Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỨC TRUNG ẤM - Bài Pháp Thoại của Đức Venerable Dezhung Rinpoche

19/12/201010:28(Xem: 4918)
THỨC TRUNG ẤM - Bài Pháp Thoại của Đức Venerable Dezhung Rinpoche
dezhung_rinpoche
THỨC TRUNG ẤM

Bài Pháp Thoại của Đức Venerable Dezhung Rinpoche
Chuyển ngữ: Thích nữ Tịnh Quang

Hôm nay tôi được yêu cầu trình bày học thuyết về sự thể nghiệm sau cái chết, tại Tây Tạng điều này được biết như là thức Trung ấm. Tôi cho rằng đây là vấn đề có liên quan đến vài học thuyết đặc biệt của đạo Phật.

Trước tiên, tôi muốn đưa vấn đề này vào trong phối cảnh của chính nó. Đức Thích Tôn, vì mục đích truyền đạt giáo pháp tuệ giác cho chúng sinh ngài đã thành lập vô số học thuyết. Tám mươi bốn nghìn pháp môn được xuất phát từ đức Phật và tất cả tám mươi bốn nghìn học thuyết này không ngoài bài pháp đầu tiên của đức Phật, đó là giáo pháp được biết như Bốn Sự thực. Bốn sự thực đó là: Sự thực về Khổ đau, sự thực về Nguyên nhân khổ đau, sự thực về Niết bàn và sự thực về Con đường dẫn đến Niết bàn. Bốn chân lý này là tinh túy của toàn bộ lời dạy, học thuyết và sự thể hiện của giáo pháp bất diệt đã được trao truyền từ Đức Thế tôn. Nói một cách ngắn gọn…thứ nhất, sự thực về Khổ đau là y cứ vào sự hiện hữu bất như ý, âu lo, sự sinh diệt vô thường về tâm và vật lý. Tất cả nỗi khổ đau này tương ứng với nhận thức sai lầm về bản ngã. Khi tư tưởng bất giác rơi vào những sai lầm về nhận thức đối với bản ngã và tác động trên ý thức, tâm trở nên bị chi phối bởi tư tưởng nhiễm ô, chẳng hạn như tham lam, giận giữ và ảo tưởng. Với những tư tưởng bị nhiễm ô này nên chúng sinh tạo nghiệp. Những tác nghiệp này dẫn dắt chúng sinh tái sinh vào cảnh giới này hoặc cảnh giới khác trong vòng luân hồi bất tận. Tóm lại sự diễn tả về hai sự thực khổ đau mà chúng sinh thọ nhận cũng như nguyên nhân của khổ đau được bắt nguồn từ nhận thức sai lầm về bản ngã, trong khi sự thực bản ngã chẳng có gì cả…không có chủ thể nhận thức…tương ứng với bản ngã là sự vô minh. Đức Phật đã dạy tiếp về con đường dẫn đến tự do. Con đường này bao gồm sự tu tập của thân, miệng và ý với hành động tốt để dẫn đến sự giải thoát đích thực không chỉ dựa trên những kinh nghiệm về đau khổ mà còn là những nguyên nhân của khổ đau. Con đường dẫn đến chân lý về sự đoạn tận khổ đau hay Niết bàn (Nirvana), đó là sự giải thoát từ toàn bộ đau khổ và nguyên nhân của nó.

Giáo pháp về thức Trung ấm cũng tưõng quan với Bốn sự thực mà Đức Phật đã giảng dạy. Những nỗi lo lắng và hoảng sợ khác nhau xuất hiện, những kinh nghiệm hão huyền mà tâm thức chạm phải với tâm trạng sau khi chết có thể chứng minh rằng điều này tương ứng với sự thực đầu tiên của Bốn sư thực, sự thực về Đau khổ. Những hiện hữu và sự tái hiện mà tư tưởng đã trãi qua có thể xác minh rằng chúng nó được hình thành từ tâm ô nhiễm, chẳng hạn như sự tham muốn, giận giữ, mê mờ, kiêu mạn và chấp trước cũng như bắt nguồn từ những hành động của nghiệp, thiện, ác và vô ký.

