn nữa, lo âu sẽ sanh khởi từ tham muốn có thêm giàu có, bảo vệ nó v.v… Thậm chí một người dù nghèo, nếu bằng lòng với cái mình có, bấy giờ nó sở hữu sự giàu có lớn nhất và được hạnh phúc. Như có nói trong Bodhi-caryavatara,

Cần biết rằng giàu có thì đầy những hậu quả xấu qua những khổ đau của sự gom góp, giữ gìn và mất mát ; trở nên náo động bởi tham muốn giàu có, người ta sẽ không có cơ hội giải thoát khỏi khổ đau của hiện hữu sanh tử.

Hỡi đức vua hào hiệp, cũng như kẻ cao nhất trong loài Rồng chịu khổ theo số cái đầu nó có, cũng vậy người ta khổ đau theo số tài sản người ta giành được ; tuy nhiên, không như vậy đối với người ít tham muốn. 35

Người ta sẽ khổ tương đương với số tài sản dư dả của mình. Điều này được minh họa bằng thí dụ những vua loài Rồng chịu khổ theo số cái đầu họ có. Bởi thế người ta cần cảnh giác với những tham muốn của mình.

i. Biết những phẩm tính của một người vợ tương lai

Hãy tránh ba loại vợ này : người như kẻ đao phủ, hợp với kẻ thù một cách tự nhiên ; người như một nữ hoàng, không kính trọng chồng ; và người như một tên trộm, lấy trộm cả những vật nhỏ. Loại người vợ đáng tôn kính như một vị thần gia đình là người tốt lòng như một người chị, người thân thiết như một người bạn, người mong muốn sự lợi lạc của ngài như một người mẹ, hay người phục tùng ngài như một người hầu. 36-37

Vì bức thư này viết cho người thường, nên có lời khuyên này. Ba loại phụ nữ người ta không nên lấy làm vợ là :

(i) người tự nhiên liên kết với những kẻ thù, những người mong muốn sự thất bại, chết chóc của chồng.

(ii) người luôn luôn muốn cai quản và muốn được nghĩ là nhất đời, do đó xem thường chồng.

(iii) người lấy cắp thậm chí những vật nhỏ như một tên trộm.

3. Lời khuyên cho cả tu sĩ và cư sĩ cần thực hành Pháp để đạt được cõi thiên và giải thoát

a. Thực hành tổng quát về Pháp

(1) Cảnh tỉnh với số thực phẩm người ta dùng

Hiểu thực phẩm giống như thuốc uống, không dùng nó với sự ghét bỏ, tham luyến, không vì cường tráng, kiêu căng hay sắc đẹp, mà chỉ để duy trì thân xác. 38

Ghi nhớ trong tâm rằng thức ăn chỉ là thuốc thang cho bệnh đói, người ta nên luôn luôn ăn điều độ. Người ta không nên ăn với ý định có được sắc đẹp, cường tráng hay kiêu căng cũng không có tư tưởng tham lam hay ghét bỏ. Bởi thế người ta cần ăn vì mục tiêu duy trì thân xác để thực hành Pháp. Như Santideva nói trong Bodhicaryavatara,

Hãy chia phần thực phẩm với những người rơi vào các trạng thái xấu, những người không có sự bảo vệ và với những bạn hữu cùng tu ; hãy ăn điều độ và cho đi (mọi thứ) trừ ba cái y.

(2) Cố gắng không ngủ

Hỡi con người chính trực, sau khi trải qua suốt cả ngày và phần bắt đầu và phần cuối của đêm, hãy chỉ ngủ một cách tỉnh giác vào khoảng giữa, thế nên thậm chí thời gian ngủ sẽ không là vô ích. 39

Khiếp sợ sanh tử, người ta cần nỗ lực thường trực để giác ngộ. Không phí mất ngày cũng như đêm, người ta cần sử dụng tất cả thời gian của mình để thực hành con đường dẫn đến giải thoát. Hơn nữa, người ta phải ngủ khoảng giữa đêm với ý nghĩ không ngủ quá lâu và dùng giấc ngủ đó như một phần của con đường đến giải thoát.

Như có nói trong Bodhicaryavatara,

Hãy ngủ như bậc Bảo Vệ đã ngủ (vào lúc Ngài) Niết bàn, theo hướng nào mình muốn ; trước khi ngủ hãy in vào trí một cách có ý thức và cương quyết là mình sẽ dậy sớm.

(3) Thực hành những thiền định vô lượng

Luôn luôn thiền định đúng đắn về từ, bi, hỷ, xả ; dù (trạng thái) tối thượng không đạt được bằng cách này, thì vẫn sẽ đạt được hạnh phúc của thế giới Phạm thiên. 40

Thiền định vô lượng (bốn tâm vô lượng) gồm bốn phần sau đây.

(i) Từ : Mong muốn cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc và có được nguyên nhân của hạnh phúc.

(ii) Bi : Mong muốn cho tất cả chúng sanh lìa khỏi khổ và nguyên nhân của khổ.

