- Lời nói đầu
- Phẩm thứ nhất: Phá Nhân Duyên
- Phẩm thứ nhì: Phá Khứ Lai
- Phẩm thứ ba: Phá Lục Tình
- Phẩm thứ tư: Phá Ngũ Aám (Ngũ Uẩn)
- Phẩm thứ năm: Phá Lục Chủng (Sáu Thứ)
- Phẩm thứ sáu: Phá Nhiễm Và Kẻ Nhiễm
- Phẩm thứ bảy: Quán Tam Tướng (Sanh, Trụ, Diệt)
- Phẩm thứ tám: Quán Phá “Pháp Tác” Và “Kẻ Tác”
- Phẩm thứ chín: Phá Bản Trụ (Bản Lai Vốn Đã Có)
- Phẩm thứ mười: Phá "Đốt" Và "Sở Đốt"
- Phẩm thứ mười một: Phá Bản Tế (Thực Tế Bản Lai Vốn Sẵn)
- Phẩm thứ mười hai: Phá Khổ
- Phẩm thứ mười ba: Phá "Hành"
- Phẩm thứ mười bốn: Phá "Hợp"
- Phẩm thứ mười lăm: Phá Hữu Vô
- Phẩm thứ mười sáu: Quán Trói Mở
- Phẩm thứ mười bảy: Quán Nghiệp
- Phẩm thứ mười tám: Quán "Pháp"
- Phẩm thứ mười chín: Quán "Thời"
- Phẩm thứ hai mươi: Quán Nhân Quả
- Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán Thành Hoại
- Phẩm thứ hai mươi hai: Quán Như Lai
- Phẩm thứ hai mươi ba: Quán "Điên Đảo"
- Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán Tứ Đế
- Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán Niết Bàn
- Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán Thập Nhị Nhân Duyên
- Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán Tà Kiến
- Lời kết
PHẨM THỨ MƯỜI BỐN: PHÁ "HỢP"
"Kiến" "sở kiến" "kẻ kiến"
Ba thứ này khác chỗ
Ba pháp khác như thế
Chẳng lúc nào hợp được
Khác biệt nên có hợp
Ba thứ "kiến" chẳng khác
Vì tướng khác chẳng thành
Ba kiến làm sao hợp?
Khác, vì khác có khác
Khác, lìa khác chẳng khác
Nếu từ sở nhân ra
Pháp chẳng khác với nhân
Trong khác, chẳng tướng khác
Trong chẳng khác, cũng không
Vì chẳng có tướng khác
Cái này chẳng khác kia
Pháp đồng chẳng tự hợp
Pháp khác cũng chẳng hợp
Kẻ hợp với lúc hợp
Pháp hợp đều chẳng có
Giải thích. "Kiến" là nhãn căn, "sở kiến" là sắc trần, "kẻ kiến" là ta, chỗ của ba thứ khác nhau. Nói khác chỗ là: Nhãn căn ở trong thân, sắc trần ở ngoài thân, còn "tôi" hoặc nói ở trong thân hoặc nói ở khắp nơi, cho nên chẳng thể hợp (hợp chẳng được). Tự thể của các pháp chẳng thể hợp, như ngón tay chẳng thể hợp với ngón tay, mỗi pháp cách biệt ở mỗi nơi, cũng chẳng thể hợp, nên "pháp hợp" bất khả đắc. "Pháp hợp" đã bất khả đắc, thì "kẻ hợp" "lúc hợp" đều bất khả đắc.