Với cách này chúng nó tương ứng với sự thực thứ hai, chân lý về Nguyên nhân khổ đau. Nhớ rằng, sự đau khổ đối với trãi nghiệm của thức Trung ấm cũng phát triển từ nghiệp, hành động của nghiệp và tâm ô nhiễm. Vì vậy chúng nó tương ứng với Sự thực về Nguyên nhân khổ đau. Nếu ai đủ may mắn có được sự hướng dẫn đúng đối với Thiền định, sự chuẩn bị và thực tập đối với việc kinh nghiệm sau cái chết: sự học hỏi, thiền định, chuẩn bị và thực tập này có thể tương ứng với Sự thực thứ ba, Sự thực về con đýờng (phương pháp) diệt khổ. Cuối cùng, nếu ai đó cũng có khả năng thực hành có hiệu quả với thức Trung ấm, nhận ra những gì họ huân tập và biểu hiện, đưa họ đến con đường đạt đạo (bằng sự hiểu biết đối với tự ngã), sự tỉnh giác này tương ứng với Thọ dụng thân (Sambhogakaya), người ta có thể đạt được Phật tính (Buhhdahood) ngay trong sự thể nghiệm Bardo. Sự ngộ nhập Phật tính trong trạng thái thức Trung ấm tương ứng với Sự thực cuối cùng, Sự thực về Diệt đế hay Giải thoát từ nỗi khổ đau.

Bây giờ chúng ta thử nên tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của giáo pháp đặc biệt này, những giáo lý đýợc biết đến với học thuyết của thức Trung ấm (Bardo).

Chúng ta biết rằng có nhiều sự nghiên cứu về trạng thái Trung ấm, tác phẩm Atarabhave (Thân Trung Ấm) được viết bằng chữ Sanskrit, được thấy trong nhiều kinh sách Ấn Độ. Chúng ta có thể tìm thấy đề tài này trong A tỳ Đạt Ma luận (Abhidharma), Tập hợp luận tạng (Abhidharmasamuccaya) cũng như trong vị trí nào đó của mật tông, và thuộc về sự truyền bá vào thời kỳ sau, chẳng hạn như học thuyết Chakrasamvara, Mật tông Hevajra và các tông phái khác. Nhưng nói chung chúng ta có thể biết rằng giáo lý về thức Trung ấm (Bardo) được chia thành hai truyền thống Tây Tạng rõ nét: Chúng nó thuộc về sự truyền thừa Đầu tiên hoặc là Nyingma, và sự truyền thừa trong Thời kỳ sau. Những giáo lý về thức Trung ấm cũng thay đổi, như vài luận sư nói về sáu trạng thái Trung ấm, các vị khác nói có bốn Trung ấm hoặc ba Trung ấm. Chẳng hạn như Jetsun Milarepa nói về sáu trạng thái Trung ấm. Tlis nổi tiếng với các học giả phương tây về cuốn the Tibetan Book of the Dead

Tôi nghĩ rằng quyển Tạng Thư Chết (Tibetan Book of the Dead) đã đạt được mức độ nổi tiếng nào đó đối với Phật tử phương Tây. Nó y cứ trên truyền thống Nyingma và tương tự như truyền thống Kagyu khác là dựa trên một tạng thư được viết bởi Tashi Tseringma, một Đại sư Du Già. Cả hai quyển sách này đều nói về sáu trạng thái Trung ấm. Tuy nhiên sáu trạng thái mà cả hai đã diễn tả được rút ra từ bốn trạng thái căn bản của Trung ấm được trình bày trong kinh điển Mật tông. Bốn trạng thái này là: Sinh xứ Trung ấm (the Birth place Bardo),Tử Nghiệm Trung ấm ( Bardo of the death experience), Thực thể Trung ấm ( the reality Bardo) và Thành vị Trung ấm ( bardo of becoming), thức này cũng được gọi là Nghiệp dẫn Trung ấm (the Bardo of karmic propensities). Trong Tạng Thư Chết đã được dịch sang Anh ngữ và những sách khác của Tashi Tseringma có thêm hai thức Trung ấm khác gọi là Mộng Trung ấm (the dream Bardo- Trung ấm trong giấc mộng) và Định Trung ấm (Bardo of meditative absorption- Trung ấm trong trạng thái Thiền định). Hai thức Trung Ấm này, như chúng tôi nói, có thể được thêm vào ở bốn thức trên.