(iii) Hỷ : Mong muốn cho tất cả chúng sanh cảm thấy vui vẻ, bởi vì họ có nguyên nhân của hạnh phúc.

(iv) Xả : Người ta nhìn vào tất cả chúng sanh với sự bình thản hoàn toàn. Nghĩa là, người ta bỏ sự bám luyến với người yêu thương và sự ghét hận những người thù địch và đối xử với tất cả bình đẳng.

Thiền định này được gọi là vô lượng bởi vì đối tượng của nó, những chúng sanh, thì vô lượng. Hơn nữa, nó được gọi là vô lượng bởi vì nhờ thiền định theo cách này, người ta nhận được công đức không thể tính đếm.

Qua thực hành người ta sẽ cuối cùng sẽ đạt đến giác ngộ. Dù nếu giác ngộ không nhanh chóng đạt được, người ta sẽ có được bốn địa vị của Phạm thiên. Nói cách khác, người ta sẽ tái sanh trong sắc giới thoát khỏi những khổ đau trong dục giới.

(4) Thực hành bốn tập trung

Đã từ bỏ những lạc thú, niềm vui và khổ của cõi dục nhờ bốn tập trung, những cấp độ may mắn của chư thiên – Brahma (Phạm thiên), Abhasvara (Quang Âm thiên) Subhakrtsna (Biến Tịnh thiên) và Brhatphala (Quảng Quả thiên) – sẽ đạt được. 41

Nhờ những chỉnh sửa của suy xét (tư) và tìm cầu của mình, người ta từ bỏ tham dục và bạo lực của cõi dục. Người đạt đến sự tập trung thứ nhất (dhyana, thiền) sanh từ định (samadhi) của nhất tâm có tìm cầu (tầm), hỷ và lạc. Ở giai đoạn này người ta từ bỏ suy xét (tư). Qua sự chỉnh sửa của tịnh hóa bên trong, người ta từ bỏ tìm cầu. Rồi người ta đạt đến sự tập trung thứ hai sanh từ định nhất tâm thì có hỷ và lạc. Qua những chỉnh sửa của thản nhiên (xả), tỉnh giác và chánh niệm, người ta bỏ hỷ. Sau khi đạt đến sự tập trung thứ ba sanh từ định nhất tâm, người ta có lạc. Qua những chỉnh sửa của chánh niệm và sự thản nhiên với những cảm nhận, người ta từ bỏ lạc và khổ. Đã đạt đến sự tập trung thứ tư sanh từ định nhất tâm, người ta có sự thản nhiên với những cảm nhận (xả).

(5) Từ chối hay chấp nhận tội lỗi hay đức hạnh nhờ thấy những hành vi này là nặng hay nhẹ

Từ nền tảng của năm yếu tố lớn này – kiên trì, ý định, không nghịch lại, phú bẩm những phẩm tính, và những việc hảo tâm – những hành vi đức hạnh và không đức hạnh sanh khởi (rất nhiều) ; bởi thế, hãy cố gắng làm những hành động đức hạnh. 42

Năm yếu tố làm sửa đổi là như sau :

(i) Người ta cần thực hiện những hành động đức hạnh vào mọi lúc.

(ii) Người ta cần có nhiều ý định làm những hành động đức hạnh và ít ý định làm những hành động không đức hạnh.

(iii) Không nghịch lại, người ta cần luôn luôn làm đức hạnh.

(iv) Người ta cần làm những thiện hạnh cho cái được phú bẩm những phẩm tính tuyệt hảo, như Tam Bảo v.v…

(v) Người ta cần làm nhiều hơn nữa cho những người hảo tâm của mình, như cha mẹ và những người tôn giáo… bởi vì công đức thì lớn hơn nhờ thực hiện những hành vi tốt cho họ. Tuy nhiên, nếu người ta làm hại cha mẹ và những người tôn giáo, bấy giờ họ tích tập tội lỗi lớn hơn. Những hành động được sửa đổi bởi cái nào trong năm điều này là nền tảng của sự tích tập đức hạnh và không đức hạnh ở tầm mức lớn lao.

Hãy hiểu rằng một lượng nhỏ muối làm thay đổi vị của một ít nước trong khi không thể làm thay đổi vị của sông Hằng ; tương tự, một hành vi tội lỗi nhỏ sẽ không làm hư hỏng nổi một cội gốc công đức lớn lao. 43

Người ta cần tránh những hành động không đức hạnh và làm những hành động đức hạnh lớn lao. Thí dụ, một số lượng muối ít ỏi trong một ít nước làm cho nước có vị mặn, nhưng số lượng muối ấy không thể thay đổi vị của một dòng sông lớn. Cùng cách ấy, những hành vi tội lỗi nhỏ không thể che đậy bởi một khối nhỏ công đức, trong khi những hành vi tội lỗi nhỏ ấy bị mờ đi bởi những hành động đức hạnh lớn lao.