Nguồn gốc của từ Bardo (thức Trung ấm) có ý nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm. Tựu trung khi chúng ta nói về từ Bardo, chúng ta suy nghĩ về sự liên quan đến trạng thái thức tâm tìm kiếm chính nó giữa sống và chết. Sự thực chúng ta là, ngay bây giờ, trong đời sống hiện tại cũng bao gồm trong thức Trung ấm. Chúng ta đang chịu chi phối bởi thức Trung Ấm về sự huân tập hoặc khoảng giữa cái sinh sắp mất và cái chết sẽ đến. Đây là Sinh xứ Trung ấm. Nhiều người có thể không biết được điều này… nó không phải là một cách nhìn thông thường lắm ở trong đời sống hiện tại.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta không nhận ra đời sống hiện tại như một thân Trung ấm…rốt cuộc chúng ta là những người với những tập quán tin tưởng rất rắn chắc trong một bản ngã trong khi sự thực không có tự ngã tồn tại, và trong mọi cái thấy tựa hồ như thực chất khi chúng nó không là. Vì vậy thật ngạc nhiên biết bao khi chúng ta không nhận ra đời sống con người hiện tại như là bộ phận tồn tại của chu kỳ thức Trung ấm. Bây giờ, chúng ta biết rằng đây là một vấn đề, chúng ta nên cân nhắc những gì phải làm với nó. Những gì thực hành thích đáng ngay thức tâm Trung ấm này? Đầu tiên chúng ta nên tinh tấn trong việc tạo ra nhiều cơ hội. Chúng ta có thể làm điều này bằng việc nghiên cứu giáo pháp, xuyên qua việc tiếp nhận sự hướng dẫn từ những bậc thầy có kinh nghiệm, theo đuổi những năng lực của mật pháp, sự chỉ đạo và hướng dẫn thiền tập (cũng được hướng dẫn bởi những bậc thầy có kinh nghiệm), và tâm chúng ta rèn luyện không ngừng trong chánh niệm và nhớ rằng “đây là những đạo sư Phật giáo mà tôi đã nghe. Đây là những sự hướng dẫn mà những vị thầy của tôi đã cho tôi sự thiền định. Đây là vị đạo sư tin tuởng của tôi. Đây là lời giáo huấn của ông ta. Đây là Yidam của tôi (vị bồ tát tôi đã chọn) và tôi đang quán chiếu về ngài.” Xa hơn chúng ta nên phát triển chính mình bằng cách luôn luôn nhắc nhở chính mình rằng tất cả âm thanh nên được nghe như câu thần chú, tất cả ý nghĩ phát khởi (tốt, xấu và vô ký) nên được thấy như sự biểu hiện của tuệ giác siêu việt, và tất cả hình thù cần phải được quan sát như hình thái của tâm linh. Nếu chúng ta tôi luyện chính mình trong những thực tập này suốt cả đời, những phương cách được chuẩn bị cho thức Thành vị Trung ấm và thức Tử nghiệm Trung ấm là điều rất tốt. Cũng vậy, cơ hội nhận diện và hiểu biết những gì nên được làm trước đối với thức Trung Ấm và rồi điều này nó sẽ trực tiếp đi theo cái chết, trong ánh sáng trong suốt của thức Trung ấm ấy, có nhiều ánh sang tuyệt diệu phát ra, thêm nữa, ngay cả việc người ta tìm lại chính mình trong thức Thành vị Trung Ấm (bardo of Becoming), cơ hội nhận biết tình thế và phối hợp với nó được phát triển ở mức cao hơn.

Thức Trung Ấm thứ hai đó là Tử Nghiệm (death experience). Nó cũng được gọi là Bất lạc thức (unhappy Bardo), bởi vì khi cái chết xuất hiện người ta rất buồn bã lúc từ bỏ mọi thứ của thế giới này trong tâm trạng vô cùng bất an, nỗi hoảng sợ lớn lao cũng như những niệm khởi bất định, bồn chồn và lo lắng với những người mà trong đời sống không có cơ hội tu tập và tạo nhiều việc không tốt. Tuy nhiên với những người đã hiến dâng đời mình với những thiện nghiệp khi đối diện với giai đoạn này người ta không sợ hãi lắm. Trái lại những tâm lý tội lỗi sẽ được phơi bày, thí dụ, những vị thần phẫn nộ và ma quỷ hung dữ xuất hiện, một tư tưởng thiện sẽ tìm đến chào đón chính mình bằng các thiện nghiệp biểu hiện qua những vị thần giám hộ (Yidam) hoặc bảo hộ của người đó trong những khia cạnh tốt. Nó sẽ là lúc vui mừng nhất…hăng hái nhất đối với những người ấy. Nhưng tiến trình chết chính nó biến đổi khi sự sống tách khỏi xác thân vật lý. Có bốn yếu tố từ cơ thể con người xảy ra. Lúc chết, các nhân tố của đất, nước, lửa và không khí bắt đầu tan vào trong cái khác, trong lúc nầy thức Trung ấm xuất hiện với những ý thức chủ quan kinh qua sự trãi nghiệm về cái chết.