(6) Trừ bỏ năm che chướng

Hãy ý thức rằng năm chướng ngại này là những tên trộm cướp đi sự giàu có của công đức : láo xược và hối tiếc, những tư tưởng làm hại, lãnh đạm và buồn ngủ, tham đắm và nghi ngờ. 44

Năm chướng ngại là :

(i) Bận rộn với những lạc thú thế gian, người ta hủy hoại những công đức bằng sự láo xược và hối tiếc những hành vi đức hạnh đã làm trong quá khứ.

(ii) Người ta muốn cho những kẻ thù bị bệnh tật.

(iii) Có sự nặng nề trong thân và tâm, người ta không lưu tâm đến việc làm thiện. Người ta cũng ngủ quá nhiều.

(iv) Người ta tham đắm những sự vật và đầy dục vọng.

(v) Người ta có sự nghi ngờ về Chân Lý.

Năm cái này là những che chướng với con đường. Vì thật là tai hại khi làm mất sự giàu có của công đức, người ta cần tránh những chướng ngại như các tên trộm này.

b. Thực hành Pháp thành tựu giải thoát

(1) Thiền định về năm thần lực

Hãy siêng năng thực hiện năm thực hành tuyệt hảo nhất – đức tin, tinh tấn, chánh niệm, định và trí huệ. Những cái này được gọi là sức mạnh, thần lực và cũng là đỉnh được đạt đến. 45

Năm thần lực (năm lực) dẫn đến tiến bộ tâm linh là :

(i) Người ta tin vào Chân Lý với niềm tin lớn lao.
(ii) Để thấu hiểu Chân Lý, người ta phải vận dụng nhiều cố gắng và hăng hái.
(iii) Người ta cần không quên điều nó đã kinh nghiệm về Chân Lý.
(iv) Người ta phải phát sanh tập trung nhất tâm vào kinh nghiệm đó.
(v) Người ta phải nhận rõ bằng trí huệ thực tại của Chân Lý mà người ta đã kinh nghiệm.

Bốn cấp độ khác nhau (tứ gia hạnh) mà người ta tiến bộ qua được gọi là :

(i) sức nóng (nỗn địa, TT. drod, Skt. usïma),
(ii) đỉnh (đỉnh địa, TT. rtse-mo, Skt. murdha),
(iii) nhẫn (nhẫn địa, TT. bzod. pa, Skt. ksïanti),
(iv) tuyệt hảo nhất (thế đệ nhất địa, TT. chos. mchog, Skt. agradharma).

(i) Bởi vì người ta có thể thấy phần nhiều chân lý khi thực hành ở cấp độ “sức nóng”, sự thực hành giống như những cảm nhận giác quan. Cấp độ này giống như sức nóng báo trước sự cháy tiêu những nhiễm ô. Chẳng hạn, khi cọ xát hai thanh cây với nhau, sức nóng phát sanh trước khi lửa bật cháy.

(ii) Gốc công đức của người ta tăng thêm nhờ sự hiểu biết này khi đang thực hành ở cấp độ được biết là “đỉnh”. Ở cấp độ này những nhiễm ô và lửa của hiểu biết là ngang nhau.

(iii) Người ta chiến thắng nhiều chướng ngại bằng cách dùng năm cái này như những thần lực khi thực hành ở cấp độ “nhẫn”. Ở cấp độ này lửa của hiểu biết trở nên mạnh hơn những nhiễm ô và cháy tiêu chúng.

(iv) Người ta đã đạt đến lý do đích thật của Con Đường cao cả khi thực hành ở cấp độ “tuyệt hảo nhất”. Ở cấp độ này những nhiễm ô bị thiêu hủy hoàn toàn. Đây là cái tuyệt hảo nhất trong những thành tựu thế gian.

Đã hoàn thành bốn cấp độ này, người ta đã trở nên một bậc Thánh và như vậy đạt đến Địa Thứ Nhất (trong Mười Địa).

(2) Từ bỏ tự phụ, nó là một chướng ngại cho việc đạt được năm thần lực

“Những hành động (nghiệp) như thế do chính tôi làm là nguyên nhân không vượt khỏi được bệnh, già, chết và chia ly với người thân”. Tự phụ sẽ không sanh khởi nhờ sự chỉnh sửa của tư tưởng này được lập đi lập lại. 46

Người ta cần tạo sự chỉnh sửa để hủy diệt những nhiễm ô, và như vậy, thoát khỏi chúng. Để làm điều này, khảo sát và thiền định là cần thiết. Chẳng hạn, người ta phải nghĩ rằng người ta không bao giờ thoát khỏi bệnh, già và chết và khổ đau. Cũng vậy, người ta cần nghĩ rằng hành động đức hạnh hay không đức hạnh nào đã được thực hiện sẽ tác động lên một mình nó và không được chia cho ai khác. Người ta cần nghĩ lập đi lập lại theo cách này, và như vậy tạo ra sự chỉnh sửa cho những nhiễm ô của nó.