Cái chết, thường lệ được kèm theo sư suy nhược, đau đớn và không có sự giúp đỡ để kiểm tra bịnh tình bằng thuốc men hoặc cầu nguyện hoặc bất kỳ ý nghĩa nào khác.Và nó cũng đi cùng với sự lo âu, bối rối và nỗi trắc ẩn lớn lao. Vì những lý do này những trãi nghiệm của đương sự dường như bị dẫn dắt bởi những hình dáng ghê sợ và những âm thanh rùng rợn, một âm thanh ồn náo trong thực tế vừa được nghe, cuối cùng nó tắt đi và trở nên im ắng trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường đây là cách mà nó xuất hiện đối với các tình trạng không được chuẩn bị.

Như chúng tôi đã trình bày, những người có sự chuẩn bị đối với thức Trung ấm họ sẽ biết cách nhận diện những ảo ảnh này khi chúng xuất hiện và có ít nhiều sự sẵng sàng. Ở đây chúng ta có thể thấy giá trị lớn lao của sự chuẩn bị đó bằng thiền tập và sự hiểu biết như sự dự bị đối với Sinh Xứ Trung ấm (birth place Bardo) trong việc hỗ trợ sự tỉnh giác của người đó với sự trãi nghiệm khi nó vừa phát khởi.

Tuy nhiên tiến trình chết có thể xuất hiện một cách chủ quan, theo quan điểm Mật tông, những gì xảy ra trong giai đoạn này là sắc tố đỏ và sắc tố trắng, chúng được chứa đựng bên trong thể xác con người và hợp nhất hoặc đi cùng nhau. Sắc tố đỏ có được là từ người mẹ và sắc tố trắng là từ người cha. Sắc tố đỏ được cho là qui tụ trong vùng của rốn, trong khi sắc tố trắng được tìm thấy ở đỉnh đầu. Trong tiến trình chết, khi thần thức bắt đầu rời khỏi thân xác, sắc tố đỏ bắt đầu bay lên từ rún hướng đến đỉnh đầu. Khi điều này xảy ra, trung ấm có cảm giác mọi thứ như thể là màu hồng hoặc là mặc trời đang lấp lánh. Người nào cảm quan với màu đỏ thì mọi thứ dường như nhuốm đỏ. Khi sắc tố trắng bắt đầu đi xuống từ đỉnh đầu đến trái tim, thức ấm cảm giác giống như mọi thứ là màu trắng hoặc như thể ánh trăng lấp lánh. Hai tiến trình này được gọi là lằn đỏ và lằn trắng. Khi hai lằn này gặp nhau ở vùng trái tim chúng nó được gọi là sự ngất lịm (blackout), bởi vì ở đây hai sắc tố đã đụng nhau và hợp nhất nên người ta đã mất đi ý thức và rơi vào tình trạng ngất lịm. Ngay lúc sự hợp nhất của chúng, tất cả tư tưởng, sự quyến luyến, bất bình, lừa dối, tham lam, giận giữ và si mê đã bị ngừng trong một lúc. Rồi người ta nhập vào trong thân Trung ấm kế tiếp, thân trung ấm với ánh sáng trong suốt của thực thể. Nơi đây thần thức cảm nhận về ánh sáng trong suốt của thực thể, điều này cũng được gọi là căn bổn thực thể. Những ai không có sự chuẩn bị thì không nhận ra nó bởi vì thức ấm rơi vào trạng thái bất giác một cách trực tiếp. Với một vị tu thiền tốt người đã thực hành một thời gian dài trong chánh định, tuy nhiên kinh nghiệm này là một điều rất tốt, nếu ông ta nhận ra ánh sáng trong suốt của thực thể của nó, ông ta tức khắc trực ngộ được Phật tính. Nhưng nếu một ai đó muốn vượt qua ảo giác hoặc muốn chuẩn bị đầy đủ đối với kinh nghiệm ánh sáng trong suốt này, bắt đầu nhận ra trạng thái này với những gì nó là, y sẽ đi vào trong Trung ấm thứ ba: thành vị Trung ấm (Bardo of becoming-trung ấm thuộc về sự trở thành), trạng thái này cũng được gọi là Nghiệp dẫn Trung ấm (Bardo of karmic propensities).