(3) Thiền định theo một đường lối dẫn khởi cho chánh kiến

(a) Trước hết, tóm tắt

Hãy theo chánh kiến nếu mong muốn cõi cao và giải thoát, vì dù cho những người làm nhiều hành vi phước đức nhưng qua tà kiến cũng sẽ có những hậu quả kinh khủng. 47

Nếu người ta mong muốn một tái sanh cao hơn trong đời tới, hay muốn giải thoát rốt ráo, bấy giờ người ta phải thực hành cội gốc của tất cả những “pháp trắng” (đức hạnh). Nói cách khác, người ta phải tuân thủ luật nghiệp báo, nó là chánh kiến thuộc thế gian. Người ta cũng phải hiểu bản tánh của tất cả các pháp là tánh không, đây là “chánh kiến tối hậu”. Thế nên nếu người ta không chấp nhận luật Nghiệp báo và tánh Không, bấy giờ người ta sẽ có những hậu quả kinh khủng, dù có tích tập nhiều phước đức.

(b) Thứ hai, giải thích chi tiết

(1) Thiền định về bốn nền tảng của chánh niệm

Hãy biết rằng thực ra con người là không hạnh phúc, vô thường, không có tự ngã, và bất tịnh ; những ai bỏ rơi chánh niệm thì bị hủy hoại do thấy sai bốn điều này. 48

Nếu suy nghĩ cẩn thận, người ta sẽ thấy rằng con người là không bao giờ hạnh phúc và luôn luôn khổ đau. Họ sẽ quan sát bốn điều sau :

(i) Người ta là khổ.
(ii) Người ta là vô thường.
(iii) Người ta là vô ngã vì tất cả chúng sanh không có một tự ngã.
(iv) Người ta là bất tịnh (chỉ là một đống thịt, máu, xương,…)
Nếu suy nghĩ theo bốn cách sau, thì người ta chấp giữ bốn tà kiến (cái thấy sai lầm) :
(i) Người ta là hạnh phúc.
(ii) Người ta là thường còn.
(iii) Người ta có một cái ngã.
(iv) Người ta thì sạch sẽ.

Nếu cứ luôn luôn cố chấp bốn tà kiến này, người ta sẽ không bao giờ thoát khỏi khổ và những hậu quả xấu của sanh tử. Như Santideva nói trong Bodhicarya-vatara,

Thế nên chớ bao giờ cho phép chánh niệm lìa khỏi cửa của tâm. Nếu nó bỏ đi, hãy nhớ lại và nhiệt thành thiền định về những thống khổ của những trạng thái sanh tử.

(2) Thiền định đặc biệt về nền tảng của Chân Lý

Như có nói : “Sắc không là tự ngã, tự ngã không sở hữu sắc, tự ngã không ở trong sắc, và sắc không ở trong tự ngã”, theo cách này hãy hiểu rằng bốn uẩn còn lại cũng là trống không. 49

Trong một Kinh, có nói, “Sắc không phải là ‘Tôi’, v.v…” Điều này có nghĩa là :

(i) Sắc vật chất không phải là tự ngã (nghĩa là tôi, cái ta, linh hồn…). Nếu sắc chết, bấy giờ tự ngã cũng chết. Vì lý do này, sắc không thể là tự ngã. Lại nữa, sẽ có nhiều cái Tôi nếu sắc là cái Tôi.

(ii) Sắc không được sở hữu bởi tự ngã. Sắc và tự ngã không có sự liên kết. Tự ngã không sở hữu sắc, vì sắc hành động theo phần nó hay bởi những yếu tố khác. Cũng vậy, không thể nói rằng tự ngã là khác với sắc bởi vì tự ngã không bao giờ được thấy là lìa khỏi sắc.

(iii) Tự ngã không ở trong sắc. Người ta phải khảo sát các uẩn và tự ngã để thấy chúng đồng nhất hay khác biệt.

(iv) Sắc không ở trong tự ngã. Điều này chỉ có thể nếu người ta có thể chứng minh tự ngã và các uẩn là khác nhau.

Nhờ bốn phương pháp này, người ta có thể thấy rằng sắc, cái được sanh ra và bị hủy hoại, thì không có một tự ngã. Hơn nữa, bốn uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành, thức) cần được khảo sát theo cách tương tự.

Hãy biết rằng các uẩn không sanh ra từ dịp may, thời gian, Tự Nhiên, tính chất nội tại, Thượng Đế, cũng không phải không nguyên nhân, mà từ những hành vi vô minh và sự khao khát. 50

Các uẩn, như sắc và các cái khác, không phát sanh tình cờ từ trời rơi xuống, không phát sanh từ thời gian vĩnh cửu, không phát sanh từ tự nhiên thường hằng, không phát sanh từ tính chất nội tại, và cũng không phát sanh từ một Thượng Đế bao giờ cũng hiện diện. Nếu người ta chấp nhận rằng những uẩn sanh khởi từ những nguyên nhân này thì điều đó cũng sai lầm vì chúng sanh khởi từ những nguyên nhân mâu thuẫn. Hơn nữa, những uẩn không phát sanh mà không có một nguyên nhân, bởi vì nếu như vậy, chúng sẽ luôn luôn hiện hữu hay mãi mãi không hiện hữu.

Lại nữa, những uẩn không phát sanh từ thời gian vì chúng có những nguyên nhân và điều kiện riêng của chúng. Lìa ngoài những nguyên nhân và điều kiện này, thời gian không thể được nói đến. Hơn nữa, trong sự bác bỏ triết học Samkhya, nếu Tự Nhiên (prakrti) là cái sản sanh ra mọi vật thì nó không thể là vĩnh cửu được.

Sự tích tập của những hành động qua vô minh là nguyên nhân của những uẩn. Vô minh này là sự ẩm ướt làm cho hạt giống của sự khao khát lớn lên, như vậy khiến cho người ta bị sanh trở đi trở lại mãi.

(3) Cởi bỏ ba trói buộc ngăn ngại giải thoát

Hãy hiểu ba cái này là những trói buộc (vào sanh tử) và là những chướng ngại chặn kín những cổng vào thành phố của giải thoát : chỉ bám cứng đạo đức và khổ hạnh, cái thấy sai lầm về cá thể tự ngã và nghi ngờ. 51

Nếu người ta bám dính vào ba cái này, chúng sẽ là những chướng ngại lớn nhất để đạt đến giải thoát. Thí dụ, nếu người ta có một chỗ nào để đi đến, không thể đạt đến chỗ mong muốn nếu có ba điều sau :
(i) Người ta không muốn đi.
(ii) Người ta đi theo một con đường sai.
(iii) Người ta có những nghi ngờ về con đường mình đang đi theo.

Do ba chướng ngại này, người ta sẽ không bao giờ đến nơi.

Về tôn giáo, ba cái này sẽ ảnh hưởng vào sự đạt đến giải thoát, chúng được giải thích như vầy :

(i) Người ta tin rằng hễ theo những lề luật nào đó, bám cứng những kỷ luật đạo đức, làm hành xác để hối lỗi, hay làm những khổ hạnh thân thể sẽ đủ cho đạt được con đường đến giải thoát. Tuy nhiên, người ấy không thực hành thiền định, tích tập công đức và trí huệ… chúng là cần thiết cho con đường.

(ii) Người ta tiếp tục nghĩ đến năm uẩn của nó là thực, như vậy dẫn đến việc quan niệm ra một cái “Tôi” và một “cái của tôi”. Với những tư tưởng như vậy, người ta dẫm bước con đường lầm lạc và nắm giữ cái thấy lầm lạc.

(iii) Người ta nghi ngờ con đường nó đang theo.

Nếu còn ba chướng ngại lớn này, bấy giờ cửa vào giải thoát còn bị đóng.

(4) Thực hành ba môn dẫn đến giải thoát

Bởi vì giải thoát tùy thuộc vào chính mình chứ không tùy thuộc vào sự giúp đỡ nào của những ai khác, hãy trau dồi chân lý có bốn ngành qua việc học hỏi, giới luật và tập trung. 52

Con đường giải thoát chủ yếu dựa vào chính mình. Để đạt đến con đường này người ta phải giải thoát tâm mình khỏi những nhiễm ô. Cho mục tiêu này, người ta phải quen thuộc với những phương pháp của con đường.

Không ai có thể giúp người khác, hay cầm tay người khác để đặt người ta lên con đường giải thoát. Người ta phải tự mình làm mọi sự. Người ta cần làm gì để đạt đến con đường này ? Thứ nhất, người ta phải có nền tảng của hạnh kiểm đạo đức chân chánh. Ngoài ra, người ta phải nghiên cứu, học hỏi những Kinh và những Luận của những bậc có thẩm quyền. Bằng cách nghiên cứu, hiểu và nhất là thiền định về những bản văn này, bấy giờ con đường giải thoát sẽ hiện khởi. Hơn nữa, người ta có thể đạt giải thoát nếu nó thiền định về Bốn Chân Lý Cao Cả với bốn đặc điểm của mỗi Chân Lý,(1) và nhất là về chân lý tối hậu, tức là tánh Không.

Người ta cần hiểu và thực hành con đường đúng theo Bốn Chân Lý Cao Cả, như thế :

(i) người ta cần hiểu khổ ;
(ii) người ta cần từ bỏ nguyên nhân của khổ, nó là khao khát ;
(iii) người ta cần khám phá và sống theo Chân Lý ;
(iv) người ta cần bước đi con đường giải thoát.
(1) Bốn đặc điểm của Chân Lý về Khổ là :
(1) Vô thường : Năm uẩn là vô thường, vì chúng sanh ra vào một thời gian nhất định.
(2) Khổ : Năm uẩn là đầy khổ, bởi vì chúng lệ thuộc vào những hành vi và những nhiễm ô.
(3) Trống không : Năm uẩn là trống không, vì chúng không có một tự ngã.
(4) Vô ngã : Không có tự ngã trong tự thể của nó.

Bốn đặc điểm của Chân Lý của Phát Sanh là :

(1) Nguyên nhân : Khao khát là nguyên nhân của phát sanh, bởi vì nó là gốc rễ của khổ.
(2) Phát sanh : Khao khát là nguồn gốc của tất cả khổ, bởi vì nó sản sanh khổ trở đi trở lại.
(3) Sản sanh : Khao khát là người sản sanh, bởi vì nó sản sanh khổ kịch liệt.
(4) Trở thành : Khao khát trở thành là một điều kiện hỗ trợ cho nguyên nhân.