Hầu hết mọi ngưòi bất thình lình bị đánh thức, rồi sau đó họ trở nên rõ biết với những gì hiện hữu như đã nói ở trong Book of the Dead. Những hình ảnh xuất hiện của nhiều vị thần khác nhau nầy, như thần Herukas trong dáng vẻ phẫn nộ. Những dáng vẻ phẫn nộ của họ là dễ làm khiếp đảm và rất là khó khăn thật sự đối với lãnh vực của tri giác để nhận diện nó với những gì chúng nó là, hãy tự có can đảm để cầu nguyện cho họ. Họ vô cùng hung tợn và ghê sợ. Một số họ cao như núi và một số khác nhỏ như loài người. Những vị thần nầy với hình thù phẫn nộ như thế rất khó khăn cho việc nhận diện họ như những sự phóng ra hoặc chiếu rọi của tâm. Trạng thái này thường xảy ra và chúng sinh chuyển tiếp cũng ở đây. Nếu người ta có thể nhận ra sự hiện hữu của quỉ thần như những gì họ là, họ sẽ trực tiếp bước vào cõi phật thanh tịnh. Dù cơ hội này đã không đến, bước kế tiếp họ sẽ nhận ra sự hiện diện của các vị Bồ tát Dhyani khác nhau, đức Phật A Di Đà và các vị Phật khác. Chư Phật xuất hiện với ánh sáng to lớn mà thân Trung ấm khó khăn lắm mới nhìn lên được các ngài trong ánh sáng rực rỡ đó.

Cùng lúc đó những ánh sáng mờ ảo khác xuất hiện rất là dịu dàng, nhiều vẻ quyến rũ và dễ nhìn hơn. Thông thường thức Trung ấm sẽ chọn những ánh sáng có nhiều vẻ mờ ảo này và tránh xa ánh sáng rực rỡ của đức Phật Dhyani. Nếu người đó làm như vậy, y sẽ hướng đến sự tái sanh vào cõi thế gian. Hoặc giả nếu y hướng đến ánh sáng lập lòe sắc trắng, y sẽ sanh vào cõi trời, hướng đến ánh sáng sắc đen là kết quả của địa ngục, và ánh sáng sắc đỏ là cảnh giới của ngạ quỉ.

Trong Tạng Thư Chết, ở phần Bardo Thodol nhiều loại ma quỉ đã được chứng minh xuất hiện với ý thức vào ngày đầu tiên, ngày thứ hai hoặc ngày thứ bảy; nó đề cập đến các loại ma quỉ hoặc những hiện tượng khác nhau xuất hiện trong những ngày kế tiếp. Điều này nên được hiểu rằng nó không nói đến ngày giờ của nhân gian nhưng đúng hơn là thời gian của Thiền định. Đây có thể là đối với một vị tu Thiền tốt, với độ dài thời gian đáng kể và thời gian có thể được xử dụng trong những cấp độ khác nhau của quá trình. Tuy nhiên, nếu một người không có được sự chuẩn bị cho kinh nghiệm, y có thể là ở trong giai đoạn quá ngắn…quá ngắn, đúng hơn người ấy rất khó biết được những gì đã xảy ra. Và bây giờ chúng ta đi vào trạng thái Trung ấm kế tiếp.

Ở thức Trung ấm thứ tư, Thành vị Trung ấm (the Bardo of becoming), thức này được biết là ở trong trạng thái thân Trung ấm và đã bị tách rời khỏi sự tồn tại và đồng nhất của thân thề vật lý trước kia. Thức Trung ấm này đối mặt với những chiều hướng tái sanh. Những người không may tâm ý bị chi phối bởi hành vi bất thiện và khuynh hýớng tội lỗi bấy giờ họ đầy ắp những nỗi lo lắng và sợ hãi về việc làm của họ ở trong trạng thái này và đối với nơi mà họ phải đi đến. Lúc này họ hoàn toàn rõ ràng về những gì xảy ra mà họ đã từng làm nên. Bấy giờ sự hối hận và xót xa lớn khởi lên đối với nghiệp xấu mà họ đã tích lũy. Họ cảm giác chính mình bị tước đi tất cả sự mong ước và hoàn toàn cô đơn trước những gì họ được biết và những ngọn gió nghiệp bây giờ đang đẩy họ đi (do sức mạnh của những khuynh hướng nghiệp) đến một nơi tái sanh hoặc một nơi nào khác.

Rồi họ bắt đầu thấy lờ mờ vài cảnh giới của sự tái sanh. Ví dụ, nếu y cảm giác rằng mình bị cuốn hút vào trong một ngôi nhà bằng sắt, thì y đang ở trong tình trạng tái sanh vào cõi địa ngục. Nếu y tưởng tượng mình đi vào một lùm cây, một chòi tranh hoặc một vài loại hoa cỏ cây cối, y đang đầu thai vào cảnh giới súc sanh. Nếu y thấy những binh lính đang diễn hành và y nhập vào cuộc diễn hành đó, y sẽ bị tái sanh vào những cảnh giới của A tu la. Nhưng nếu y thấy chính mình đi vào một căn nhà xinh đẹp, chỗ tái sanh của y sẽ là những cõi trời hoặc cõi người.

Sự trình bày trên rất là ngắn gọn về bốn trạng thái thức Trung ấm. Cần nhấn mạnh rằng kinh nghiệm xuyên qua sự kiện này sau khi chết rất là mãnh liệt, bởi vì nó không còn bị chướng ngại bởi các chức năng giác quan, bởi những xao động của thế giới này, hoặc bởi những quan niệm lừa dối của bản ngã trong một bối cảnh trần gian. Tất cả những biến động này làm giảm bớt sự tỉnh táo đối với kinh nghiệm mà chúng ta đã đi qua và thức Trung ấm xuất hiện rất rỡ ràng, mãnh liệt và rõ rệt. Tâm thức đó cũng vậy, dĩ nhiên có sự tập trung cao độ và nhạy cảm với toàn bộ tiến trình. Vì thế nếu người có nhiều lợi thế về kinh nghiệm thiền tập để chuẩn bi cho Trung ấm, thì rất dễ dàng hưởng ứng theo cách giới luật, thiền định và sự tập trung tư tưởng và làm theo sự hướng dẫn mà họ đã học để chuẩn bị trước cho thân Trung ấm.

Vì vậy tại sao tôi có sự thực tập cả đời và cố gắng tập trung vào điều này và truyền đạt về tinh thần đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Tôi dạy điều này cho tất cả đệ tử của mình để cung cấp sự chuẩn bị tốt nhất cho thân Trung ấm bằng hai tiến trình của chính nó: tiến trình của sự tạo nên bao gồm công việc hiện thực, và tiến trình hoàn thành hoặc nghiên cứu thiền định dựa trên sự tự nhiên của tâm. Tôi cũng nhấn mạnh đến việc củng cố về sự thực hành thiền định hằng ngày với sự thực tập vô định kỳ để nhớ đến mọi điều như sự biểu lộ của thân xác, âm thinh và tư tưởng của bồ tát và tinh tấn hướng đến tất cả kinh nghiệm của đời sống này,

Dù mọi vật hiện hữu trong trần gian nhưng trở thành con đường quán chiếu của lòng từ bi quảng đại. Tôi cảm thấy tin tưởng hoàn toàn rằng đây là phương pháp tốt nhất cho bốn trạng thái của thức Trung ấm. Tôi tin tưởng sự phù hộ của đức Bồ tát Đại bi. Tôi rất vui mừng khi có cơ hôi để chia xẻ với các bạn với sự phát họa ngắn gọn này về học thuyết Trung ấm.

Question & Answer

Q1: Sự thiết thực của việc chuẩn bị cho thức Trung ấm và ánh sáng trong suốt là gì? Nó là việc thực hành chủ yếu mà chúng ta làm trong đời sống hay chỉ là những chỉ thị đặc trưng để có thể nhớ như là chúng ta đang biết về thức Trung ấm.