Bốn đặc điểm của Chân Lý của Dừng Diệt là :

(1) Dừng diệt : Dừng diệt là thoát khỏi những khổ, chúng bị loại bỏ bởi những cái chỉnh sửa, đối trị.
(2) Yên tĩnh : Dừng diệt là thoát khỏi những phiền não, vì những nhiễm ô đã bị loại bỏ.
(3) Tuyệt hảo : Dừng diệt là tuyệt hảo, bởi vì nó là giải thoát, cái này có bản chất là hoan hỷ và hạnh phúc.
(4) Giải thoát : Dừng diệt là thoát khỏi, bởi vì nó giải thoát khỏi những nhiễm ô, phiền não ; những cái này cuối cùng bị loại bỏ hết.

Bốn đặc điểm của Chân Lý của Con Đường là :

(1) Con đường : Trí huệ là sự chứng ngộ trực tiếp vô ngã, sự chứng ngộ này đặt người ta trên con đường đưa đến thành phố của giải thoát.
(2) Phương pháp đúng : Trí huệ là cái chỉnh sửa trực tiếp cho những nhiễm ô.
(3) Thành tựu : Trí huệ là thành tựu, bởi vì nó thành tựu một cách đúng đắn sự tịnh hóa của tâm.
(4) Giải thoát : Trí huệ xóa tan khổ, vì nó chắc chắn giải thoát người ta khỏi ba cõi.

Hãy luôn luôn được điều phục trong giới cao nhất, huệ cao nhất và thiền định cao nhất ; có hơn một trăm năm mươi giới luật(2) hoàn toàn bao gồm trong ba cái này. 53
(2) Điều này ám chỉ những giới luật gốc của một vị tăng như nói trong Luật.

Người ta cần nghiên cứu ba chủ đề.

(i) Chủ đề Luật là hạnh kiểm đạo đức. Có nhiều điều luật khác nhau cho những người khác nhau, nghĩa là người thường, sa di và tăng.

(ii) Chủ đề Luận là trí huệ thấy rõ mọi sự không có một tự ngã. Người ta phải cố gắng hiểu rằng, thật ra, mọi sự không có tự ngã, nghĩa là sự vắng mặt của một tự ngã trong “con người” cũng như trong “sự vật” (pháp).

(iii) Chủ đề Kinh là thiền định, và làm sao người ta tập trung tâm. Đây là con đường đạt đến bốn thiền (dhyana), nghĩa là những trạng thái tập trung.

Mọi phương pháp cần thiết để nắm giữ con đường giải thoát được bao gồm trong ba cái này.

(5) Giữ gìn chánh niệm về thân thể

Hỡi đức vua, chánh niệm về thân thể được đấng Thiện Thệ dạy là con đường độc nhất (đến giải thoát). Bởi vì mất chánh niệm sẽ hủy hoại mọi đức hạnh, hãy khéo giữ gìn nó một cách kiên định. 54

Chánh niệm cần được duy trì khi cần thực hiện bất kỳ hành động thân thể nào. Tất cả chư Thiện Thệ đã nói rằng nhớ và nhìn thấy điều người ta đang làm là rất quan trọng. Bởi thế, người ta cần nhiệt thành chánh niệm về những hành động được thực hiện, và chánh niệm về những hành động cần từ bỏ… Nếu người ta ở trong chánh niệm, mọi công đức sẽ chắc chắn theo tới. Như có nói trong Bodhicaryavatara,

Đã cột chặt con voi tâm bằng sợi dây thừng chánh niệm triệt để, mọi lo sợ sẽ không còn và mọi công đức sẽ đến trong tay.

c. Rút tỉa lợi lạc từ nền tảng đã hoàn thành

(1) Từ bỏ bám luyến vào thân thể mình, nó là vô thường và không có tự tánh

Cuộc đời thì vô thường bởi vì nó đầy dẫy những rủi ro như một bong bóng nước gặp phải cơn gió ; đến độ người ta thở vào được sau khi đã thở ra hoặc việc thức dậy từ một giấc ngủ là điều kỳ diệu. 55

Người ta phải nghĩ về vô thường và cái chết để trau dồi chánh niệm đã nói ở trên. Không thích đáng khi có sự bám luyến vào cuộc đời và thân thể của mình, bởi vì cuộc đời thì vô thường và thân thể thì không có tự tánh. Đời sống thì cực kỳ thoáng chốc, bởi vì có nhiều yếu tố bên ngoài có thể gây ra cái chết, như kẻ thù tấn công, tai nạn, tiếp xúc với thuốc độc… Với điều này trong tâm, rõ ràng là có rất nhiều nguyên nhân để dành cho cái chết. Như có nói trong Ratnavali,

Sống với Yama (Thần Chết) thì giống như một ngọn đèn ở giữa một cơn gió mạnh.

Dù người ta không có ý tự làm hại mình, nó có thể ăn một trái cây độc mà nó tưởng bổ dưỡng cho nó, nhưng thật ra chỉ làm hại nó. Hơn nữa, có nhiều điều kiện bên trong có thể gây ra cái chết, như : mật, đờm, lạnh, nóng v.v…

Đời sống giống như một bong bóng nước bị gió thổi tan bất kỳ lúc nào. Người ta phải rất biết ơn khi thở ra, mà không chết trước khi thở vào trở lại được. Hơn nữa, người ta phải nghĩ là một điều kỳ diệu khi đi ngủ ban đêm, người ta không chết trước khi thức dậy vào buổi sáng.

Hãy biết rằng thân thể không bản chất này vào lúc cuối cùng – thành tro tàn, khô, thối hay dơ bẩn – sẽ hoàn toàn bị hủy hoại và biến mất và những cái cấu thành nó phân tán hết.
56

Một ngày nào thân thể người ta sẽ bị đốt cháy, chôn cất, phơi khô, bị ăn thịt… Như Candrakirti nói trong Bodhisattva-yogacarya-catuhsataka-tika,

Đã được mang thai, từ đêm đầu tiên một anh hùng của con người ở trong bào thai thế gian, nó không ngừng tiến đến cái chết của nó từng ngày một.

Thấy như vậy, không có lý do nào để bám luyến vào cái thân thể đặc thù này. Thân thể này sẽ không luôn luôn là một, vì chắc chắn nó không là một vật vĩnh cửu. Như thế, thân thể không có tự tánh, và tham đắm nó là không thích đáng. Như có nói trong Bodhi-caryavatara,

Phân của bạn không thể ăn, máu của bạn cũng không thể uống, hơn nữa, ruột gan bạn không thể nếm, thế thì thân thể này có dùng được gì !

Bởi vì không chỉ còn lại tro bụi mà mọi sự vật – trái đất, núi Tu Di và các đại dương – sẽ bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của bảy mặt trời (vào lúc hoại kiếp), đâu thể nói gì về con người quá đỗi yết ớt này. 57

Những chất thể rất lớn và cứng chắc như đất và núi, hay thậm chí những đại dương, đều sanh ra và chết mất. Như thế mọi sự đều vô thường. Thế nên thân thể mềm yếu, mong manh của người ta làm sao không bị hủy diệt.

Hỡi người trổi vượt nhất của những con người, bởi vì mọi sự là vô thường, không có tự ngã, không có chỗ để nương dựa, không có ai bảo vệ, và không có nơi chốn nào để ở, hãy giải thoát tâm ngài khỏi sanh tử như cây mã đề không lõi. 58

Không chỉ thân thể người ta là vô thường, mà toàn thể hệ thống thế giới, vũ trụ, cũng là vô thường. Bánh xe sanh tử liên tục quay tròn, chất chứa những sự bất tịnh. Hơn nữa sanh tử thì không lợi lạc gì, bởi vì nó không thể tự cứu, không có tự tánh, thiếu vắng tự ngã, vô thường, và đầy khổ đau. Như Aryadeva nói trong Catuhsataka,

Làm sao người trong thế gian này không có phiền muộn khổ đau mà lại có thể ngưỡng vọng tôn sùng đối với Niết bàn an lạc ? Cũng như rất khó rời bỏ căn nhà của mình, rời bỏ sanh tử (đã quá quen thân) cũng khó như thế.

Bởi vậy người ta phải nghĩ đến việc từ bỏ thế gian.

(2) Rút tỉa lợi lạc từ những điều kiện may mắn nhờ hiểu được chúng là hiếm hoi như thế nào

Hỡi bậc quân vương, hãy làm cho đời người này được lợi lạc bằng cách thực hành Thánh Pháp, vì có được một tái sanh làm người khỏi những cảnh giới loài thú thì còn khó hơn một con rùa chui cổ vào một cái ách gỗ phiêu dạt giữa đại dương. 59

Người ta cần nghĩ có được thân người và mười tám điều kiện may mắn(3) cần thiết cho sự thực hành Pháp quả là hiếm hoi biết bao nhiêu. Có nói trong kinh, “Nếu toàn thể vũ trụ là một đại dương trong đó có một cái ách bị gió thổi vòng vòng trên mặt nước, và dưới đáy có một con rùa mù một trăm năm mới nổi lên một lần, thì việc người ta có được một tái sanh làm người còn khó hơn con rùa mù ấy chui cổ qua cái ách đó”. Không có thí dụ nào minh họa rõ hơn sự khó khăn có được thân người với mười tám điều kiện thuận lợi. Thế nên đời người không nên để phí, mà phải được dùng cho thích đáng.