A1: Nói chung, sự tu tập đã diễn tả trong bài giảng, chẳng hạn, sự thiền tập dựa trên một vị bồ tát hoặc những pháp thiền khác là thiết thực. Có những phương pháp đặc biệt, chẳng hạn như sáu pháp yogas đã được dạy bởi Đức Sakya và cũng được tìm thấy trong những lời dạy của các Đại sư Tây Tạng. Những pháp này là dream yoga (thiền trong giấc mộng), pháp thiền để đạt đến sự tỉnh giác, hoặc Heat yoga v.v…có lợi ích và rất tốt. Nếu bạn nhận được những sự hướng dẫn đó và cảm nhận sự quan trọng trong những bài học hướng dẫn hợp tấu cùng bạn, điều này rất tốt nếu bạn muốn thực hành.Nếu bạn không có nhận được sự chỉ giáo và những bài học mà muốn biết nó, đó là vài điều bạn có thể xét lại.

Q2: Trong Tạng Thư Chết đưa ra sự chỉ dạy đặc biệt đối với việc ứng xử với những người vừa chết. Không được di chuyển thân thể họ v.v…điều này không thể phù hợp trong những hoàn cảnh mà người ta không được biết đến những giáo lý này, như những bịnh viện tân thời. Vậy chúng ta phải làm như thế nào đối với người sắp chết hoặc vừa chết?

A2: Nói chung niềm tin về trái thạng sau khi chết của Phật giáo Tây Tạng có truyền thống không đụng tới thi thể trong khoảng vài ngày…tối đa là ba đến bảy ngày.Bởi vì người Tây tạng không muốn lấy đi sự sống của bất kỳ ai, họ muốn chắc ăn, đầu tiên thần thức sẽ không quay trở lại và thể xác không hồi phục. Điều này đã xảy ra đối với các thiền sư như đã được biết, lúc mà những gì xuất hiện với những sự khác lạ như cái chết, họ đi vào trạng thái của đại định và rồi họ có thể quay về. Hoặc trong tình trạng họ chưa chết hẳn. Cho nên đợi cho đến khi họ hoàn toàn rời khỏi thể xác và đi vào thức Trung ấm, người Tây Tạng muốn chắc chắn trong việc di chuyển thân xác.

Tuy nhiên đối với những người bình thường cái chết xảy ra đó là khi ý thức trực tiếp rời khỏi thân xác khi trút hơi thở cuối cùng. Đây là sự tách rời hoàn toàn của thân và tâm, và sự liên quan không giống nhau mặc dầu theo thông lệ ba ngày thi thể được giữ trong nhà.Trong thời gian làm lễ và tụng kinh là cầu nguyện sự gia hộ cho người chết tỉnh giác. Tên của Đức Phật được đọc đi đọc lại trước linh thể, lời kinh cứ lập đi lập lại để hướng dẫn người chết được giải thoát hoặc đầu thai vào chỗ tốt.Với những cách này, những nỗ lực được làm để giúp người chết xuyên qua những kinh nghiệm đánh động trạng thái trong thức Trung ấm. Những nơi hoặc những hoàn cảnh có Phật tử hay không, với lý do này, dĩ nhiên rất cần thiết. Tối thiểu từ quan điểm này chúng ta ít hay nhiều cũng nên thực hành.

Q3: Những gì sễ xảy ra với người chết vì tai nạn và không có cơ hội để chuẩn bị cho thức Trung ấm?

A3: Bất kỳ ai đó bất thình lình bị đụng xe rồi chết nhưng họ vẫn duy trì trạng huống mà họ đã chuẩn bị cho thức Trung ấm thì họ sẽ không đánh mất chính mình, bất cứ lúc nào và trong mọi tình huống pháp hành đã phát triển.

Q4: Chúng ta có thể làm gì để có thể nhận ra kinh nghiệm ánh sáng trong suốt đó khi nó hiện ra?

A4: bạn nên tiếp tục thiền tập một cách tinh cần và phải thực hành các phương pháp thiền hằng ngày, Như thế, bạn sẽ tiến triển không ngăn ngại và sẽ chuẩn bị đủ cho sự xuất hiện của ánh sang trong suốt đó.

* * * * * * * * *

Bài thuyết trình này được trình bày bởi ĐứcVenerable Dezhung Rinpoche với sự thỉnh cầu của trung tâm Jetsun Sakya vào ngày 19 tháng11 năm 1977 tại Hàn Lâm Viện của Phật Giáo châu Mỹ, thành phố New York. (Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]