(3) Mười tám điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc thực hành Pháp là :
(1) thoát khỏi cõi địa ngục,
(2) thoát khỏi cõi quỷ đói,
(3) thoát khỏi cõi thú vật,
(4) thoát khỏi cõi chư thiên sống lâu,
(5) thoát khỏi làm một người tà đạo,
(6) thoát khỏi làm một người hoang dã,
(7) thoát khỏi làm một người ngu đần,
(8) không ở nơi không có giáo pháp của một đức Phật,
(9) có được một tái sanh làm người,
(10) có được một tái sanh ở vùng trung tâm (nơi có Tăng),
(11) có những cơ quan lành lặn,
(12) thoát khỏi những hành động xung đột với Pháp,
(13) có lòng tin vào Thánh Pháp,
(14) có sự đản sanh của một đức Phật trong thế giới,
(15) có giáo pháp của tôn giáo thanh tịnh,
(16) có sự tồn tại và vững chắc của tôn giáo thanh tịnh,
(17) là người tin và theo lời dạy của Phật,
(18) có lòng từ bi với những người khác.

Đã có được một tái sanh làm người, người phạm những tội lỗi thì còn ngu dại hơn người mửa vào bình vàng nạm châu báu. 60

Trong thế gian không có ai ngu dại hơn người không biết dùng những điều kiện may mắn mình đã có được. Giữa những người thế gian, kẻ nào mửa vào bình vàng đẹp đẽ trang hoàng với nhiều ngọc báu được xem là người ngu. Còn ngu dại hơn là người không biết dùng một đời làm người và những điều kiện thuận lợi cho mục tiêu chân chánh đạt được giải thoát. Như có nói trong Bodhicaryavatara,

Đã có những điều kiện thuận lợi thích hợp, nếu tôi không thực hành đức hạnh thì không có gì uổng phí và ngu dại hơn thế.

(3) Lời khuyên cho nhà vua nên nỗ lực khi đã có một nền tảng tốt đẹp phi thường

Ngài có bốn điều kiện lớn : ở trong một nơi chốn thích hợp, nương dựa vào những bậc Thánh, đã có thực hành trong những đời trước, và tích tập công đức. 61

Thêm vào đời người và những điều kiện thuận lợi, có bốn điều kiện đặc biệt mà người ta có thể có (khi làm vua) :

(i) sinh trong một gia đình cao sang khiến Con Đường Cao Cả có thể dễ dàng đi vào ;

(ii) thân cận những người thánh thiện, họ làm giảm những lỗi lầm của mình và làm tăng những tiềm năng của mình ;

(iii) thoát khỏi sự bắt buộc phải làm việc quần quật vì miếng cơm, nhà ở như những người khác để cho Pháp có thể được thực hành dễ dàng ;

(iv) sự tích tập công đức bao la trước kia đem lại nền tảng hiện tại (nghĩa là đời người, những điều kiện thuận lợi và ba điều trên) để bước đi trên con đường và đạt đến giải thoát. Bởi thế, nếu người ta có đủ những điều kiện để bước vào con đường, bấy giờ cần làm việc đó gấp gấp.

Bậc Đại Trí nói rằng sự nương dựa vào một bạn đạo sẽ làm cho hoàn tất con đường đưa đến thánh quả. Bởi vì rất nhiều người đã đạt đến an lạc nhờ nương dựa vào bậc Chiến Thắng, hãy nương dựa vào những bậc Thánh. 62

Đức Phật nói rằng bởi vì một bạn đạo (thiện tri thức) là nguyên nhân đạt được con đường đến giải thoát, người ta cần hỏi han người đó trước khi đảm nhận việc tu hành gì. Sự thực hành hữu ích và lợi lạc này cần luôn luôn nên theo. Như có nói trong Bhagavad-ratnaguna-sancaya-gatha-panjika-nama,

Những đệ tử tốt có sự tôn kính với thầy dạy cần luôn luôn nương dựa vào những vị thầy uyên thâm, bởi vì hiểu biết của người học sanh khởi từ các vị và về sau những vị thầy ấy sẽ dạy Bát Nhã Ba La Mật. Bậc Chiến Thắng sở hữu những phẩm tính tuyệt hảo nhất nói, “Những phẩm tính của một vị Phật được sở hữu nhờ bạn đạo”.

Người nào sanh làm người tà đạo, thú vật, quỷ đói, chúng sanh địa ngục, người hoang dã, ngu đần, vị trời sống lâu hay nơi không có giáo pháp từ một đức Phật, được nói là sinh trong tám trạng thái khuyết điểm và không thuận lợi. Đã được cơ hội không bị lọt vào những cái đó, thì hãy cố gắng chấm dứt sự bị sanh lại. 63-64

Khi người ta không bị cản trở bởi những cái nào trong những điều kiện nghịch với sự thực hành tôn giáo, người đó cần thực hành Pháp không trì hỗn. Nếu người ta thoát khỏi tám trạng thái khuyết điểm và có những điều kiện thuận lợi, người ta cần nhanh chóng thực hành tôn giáo.

Người ta phải từ chối sanh tử, vì nó là vô thường và không có tự tánh. Đã từ chối sanh tử, người ta phải quyết tâm thực hành Pháp không ngừng nghỉ và không chần chừ. Hơn nữa, người ta cần luôn luôn thực hành Pháp với tư tưởng kiên định đạt đến giải thoát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]